Quỷ Cốc Tử - Bao năm qua, tôi đi nhiều nơi và chụp rất nhiều về các vùng đất khác, nhưng hiếm khi tôi chụp về dã quỳ quê tôi.
Bởi tôi tự nhủ rằng: "Thì nó vẫn còn đó!. Chứ có mất đâu mà sợ. Từ từ rồi cũng sẽ có thôi!".
Lần này khi về B'Lao đi tìm dã quỳ, tôi chợt nhận ra rằng chúng đang lụn tàn, xơ xác dần, bởi sự tàn phá của "lòng tham", nhưng chúng vẫn thủy chung ở đó, còn tôi đã bỏ chúng mà đi.
Bởi tôi tự nhủ rằng: "Thì nó vẫn còn đó!. Chứ có mất đâu mà sợ. Từ từ rồi cũng sẽ có thôi!".
Lần này khi về B'Lao đi tìm dã quỳ, tôi chợt nhận ra rằng chúng đang lụn tàn, xơ xác dần, bởi sự tàn phá của "lòng tham", nhưng chúng vẫn thủy chung ở đó, còn tôi đã bỏ chúng mà đi.
* Dã quỳ (hay còn có các tên khác là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Quỳ dại, Hướng dương dại, Hướng dương Mexico, Cúc Nitobe là một loài thực vật trong họ Cúc, hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.------------------------------------------------------------------
Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2–3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam.
Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su.
Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt.
Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.
Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ.
Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005.
Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên.
Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001