Hiến pháp 2013: Ai vui, ai buồn?
Người Việt Nam không ai ngạc nhiên về tin tức này.
Như vậy là ván đã đóng thuyền. Có triệu người vui. Triệu người buồn. Và còn 88 triệu người dân cùng khổ thì "vô cảm".
Người vui thì khỏi nói cũng biết là những con sâu lúc nhúc trong đảng
CSVN, đặc biệt là bộ sậu Trọng, Sang, Dũng và những tên đầu sỏ trong
BCT.
Người buồn thì hơi khó định dạng. Có người buồn cho tương lai đất nước
mù mịt thêm. Có người buồn vì "sức bật" của dân tộc hình như đã hết. Có
người buồn vì cho đây là kịch bản của mấy anh Khựa để VN từ từ trở thành
một tỉnh của mẫu quốc. Có người buồn vì coi như đảng đã tuyên chiến với
dân, đảng không còn cơ hội "hòa giải" với đân nữa. Có người buồn vì từ
nay không thể còn mập mờ nước đôi: Hoặc theo đảng để được ăn oản (như Võ
Nguyên Giáp - dù có bị đảng chơi đểu cũng phải cố nhẫn để được hưởng
cái quốc táng!), hoặc "mó dế" đảng thì vào tù bóc lịch vài ba năm.
Cũng có người buồn vì những hình ảnh mà họ nghĩ là tốt đẹp của đảng
(trong quá khứ) từ nay bị vỡ tan tành. Cũng có người buồn vì nghĩ rằng
bản hiến pháp này chính là cái dây thòng lọng mà đảng tự treo vào cổ
mình... Ôi, thiệt sự "không biết đêm nay vì sao tôi buồn!"
Còn 88 triệu người dân sao lại tửng tửng trước một biến cố vĩ đại có
tính bước ngoặc lịch sử như vậy? Xin đọc một đoạn ngắn trong bài "Sạch bán chẵn" của Người buôn Gió để tìm câu trả lời:
"Vui chưa? Một chế độ mà cái gì cũng quy ra tiền, bảo vệ chế độ cũng
tiền, chống chế độ cũng tiền, ngoại tình cũng tiền, mượn xe nhau cũng
tiền, đi ra đường là phải có tiền (lời TBT Nguyễn Phú Trọng) và tổng kết
của đại tá Trần Đăng Thanh - chế độ là sổ hưu (sổ hưu có nghĩa là tiền
chứ là gì nữa, chả lẽ sổ hưu để lĩnh giấy báo).
Một chế độ từ than, quặng, đất, dầu khí... đến sức lao động... rồi
đến thị trường văn hóa (đạo Khổng)... đến quyền bảo vệ chế độ rồi cả
quyền chống chế độ... đều chung mẫu số - tiền... tiền.
Sạch bán chẵn là khẩu lệnh của nhà cái xóc đĩa. Đó là khi vào tiếng
bạc kết hay nhà cái ''khát nước '' cào cấu muốn ăn thua quyết liệt. Cờ
bạc có hai mặt, chẵn và lẻ, thường vào khi canh bạc tàn nhà cái mới bán
sạch bách một bên như vậy. Thường nhà cái chỉ bán số chênh lệch hai bên.
Ví dụ bên lẻ người ta đặt cửa 5 đồng, bên chẵn có 10 đồng. Cái thường
bán chẵn 5 đồng. Nhà cái bình tài để giữ lâu bền, ăn tiền hồ, tiền dịch
vụ trà nước ăn uống, tiền cầm đồ.
Khi mà nhà cái liên tiếp bán sạch một bên, có nghĩa nhà cái đã khát
tiền, thân chinh nhảy từ địa vị nhà cái vào làm thành con bạc. Lúc đó là
lúc bạc sắp tàn canh hay bạc sắp loạn vì nhà cái đã khát tiền đến mức
mất bình tĩnh. Nhà cái một mặt bán sạch một bên, một mặt khác thu tiền
hồ tăng, thu tiền dịch vu tăng... Lúc đó chỉ có tan xới hay thay nhà cái
khác trường vốn hơn.
Sạch bán chẵn cũng là tên của bài viết này."
*
Thử hỏi sống trong một xã hội mà cái gì cũng tính bằng tiền như thế, thì
một vài chữ thay đổi trong cái hiến pháp dài thòng thì có gì quan trọng
đế "ông" phải quan tâm cơ chứ?! Nghĩ mà xem, từ xưa tới nay, từ ngày có
đảng, đã có cái gì mà đảng nói thiệt đâu. "Nói dzậy mà không phải dzậy"
là nghề của đảng, vậy trong thời đại này, chỉ có "mát dây" mới "vui
buồn theo vận nước nổi trôi", hiến pháp kệ mẹ hiến pháp, có gì mà phải
lèm bèm!
Mà của đáng tôi. Cái tay Người Buôn Gió này còn tiên tri canh bạc sắp tàn vì nhà cái đã thua cháy túi, thế mới ác!...
Để minh chứng cho sự tiên tri của Người buôn gió, nhà bình luận kinh tế
số một Việt Nam hiện thời là Phạm Chí Dũng cũng khẳng định, trong bài
viết mới nhất của ông "Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục bế tắc". Xin trích một đoạn như sau:
"Một khi bất động sản đổ vỡ, hệ thống ngân hàng cũng không thể tránh
được cái chết mặc định đối với nó. Dự báo sẽ có ít nhất một phần ba số
ngân hàng hiện nay phải phá sản.
Hiện tượng nhiều ngân hàng sa thải ít nhất 15% số nhân viên trong
thời gian gần đây là một tín hiệu rất đáng chú tâm. Người ta đang chờ
đợi đến khi nào - giữa hay cuối năm 2014 - sẽ có một ngân hàng hạng
trung hoặc loại đại gia đầu tiên buộc phải tuyên bố phá sản. Và nếu sau
đó có tiếp 3-4 ngân hàng không thể cầm cự, sẽ không một ngân sách nào có
thể chịu đựng và bù lỗ theo “mô hình Vinashin” được.
Khả năng domino này là hoàn toàn có thể xảy ra, ít nhất căn cứ vào
danh sách gần một chục ngân hàng thương mại đang bị Ngân hàng nhà nước
xếp vào loại “yếu” như hiện thời.
Khi đó, khủng hoảng kinh tế sẽ bắt đầu. Chu kỳ khủng hoảng ở Việt Nam
có thể sẽ kéo dài từ 18-21 tháng, nếu chiếu theo “tiêu chuẩn” các cuộc
khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Hoặc sẽ dài hơn đối với một “nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã trải qua suy thoái
chưa gượng dậy nổi từ 6 năm qua và đang vật vã trong căn bệnh ung thư
toàn thân.
Một phép tính đơn giản cho thấy nếu khởi động vào đầu năm 2015, cuộc
khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam sẽ đạt đến cao trào cùng những biến động
khôn lường của nó vào giai đoạn 2016-2017.
Nhưng còn hơn thế nhiều, gánh nặng đầu cơ mà giới lợi ích ngân hàng
và bất động sản đã kiến tạo trong nhiều năm qua sẽ đổ lên đôi vai gầy
guộc của nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Khủng hoảng kinh tế lại rất nhiều khả năng sẽ lập tức dắt dây sang
khủng hoảng xã hội - một hiệu ứng mà rất thường sẽ khiến nền chính trị
“băng hà”!"
Chuyện nhãn tiền như thế, nếu không tửng tửng thì đúng là điên.
18/11/2013
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/hien-phap-2013-ai-vui-ai-buon.html#.UprOdSeAWRA
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001