Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua
RFA 28.11.2013
Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do
chúng tôi đã tiếp xúc với một số nhân sĩ và người dân trong nước, xin ý
kiến của họ về bản hiến pháp mới của Việt Nam. Chúng tôi xin được gửi
đến quý thính giả những ý kiến đã ghi nhận được.
“Kiến nghị 72 của chúng tôi yêu cầu quốc hội hoãn thông qua hiến pháp, trong đó chúng tôi nói rõ bản hiến pháp này kìm hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự hội nhập với thế giới. Cho nên việc Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi đối với chúng tôi là việc đáng buồn. Nhưng chúng tôi không ngạc nhiên vì trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện kiến nghị 72 là không dễ, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kiến nghị này là để cảnh báo đối với công luận, nhằm thức tỉnh công luận, để mọi người hiểu rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ còn nhiều gian khổ.
Hiến pháp này không theo được tinh thần bản hiến pháp khai sinh ra nước Viện Nam Dận Chủ Cộng Hòa ngày mùng 2 tháng Chín năm 1945, và từ đó từng bước từng bước, hiến pháp này xa rời mục tiêu dân chủ, tự do, và thực hiện quyền con người, tức là giải phóng quyền con người, vì mở đầu cho bản hiến pháp 1946 hay mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng Chín năm 1945, thì tinh thần chung của những hiến pháp 46 và tuyên ngôn độc lập 1945 là Việt Nam tuyên bố là một thành viên dân chủ trước thế giới. Vì sao? Vì khởi đầu của bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn câu trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, có nội dung là tính chất tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
Nhưng sau đó từng bước do chiến tranh, vấn đề nhân quyền và dân quyền đã không được bàn tới. Nhưng từ năm 1975 sau khi đất nước được giải phóng, độc lập đã giành lại được, mà độc lập mà không có tự do, dân chủ, quyền con người không được thực hiện thì độc lập đó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chính vì thế mà chúng tôi muốn đấu tranh đòi hỏi phải có một bản hiến pháp kế tục được tinh thần của bản hiến pháp 1946 và kế tục được tình thần cơ bản của bản tuyên nghôn đôc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945.
Bây giờ hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ đi, thậm chí còn bị gạt bỏ, mà còn đề cao một thể chế toàn trị đối ngược lại với dân chủ và pháp quyền.”
Kế đến là ông Phạm Đình Trọng, Cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam:
“Buồn nhưng tất yếu nó phải thế, và có khi …trong cái rủi có cái may, có khi như thế thì người dân sẽ thấy là cái nhà nước này không đi cùng với người dân thì có khi lại là tốt.”
Ông Lê Hiếu Đằng phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
Tôi biết thế nào họ cũng thông qua thôi, vì trước đó có họp ban chấp hành trung ương đảng về việc đó rồi. Tôi không có gì ngạc nhiên hết.
Chỉ có hai người không bỏ phiếu thôi. Quốc hội Việt Nam không đại diện cho dân được, cho lợi ích đất nước được.
Có hai vấn đề là vấn đề dân chủ và vấn đề ruộng đất rất bức thiết với người dân. Ở nông thôn, người dân khổ sở vì ruộng đất, bị chính quyền địa phương nó áp bức. Đất nước độc lập mà người dân đâu có sung sướng.”
Một Họa sĩ trẻ ở Hà nội phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
“Em không ngạc nhiên, Quốc hội Việt Nam từ trước đến giờ vẫn thế mà, nó là hình thức thôi mà. Chẳng có tí hy vọng gì cả, như là tương lai chị Dậu ấy…(cười).
Không có gì để hy vọng nhưng cũng cứ hy vọng thôi (cười).”
Về mặt quốc tế, Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận được ý kiến của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam qua bản thông cáo phổ biến ngày hôm qua, trong đó có đoạn viết rằng sự kiện vai trò của các xí nghiệp quốc doanh vẫn được coi trọng trong bản hiến pháp mới là dấu hiệu chứng tỏ Việt Nam chưa thật lòng muốn cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cũng lên tiếng, cho rằng thày vì lắng nghe tiếng nói và ý kiến đóng góp của dân chúng để bản hiến pháp đảm bảo quyền con người được tôn trọng và chính phủ phải có trách nhiệm với dân hơn, thì quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi theo như ý muốn của đảng và của nhà nước.
Ông Phil Robertson, phụ tá giám đốc dặc trách Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch còn bày tỏ mối thất vọng lớn lao vì các đại biểu Quốc Hội đã bỏ lỡ một cơ hội để chính phủ Việt Nam đến gần với chỗ phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, theo đúng với cam kết mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn với cộng đồng quốc tế.
Xin được nhắc lại là hôm qua với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó tái khẳng định vai trò của Đảng về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Bản hiến pháp mới của Việt Nam gồm 11 chương, 120 điều, tức giảm bớt 1 chương và 27 điều so với bản hiến pháp cũ được ban hành hồi 1992.
Điểm được chú ý nhất là chuyện vẫn giữ nguyên điều 4, quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, nắm vai trò chủ đạo kinh tế quốc gia.
Bản hiến pháp mới cũng quy định chủ tịch nước là tổng tư lệnh quân đội, được gọi là người thống lĩnh lực lượng võ trang nhân dân, đồng thời kiêm nhiệm vai trò chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng và an ninh.
Trong thời gian thu thập ý kiến của dân chúng cũng như trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, rất nhiều người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng kêu gọi đảng, nhà nước và quốc hội phải thật sự giúp đổi mới dất nước khi sửa đổi hiến pháp, nhưng dựa vào những điều khoản trong bản hiến pháp sửa đổi mới được thông qua hồi sáng nay, có thể nói là những lời kêu gọi đó đã không được lắng nghe, cho dù ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng văn kiện quan trọng nhất của quốc gia đã thể hiện được cả “ý đảng lẫn lòng dân”.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-new-constitution-11282013111301.html
=======================================================================
Quốc hội lại nói tiếng nói cho đảng
Đầu tiên là Giáo Sư Nguyễn Quang A ví von rằng thay vì phải nói tiếng nói cho dân thì Quốc hội lại nói tiếng nói cho đảng.
Một nhân vật có uy tín chính trị khác là Giáo Sư Tương Lai thì nói với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi như sau:“Kiến nghị 72 của chúng tôi yêu cầu quốc hội hoãn thông qua hiến pháp, trong đó chúng tôi nói rõ bản hiến pháp này kìm hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự hội nhập với thế giới. Cho nên việc Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi đối với chúng tôi là việc đáng buồn. Nhưng chúng tôi không ngạc nhiên vì trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện kiến nghị 72 là không dễ, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kiến nghị này là để cảnh báo đối với công luận, nhằm thức tỉnh công luận, để mọi người hiểu rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ còn nhiều gian khổ.
Hiến pháp này không theo được tinh thần bản hiến pháp khai sinh ra nước Viện Nam Dận Chủ Cộng Hòa ngày mùng 2 tháng Chín năm 1945, và từ đó từng bước từng bước, hiến pháp này xa rời mục tiêu dân chủ, tự do, và thực hiện quyền con người, tức là giải phóng quyền con người, vì mở đầu cho bản hiến pháp 1946 hay mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng Chín năm 1945, thì tinh thần chung của những hiến pháp 46 và tuyên ngôn độc lập 1945 là Việt Nam tuyên bố là một thành viên dân chủ trước thế giới. Vì sao? Vì khởi đầu của bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn câu trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, có nội dung là tính chất tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
Nhưng sau đó từng bước do chiến tranh, vấn đề nhân quyền và dân quyền đã không được bàn tới. Nhưng từ năm 1975 sau khi đất nước được giải phóng, độc lập đã giành lại được, mà độc lập mà không có tự do, dân chủ, quyền con người không được thực hiện thì độc lập đó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chính vì thế mà chúng tôi muốn đấu tranh đòi hỏi phải có một bản hiến pháp kế tục được tinh thần của bản hiến pháp 1946 và kế tục được tình thần cơ bản của bản tuyên nghôn đôc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945.
Bây giờ hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ đi, thậm chí còn bị gạt bỏ, mà còn đề cao một thể chế toàn trị đối ngược lại với dân chủ và pháp quyền.”
Kế đến là ông Phạm Đình Trọng, Cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam:
“Buồn nhưng tất yếu nó phải thế, và có khi …trong cái rủi có cái may, có khi như thế thì người dân sẽ thấy là cái nhà nước này không đi cùng với người dân thì có khi lại là tốt.”
Ông Lê Hiếu Đằng phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
Hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ.“Trước hết là Quốc hội Việt nam không phải như quốc hội các nước khác, toàn là đảng viên không, cán bộ không. Chứ họ không phải là những nhà hoạt động chính trị hay xã hội, thành ra họ đâu có đứng về phía dân.
-GS Tương Lai
Tôi biết thế nào họ cũng thông qua thôi, vì trước đó có họp ban chấp hành trung ương đảng về việc đó rồi. Tôi không có gì ngạc nhiên hết.
Chỉ có hai người không bỏ phiếu thôi. Quốc hội Việt Nam không đại diện cho dân được, cho lợi ích đất nước được.
Có hai vấn đề là vấn đề dân chủ và vấn đề ruộng đất rất bức thiết với người dân. Ở nông thôn, người dân khổ sở vì ruộng đất, bị chính quyền địa phương nó áp bức. Đất nước độc lập mà người dân đâu có sung sướng.”
Một Họa sĩ trẻ ở Hà nội phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
“Em không ngạc nhiên, Quốc hội Việt Nam từ trước đến giờ vẫn thế mà, nó là hình thức thôi mà. Chẳng có tí hy vọng gì cả, như là tương lai chị Dậu ấy…(cười).
Không có gì để hy vọng nhưng cũng cứ hy vọng thôi (cười).”
Về mặt quốc tế, Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận được ý kiến của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam qua bản thông cáo phổ biến ngày hôm qua, trong đó có đoạn viết rằng sự kiện vai trò của các xí nghiệp quốc doanh vẫn được coi trọng trong bản hiến pháp mới là dấu hiệu chứng tỏ Việt Nam chưa thật lòng muốn cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cũng lên tiếng, cho rằng thày vì lắng nghe tiếng nói và ý kiến đóng góp của dân chúng để bản hiến pháp đảm bảo quyền con người được tôn trọng và chính phủ phải có trách nhiệm với dân hơn, thì quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi theo như ý muốn của đảng và của nhà nước.
Ông Phil Robertson, phụ tá giám đốc dặc trách Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch còn bày tỏ mối thất vọng lớn lao vì các đại biểu Quốc Hội đã bỏ lỡ một cơ hội để chính phủ Việt Nam đến gần với chỗ phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, theo đúng với cam kết mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn với cộng đồng quốc tế.
Xin được nhắc lại là hôm qua với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó tái khẳng định vai trò của Đảng về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Bản hiến pháp mới của Việt Nam gồm 11 chương, 120 điều, tức giảm bớt 1 chương và 27 điều so với bản hiến pháp cũ được ban hành hồi 1992.
Điểm được chú ý nhất là chuyện vẫn giữ nguyên điều 4, quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, nắm vai trò chủ đạo kinh tế quốc gia.
Bản hiến pháp mới cũng quy định chủ tịch nước là tổng tư lệnh quân đội, được gọi là người thống lĩnh lực lượng võ trang nhân dân, đồng thời kiêm nhiệm vai trò chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng và an ninh.
Trong thời gian thu thập ý kiến của dân chúng cũng như trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, rất nhiều người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng kêu gọi đảng, nhà nước và quốc hội phải thật sự giúp đổi mới dất nước khi sửa đổi hiến pháp, nhưng dựa vào những điều khoản trong bản hiến pháp sửa đổi mới được thông qua hồi sáng nay, có thể nói là những lời kêu gọi đó đã không được lắng nghe, cho dù ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng văn kiện quan trọng nhất của quốc gia đã thể hiện được cả “ý đảng lẫn lòng dân”.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-new-constitution-11282013111301.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001