Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Vài lời về Cuốn sách “Cuộc Xét xử Henry Kissinger”

Vài lời về Cuốn sách “Cuộc Xét xử Henry Kissinger” 

Nhóm Hành Khất (Danlambao) Cuốn sách được hình thành vào năm 2001, sau khi Lưu khố Quốc gia và Thư viện Quốc hội cho phép công chúng tham khảo một số hồ sơ mật của FBI, CIA, và những báo cáo ngắn gọn trong các cuộc họp cao cấp. Tuy nhiên, những hồ sơ mật của ông Kissinger được ký thác vào Thư viện Quốc hội, chưa được chính thức công bố vì theo điều kiện của ông Kissinger là chúng chỉ được mật giải sau khi ông ta qua đời. Mặc dù những thông tin mà tác giả thu nhặt được vào năm 2001 trùng hợp với những bức điện thư trong số 1.7 triệu tài liệu tình báo và ngoại giao của Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1976 được tổ chức WikiLeaks tung ra vào tháng 4/2013, tác giả cũng khó quyết đoán rằng ông Kissisnger là thủ phạm chính thức và cần được xét xử...”

*

A- Sơ lược về tác giả:


Christopher Eric Hitchens (04/1949 - 12/2011) là một nhà báo từng cộng tác với những tờ báo và tạp chí nhưNew Statesman, The Nation, The Atlantic, The London Review of Books, The Times Literary Supplement, và Vanity Fair. Là tác giả của 12 cuốn sách và 5 bài luận văn về những chủ đề chính trị, tôn giáo, và văn chương. Một nhân vất chủ yếu của chương trình đối thoại và những chuyến đi nói chuyện trước công chúng, phong cách đối đầu của ông ta về thảo luận làm cho ông ta trở thành một nhân vật được ca ngợi và hay tranh cãi.

(Ông Hitchens, tác giả của cuốn sách “The Trial of Henry Kissinger” 
(“Cuộc Xét xử Henry Kissinger”) - xin xem tại đường nối mạng nầy - đang nói chuyện tại Khách sạn River vào năm 2007)

Ông ta là Mỹ gốc Anh Quốc thuộc dòng Do Thái, thuộc phe tả, vốn là người từng tuyên bố là một nhà Xã hội Chủ nghĩa, và là kẻ vô thần. Người vợ đầu tiên của ông ta là dân Cyprus gốc Hy Lạp - mà qua đó cũng là lý do mà ông ta chú trọng về vấn đề Cyprus. Ông ta tiếp tục xem Vladimir Lenin và lẫn Leon Trotsky như là những người đàn ông vĩ đại, và cuộc Cách mạng Tháng Mười ở nước Nga trước đây như là một sự kiện cần thiết trong việc hiện đại hóa nước Nga. Vào năm 2005, ông Hitchens ca ngợi sự sáng tạo của Lenin về “một nước Nga thế tục” và việc làm mất uy tín Giáo hội Chính thống Nga, mô tả nó như là “một hang thỏ thuần túy của sự lạc hậu, ác tính, và mê tín dị đoan.”

Vào năm 2006, trong một cuộc họp tại đại sảnh thị xã thuộc tiểu bang Pennsylvania, tranh luận về truyền thống của người Do Thái với Martin Amis, ông Hitchens bình luận về triết lý chính trị của mình bằng phát biểu rằng, “Tôi không còn là một nhà Xã hội Chủ nghĩa, nhưng tôi vẫn là một người theo Chủ nghĩa Mác-xít.” Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Sáu năm 2010 với tờ báo The New York Times, ông ta đã phát biểu rằng, “Tôi vẫn suy nghĩ giống như một nhà Mác-xít trong nhiều cách. Tôi nghĩ rằng quan niệm duy vật về lịch sử vẫn còn vững chắc. Tôi tự xét mình là một nhà Mác-xít rất bảo thủ.” 

Mặc dù người cha của ông ta là vị chỉ huy trong Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng ông ta là một người thù ghét chủ nghĩa tư bản và có lần nói với người em trai của mình, Peter Hitchens - là người theo đạo Tin Lành, một nhà báo bảo thủ về xã hội, theo chủ thuyết Trotsky - là ông ta “không quan tâm nếu Hồng quân tắm ngựa tại vùng Hendon” (là một vùng ngoại ô của London). Nhưng ông ta chối bỏ và đoạn tuyệt tiếp xúc với người em của mình sau đó, ngoại trừ trong vài cuộc tranh luận trước công chúng hoặc trên truyền hình.

Đáng chú ý là, George Galloway từng buộc tội ông Hitchens là một “con vẹt hợm mình cựu Trotsky có vẻ đần độn vì uống nhiều rượu.” Ông ta qua đời vì bệnh ung thư gan do nghiện rượu rất nặng. (Mặc dù ông Galloway là một nhà truyền thông, một cây viết, và là một nhà chính trị ở London, từng có nhiều hoạt động trong Nghị viện, ông ta có tư tưởng tôn sùng Muslim nhưng một mực chối bỏ trong các cuộc phỏng vấn, tuy là ba trong số bốn người vợ của ông ta thuộc Muslim và có nhiều cuộc tiếp xúc riêng với Saddam Hussein trước đây. Ông ta cũng là một vẹt hợm mình loại khác trong chính trị Anh Quốc). Trước lúc lìa đời, mối thù hằn nào đó vẫn ghi đậm trong tim đến nỗi ông ta ghi xuống dòng chữ “Đả đảo Chủ nghĩa Tư bản.”

Có phải chăng vì ngón đòn chơi “ngang hông” của ông Kissinger là khi ông ta ký thác cho Thư viện Quốc hội những tài liệu mật của mình, phải có điều kiện là chúng chỉ được mật giải sau khi ông ta qua đời 5 năm sau? Tuy nhiên, hiện nay (năm 2013), ông Kissinger dù đã 90 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh và người ta còn phải chờ đợi một thời gian dài hơn 5 năm sau mới có thể xác quyết ông ta có phải là tội phạm không theo những cáo buộc của tác giả.

B- Nhận xét sơ qua tác phẩm:


Trong cuốn sách nầy, ông ta đưa ra 5 vần đề chính trên 5 quốc gia, mà theo ông ta, đó là những cuộc thảm sát thường dân vô tội có dính dáng đến chính quyền Nixon, nhất là vị Ngoại trưởng Henry Kissinger: trước hết là Đông Dương (bao gồm Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam), kế đó là Bangadesh, Chile, Cyprus, và miền Đông Timor. Và sau cùng, cuộc ám sát một nhà chính trị lưu vong thuộc cánh tả của Chile tại Washington, và âm mưu bắt cóc một nhà báo Mỹ đối lập gốc Hy Lạp, mà qua đó, theo tác giả đều do trách nhiệm của Kissinger. Ngoài ra ông ta còn bao gồm những vấn đề liên quan đến sự phân chia của Pakistan thành hai khu vực và Ấn Độ, và đổ lỗi cho chính quyền Nixon gây chiến tranh. Mặc dù thực chất sự kiện là do sự ngấm ngầm tổ chức, xúi giục của Trung Cộng nhằm lôi cuốn Pakistan trong mục đích muốn chiếm lấy một phần đất của Ấn Độ và tạo ảnh hưởng chống lại sự lấn chiếm của Liên Xô nơi biên giới với Trung Cộng. Trước những mâu thuẩn rối rắm đó, Hoa Kỳ phải bảo vệ Ấn Độ và vùng phía Tây Pakistan khỏi rơi vào ảnh hưởng của hai đàn anh Cộng sản đang ngấm ngầm đấu nhau trên vùng phía Đông Pakistan. Và đây cũng là một sự kiện điển hình cho những xáo trộn khác mà tác giả đã đưa ra, không thể không có những bàn tay của Cộng sản nhúng vào.

Cuốn sách được hình thành vào năm 2001, sau khi Lưu khố Quốc gia và Thư viện Quốc hội cho phép công chúng tham khảo một số hồ sơ mật của FBI, CIA, và những báo cáo ngắn gọn trong các cuộc họp cao cấp. Tuy nhiên, những hồ sơ mật của ông Kissinger được ký thác vào Thư viện Quốc hội, chưa được chính thức công bố vì theo điều kiện của ông Kissinger là chúng chỉ được mật giải sau khi ông ta qua đời. Mặc dù những thông tin mà tác giả thu nhặt được vào năm 2001 trùng hợp với những bức điện thư trong số 1.7 triệu tài liệu tình báo và ngoại giao của Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1976 được tổ chức WikiLeaks tung ra vào tháng 4/2013, tác giả cũng khó quyết đoán rằng ông Kissisnger là thủ phạm chính thức và cần được xét xử.

Trong cái nhìn có phần nào khá sai lệch của nhà Mác-xít bảo thủ nhất, như ông ta từng thừa nhận, những biện luận của ông ta trong cuốn sách, dù được căn cứ trên số hồ sơ mà tác giả thu nhặt được, có khuynh hướng rất phe phía chính trị hơn là cái nhìn của một nhà sử học biết tôn trọng sự thật. Nếu xét về những cuộc diệt chủng mà tác giả đưa ra, chúng là những hậu quả mang đậm màu sắc chính trị mà khối Cộng sản luôn luôn đi những nước cờ trước trong việc xúi giục ngấm ngầm, xách động bên trong, và sau hết là luồn vũ khí, hoặc tài trợ mua lậu vũ khí của phe đối nghịch tư bản. Những người dân thuộc các quốc gia thứ ba thường là mục tiêu ưu ái nhất của phe Cộng sản, nhằm gây rối loạn chính trị quốc tế và đắc thủ hơn trong Chiến tranh Lạnh.

Một thí dụ điển hình về trường hợp tỉnh Kiến Hoà (sau nầy được gọi là Bến Tre) ở miền Nam Việt Nam, chính là một trong những ổ Việt Cộng trên quy mô lớn và chính thức có những đội quân vũ trang trong cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là điều mà tác giả không biết hay thiếu kiến thức hoặc cố tình không muốn nhắc đến để vịn cớ tố cáo những chiến dịch “tìm kiếm và tiêu diệt” của phe đồng minh vốn gây thiệt hại khá nặng nề cho những đoàn quân du kích Việt Cộng luôn phải lẫn trốn và dùng bức bình phong dân chúng bao che trên danh nghĩa nhưng thực chất họ là những người tiếp tay trực tiếp hay gián tiếp cho Việt Cộng vì những quan hệ phức tạp trong những vùng bị Cộng sản khống chế. Đó là chưa nói đến con số người bị thiệt mạng ở nơi đó vào năm 1969, là một tưởng tượng thiếu chính thức hay nói đúng hơn là một con số phóng đại của một phóng viên - vốn cũng là bạn thân của tác giả (cũng có nghĩa là có ít nhiều tư tưởng Mác-xít như tác giả) - mà qua đó được gán cho là từ thông tin của một sĩ quan Mỹ nào đó (không danh tánh).

Hoặc ông ta cho rằng chính phủ miền Nam Việt Nam phá vỡ hiệp định hòa bình vào năm 1968 dưới thời Tổng thống Johnson vì nghe theo lời dụ dỗ của ứng cử viên Tổng thống Nixon, là một kiến thức rất yếm kém của người làm báo. Đáng lý ra, ông ta nên hiểu rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là do chính những người Cộng sản miền Bắc gây ra, không ngoài mục đích là chiếm cho bằng được một miền Nam trù phú, vì nạn đói kém triền miên ở ngoài Bắc dưới chế độ Cộng sản, thì nếu giả như đó là một hiệp định hòa bình thực sự cho cả hai miền, chính quyền miền Nam Việt Nam đã sẽ chắc chắn đồng ý phê duyệt ngay, nhất là sau biến cố khủng khiếp của cuộc Tổng tấn công khát máu vào Tết Mậu Thân 1968 do Cộng sản Hà Nội tung ra. Hóa ra, ông ta cho rằng những người miền Nam Việt Nam là những người hiếu chiến, dù bị nếm mùi tổng tấn công tàn phá rồi mà vẫn không muốn hòa bình chăng? Trong khi đó, chính tác giả cũng nói rằng, hiệp định hòa bình mà chính quyền Nixon ký kết vào năm 1973 chỉ gồm những điều khoản của hiệp đình hòa bình của chính quyền Johnson vào năm 1968. Qua sự kiện nầy, một lần nữa, đã khẳng định rằng chính quyền miền Nam Việt Nam cương quyết không thể chấp nhận để ký kết một hiệp định hòa bình giả tạo và thiếu công bằng, có nhiều bất lợi cho chủ quyền của mình mà không hề do ảnh hưởng lôi kéo của ứng cử viên Tổng thống Nixon hoặc chính quyền Johnson. Tác giả, quả thật, đã khinh thường và đáng giá quá thấp về một quyết định rất cơ bản về chủ quyền của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Có lẽ, ông ta nghĩa rằng, cái thằng Việt Nam nghèo hèn nầy làm sao có đủ kiến thức để hiểu thế nào là chủ quyền, nên làm gí có chuyện tự nó dám tuyên bố quyết định không chịu ký kết. Nếu cần thì ném cho nó vài đồng tiền Mỹ kim, chắc chắn nó sẽ ngoan ngoãn nghe theo dù phải ký kết bất kỳ hiệp định ngu xuẩn, bất lợi nào đối với nó. Và điều nầy đã được lịch sử chứng minh lại một lần nữa một cách minh định qua quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1973 là: không chấp nhận ký kết - đã khiến ông Nixon nổi điên và buông lời thóa mạ “đòi cắt đầu thằng khốn đó.” Mặc dù sau đó, ông Thiệu đã đồng ý vì nhiều lý do khác mà chúng đi quá xa hơn vấn đề đang nói đến.

Và trong suốt cuốn sách, từ những sự kiện diễn biến, tác giả chỉ đưa ra những sự việc thiếu nguyên nhân chính yếu, cũng như những tác động ẩn sâu phía sau sự việc như một người thời đại nhưng kém hiểu biết khi nhìn cơn giận dữ của núi lửa mà không hiểu nguyên nhân cơ bản nhất bên trong nó đưa đến sự biến chuyển mà chỉ oán than những ma quỹ không thể nhìn thấy được nào đó. Nếu người đọc chịu khó tìm hiểu cặn kẽ hơn chút từ những “dấu vết” mà tác giả vô tình để lại, mới có thể hiểu sâu hơn sự việc một cách đúng đắn và chân thực (mà qua đó người dịch cũng đã cố gắng đưa thêm ít thông tin vào phần chú thích, được tóm lược như có thể, và những hình ảnh cần thiết để làm sáng tỏa phần nào sự thật).

Ngoài việc viết lên cuốn sách nầy, tác giả bỏ ra khá nhiều thời gian đi “rao truyền” rất nhiều nơi từ những cuộc họp cộng đồng đến những trường Trung, Đại học nhằm mục đích “vận động”, “tuyên truyền,” và gieo rắc tư tưởng mình trong “Cuộc Xét xử Henry Kissinger,” ngoài ra còn có những cuộc biểu tình phản đối bao gồm những người “đồng chí” của tác giả trước nhà của ông Kissinger hay cơ sở của ông ta. Mà hình ảnh Việt Nam khốn nạn cũng đã được tác giả mượn vay để thêm sự kiện cáo buộc ông Kissinger.

Điều khốn nạn nhất là tác giả Hitchens, một nhà Mác-xít bảo thủ nhất, không hề nhắc đến cuộc diệt chủng ở miền Bắc trong công cuộc Cải cách Ruộng đất của Cộng sản Hà Nội từ năm 1943 đến 1956, cuộc diệt chủng ở Huế do Quân Cộng sản miền Bắc và Việt Cộng gây ra vào năm 1968, và cuộc diệt chủng do chính sách có chủ mưu của Cộng sản trên toàn phần đất miền Nam Việt Nam sau năm 1975 trong những trại tập trung giam cầm, cưỡng bức lao động, và hình nhục những cựu sĩ quan, công chức, nghệ sĩ, trí thức, và cả những thành phần dân sự đối lập lẫn những yếu nhân tôn giáo khác nhau. Thay vào đó, ông ta chỉ nhắc đến cuộc dội bom Bắc Việt vào năm 1972 và cho là cuộc diệt chủng. Với những hàng loạt quả bom được thả xuống miền Bắc, nếu thực sự là một cuộc diệt chủng, thì những con số thương vong phải kể đến hàng chục ngàn và có thể nhiều hơn nữa nếu chiến dịch cố tình dội bom vào những con đê sông Hồng hoặc bình định thủ đô Hà Nội. Trên thực tế, chỉ là một cuộc tấn công quân sự đối mặt quân sự trên miền Bắc Việt Nam với những giàn phóng hỏa tiển SAM đã được xây dựng từ trước bởi Liên Xô, và nó chỉ mang một mục đích duy nhất là tạo áp lực để buộc Cộng sản Hà Nội trở lại những cuộc đàm phán hòa bình chỉ với chính quyền Nixon mà không cần thông qua chính phủ miền Nam Việt Nam trước. (Thực chất của cuộc đàm phán “cầu cưa” của đôi bên là vấn đề Cộng sản Hà Nội muốn Hoa Kỳ phải chi tiền cho tổn phí chiến tranh từ đó đến nay - như thế, nhà nước Hà Nội dùng để trả lại một phần nào cho những khoản nợ khổng lồ đối với Liên Xô, nhất là Trung Cộng - nhưng ông Kissinger không chấp nhận vì như thế có nghĩa là Hoa Kỳ thừa nhận mình bị đánh bại hơn là tự ý rút đi). Nếu con số thương vong của thường dân miền Bắc là điều đáng kể hay chỉ hơi đáng kể, nhà nước Cộng sản miền Bắc chắc chắn sẽ không dễ gì im tiếng kêu gào để trưng ra con số đó trước công luận quốc tế (và chắc chắn là ngay cả tác giả cũng không biết gì cả). Nhưng đó lại là cái cớ để những người như tác giả, một nhà Mác-xít bảo thủ nhất, đi “rao giảng” về tội diệt chủng.

Còn nhiều và rất nhiều những chứng cứ sự kiện trái ngược khác đối với những gì mà tác giả đưa ra một cách mập mờ theo cái nhìn của người Cộng sản đầy thủ đoạn nhưng không kém phần hạ tiện nhất, mà trong sự hạn hẹp của bài viết khó nói hết được hơn là để cho đọc giả tự nghiền ngẫm qua những thông tin bổ sung, sơ lược của dịch giả. Vì vậy, tác giả khó tránh được những lập luận tự cho mình là công lý như “một con vẹt hợm mình cựu Trotsky có vẻ đần độn vì uống nhiều rượu” như George Galloway, một nhân vật có ít nhiều tương quan với tác giả, một tay chính trị “giang hồ” như tác giả dù theo đuổi những chính kiến hơi khác. Câu bình phẩm đó, đáng lý ra nên nói là “một con vẹt hợm mình cựu Mác-xít - Lenin-nít có vẻ đần độn vì uống nhiều rượu.”

C- Về vấn đề thưa kiện ông Kissinger:


Nếu xét đến những nguyên nhân gây ra tội diệt chủng, người ta dễ dàng nhìn thấy là Hoa Kỳ, một nước biểu tượng và tôn trọng luật pháp quốc tế thì khó có thể dám có ý tưởng đó, vả lại Hoa Kỳ thu được lợi ích gì khi phải nhúng tay vào tội diệt chủng trên một đất nước khác. Điều mà Hoa Kỳ luôn luôn mong muốn là sự ủng hộ của dân bản xứ trong những chính sách đối ngoại lấy lòng người bằng những viện trợ xã hội, y tế. Về vấn đề Đông Dương, nếu muốn xét xử chính quyền Nixon nói chung hay ông Kissinger nói riêng, trước hết là phải đưa những người “phản chiến” như chính tác giả đây ra trước tòa án. Tại sao? Vì lẽ, trước những áp lực công chúng Hoa Kỳ vốn được nhóm người phản chiến với chủ tâm chính trị cá nhân, phe phái, đặc biệt nhất là những kẻ Mác-xít như tác giả Hitchens, xúi giục biểu tình nhằm phá rối xã hội hậu phương trong nước để buộc Hoa Kỳ phải mau mau rút khỏi cuộc chiến còn đang khốc liệt và vội vàng vứt bỏ những chính sách quân sự vốn mang lại lợi ích an ninh cho những quốc gia đồng minh trên bán Đông Dương. Và hậu quả tất yếu là Đông Dương rơi vào tay Cộng sản một cách quá dễ dàng đến ngay họ cũng khó tưởng. Một điển hình về tội diệt chủng sau đó là hơn 3 triệu người Cam-pu-chia bị thảm sát bởi đảng Cộng sản Cam-puchia tự xưng là đám “Khmer Đỏ” do tên đồ tể Pol Pot thủ lãnh. Nếu Hoa Kỳ không phải rút đi vội vàng vì những áp lực trong nước do chính những người như tác giả và những “đồng chí” của mình đã cố tình tạo nên, để đưa đến sự thất bại nhục nhã của nó trên bán đảo Đông Dương, thì chắc chắn rằng hơn 3 triệu cái chết oan khiên đó, chỉ nói riêng, sẽ không thể nào xảy ra ở Cam-pu-chia. Và những cái tên của binh lính Hoa Kỳ trên “Bức tường Đá Đen” ở Washington không phải mang lấy sự hy sinh vô nghĩa đến thế.

Kế đó, tác giả nên kiện ông Kissinger ra tòa vì tội “dựa theo những điều khoản hiệp định hòa bình” của chính quyền Johnson trước đó, chấp nhận cho quân Cộng sản Hà Nội hiện diện ngay trên lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, và thỏa thuận cho sự tồn tại của những mật khu vũ khí, trại quân của Cộng sản miền Bắc từ biên giới chạy sâu vào đất liền Cam-pu-chia. Và cả những điều khoản bó buộc chính quyền miền Nam Việt Nam như: cấm di chuyển quân đội, cấm gây tác động quân sự; trong khi đó, không một tổ chức giám sát quốc tế nào lên tiếng về những vi phạm như trên đối với quân Cộng sản miền Bắc dù có những bằng chứng chính xác và thiết thực. Đó chính là một hiệp định hòa bình giả tạo vốn làm ô nhục đất nước Hoa Kỳ và phản bội những hy sinh của biết bao chiến sĩ Mỹ, Việt.

Sau cùng là, tác giả nên kiện ông Nixon nói riêng, và cả Quốc hội Hoa Kỳ nói chung, trong việc nuốt lời hứa là luôn luôn ủng hộ chính sách Đông Dương nói chung, và chính quyền miền Nam Việt Nam nói riêng - mà nó chỉ cần sự ủng hộ về viện trợ hơn là sự có mặt của những binh lính chiến đấu của Hoa Kỳ mà đáng lý ra, sau khi rút đi, Hoa Kỳ nên tiếp tục viện trợ về mặt quân sự thiết yếu. Ông Kissinger, dù chỉ là người thừa hành để muối mặt lời hứa đó, cũng đáng được đưa ra tòa án xét xử vì chính sách hòa bình đó đưa đến 2/3 những hy sinh của binh lính Hoa Kỳ trên “Bức tường Đá Đen” và gần 1/2 triệu hy sinh khác của những chiến binh Việt Nam Cộng hòa trong suốt thời chiến, trở thành vô nghĩa mà qua đó có thể cáo buộc ông ta theo cách định nghĩa danh từ democide (i.e. cuộc thảm sát trên lãnh vực bao rộng hơn) do Rudolph Rummel, một nhà phân tích về những vụ giết chóc về chính trị, nghĩa ra.

Xin nhắc lại là, nguyên nhân chính đưa đến sự thất bại của Hoa Kỳ ở Đông Dương, đưa đến những cái chết hậu chiến lên đến một tổng số hơn 4 triệu người mà đó chính là một loại tội diệt chủng đáng kinh tởm, do chính những người theo Mác-xít như tác giả đang sinh sống ở Hoa Kỳ, cố gắng bênh vực chủ thuyết Cộng sản một cách mù quáng mà chưa lần nào dám thử thách sống qua chế độ độc tài, dã man đó. Vâng, chính tác giả Christopher Hitchens của cuốn sách “Cuộc Xét xử Henry Kissinger” mới đáng được đưa ra tòa án quốc tế trước nhất để trả lời cho những hành động trực tiếp và gián tiếp gây ra những cái chết hậu chiến Đông Dương của hơn 4 triệu người bởi kẻ vay mượn hay tin vào giáo điều điên cuồng Marxist-Leninist, bao gồm những người thường dân bị tàn sát ở Cam-pu-chia, những người phải chịu thiệt mạng vì phải trốn chạy nạn Cộng sản, những người bị Cộng sản trả thù trong những trại tập trung vì phục vụ cho chính quyền trước đó. Đó là chưa nói đến những người đã mất rồi trong hàng ngàn nấm mộ nhưng vẫn chưa được nằm yên vì lòng thù hận nhỏ nhen, đê tiện của lũ Cộng sản vô thần (giống như chính tác giả) đã cố tình đào xới, san bằng nghĩa trang họ.


D- Thay lời kết luận:


Tác giả xuất thân từ một gia đình khá trung lưu ở Anh Quốc, rồi sang sinh sống ở Washington với công việc của một nhà báo. Trong thế giới tự do đó, tác giả có quyền nói, viết, thậm chí tuyên truyền nhiều nơi với tư tưởng đối lập thuộc cánh tả mà không hề bị bắt bớ, giam cầm mà còn được ca ngợi như cựu Thủ tướng Anh Quốc, Tony Blair, đã nói: “Christopher Hitchens là một cái gì hoàn toàn không còn sản xuất, một hỗn hợp tuyệt vời của một nhà văn, nhà báo,nhà bút chiến, và cá tính độc đáo. Ông ta không hề sợ hãi trong việc theo đuổi sự thật và bất kỳ nguyên nhân nào mà ông ta tin tưởng vào. Và không có một niềm tin nào ông ta nắm giữ mà ông ta không biện hộ bằng niềm đam mê, sự dốc lòng, và khôn ngoan. Ông ta là một con người khác thường, lôi cuốn và đầy màu sắc mà qua đó chính là một đặc ân để biết ông ta.” 

Nếu tinh ý, người ta có thể nhận ra ngay lời “ca ngợi” của Thủ tướng Anh Quốc dành cho ông Hitchens đầy mỉa mai trong ẩn ý hơn một cách rất lịch sự. Như câu “... là một cái gì hoàn toàn không còn sản xuất...”, thoáng qua trông có vẻ rất trân quý, nhưng “cái gì đó không còn không còn sản xuất” cũng có ý nghĩa là sự dẹp bỏ Cộng sản ở Liên Xô, mà ông Hitchens là một sản phẩm còn sót lại. Hoặc câu “... Và không có một niềm tin nào mà ông ta không biện hộ bằng niềm đam mê, sự dốc lòng, và khôn ngoan”, một ẩn ý mô tả sự cứng đầu, ương ngạnh là bản chất cố hữu của những con người Cộng sản, dốc lòng vào niềm tin vô tưởng như những kẻ điên cuồng, mê sảng luôn xem mình là Thượng Đế hay hơn thế nữa, và luôn luôn tự đắc với chính mình là người khôn ngoan không khác gì kẻ ngông cuồng dù rằng trong thiên hạ có biết bao người tài giỏi gấp nhiều lần hơn họ.

Điều trớ trêu là ông ta chưa từng có một ngày sống dưới chế độ Cộng sản hiện có lúc đó (chắc là ông ta lo sợ không có rượu Scotch và thuốc lá thơm cho mình dùng), cũng từng chứng kiến sự sụp đổ của cái nôi Cộng sản ở Liên Xô (có lẽ cũng là lý do cho bệnh nghiện rượu nặng của ông ta), cùng sự triệt hạ bức tường Berlin, và hàng rào kẽm gai Cộng sản bị vứt bỏ khỏi ở nhiều nước Đông Âu, cả những vùng sát nách phía Tây Liên Xô. Một chấn động khổng lồ trong thế giới mục rã Cộng sản, nhưng ông ta, và một số “đồng chí” còn sót của mình hoặc những kẻ chính trị “cơ hội” như chính ông ta, vẫn tự xưng là nhà Mác-xít. Chắc chắn một điều là ông ta chưa bao giờ đặt chân đến những vùng chiến tích chiến tranh dọc theo biên giới Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam để “thưởng ngoạn” những mật khu vũ khí của Liên Xô và Trung Cộng, và của vài nước khác trong khối Cộng sản Đông Âu cung cấp cho Cộng sản miền Bắc Việt Nam dù hiện tại chỉ còn lại “dấu tích” nhưng lịch sử sẽ luôn luôn không thể bị thay đổi bởi bất cứ đảng phái hay cá nhân nào dù họ tự xưng cái gì. Ông ta sẽ trả lời ra sao và nghĩ gì nếu được “tham quan” những nơi đó? Chắc chắn một điều là ông ta sẽ và không bao giờ buồn chân đi đến những nơi nghèo hèn đến khốn nạn đó để làm gì cho nhọc sức! Hoặc có chăng là đến với tư cách của một du khách Mỹ “dạo quanh” thủ đô, “thụ hưởng” những tiện nghi sang trọng, thức ăn ngon luôn được sẵn sàng ưu đãi cho khách ngoại quốc như ông ta. Miễn sao là cứ “Đả đảo Chủ nghĩa Tư bản” cho vẹn danh xưng “một nhà Mác-xít chuyên chính” hơn là “Muôn năm Nhân quyền” vốn là cái thứ mắc mỏ nhất trong ảo tưởng thiên đường Cộng sản của ông ta mà ông ta không thể nào nhận thức được lý do tại sao cho tận đến cuối đời mình. Dù sao cũng cầu chúc cho ông ta nếu có trở lại làm người, ông ta sẽ được toại nguyện hơn khi được trở thành một công dân trong chế độ Cộng sản theo như mơ tưởng của mình trước khi mất và nhất là đừng bao giờ phải trở lại làm một công dân của bất kỳ cái nước tư bản, tư do đáng nguyền rủa nào. Nhất định là không! Và mong sao linh hồn ông nhớ chọn Việt Nam vì không những ông sẽ được “ca tụng” còn hơn gấp ngàn lần lời Thủ tướng Anh Quốc, mà ông sẽ có triển vọng được phong làm “thánh thần Cộng sản.” Mặc dù ông luôn tuyên bố mình là người vô thần, nhưng cứ an tâm, vì chức sắc “thánh thần” nầy do tổ phụ Cộng sản Karl Marx của ông truyền lại và thứ tôn giáo Cộng sản, chính là nó đó.

Tiếc thay, ông không có dịp “dập đầu cúi lạy” Thánh Hồ Chí Minh của đảng Cộng sản Việt Nam đang được tô son thép vàng, ngồi cao nhóc trong chùa, và mọi hang cùng ngỏ hẻm, núi đồi, hang động, rừng rú, bụi rậm, từ nhà ngoài đến nhà trong, vào tận nhà bếp, cầu xí. Thôi thì, cầu chúc ông được như thế! Nhưng có một điều, nếu có thương con cháu mình, thì linh hồn ông cũng đừng xúi dại chúng giống như ông. Tội lắm ông ạ!

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/vai-loi-ve-cuon-sach-cuoc-xet-xu-henry.html#.UprSWSeAWRA
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001