Lê Cao
Hiến pháp không đơn giản là một đạo luật gốc để các văn bản luật
cụ thể hóa tinh thần pháp lý của một xã hội, Hiến pháp còn kết tinh của
văn hóa lịch sử và tầm vóc của một dân tộc. Nhìn vào nội dung Hiến
pháp, trong một chừng mực nào đó người ta có thể đo đếm được mức độ dân
chủ, văn minh mà người dân của một quốc được hưởng hay không. Sửa Hiến
pháp do đó là việc làm rất quan trọng, liên quan đến vận mệnh, tương lai
của một đất nước.
Ngày 06/08/2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy
ban dự thảo Hiến pháp năm 1992.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được trình Quốc hội vào ngày 29 -10 và nay đang được thảo luận cho ý kiến. Như vậy, theo quy định tại Điều 147 Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đang thực thi quyền sửa đổi Hiến pháp của mình, quyền của người dân trong việc sửa đổi Hiến pháp chỉ thông qua những người đại diện cho mình là các vị ĐBQH.
Trong không khí thảo luật sửa Hiến pháp đó, mấy ngày qua nhiều ý kiến của các vị ĐBQH, cũng là nói hộ ý nguyện của nhân dân cho rằng cần quy định quyền quyết định của người dân khi sửa Hiến pháp hoặc là những vấn đề hệ trọng của quốc gia.
Con đường đi tìm quyền phúc quyết của dân thực ra không khó, bởi trong quá khứ, khi ban hành Hiến pháp năm 1946 tại các Điều 21, Điều 70 đã quy định rất rõ “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”.
Thực ra việc khẳng định quyền phúc quyết của dân trong bản Hiến pháp sẽ được sửa đổi sắp tới không phải là một sáng tạo mới, mà đó là câu chuyện cần phải kế thừa giá trị tiến bộ của bản Hiến pháp cũ, với nội dung quyền lực nhân dân được tôn trọng, phù hợp với tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Thực ra, quyền lực ở nơi dân, do dân, vì dân là điều hiển nhiên, tất yếu được khẳng định ở bất kỳ quốc gia dân chủ nào trên thế giới.
Hiến pháp không đơn giản là một đạo luật gốc để các văn bản luật cụ thể hóa tinh thần pháp lý của một xã hội, Hiến pháp còn kết tinh của văn hóa lịch sử và tầm vóc của một dân tộc. Nhìn vào nội dung Hiến pháp, trong một chừng mực nào đó người ta có thể đo đếm được mức độ dân chủ, văn minh mà người dân của một quốc được hưởng hay không. Sửa Hiến pháp do đó là việc làm rất quan trọng, liên quan đến vận mệnh, tương lai của một đất nước.
Việc hệ trọng đó cần được dân biết, dân bàn và dân quyết định. Thế nhưng, cho đến nay, khi chúng ta tự hỏi những người dân bình thường nào đó ở một góc phố, ở một mảnh vườn, thửa ruộng xem họ có biết dự thảo Hiến pháp đang nói về điều gì không, đang bàn chuyện gì không thì chắc chắn chỉ có một số ít người có thể trả lời.
Sửa Hiến pháp, nhiều vị ĐBQH đang nói về sắp xếp lại quyền lực nhà nước, rồi thì bàn về quyền sở hữu đất đai, quyền cơ bản của người dân... Nhưng, nếu quên việc tìm lại, ghi nhận quyền được quyết định của người dân trong việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp sẽ là một khoảng trống mênh mông trùm lên tất cả. Bởi nếu người dân không thể quyết, thì tất cả những điều khoản của Hiến pháp hay quyết định hệ trọng nào đó đối với quốc gia đều không thể hiện đúng ý chí của người dân, không bảo vệ cho người dân và người dân chẳng có thực quyền của mình.
Đi tìm quyền phúc quyết của người dân trong Hiến pháp không phải là việc người dân đòi chuyện lập pháp, bởi lẽ các đạo luật dưới Hiến pháp cần phải do các nhà làm luật chuyên nghiệp thực hiện. Đi tìm quyền phúc quyết của dân trong vấn đề sửa Hiến pháp hay quyết định những việc hệ trọng của đất nước là để người có cơ sở để có thể quyết định vận mịnh của dân tộc mình và cho chính mình một cách trực tiếp và hiện thực.
Từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, dự thảo Luật trưng cầu dân ý cũng đã được bàn tới và sẽ được thông qua trong nay mai, đưa trở lại quyền phúc quyền của người dân trong Hiến pháp là một đòi hỏi rất thực tế và cần thiết để từ đó, Luật trưng cầu dân ý có sơ sở pháp lý vững chắc triển khai quyền của người dân vào trong cuộc sống.
Hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ, quyền phúc quyết của người dân là một điểm nhấn tiến bộ nhất không hề thua kém so với các Hiến pháp tiến bộ trên thế giới, từ quyền này người dân có thể quyết định được những quyền khác có hay không cho mình thông qua một bản Hiến pháp thể hiện được ý nguyện của nhân dân.
Điều tiến bộ ấy chúng ta đã biết, cần phải tìm lại để kế thừa và phát triển. Mong những khắc khoải của người dân thông qua những ý kiến được nêu lên ở nghị trường sẽ được các vị dân biểu khác lắng nghe, đừng tiếp tục bỏ đi quyền phúc quyết của nhân dân đối với những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước.
Lê Cao
Khách gửi hôm Thứ Năm, 08/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121108/quyen-phuc-quyet-cua-nguoi-dan-co-khong
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được trình Quốc hội vào ngày 29 -10 và nay đang được thảo luận cho ý kiến. Như vậy, theo quy định tại Điều 147 Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đang thực thi quyền sửa đổi Hiến pháp của mình, quyền của người dân trong việc sửa đổi Hiến pháp chỉ thông qua những người đại diện cho mình là các vị ĐBQH.
Trong không khí thảo luật sửa Hiến pháp đó, mấy ngày qua nhiều ý kiến của các vị ĐBQH, cũng là nói hộ ý nguyện của nhân dân cho rằng cần quy định quyền quyết định của người dân khi sửa Hiến pháp hoặc là những vấn đề hệ trọng của quốc gia.
Con đường đi tìm quyền phúc quyết của dân thực ra không khó, bởi trong quá khứ, khi ban hành Hiến pháp năm 1946 tại các Điều 21, Điều 70 đã quy định rất rõ “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”.
Thực ra việc khẳng định quyền phúc quyết của dân trong bản Hiến pháp sẽ được sửa đổi sắp tới không phải là một sáng tạo mới, mà đó là câu chuyện cần phải kế thừa giá trị tiến bộ của bản Hiến pháp cũ, với nội dung quyền lực nhân dân được tôn trọng, phù hợp với tư tưởng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Thực ra, quyền lực ở nơi dân, do dân, vì dân là điều hiển nhiên, tất yếu được khẳng định ở bất kỳ quốc gia dân chủ nào trên thế giới.
Hiến pháp không đơn giản là một đạo luật gốc để các văn bản luật cụ thể hóa tinh thần pháp lý của một xã hội, Hiến pháp còn kết tinh của văn hóa lịch sử và tầm vóc của một dân tộc. Nhìn vào nội dung Hiến pháp, trong một chừng mực nào đó người ta có thể đo đếm được mức độ dân chủ, văn minh mà người dân của một quốc được hưởng hay không. Sửa Hiến pháp do đó là việc làm rất quan trọng, liên quan đến vận mệnh, tương lai của một đất nước.
Việc hệ trọng đó cần được dân biết, dân bàn và dân quyết định. Thế nhưng, cho đến nay, khi chúng ta tự hỏi những người dân bình thường nào đó ở một góc phố, ở một mảnh vườn, thửa ruộng xem họ có biết dự thảo Hiến pháp đang nói về điều gì không, đang bàn chuyện gì không thì chắc chắn chỉ có một số ít người có thể trả lời.
Sửa Hiến pháp, nhiều vị ĐBQH đang nói về sắp xếp lại quyền lực nhà nước, rồi thì bàn về quyền sở hữu đất đai, quyền cơ bản của người dân... Nhưng, nếu quên việc tìm lại, ghi nhận quyền được quyết định của người dân trong việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp sẽ là một khoảng trống mênh mông trùm lên tất cả. Bởi nếu người dân không thể quyết, thì tất cả những điều khoản của Hiến pháp hay quyết định hệ trọng nào đó đối với quốc gia đều không thể hiện đúng ý chí của người dân, không bảo vệ cho người dân và người dân chẳng có thực quyền của mình.
Đi tìm quyền phúc quyết của người dân trong Hiến pháp không phải là việc người dân đòi chuyện lập pháp, bởi lẽ các đạo luật dưới Hiến pháp cần phải do các nhà làm luật chuyên nghiệp thực hiện. Đi tìm quyền phúc quyết của dân trong vấn đề sửa Hiến pháp hay quyết định những việc hệ trọng của đất nước là để người có cơ sở để có thể quyết định vận mịnh của dân tộc mình và cho chính mình một cách trực tiếp và hiện thực.
Từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi, dự thảo Luật trưng cầu dân ý cũng đã được bàn tới và sẽ được thông qua trong nay mai, đưa trở lại quyền phúc quyền của người dân trong Hiến pháp là một đòi hỏi rất thực tế và cần thiết để từ đó, Luật trưng cầu dân ý có sơ sở pháp lý vững chắc triển khai quyền của người dân vào trong cuộc sống.
Hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ, quyền phúc quyết của người dân là một điểm nhấn tiến bộ nhất không hề thua kém so với các Hiến pháp tiến bộ trên thế giới, từ quyền này người dân có thể quyết định được những quyền khác có hay không cho mình thông qua một bản Hiến pháp thể hiện được ý nguyện của nhân dân.
Điều tiến bộ ấy chúng ta đã biết, cần phải tìm lại để kế thừa và phát triển. Mong những khắc khoải của người dân thông qua những ý kiến được nêu lên ở nghị trường sẽ được các vị dân biểu khác lắng nghe, đừng tiếp tục bỏ đi quyền phúc quyết của nhân dân đối với những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước.
Lê Cao
Khách gửi hôm Thứ Năm, 08/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121108/quyen-phuc-quyet-cua-nguoi-dan-co-khong
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001