Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Mã độc xuất xứ Trung Quốc có thể phát tán ở Việt Nam 
17-9-2012 (VF) - Nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, trong đó mặt hàng điện tử và linh kiện chiếm tỉ trọng lớn (VF, 15-8). Trong 8T.2012, mặt hàng điện tử và linh kiện nhập từ Trung Quốc tăng 17,9% so với cùng kỳ 2011, đạt 18,2 tỉ USD. Điều này dễ dàng nhận thấy qua sự xuất hiện ồ ạt của máy tính xuất xứ từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam (Tuổi trẻ, 17-9).

Điều này tiềm ẩn nguy cơ phát tán của tội phạm máy tính với mã độc mang tên Nitol, xuất xứ từ Trung Quốc, đang khiến cả thế giới phải cảnh giác. Các hãng sản xuất máy tính lớn đều có đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, và các nhà phân phối ở Việt Nam cũng nhập hàng chủ yếu từ Trung Quốc. Vì vậy, không thể loại trừ khả năng một số máy tính của Việt Nam đã bị nhiễm mã độc.
Trong quá trình tìm kiếm, Microsoft đã phát hiện ra loại mã cực độc này được thiết kế để tấn công hệ điều hành Windows. Microsoft mô tả: “chỉ cần cắm ổ USB chứa Nitol vào máy lây nhiễm, nó sẽ tự nhân bản sang đó. Kế đến, ổ USB cắm vào bất kỳ máy tính nào khác, Nitol tiếp tục lây nhiễm nhanh chóng vào mục tiêu mới”. Nitol đã lây lan nhanh chóng trên nhiều máy tính tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Úc và Đức.
Microsoft đang cáo buộc website mang tên miền 3322.org của một cty Trung Quốc là “ngôi nhà lớn” cho các hoạt động của mã độc Nitol và hơn 560 mã độc khác, tạo thành kho lưu trữ các phần mềm “nhiễm mã độc” cực lớn. Trước đó, Mỹ từng cảnh báo về việc tên miền 3322.org chiếm hơn 17% các giao dịch web độc hại của thế giới trong năm 2009. Năm 2008, Hãng bảo mật Kaspersky Lab (Nga) cũng đã công bố bản báo cáo bảo mật chỉ ra rằng 40% các chương trình phần mềm độc hại tại một thời điểm có kết nối đến 3322.org.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, GĐ Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena, “Nitol này có thể tấn công người dùng VN bằng cách âm thầm mở các “cửa hậu” để tội phạm mạng từ xa có thể truy cập trái phép vào máy tính người sử dụng. Quá trình này diễn ra rất âm thầm nên đối với người dùng cuối không có kiến thức chuyên môn thì rất khó phát hiện”.
Ông thắng cho biết để ngăn ngừa việc bị xâm nhập từ “cửa hậu”, người dùng không nên truy cập vào các website hoặc không tải về và cài đặt các phần mềm trên mạng không rõ nguồn gốc. Song song đó, người dùng nên thường xuyên cập nhật chương trình chống virút, chương trình tường lửa bảo vệ máy tính cá nhân và chương trình phát hiện các website có cài mã độc.
* Thông tin thêm: Mới đây Bộ Khoa Học và Công nghệ đã ban hành văn bản yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, văn bản yêu cầu chính xác về việc ngừng nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị mà Trung Quốc đã loại bỏ thuộc lĩnh vực sản xuất sắt, thép, hợp kim, than luyện… Kể từ 15-9, các lô hàng máy móc, thiết bị, dây chuyển nhập từ Trung Quốc phải có xác nhận của Bộ KH-CN không thuộc diện tạm ngừng nhập khẩu mới được phép thông quan (VnExpress, 14-9).
nguồn:http://www.vietfin.net/ma-doc-xuat-xu-trung-quoc-co-the-giam-phat-tan-o-viet-nam/
=======================================================================
Nhiều USB mới cũng cài sẵn mã độc

Theo ông Huy, phần mềm mã độc là nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng mất dữ liệu, mất kiểm soát của nhiều hệ thống CNTT quan trọng tại Việt Nam. Trong những nguồn lây lan phát tán mã độc có cả các thiết bị lưu trữ USB.

Nhiều USB mới cũng cài sẵn mã độc
 
“Tỷ lệ rất cao thiết bị lưu trữ USB bán trên thị trường hiện nay có cài sẵn mã độc”, ông Huy nhấn mạnh.
 
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Huy cho biết: “VNCERT đã nhận được một số phản hồi từ cộng đồng xã hội về nguy cơ các thiết bị USB bán trên thị trường đã cài sẵn mã độc. Hiện mới chỉ phát hiện có dấu hiệu xuất hiện mã độc cài sẵn vào USB, còn do người bán hay người sản xuất hay người vận chuyển thì không xác định được”.
 
Về vấn đề này, ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành NTS Security (NTSS) – nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky Lab tại Việt Nam - cho biết thực tế chưa nhận được thông tin từ khách hàng tại Việt Nam phản ánh về việc có lô hàng USB của hãng nào đó bị cài mã độc. Tuy nhiên, về kỹ thuật thì hoàn toàn có khả năng cài mã độc vào USB bằng chip hoặc bằng phần mềm autorun; và cả nhà sản xuất lẫn nhà phân phối USB đều có thể làm được việc này.
 
Để hạn chế thiệt hại vì lây nhiễm mã độc, ông Huy khuyến cáo người sử dụng sau khi mua USB về thì nên format (định dạng) lại USB, khi cắm USB vào máy tính thì phải chắc chắn rằng máy tính có cài phần mềm chống virus (anti-virus).
 
“Tốt hơn là người sử dụng nên tìm mua các thiết bị USB được đảm bảo bảo mật. Trên thị trường hiện tại, một số hãng đã cung cấp thiết bị USB mã hóa kèm phần mềm bảo mật, hoặc thiết bị USB có chip mã hóa cứng”, ông Huy gợi ý thêm.
 
Cũng tại Tọa đàm nói trên, ông Huy đã chia sẻ khá nhiều thông tin cảnh báo đáng chú ý. Điển hình như đã xuất hiện hiện tượng nhúng mã độc vào phần mềm hỗ trợ chơi game trực tuyến thông dụng miễn phí, khi người chơi game tải (download) các phần mềm này thì lập tức bị nhiễm mã độc.
 
Hoặc khi sử dụng các dịch vụ nhận, gửi email của các nhà cung cấp điện thoại di động nước ngoài như Nokia, BlackBerry, iPhone thì cũng có thể bị lộ thông tin của người sử dụng.
Theo Genk
nguồn:http://www.vietgiaitri.com/cong-nghe/the-gioi-so/2012/09/nhieu-usb-moi-cung-cai-san-ma-doc/
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001