Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng
Nhà máy điện hạt nhân ngầm chứa hai vấn đề cực kỳ quan trọng: mức độ an toàn và giải quyết những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
An toàn tại các nhà máy điện hạt nhân đã, đang và sẽ là vấn đề nan giải tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân hoạt động. Các tập đoàn bán nhà máy điện hạt nhân luôn luôn tạo một viễn cảnh rất lý tưởng cho NMĐHN là bảo đảm an toàn, an toàn nhất, tuyệt đối an toàn để họ có thể bán được với món lợi rất béo bở từ thương vụ hằng chục tỷ cho mỗi nhà máy. Nhưng môt khi có tai nạn hay thảm họa thì chính tại các nước có nhà máy ĐHN dân chúng phải gánh chịu mọi hậu quả kinh tế và tệ hại nhất là hậu quả nhiễm phóng xạ hạt nhân gây ra cho hàng triệu sinh linh của nước họ, biến vùng đất rộng hằng ngàn kilomét vuông trở thành vùng đất chết, địa ngục trần gian.
Không như các ngành kỹ nghệ khác, việc giải quyết các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là một vấn nạn khôn cùng và vô cùng. Vào thời kỳ sơ khai của kỹ nghệ điện hạt nhân, thập niên 50, để thuyết phục cho NMĐ hạt nhân các công ty sản xuất thiết bị đã cố tình bỏ qua hậu quả phát sinh từ sự tích lũy của hàng ngàn tấn nhiên liệu phế thải phóng xạ của các lò phản ứng của NMĐ hạt nhân. Họ dùng bánh vẽ hiệu quả kinh tế của NMĐHN (bỏ qua những chi phí ngất ngưởng trong việc trừ khữ hằng ngàn tấn thanh nhiên liệu phế thải), và đặt hy vọng vào khả năng trừ khữ phóng xạ hạt nhân với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong các thập kỷ sau. Nhưng thực tế cho đến hôm nay, sau hơn 60 năm hoạt động của kỹ nghệ điện hạt nhân, chưa có một phương cách khả thi nào có thể giãi quyềt dứt điểm chất thải phóng xạ hạt nhân ngoài trừ phải chôn chúng sâu dưới lòng đất trong các vùng có tình trạng địa chất ổn định. Hiện nay tại Hoa Kỳ, toà án đã ra lệnh ngừng cấp giấy phép xây cất mới và tiếp tục hoạt động nhà máy điện hạt nhân vì bị bế tắc trong việc trừ khử chất thải nhiên liệu hạt nhân.
Khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân vùng Hazmat của Thụy Sĩ là một thí dụ. Nga là nước rất bê bối về công tác tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Bằng chứng cụ thể nhất là khu vực lưu trữ chất phế thải hạt nhân của hạm đội biển Bắc Cực của Nga tại AndreevaBay. Vì an toàn cho dân chúng mình mà chính phủ Na Uy buộc lòng phải chi tiền (khoảng 10 triệu USD) cho Nga để họ thu dọn các thanh nhiên liệu và vật liệu phế thải tại đây. Để giành được hợp đổng xây NMĐHN cho Việt Nam, Nga – Rosatom – lại sẵn sàng và hậu hĩnh chi 500 triệu USD cho quan chức Việt Nam giúp đào tạo cán bộ cho dự án NMĐHN tại Ninh Thuận, trong khi đó chỉ cần 10 triệu USD cho công tác thu dọn phóng xạ hạt nhân tại nước họ mà Nga đã phải nhờ Na Uy giúp đỡ. Tại sao Rosatom và chính phủ Nga lại phóng khoáng với ViệtNam quá vậy?
Nếu Việt Nam có nhà máy ĐHN thì vấn nạn giải quyết hằng ngàn tấn phế liệu hạt nhân mỗi năm không biết các quan chức nhà nước có quan tâm khi đưa lên một dự án đầy nguy hiểm cho cả nước như vậy? Khi nào trình độ kỹ thuật của Việt Nam tiến bộ tương đương với Mỹ, Nhật, Đức, Thụy Sĩ để có khả năng tồn trữ chất phóng xạ như các nước này đang cố gắng giải quyết?
Bài dịch dưới đây cho thấy không những tại Hoa Kỳ và các nước, ngay cả Nhật Bản sau hơn 60 năm với trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến hàng đầu của thế giới mà họ còn chưa tìm ra cách nào để giải quyết hằng trăm ngàn tấn nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện hạt nhân của họ.
N.T.H. – N.X.D. – N.H.
Tokyo (UPI) Sep 13, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Hội đồng Khoa học Nhật Bản đã bày tỏ sự lo lắng về các chính sách giải quyết chất thải hạt nhân của nước này.
Hội đồng Khoa học bênh vực cho việc tồn trữ chất phế thải hạt nhân từ các lò phản ứng điện hạt nhân tại những địa điểm “tồn trữ an toàn tạm thời”. Trở ngại từ chính trong nước Nhật Bản là tìm được khu vực tồn trữ có cấu trúc địa chất đủ an toàn, căn cứ vào lịch sử về địa chấn của Nhật Bản.
“Căn cứ vào trình độ hiểu biết về khoa học hiện nay, chúng tôi không thể xác định được một cấu trúc địa chất có đặc tính ổn định cho hằng trăm ngàn năm”, một thành viên của Hội đồng Khoa học Nhật Bản, ông Harutoshi Funabashi, giáo sư Đại học Hosei University, nói với nhật báo The Japan Times.
“Và do đó phương cách tốt nhất hiện tại có thể dùng là cách tồn trữ tạm thời. Điều này không có nghĩa là đùn đẩy một cách vô trách nhiệm các khó khăn của công tác tồn trữ chất thải hạt nhân cho thế hệ tương lai. Đây chỉ là để bảo đảm có thêm thời gian cho việc tìm ra những phương cách giải quyết vấn đề thích hợp hơn”.
Xử lý chất thải hạt nhân một cách an toàn là vấn đề khó khăn ngày càng tăng đối với các nước đang vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Nỗi lo lắng về điện hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân là cao nhất tại Nhật Bản, nơi mà vào ngày 11/03/2011, nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn Tokyo Electric Power Co bị rúng động bởi trận động đất cường độ 9.0. Dư chấn đã gây ra một cơn sóng thần phá hủy toàn bộ khu nhà máyFukushima.
Những thùng kim loại đặc biệt chứa chất thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị lật nhào nhưng chất phóng xạ không bị rò rỉ. Tuy nhiên, phóng xạ từ những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng chứa trong các hồ nước làm nguội đã thoát ra ngoài không khí.
Chính phủ Nhật Bản ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ khu phức hợp nhà máy bị hư hại Fukushima Daiichi đã gây ô nhiểm phóng xạ trên một vùng đất diện tích từ 386 đến 1500 dặm vuông (từ 965 đến 3870 km vuông – 60 km x 60 km).
Mối lo lắng về xử lý chất thải hạt nhân cũng là vấn đề quan tâm cao độ ngay tại Hoa Kỳ, nơi các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên [trên thế giới] được xây cất. Có 104 lò phản ứng điện hạt nhân thương mại, sản xuất khoảng 20% lượng điện năng quốc gia.
Từ năm 1980 đến 2008, chính phủ Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch đưa chất phế thải của nhà máy điện hạt nhân về cơ sở tồn trữ vĩnh viễn tại vùng núi Yucca Mountain, Nevada. Nhưng cách đây bốn năm, khu vực tồn trữ Yucca Mountain Repository đã ngừng hoạt động sau khi các nhà khoa học xác định rằng khu vực này có nguy cơ cao về gây ô nhiễm cho các tầng nước ngầm.
Cho tới khi nào một địa điểm khác được phát triển, kế hoạch trước mắt của Ủy ban Pháp quy Hạt nhân là tiếp tục lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải ngay tại các nhà máy đã tạo ra chúng.
Giải pháp hiện được Tokyo đề nghị để giải quyết vấn nạn lớn về chất thải hạt nhân là tái tinh lọc những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thành loại chất thải phóng xạ mức độ cao ở dạng thủy tinh, sau đó được lưu trữ tạm thời để làm nguội trong khoảng thời gian từ 30 đến 50 năm trước khi được đưa đi tồn trữ tại điểm tồn trữ cuối cùng ở sâu khoảng 1000 bộ (350 mét) dưới lòng đất.
Một quốc gia hạt nhân tiên tiến khác – nước Đức, trong cơn sóng gió của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã quyết định từ bỏ toàn bộ chương trình sản xuất điện hạt nhân. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đã tuyên bố rằng Đức, quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới về kinh tế và lớn nhất của Châu Âu, sẽ đóng cửa tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân từ năm 2015 đến 2022.
Nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Ngân hàng Phát triển của Đức đã tuyên bố ý định sẽ bảo lãnh cho các đầu tư về năng lượng tái tạo và về việc cải tiến hiệu năng sử dụng năng lượng tại Đức, với tổng số tiền là 137,3 tỷ USD trong thời gian năm năm tới.
Nguồn bản gốc:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Japan_works_on_nuclear_waste_disposal_999.html
* * *
Tài liệu tham khảo:
– Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản ảnh hưởng đến đời sống gần đó
http://www.voatiengviet.com/content/tai-nan-hat-nhan-nhat-anh-huong-doi-song-gan-do/1489154.html
– Chernobylhành trình vào vùng đất chết
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120708/chernobyl-hanh-trinh-vao-vung-dat-chet.aspx
– NRC Freezes All Nuclear Reactor Construction and Operating Licenses in US
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/NRC_Freezes_All_Nuclear_Reactor_Construction_and_Operating_Licenses_in_US_999.html
– Hazmat burial: Pics of potential radioactive trash dump revealed (PHOTOS)
http://rt.com/news/radioactive-waste-disposal-alpine-nagra-514/
– Norwegian experts enter nuclear waste site
http://www.bellona.org/english_import_area/international/russia/navy/northern_fleet/storage/20648
– Việt Nam chỉ xây nhà máy điện hạt nhân khi an toàn được đảm bảo tuyệt đối/ Nga giúp đỡ huấn luyện với trị giá khoảng 500 triệu USD
http://vov.vn/Home/Viet-Nam-chi-xay-nha-may-dien-hat-nhan-khi-an-toan-duoc-dam-bao-tuyet-doi/20128/222270.vov
– Khu tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải Gorleben của Đức
http://en.wikipedia.org/wiki/Gorleben
No other place in the world has nuclear fuel in such condition!
(Russian’s Northern fleet nuclear waste storage site)
Không có nơi nào trên thế giới có các thanh nhiên liệu hạt nhân trong điều kiện (tồi tệ) như vậy!
(Một khu chứa thanh nguyên liệu hạt nhân phế thải của hạm đội biển Bắc của Nga)
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41610
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
An toàn tại các nhà máy điện hạt nhân đã, đang và sẽ là vấn đề nan giải tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân hoạt động. Các tập đoàn bán nhà máy điện hạt nhân luôn luôn tạo một viễn cảnh rất lý tưởng cho NMĐHN là bảo đảm an toàn, an toàn nhất, tuyệt đối an toàn để họ có thể bán được với món lợi rất béo bở từ thương vụ hằng chục tỷ cho mỗi nhà máy. Nhưng môt khi có tai nạn hay thảm họa thì chính tại các nước có nhà máy ĐHN dân chúng phải gánh chịu mọi hậu quả kinh tế và tệ hại nhất là hậu quả nhiễm phóng xạ hạt nhân gây ra cho hàng triệu sinh linh của nước họ, biến vùng đất rộng hằng ngàn kilomét vuông trở thành vùng đất chết, địa ngục trần gian.
Không như các ngành kỹ nghệ khác, việc giải quyết các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là một vấn nạn khôn cùng và vô cùng. Vào thời kỳ sơ khai của kỹ nghệ điện hạt nhân, thập niên 50, để thuyết phục cho NMĐ hạt nhân các công ty sản xuất thiết bị đã cố tình bỏ qua hậu quả phát sinh từ sự tích lũy của hàng ngàn tấn nhiên liệu phế thải phóng xạ của các lò phản ứng của NMĐ hạt nhân. Họ dùng bánh vẽ hiệu quả kinh tế của NMĐHN (bỏ qua những chi phí ngất ngưởng trong việc trừ khữ hằng ngàn tấn thanh nhiên liệu phế thải), và đặt hy vọng vào khả năng trừ khữ phóng xạ hạt nhân với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong các thập kỷ sau. Nhưng thực tế cho đến hôm nay, sau hơn 60 năm hoạt động của kỹ nghệ điện hạt nhân, chưa có một phương cách khả thi nào có thể giãi quyềt dứt điểm chất thải phóng xạ hạt nhân ngoài trừ phải chôn chúng sâu dưới lòng đất trong các vùng có tình trạng địa chất ổn định. Hiện nay tại Hoa Kỳ, toà án đã ra lệnh ngừng cấp giấy phép xây cất mới và tiếp tục hoạt động nhà máy điện hạt nhân vì bị bế tắc trong việc trừ khử chất thải nhiên liệu hạt nhân.
Khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân vùng Hazmat của Thụy Sĩ là một thí dụ. Nga là nước rất bê bối về công tác tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Bằng chứng cụ thể nhất là khu vực lưu trữ chất phế thải hạt nhân của hạm đội biển Bắc Cực của Nga tại AndreevaBay. Vì an toàn cho dân chúng mình mà chính phủ Na Uy buộc lòng phải chi tiền (khoảng 10 triệu USD) cho Nga để họ thu dọn các thanh nhiên liệu và vật liệu phế thải tại đây. Để giành được hợp đổng xây NMĐHN cho Việt Nam, Nga – Rosatom – lại sẵn sàng và hậu hĩnh chi 500 triệu USD cho quan chức Việt Nam giúp đào tạo cán bộ cho dự án NMĐHN tại Ninh Thuận, trong khi đó chỉ cần 10 triệu USD cho công tác thu dọn phóng xạ hạt nhân tại nước họ mà Nga đã phải nhờ Na Uy giúp đỡ. Tại sao Rosatom và chính phủ Nga lại phóng khoáng với ViệtNam quá vậy?
Nếu Việt Nam có nhà máy ĐHN thì vấn nạn giải quyết hằng ngàn tấn phế liệu hạt nhân mỗi năm không biết các quan chức nhà nước có quan tâm khi đưa lên một dự án đầy nguy hiểm cho cả nước như vậy? Khi nào trình độ kỹ thuật của Việt Nam tiến bộ tương đương với Mỹ, Nhật, Đức, Thụy Sĩ để có khả năng tồn trữ chất phóng xạ như các nước này đang cố gắng giải quyết?
Bài dịch dưới đây cho thấy không những tại Hoa Kỳ và các nước, ngay cả Nhật Bản sau hơn 60 năm với trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến hàng đầu của thế giới mà họ còn chưa tìm ra cách nào để giải quyết hằng trăm ngàn tấn nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện hạt nhân của họ.
N.T.H. – N.X.D. – N.H.
* * *
NHẬT BẢN TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT CHẤT PHẾ THẢI HẠT NHÂNby Staff WritersTokyo (UPI) Sep 13, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Hội đồng Khoa học Nhật Bản đã bày tỏ sự lo lắng về các chính sách giải quyết chất thải hạt nhân của nước này.
Hội đồng Khoa học bênh vực cho việc tồn trữ chất phế thải hạt nhân từ các lò phản ứng điện hạt nhân tại những địa điểm “tồn trữ an toàn tạm thời”. Trở ngại từ chính trong nước Nhật Bản là tìm được khu vực tồn trữ có cấu trúc địa chất đủ an toàn, căn cứ vào lịch sử về địa chấn của Nhật Bản.
“Căn cứ vào trình độ hiểu biết về khoa học hiện nay, chúng tôi không thể xác định được một cấu trúc địa chất có đặc tính ổn định cho hằng trăm ngàn năm”, một thành viên của Hội đồng Khoa học Nhật Bản, ông Harutoshi Funabashi, giáo sư Đại học Hosei University, nói với nhật báo The Japan Times.
“Và do đó phương cách tốt nhất hiện tại có thể dùng là cách tồn trữ tạm thời. Điều này không có nghĩa là đùn đẩy một cách vô trách nhiệm các khó khăn của công tác tồn trữ chất thải hạt nhân cho thế hệ tương lai. Đây chỉ là để bảo đảm có thêm thời gian cho việc tìm ra những phương cách giải quyết vấn đề thích hợp hơn”.
Xử lý chất thải hạt nhân một cách an toàn là vấn đề khó khăn ngày càng tăng đối với các nước đang vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Nỗi lo lắng về điện hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân là cao nhất tại Nhật Bản, nơi mà vào ngày 11/03/2011, nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn Tokyo Electric Power Co bị rúng động bởi trận động đất cường độ 9.0. Dư chấn đã gây ra một cơn sóng thần phá hủy toàn bộ khu nhà máyFukushima.
Những thùng kim loại đặc biệt chứa chất thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị lật nhào nhưng chất phóng xạ không bị rò rỉ. Tuy nhiên, phóng xạ từ những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng chứa trong các hồ nước làm nguội đã thoát ra ngoài không khí.
Chính phủ Nhật Bản ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ khu phức hợp nhà máy bị hư hại Fukushima Daiichi đã gây ô nhiểm phóng xạ trên một vùng đất diện tích từ 386 đến 1500 dặm vuông (từ 965 đến 3870 km vuông – 60 km x 60 km).
Mối lo lắng về xử lý chất thải hạt nhân cũng là vấn đề quan tâm cao độ ngay tại Hoa Kỳ, nơi các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên [trên thế giới] được xây cất. Có 104 lò phản ứng điện hạt nhân thương mại, sản xuất khoảng 20% lượng điện năng quốc gia.
Từ năm 1980 đến 2008, chính phủ Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch đưa chất phế thải của nhà máy điện hạt nhân về cơ sở tồn trữ vĩnh viễn tại vùng núi Yucca Mountain, Nevada. Nhưng cách đây bốn năm, khu vực tồn trữ Yucca Mountain Repository đã ngừng hoạt động sau khi các nhà khoa học xác định rằng khu vực này có nguy cơ cao về gây ô nhiễm cho các tầng nước ngầm.
Cho tới khi nào một địa điểm khác được phát triển, kế hoạch trước mắt của Ủy ban Pháp quy Hạt nhân là tiếp tục lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải ngay tại các nhà máy đã tạo ra chúng.
Giải pháp hiện được Tokyo đề nghị để giải quyết vấn nạn lớn về chất thải hạt nhân là tái tinh lọc những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thành loại chất thải phóng xạ mức độ cao ở dạng thủy tinh, sau đó được lưu trữ tạm thời để làm nguội trong khoảng thời gian từ 30 đến 50 năm trước khi được đưa đi tồn trữ tại điểm tồn trữ cuối cùng ở sâu khoảng 1000 bộ (350 mét) dưới lòng đất.
Một quốc gia hạt nhân tiên tiến khác – nước Đức, trong cơn sóng gió của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã quyết định từ bỏ toàn bộ chương trình sản xuất điện hạt nhân. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đã tuyên bố rằng Đức, quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới về kinh tế và lớn nhất của Châu Âu, sẽ đóng cửa tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân từ năm 2015 đến 2022.
Nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Ngân hàng Phát triển của Đức đã tuyên bố ý định sẽ bảo lãnh cho các đầu tư về năng lượng tái tạo và về việc cải tiến hiệu năng sử dụng năng lượng tại Đức, với tổng số tiền là 137,3 tỷ USD trong thời gian năm năm tới.
Nguồn bản gốc:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Japan_works_on_nuclear_waste_disposal_999.html
* * *
Tài liệu tham khảo:
– Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản ảnh hưởng đến đời sống gần đó
http://www.voatiengviet.com/content/tai-nan-hat-nhan-nhat-anh-huong-doi-song-gan-do/1489154.html
– Chernobylhành trình vào vùng đất chết
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120708/chernobyl-hanh-trinh-vao-vung-dat-chet.aspx
– NRC Freezes All Nuclear Reactor Construction and Operating Licenses in US
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/NRC_Freezes_All_Nuclear_Reactor_Construction_and_Operating_Licenses_in_US_999.html
– Hazmat burial: Pics of potential radioactive trash dump revealed (PHOTOS)
http://rt.com/news/radioactive-waste-disposal-alpine-nagra-514/
– Norwegian experts enter nuclear waste site
http://www.bellona.org/english_import_area/international/russia/navy/northern_fleet/storage/20648
– Việt Nam chỉ xây nhà máy điện hạt nhân khi an toàn được đảm bảo tuyệt đối/ Nga giúp đỡ huấn luyện với trị giá khoảng 500 triệu USD
http://vov.vn/Home/Viet-Nam-chi-xay-nha-may-dien-hat-nhan-khi-an-toan-duoc-dam-bao-tuyet-doi/20128/222270.vov
– Khu tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải Gorleben của Đức
http://en.wikipedia.org/wiki/Gorleben
No other place in the world has nuclear fuel in such condition!
(Russian’s Northern fleet nuclear waste storage site)
Không có nơi nào trên thế giới có các thanh nhiên liệu hạt nhân trong điều kiện (tồi tệ) như vậy!
(Một khu chứa thanh nguyên liệu hạt nhân phế thải của hạm đội biển Bắc của Nga)
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41610
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001