Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Kami - Anh Ba Sàm: Cánh tay nối dài của đảng CSVN trong truyền thông lề trái?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 11 tháng hai năm 2013 
ABS (ngồi giữa) chủ tọa phiên hội thảo
Chuyện này tôi đã định viết từ lâu, từ sau khi có Hội thảo “Tác động của Truyền thông Xã hội lên tác nghiệp Báo chí” diễn ra tại Hà nội cuối tháng 12.2012. Khi ấy hình như sự ngờ vực của tôi bấy lâu nay càng được khẳng định rõ ràng hơn. Khi đó, tôi đã từng trao đổi với một người quen, chủ một trang website báo chí lề trái khá lớn. Nhưng anh bạn nói nó là vấn đề tế nhị nên tôi đành cất đi. Hôm nay, ngày cuối năm, nhưng cây đang lặng mà gió chẳng đừng. Họ lại "chơi" mình rồi, thôi đành giở ra viết tiếp để chuyện vớ vẩn khỏi ám ảnh mình khi sang năm mới vậy.

Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp của từng quốc gia cũng đề cập tới. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Ở Việt nam cũng vậy, quyền Tự do báo chí hay tự do thông tin được ghi nhận tại điều 69 Hiến pháp và Việt nam cũng là thành viên tham gia ký Công ước quốc tế về quyền con người từ năm 1986. Như vậy về mặt pháp lý, Tự do báo chí hay tự do thông tin của công dân ở Việt nam được ghi nhận như một thứ quyền con người. Song trên thực tế điều đó có được thực hiện một cách đầy đủ theo Hiến pháp - pháp luật lớn nhất hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này tưởng rất dễ, nhiều người sẽ sẵn sàng kết luận rằng quyền Tự do báo chí hay tự do thông tin của công dân ở Việt nam bị vi phạm nghiêm trọng một cách không chần chừ. Cụ thể, ví dụ người đứng đầu cơ quan hành pháp, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu công khai một ý kiến bị cho là vi phạm Hiến pháp "Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng.". Đó cũng là nội dung cơ bản Chỉ thị 37 hồi năm 2006, để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí.

Cũng có người sẽ dẫn ra báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới khẳng định Việt Nam không có truyền thông độc lập. Hay Việt Nam xếp hạng gần cuối trong bảng xếp hạng về chỉ số tự do báo chí. Báo chí, truyền hình và radio đều nằm dưới sự điều khiển của chính quyền. Với dẫn chứng bốn cơ quan chính là Thông tấn xã Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân đều được phối hợp để thi hành tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam. Hay theo tổ chức Freedom House công bố ngày 1 tháng 5, 2012 thì Việt Nam đứng hạng thứ 182 trên 197 quốc gia thế giới, đồng hạng với Ả Rập Saudi, Bahrain, Lào và Somalia. So với các nước khác ở Đông Á thì Việt Nam chỉ hơn Bắc Hàn (đội sổ), Miến Điện và Trung quốc. Với dẫn chứng, hiện khoảng 10 nhà báo và nhà bất đồng chính kiến mạng đang bị ở tù "vì những phát biểu của họ". V.v...

Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng những nhận định trên là chưa hoàn toàn đúng, có lẽ chỉ mới đúng một nửa vì trên thực tế hiện nay thì sự tự do báo chí hay tự do thông tin ở Việt nam vẫn tồn tại mà chỉ là sự thiên lệch có chủ ý và không công bằng. Nói đến đây sẽ có không ít người giãy nảy lên và cho rằng tôi là đặc công đỏ, là Phạm Xuân Ẩn hay gián điệp dân chủ...etc đang ca ngợi cho thứ dân chủ của cộng sản. Tôi ca ngợi hay không ca ngợi cho sự dân chủ kiểu của cộng sản hay không, xin xem tiếp sẽ biết tôi nói đúng hay sai?

Những ai ưa thích tìm hiểu thông tin thời sự, đặc biệt là tin tức thế sự về chính trị xã hội không thể không biết đến Nhật báo BA SÀM (ABS), một trang thông tin đa chiều với slogan "Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ". Đây là một trang thông tin, bên cạnh các thông tin khác do thành viên của ABS viết, dịch hoặc đánh máy lại các thông tin từ bản tin của TTX Việt nam và những bài của các tác giả khác mà họ cảm thấy tâm đắc. Đặc biệt không thể không nhắc đến mục Điểm tin hàng ngày, là tổng hợp các đường links từ các trang mạng, blog khác bằng tiếng Việt trên toàn cầu. Cho dù có người cho rằng ABS chẳng qua là một cái kệ gỗ, nhưng cá nhân tôi cũng không hẳn đồng tình với nhận xét đó, mà hàng ngày tôi vẫn đọc trang ABS để lấy tin để đăng cho trang Tin tức hàng ngày của chúng tôi. Tôi là người thực tế, lấy hiệu quả công việc làm trọng, thay vì đi tìm kiếm tin tức từ các blog khác thì trang ABS cũng như trang Dân luận, X-cafe, Dân làm báo, Đàn chim Việt, DCV online, Viet-studies... là những trang tôi theo dõi hàng ngày. Mục đích cũng chỉ là đọc để biết và đưa tin cho bạn đọc. Tôi ủng hộ sự tồn tại của trang ABS, vì ít nhất nó cũng là một chỗ phát tán và đưa thông tin đến bạn đọc.


d7d2667e 547e 4b1d 81ce 8d5a11a5301d Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí
Ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí TW (Cục Báo chí- Bộ Thông tin và Truyền thông) (đứng phát biểu), ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS (ngồi giữa) và PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản (ngồi bên trái ông Vinh)
Quan hệ của tôi với ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS trước đây là quan hệ giữa một blogger với blogger, cũng đôi lần thư đi thư  lại. Trang ABS đã từng đăng các bài viết của tôi, đưa trang Tin tức Hàng ngày và blog Kami vào danh sách các trang web-blog đỉnh và cũng hay điểm tin từ các trang website và blog của tôi. Và kể từ khi tôi có các bài viết không phù hợp với tư tưởng hay suy nghĩ của ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS thì trang Tin tức Hàng ngày và blog Kami bị loại bỏ khỏi danh sách. Đó là chuyện bình thường, quyền của họ không có gì đáng nói. Chỉ đến khi tôi viết bài "Về phong trào "Con đường Việt Nam" bày tỏ sự không đồng tình với nhận định của ABS khi vội vã kết luận rằng "Phong trào Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long là "cạm bẫy, đó là chim mồi hay là kịch bản của chính quyền dựng lên để bắt những người bất đồng chính kiến nếu tham gia" và đưa ra các bằng chứng thể hiện rằng trang ABS tồn tại được trên sự thỏa hiệp với chính quyền trong việc đưa tin tức. Cụ thể như lời giải thích như ABS hay là nick name của ông Nguyễn Hữu Vinh cựu sĩ quan an ninh, đã thừa nhận trong mục Điểm tin ngày 17/6rằng “Phải nói rõ ra như vậy, bởi vì BS luôn xác định cho mình và các cộng sự là cần có sự trao đổi, cảm thông nhất định giữa những người cầm quyền và dân chúng nói chung, giữa cư dân mạng và cơ quan chức năng nói riêng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cũng chính vì vậy mà sau khi đưa đường link mấy chục trang web mang tên các vị lãnh đạo, rồi đọc bài viết trên Quân đội ND ám chỉ đó là các trang mạo danh, BS đã gỡ bỏ. Trước đó, theo đề nghị trực tiếp của cơ quan chức năng, BS cũng đã bỏ đường link tới một trang blog (xin không nêu tên ở đây)”. (Xem ở đây)

Việc một blogger thỏa hiệp với chính quyền để tồn tại là quyền của họ, nó cũng có thể gọi là sự khéo léo để tồn tại, nếu phía ta (xu hướng cổ vũ cho dân chủ tự do) vẫn có lợi. Nhưng có lẽ trang ABS được cho phép tồn tại để đổi lại làm cái việc nuôi quân ba năm để đánh một trận. Mà Phong trào Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long là một nạn nhân. Sở dĩ nói Phong trào Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long là một nạn nhân vì họ bị mang tai tiếng là cánh tay nối dài của đảng CSVN trong một thời gian quá dài. Đến nay thì ai cũng rõ, chắc chắn Phong trào Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long không phải là cánh tay nối dài của đảng CSVN. Mà hình như ABS đã và đang tự biến mình làm cái nhiệm vụ của cánh tay nối dài của đảng CSVN thì phải?

Tôi là một người thẳng thắn, với quan niệm của cá nhân tôi trong việc viết bài là bảo vệ lẽ phải, cổ vũ cái đúng, phê phán cái xấu. Bất kể là ai, thuộc phe chính kiến nào. Dân chủ mà sai tôi cũng phê phán, cộng sản mà đúng tôi cũng khen và ngược lại. Vì tôi quan niệm có như thế thì dân trí xã hội mới tiến bộ được, khi dân trí tiến bộ thì mới có thể bàn đến những chuyện khác lớn hơn. Cái suy nghĩ ấy của tôi nó khác với suy nghĩ của số đông người Việt mà họ hay nói với tôi rằng "nó không có lợi cho phong trào". Và lập tức họ sẽ chụp cho tôi cái mũ là đặc công đỏ, là Phạm Xuân Ẩn hay gián điệp dân chủ...etc như một số người chưa có đủ nhận thức về quyền tự do dân chủ khi bị động chạm đến. Như Quan làm báo, Lê Nguyên Hồng... ra sức bịa đặt, vu khống hay kể cả lấy ảnh hay tên của người khác để vu khống cho tôi. Và cánh tay nối dài của đảng - ABS cũng tiếp tay cho họ và lợi dụng để bôi nhọ cá nhân tôi. Đó chính là vì sao blogger Nguyễn Đại, một cây viết cho Dân luận trong bài "Nguyễn Đại - Quan Làm Báo và tôi, chị Từ Huy và anh Đông La" cho rằng "Cái câu chuyện quá vô lý. Nó vô lý đến độ như một tiểu phẩm hài. Để cười chứ không phải để tranh luận" và "Có một chút buồn là trang tôi ưa thích - anhbasam - cũng đăng bài này.". Một bài nực cười như trẻ con của Lê Nguyên Hồng khi cho rằng Kami là Nguyễn Đại, phải chăng đây là hệ quả của một việc làm có chủ ý của người không ngay thẳng?

Sẽ có người cho rằng nói ABS là cánh tay nối dài của đảng thì có quá và có bằng chứng gì không? Tôi đã nói bất cứ cái gì thì phải có đủ bằng chứng thì tôi mới nói. Muốn hiểu thế nào là cánh tay nối dài của đảng thì hãy tìm hiểu vềchế độ toàn trị của đảng CSVN để thấy hết được sự nguy hiểm. Nghĩa là mọi tổ chức xã hội đều phải chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN, kể cả tổ chức tôn giáo trước đây và truyền thông mạng lề trái bây giờ cũng không loại trừ. Đây là một âm mưu hết sức thâm độc của đảng CSVN, chính vì lẽ đó mà nhiều người cả trong lẫn ngoài nước vẫn nghĩ rằng ở Việt nam người ta vẫn có quyền tự do, hầu như trong mọi lĩnh vực. Kể cả lập hội nuôi chim cá cảnh và sự tự do báo chí, còn có cả Thông tấn xã vỉa hè của ABS ngang nhiên đưa cả các tin tức chống đối, tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Mà chủ blog ABS vẫn ngang nhiên tồn tại dưới danh nghĩa Giám đốc của Công ty TNHH  VPI - Công ty cung cấp dịch vụ Điều tra tư - THÁM TỬ TƯ đầu tiên tại Việt Nam có văn phòng tại  Số 5-ngách 2-ngõ 4D-phố Đặng Văn Ngữ-quận Đống Đa- Hà Nội.

Đây chính là lý do cá nhân tôi khẳng định  quyền Tự do báo chí hay tự do thông tin của công dân ở Việt nam bị vi phạm nghiêm trọng chưa hoàn toàn đúng, có lẽ chỉ mới đúng một nửa vì trên thực tế hiện nay thì sự tự do báo chí hay tự do thông tin ở Việt nam vẫn tồn tại. Sự tồn tại này sẽ được chấp nhận nếu đảng và chính quyền có lợi là chắc chắn. Hay nói một các khác, thẳng thắn là đảng CSVN đã thông qua Nhật báo BA SÀM "Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ" để luồn bàn tay lông lá của họ để định hướng và thao túng truyền thông lề trái. Đơn giản, chỉ một người có hành vi phát tán và tuyên truyền các thông tin chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam như đăng tải hàng ngày trên trang ABS thì chỗ đến chắc chắn không ngoài nhà tù. Con ông cháu cha cỡ TS. Luật Cù Huy Hà Vũ mà rồi kết cục thế nào chắc không cấn nhắc lại. Vậy vì sao trang ABS đăng tải các thông tin từ các blogs "phản động", trái với tinh thần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra xử lý các trang mạng được cho là đăng tải nội dung chống đảng và Nhà nước, trong đó nêu đích danh các trang "Dân làm báo", "Quan làm báo" và "Biển Đông" theo tinh thần Công văn số 7169 /VPCP-NC. Tại sao lại có chuyện ngược đời như thế? Đã đành chính quyền cũng tiến hành chặn tường lửa đối với trang ABS, nhưng đó chỉ là trò con nít. Giờ đây chặn hay không chặn thì kết quả cũng y như nhau, vì mọi người đều có thể vượt được dễ dàng mà không có bất kỳ trở ngại gì.

Nói có sách, mách có chứng. Đó là ngày 24/12/2012, tại Trụ sở Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam ( Số 53 Nguyễn Du – Hà Nội ), đã diễn ra Hội thảo “Tác động của Truyền thông Xã hội lên tác nghiệp Báo chí”. Đại biểu tham dự là các chuyên gia, các nhà báo, đại diện các cơ quan ban ngành quan tâm đến truyền thông, có những kinh nghiệm, quan điểm về chủ đề liên quan. Được biết, đây là hoạt động được Bộ Ngoại giao Anh hỗ trợ thông qua Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội. Và điều đặc biệt theo như trong ảnh minh họa, trên bàn chủ trì hội nghị này, người ta thấy ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí TW (Cục Báo chí- Bộ Thông tin và Truyền thông) (đứng phát biểu), ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS (ngồi giữa) và PGS-TS Đoàn Thế Hanh, Ủy viên BBT Tạp chí Cộng sản (ngồi bên trái ông Vinh). Được biết, hội nghị này ngoài những người được mời tham dự, thì những cá nhân khác ai đến dự cũng được. Nhưng muốn phát biểu thì phải đăng ký và thời gian cũng hết sức sít sao như tuyên bố của chủ tọa hội nghị. Thì việc ngồi ghế giữa của các vị chủ tọa chủ trì hội nghị của ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS chắc chắn là không phải là chuyện tình cờ!. Từ vị trí của ông ngồi người ta sẽ có quyền đặt câu hỏi "Không hiểu ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang ABS đến dự với tư cách gì và đang giữ vai trò gì trong hội nghị này? Phản động chống đối hay người trong ngành?". Ai bảo Việt nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, thì cứ từ cái này để tự hiểu xem có hay không?. Đấy, oách chưa, họ bắn một mũi tên được mấy mục đích?

Trên mạng họ hay bảo có chuyện chính quyền hay mở các trang web để hòng tìm IP và cài mã độc nhằm đánh cắp thông tin của những người bất đồng chính kiến thì tôi không tin. Nhà nước sao bắt cho xuể, bây giờ dân chửi thẳng vào mặt công an họ còn không sợ, ai bây giờ còn sợ không dám chửi nhà nước? Nhưng chuyện đảng và chính quyền để cho phép những trang phản động, tuyên truyền và phát tán các thông tin chống đảng và nhà nước như trang ABS tồn tại một cách ngang nhiên là vì sao? Nếu hiểu thực chất là một chiêu khổ nhục kế nhằm mục đích để luồn bàn tay lông lá của họ để định hướng và thao túng truyền thông lề trái thì sẽ dễ hiểu. Nhưng có cái là chính quyền họ không tham, được cái nọ phải mất cái kia. Ngoài việc định hướng thông tin lề trái mà ABS phải cố gắng tận dụng,  thì cái quan trọng là chờ đợi. Chờ ba năm làm một cú to như tung tin để phá "Phong trào Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long là một ví dụ điển hình, bài học nhớ đời. Tương tự, trang ABS cũng hay đưa và bình luận các thông tin không tốt về tôi khi có cơ hội cũng thế. Phải chăng là anh ta sợ tôi?. Sợ tôi biết hơi bị nhiều, kể cả chuyện ABS đang làm gì, nhận nhiệm vụ từ ai với mục đích gì?  Như anh Phạm X. B, hiện là trưởng một phòng nghiệp vụ ở (...) Thành phố, con trai một cán bộ cao cấp trong ngành công an đã nghỉ hưu, sáng hôm rồi ngồi cafe khi nói chuyện xung quanh ván đề ABS là ai, làm cho ai thì anh có bảo vui tôi "mày chỉ cần nói tên anh là nó biết mày biết rõ thông tin về nó".

Mình biết cũng chẳng muốn nói ra chuyện này, đó chuyện riêng của họ. Nói ra, để hạ uy tín của người khác bắng những chuyện vô căn cứ thì cũng chứng tỏ mình cũng chẳng ra gì. Vả lại hơn ai hết, cánh tay nối dài ABS phải biết nếu tôi là chim mồi của đảng CSVN thì nghiễm nhiên tôi và anh ta phải đứng chung chiến tuyến. Vậy mà ABS đang cổ súy cho chủ trương của đảng và chính quyền là vận động cho nhân dân góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, để khẳng định tính chính danh hợp pháp của chính quyền. Thì có lý gì tôi lại tẩy chay (boycott), quay lưng lại với trò lừa bịp ấy? Nói như thế nghĩa là tôi và ABS không hề chung chiến tuyến.

Nói ra để muốn các anh nên trật tự, đừng suy diễn đặt điều, như hôm nay trong mục Điểm tin ngày 9.2.2012, ABS có bảo tôi là chim mồi (!?). Không biết anh muốn tôi mồi ai và mồi cho ai? Việc khi tôi viết bài "Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?" thể hiện quan điểm của cá nhân tôi. Hay việc được GS. Trần Hữu Dũng chủ trang Viet-studies cho đăng, khen ngợi bài viết của tôi và cho rằng nhiều người sẽ tâm đắc về bài viết này là quan điểm của GS và đó là quyền tự do ngôn luận và đa nguyên tư tưởng. Sao ABS phải sợ điều đó và chỉ trích GS Trần Hữu Dũng khi cho rằng "Thế nhưng, có lẽ nhiều trí thức trong, ngoài nước là bạn hữu hoặc có thiện cảm với chủ trang Viet-Studies sẽ phải bất ngờ khi ở đó chỉ cung cấp bản tải xuống (download) của “Kiến nghị 72” và Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm, mà không cho đăng “trang trọng” như bài này: Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp? (RFA Blog Kami 5-2-13), thậm chí có thể còn “lạ” hơn khi đọc lời bình ngắn theo kiểu Lòng vả cũng như lòng sung của chủ trang cùng việc trích dẫn một đoạn “quan trọng”:  “Nhiều người sẽ rất tâm đắc với bài này. (Tác giả huỵch tẹt: “..việc đi bầu, cũng như việc góp ý hay ký kiến nghị cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vô tình chúng ta tiếp tay cho họ nói dối và lừa bịp công luận quốc tế”)"? Cho dù điều đó nó có đi ngược lại với yêu cầu của đảng, của cấp trên ABS thì là việc của các anh. Hay anh sợ và bảo tôi định mồi cho nhiều người khác tẩy chay việc góp ý và ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 - trò hề bịp bợm của đảng CSVN, mà những người có chút lương tri không thể chấp nhận và tiếp tay cho hành động dối trá, bịp bợm ấy.

Có lẽ không phải nói nhiều, chỉ riêng chuyện ABS phê phán tôi vì không đồng tình ủng hộ chính quyền trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 như anh ấy cũng thừa đủ biết rằng anh ta ủng hộ ai hay đứng về phía nào? Nếu vì nhiệm vụ thì thôi khỏi nói. :D

Người Việt có câu "Chân mình thì lấm mê mê/ Lại cầm bó đuốc mà rê chân người" trong trường hợp này đối với ABS quả là không sai? Rành rành ông ta là đã và đang làm cái nhiệm vụ của cánh tay nối dài của đảng CSVN nhằm mục đích thao túng và định hướng truyền thông lề trái. Biết thế thì nên kín đáo, âm thầm để làm. Vậy mà ông ta không biết thân mà còn đi làm cái nhiệm vụ bôi nhọ tổ chức hay các cá nhân khác để nhằm mục đích gì? Sai lầm nhất là ông ta chỉ trích và cho rằng GS. Trần Hữu Dũng cũng "Lòng vả cũng như lòng sung" với Kami, một kẻ chim mồi hay gián điệp dân chủ? Vây là sao, có phải vì ông ta không thao túng và định hướng GS. Trần Hữu Dũng không được thì cho rằng GS là kẻ xấu?
.
Vậy tôi sẽ xung phong là kẻ xấu theo cách nghĩ của ABS, để chứng minh cho dư luận thấy ai là gián điệp dân chủ, ai là chim mồi theo cách gọi của ABS và ai là cánh tay nối dài của đảng CSVN trong hệ thống truyền thông lề trái! Chỉ muốn ABS - ông Nguyễn Hữu Vinh nên xem lại, ông lấy tư cách gì để "lên lớp" cho GS. Trần Hữu Dũng và tôi (Kami)? Nếu không phải là đang ông tranh phần việc của báo Quân đội Nhân dân?

Giáp giao thừa 29 Tết, ngày 09 tháng 2 năm 2013
© Kami - RFA Blog's

Bài của tác giả gửi tới TTHN
nguồn:http://www.tintuchangngayonline.com/2013/02/anh-ba-sam-canh-tay-noi-dai-cua-ang.html
======================================================================
Nhân đọc một bài viết của Sông Hàn về Anh Ba Sàm


Sự việc trang Ba Sàm liên tục bị hacked đang là sự kiện nóng nhất trong cộng đồng mạng suốt tuần qua.
Trên trang Han Times vừa có bài viết của chủ trang với tiêu đề  Hai giả thuyết về sự vụ Ba Sàm bị hack (*)
Trong bài viết này, ngoài việc đưa ra những giả thuyết về nhân thân   và động cơ của Anh Ba Sàm, tác giả cũng giành nhiều chữ để nhận xét về các “cồng sĩ”  trên trang này.
Là một trong những “cồng sĩ” của trang Ba Sàm, mình có mấy ý kiến sau:
1) Cho dù động cơ thực sự của Ba Sàm là gì, anh ta thực sự là ai – là “cánh tay nối dài” của ai đó…, là nhà dân chủ hay là gì khác, do ai tài trợ, hợp tác với ai… thì những đóng góp mà trang điểm tin hàng đầu ở Việt Nam này mang đến cho toàn xã hội, góp phần nâng cao ý thức công dân cũng như ý thức của nhà cầm quyền – nghĩa là góp phần nâng cao cả dân trí và quan trí -  là rất lớn lao mà không ai có thể phủ nhận được. Mình chỉ quan tâm đến chuyện đó thôi.
2) Có thể cảm nhận được những định hướng mà Anh Ba Sàm muốn dư luận hướng đến, không chỉ là cái định hướng chung “phá vòng nô lệ” mà còn được thể hiện ở một số chủ đề riêng biệt nào đó và  một số lượng đáng kể các fan của trang này chịu ảnh hưởng của những định hướng ấy khá rõ-  thể hiện bằng những cái “còm” của họ, không chỉ về nội dung mà cả về văn phong. Nhưng đó cũng là lẽ thường tình đối với mọi trang blog.
3) Ngoài những còm sĩ dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi sự “định hướng”  của chủ trang và BTV (điều này không hẳn lúc nào cũng xấu) và ngoại trừ các “dư luận viên” với lối “phản biện” cùn, nói lấy được bằng những ngôn từ hạ cấp, thì cũng vẫn có một đội ngũ những còm sĩ giữ được cái nhìn độc lập khi bình luận trên trang này, mặc dù họ vẫn đánh giá cao đóng góp của trang này nhưng những lời bình của họ cho thấy họ có những đánh giá không phải lúc nào cũng cùng quan điểm,thậm chí có những lúc trái ngược hẳn với quan điểm hay định hướng của những người biên tập. Nhưng dù ý kiến có thể khác biệt, các còm sĩ này vẫn giữ được lối nói hòa nhã vì có lẽ họ rất trân trọng công sức của Anh Ba Sàm và các cộng tác viên. Đội ngũ còm sĩ này có thể không đông, nhưng thực sự là tài sản quý giá của trang này mà không dễ gì các trang mạng khác có được.
Ba nhận xét trên chỉ nhắm đến đối tượng là một trang mạng cụ thể với những hiệu quả truyền thông của nó.
Còn nếu xét nó là một phong trào  chính trị đang manh nha như ý của Blogger Sông Hàn thì hẳn là cần phải có thêm những nhận xét khắt khe hơn, không loại trừ việc cảnh báo về một xu hướng độc tài mới mà những người muốn làm chính khách trong tương lai cần phải tránh để không dẫm vào vết xe đổ của những kẻ mà họ đang phê phán hiện nay… Nhưng nói tới điều này khi chủ đề đang bàn là blog Ba Sàm – dù là một trang điểm tin nổi tiếng nhất hiện nay – thì có lẽ chưa thích hợp vì chủ trang chưa bao giờ tuyên bố mình là một thủ lĩnh chính trị mà chỉ là một blogger, góp ý như thế không khéo lại là quy chụp cho anh cái điều đã chắc gì anh muốn. Mình cho rằng chỉ cho đến khi nào Anh Ba Sàm không phải chỉ là blogger Ba Sàm nữa thì việc đưa ra những  bình luận kiểu như thế này chắc cũng không muộn.
___________________________________________________________________________________________________
(*)  Bấm vào ĐÂY để đọc bài này
nguồn:http://hahien.wordpress.com/2013/03/16/nhan-doc-mot-bai-viet-cua-song-han-ve-anh-ba-sam/
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001