PV Quốc Doanh
Một đồng nghiệp quốc doanh của tôi kể, ông vừa bị cuộc họp chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam chất vấn việc viết bài đăng ở trang Bauxite ViệtNam. Nội dung bài viết chê công tác lý luận của Đảng lạc hậu, tốn tiền, vô tích sự. Một đảng viên đọc bài viết trên trang Bauxite ViệtNamvà chất vấn, tại sao đảng viên không phát biểu trên các phương tiện thông tin chính thống mà ở trang mạng không chính thống? Ông ta lấy bản thân để nêu ví dụ làm gương, là ông từng phát biểu ý kiến thẳng thắn trong một cuộc họp có cấp trên dự. Bài viết của đồng nghiệp quốc doanh đăng hồi năm 2010. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi kể tiếp, định hỏi lại ông đảng viên kia hai câu: Ông từng dám phát biểu thẳng thắn, thật tuyệt vời, nhưng kết quả đến đâu? Tại sao ông lại đọc trang mạng không chính thống, và còn nhớ bài viết từ năm 2010?
Nhưng đồng nghiệp quốc doanh của tôi nói, đã kịp nín lại. Chỉ buồn vô hạn. Không phải buồn vì bị chất vấn, đã dám viết là dám đương đầu mọi chất vấn, nếu được khôn thêm còn cảm ơn. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi nói ông buồn vì dường như đã nhìn người nhầm lẫn. Ông nói thêm, trong Đảng bây giờ, thỉnh thoảng buồn như thế. Có người hay khuyên người khác “đạo đức” nhưng mình thì bám giữ ghế, không rứt ra được công việc nhàn hạ ăn bám. Đạo đức là vấn đề của việc làm, với không ít đảng viên lại trở thành vấn đề của lời nói, vấn đề của khuyên răn.
Chuyện của ông đồng nghiệp quốc doanh khiến tôi suy nghĩ. Hình như từ lâu rồi, Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình có tài năng “lãnh đạo” mà không chịu trách nhiệm gì cả nên không ít đảng viên nói nhiều hơn làm, lo dạy người khác mà không lo làm việc. Khá nhiều đảng viên chẳng hơn ai nhưng ngồi được vào một cái ghế nào đó là tự cho mình có quyền suy nghĩ thay người khác, yêu nước thay người khác, ban phát cả quyền sống cho người khác, luôn làm bộ “chăm lo cuộc sống nhân dân” nhưng không biết làm việc gì cụ thể.
Trong Đảng, người dưới cứ nhìn người trên để nói theo, canh phòng nhau nói theo một giọng. Nhưng nhìn lên thật ra chỉ có cái ghế, ai ngồi vô là thành thánh tướng để được nói theo, rời khỏi ghế thì chẳng còn gì nữa, còn dễ bị khinh thường. Thỉnh thoảng, truyền thông quốc doanh châm biếm xứ nào đó chen nhau chổng mông vái hòn đá, gốc cây, vậy quanh năm cung kính nói theo cái ghế thì có hơn gì?
Riết rồi con người trở nên hèn hạ, bạc nhược. Tôi nhớ, hồi năm 1998, Đảng có nghị quyết về văn học nghệ thuật, nhiều người hớn hở với viễn cảnh văn học nghệ thuật sẽ có “thành tựu”. Mấy năm sau, hội nhà báo quốc doanh cũng xin Đảng một cái nghị quyết để “phát triển”. Nhưng tất cả chẳng thấy sáng lên. Mới đây, vài người trong giới văn học nghệ thuật cho rằng, nghị quyết cũ đã cũ, cần xin nghị quyết mới để “phát triển thời kỳ mới”. Có người gạt đi, văn học nghệ thuật muốn có tác phẩm hay thì Đảng đừng ra nghị quyết về văn học nghệ thuật nữa. Nghe không quen tai nhưng thực tế cũng thấy, tuyệt tác truyện Kiều và các giải Nôben văn học đều ra đời ở nơi không có nghị quyết của Đảng Cộng sản ViệtNam.
Không dám lan man mà trở lại với ông đồng nghiệp quốc doanh của tôi. Khi ông kêu buồn, tôi chia buồn thì ông lại nói, đừng chia buồn cho ông bởi không cần thiết. Ông giải thích, nói về tự do tư tưởng và tự do báo chí thì trên thế giới mấy năm nay, trang Wikileaks với ông Tổng Biên tập người Úc sinh năm 1971 Paul Julian Assange là vì sao sáng rực bầu trời. Những người chủ trang Bauxite ViệtNamhay anh Nguyễn Đắc Kiên thẳng thắn phê phán ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói năng kém cỏi vừa rồi là những cây cao. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi tự nhận, ông thỉnh thoảng viết bài xin đăng trang Bauxite Việt Nam thì cỡ ngọn cỏ là là mặt đất. Nói rồi ông thở dài.
Tôi muốn hỏi đồng nghiệp quốc doanh của tôi về tuổi của ông đồng nghiệp đảng viên kia nhưng nghĩ chẳng cần. Đọc bài của ông trên trang Bauxite Việt Nam rồi chất vấn ông tại sao viết lên đó, dù tuổi nào thì chắc cũng thấp hơn ông. Thấp hơn ngọn cỏ là là mặt đất thì quả là một nỗi buồn cho đội ngũ lãnh đạo đất nước.
Ngày 29/3/2013
PV Q. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45952
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Nhưng đồng nghiệp quốc doanh của tôi nói, đã kịp nín lại. Chỉ buồn vô hạn. Không phải buồn vì bị chất vấn, đã dám viết là dám đương đầu mọi chất vấn, nếu được khôn thêm còn cảm ơn. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi nói ông buồn vì dường như đã nhìn người nhầm lẫn. Ông nói thêm, trong Đảng bây giờ, thỉnh thoảng buồn như thế. Có người hay khuyên người khác “đạo đức” nhưng mình thì bám giữ ghế, không rứt ra được công việc nhàn hạ ăn bám. Đạo đức là vấn đề của việc làm, với không ít đảng viên lại trở thành vấn đề của lời nói, vấn đề của khuyên răn.
Chuyện của ông đồng nghiệp quốc doanh khiến tôi suy nghĩ. Hình như từ lâu rồi, Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình có tài năng “lãnh đạo” mà không chịu trách nhiệm gì cả nên không ít đảng viên nói nhiều hơn làm, lo dạy người khác mà không lo làm việc. Khá nhiều đảng viên chẳng hơn ai nhưng ngồi được vào một cái ghế nào đó là tự cho mình có quyền suy nghĩ thay người khác, yêu nước thay người khác, ban phát cả quyền sống cho người khác, luôn làm bộ “chăm lo cuộc sống nhân dân” nhưng không biết làm việc gì cụ thể.
Trong Đảng, người dưới cứ nhìn người trên để nói theo, canh phòng nhau nói theo một giọng. Nhưng nhìn lên thật ra chỉ có cái ghế, ai ngồi vô là thành thánh tướng để được nói theo, rời khỏi ghế thì chẳng còn gì nữa, còn dễ bị khinh thường. Thỉnh thoảng, truyền thông quốc doanh châm biếm xứ nào đó chen nhau chổng mông vái hòn đá, gốc cây, vậy quanh năm cung kính nói theo cái ghế thì có hơn gì?
Riết rồi con người trở nên hèn hạ, bạc nhược. Tôi nhớ, hồi năm 1998, Đảng có nghị quyết về văn học nghệ thuật, nhiều người hớn hở với viễn cảnh văn học nghệ thuật sẽ có “thành tựu”. Mấy năm sau, hội nhà báo quốc doanh cũng xin Đảng một cái nghị quyết để “phát triển”. Nhưng tất cả chẳng thấy sáng lên. Mới đây, vài người trong giới văn học nghệ thuật cho rằng, nghị quyết cũ đã cũ, cần xin nghị quyết mới để “phát triển thời kỳ mới”. Có người gạt đi, văn học nghệ thuật muốn có tác phẩm hay thì Đảng đừng ra nghị quyết về văn học nghệ thuật nữa. Nghe không quen tai nhưng thực tế cũng thấy, tuyệt tác truyện Kiều và các giải Nôben văn học đều ra đời ở nơi không có nghị quyết của Đảng Cộng sản ViệtNam.
Không dám lan man mà trở lại với ông đồng nghiệp quốc doanh của tôi. Khi ông kêu buồn, tôi chia buồn thì ông lại nói, đừng chia buồn cho ông bởi không cần thiết. Ông giải thích, nói về tự do tư tưởng và tự do báo chí thì trên thế giới mấy năm nay, trang Wikileaks với ông Tổng Biên tập người Úc sinh năm 1971 Paul Julian Assange là vì sao sáng rực bầu trời. Những người chủ trang Bauxite ViệtNamhay anh Nguyễn Đắc Kiên thẳng thắn phê phán ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói năng kém cỏi vừa rồi là những cây cao. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi tự nhận, ông thỉnh thoảng viết bài xin đăng trang Bauxite Việt Nam thì cỡ ngọn cỏ là là mặt đất. Nói rồi ông thở dài.
Tôi muốn hỏi đồng nghiệp quốc doanh của tôi về tuổi của ông đồng nghiệp đảng viên kia nhưng nghĩ chẳng cần. Đọc bài của ông trên trang Bauxite Việt Nam rồi chất vấn ông tại sao viết lên đó, dù tuổi nào thì chắc cũng thấp hơn ông. Thấp hơn ngọn cỏ là là mặt đất thì quả là một nỗi buồn cho đội ngũ lãnh đạo đất nước.
Ngày 29/3/2013
PV Q. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45952
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001