Minh bạch không dễ
Trần Kinh Nghị- Blog TKN
Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, mình lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và không hiểu sao từ đó mình cứ hay dõi theo nhân vật này (?).
Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại “ghi điểm” đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong. Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn khác. Đó là một cảm nhận khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.
Trong phần trả lời về việc tăng giá xăng và việc đấu thầu vàng miếng- vốn là vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay, ông Đam đã nhã nhặn và từ tốn giải thích có đầu có đuôi mọi nhẽ, phải nói là rất có tình có lý. Ông nhắc lại rằng Chính phủ đã định tăng tăng giá xăng từ năm ngoái nhưng chưa tăng…, lần này tăng “vì đã hết tiền bình ổn”….Ông cũng cho biết, Chính phủ cân nhắc chủ trương, nhưng việc tăng hay không và tăng bao nhiêu là phải dựa vào số liệu và đề nghị của ngành chủ quản …. Theo ông, giá xăng thế giới tuy đang giảm nhưng không nhiều và nói chung giá xăng ở VN vẫn thấp hơn thế giới (?). Khi một phóng viên có ý hỏi tại sao không minh bạch về “Quỹ bình ổn xăng dầu”mặc dù nó đã được tiêu sắp hết rồi(?), ông Đam bảo: “Xin ghi nhận rút kinh nghiệm “.
Về chuyện đấu thầu vàng miếng, ông Đam không nói gì nhiều mà để một bà chuyên gia ( tôi quên tên, và cũng không hoàn toàn chắc chắn bà này trả lời trực tiếp tại cuộc họp báo hay đã ghi hình trước đó?, ai biết bổ sung giúp) .Dĩ nhiên bà này đã nói, tuy có phần kém thuyết phục hơn ông Đam, nhưng tinh thần vẫn là Nhà nước làm như vậy là đúng cả. Bàn chẳng thêm giải thích tại sao giá đấu thầu lại cao hơn cả giá thị trường, và điều đó sẽ lại dẫn đến một đợt tăng giá vàng nữa hay không. Nhìn chung mọi câu hỏi dù khá sắc sảo của giới phóng viên cùng những nỗi băn khoăn bức xúc ngoài nhân dân đều có vẽ “không vấn đề” trước sự giải thích của người Đại diện Chính phủ và các quan chức hửu trách. Đúng sai chỉ có thể tự rút ra sau khi mọi việc đã được thực hiện. Nhưng đến lúc đó không còn biết đâu là đâu nữa, thậm chí một lời xin lỗi cũng không có, như đã xảy với Vinashine, hay ngay cả với dự án khai thác bauxit Tây Nguyên hiện nay. Hôm qua Bộ trưởng Vũ Đức Đam và bà chuyên gia vàng miếng đều đã hoàn thành xuất sắc phần trả lời báo chí với cương vị của mỗi người. Nhưng vấn đề ở đây là liệu họ đã nói thực lòng với sự hiểu biết của họ về lợi ích của người dân và của nền kinh tế đất nước, hay nọ chỉ nói vì nhiệm vụ được giao? Ngoài ra, Chính phủ với tư cách là cơ quan điều hành tại sao chỉ dựa vào báo cáo của đương sự (lúc nào cũng muốn tăng giá), mà không dựa vào các tiêu chí quản lý kinh tế và nguyện vọng của người dân để ra quyết định? Chẳng lẽ Chính phủ với đầy đủ tai mắt trong và ngoài nước cùng các cơ quan tư vấn quốc tế lại không biết giá xăng trên thế giới dù tăng giảm thất thường, nhưng bao giờ cũng phải giữ ở một tỷ lệ chấp nhận được so với mức thu nhập của người dân? Không thể có chuyện bắt nhà nghèo tiêu tiền như nhà giàu. Không thể thấy 1 lít xăng bán ở Bắc Âu bằng 1 đô-la chẳng hạn để bắt người Việt Nam cũng phải mua xăng bằng giá ấy. Nếu làm vây thì nhiều người Việt Nam đi làm cả ngày chỉ đủ để mua xăng à? Chuyện giá vàng lại còn ngược đời hơn. Trong nhiều năm nay giá vàng ở Việt nam liên tục cao hơn thế giới với biên độ ngày càng giản rộng (hiện tại trên dưới 5 triệu động/lượng). Chẳng lẽ dân Việt Nam giàu nhất thế giới hay nước Việt nam định “cỏng” cả gánh lạm phát của đồng đô-la Mĩ ? Nếu không thì nền kinh tế Việt Nam nằm ở một hành tinh khác?
Từ những phân vân trên, tôi có cảm nhận rằng các cơ quan Nhà nước Việt Nam ta chưa hề có phong cách điều hành minh bạch. Chính phủ luôn cho mình làm đúng và có lý có tình, nhất là sau khi đã tham khảo các bộ/ngành và các cấp … Và lãnh đạo vẫn cho rằng đối với nhân dân chỉ cần làm tốt công tác giải thích tuyên truyền là đươc! Còn minh bạch ư?, phải từ từ từng bước rút kinh nghiệm…,chứ đâu có dẽ với một đất nước đang chuyển đổi như Việt Nam (!). Ngay cả những yêu cầu minh bạch tối thiểu như thông tin hàng ngày cũng không đủ. Có lẽ vì chưa thấy đúng mức tiêu chí minh bạch, nên lâu nay giới Lãnh đạo vẫn chưa thực sự coi trong tiêu chí minh bạch, biểu hiện cụ thể là chưa thể hiện bằng thể chế hóa và luật hóa cơ chế bộ máy Nhà nước cũng như đảng cầm quyền nhằm tránh sự lạm dụng của cá nhân hoặc nhóm quyền lực. Chừng nào chưa có đầy đủ những điều kiện như vậy, thì sự minh bạch vẫn chỉ là một khẩu hiệu. Sự minh bạch thiếu vắng ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực, từ khâu làm giấy khai sinh cho đến khi khai tử, và cả trong đời sống kinh tế-xã hội cũng như trong tư tưởng và chính trị. Quần chúng nhân dân đã quá quen với việc lắng nghe và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo gương của lãnh đạo, v.v…Quen đến mức quên cả bản thân mình thực sự nghĩ gì và muốn gì. Tai hại hơn là, nếu có ai không làm như thế sẽ bị coi là sai lầm, là diễn biến…, thậm chí là phản động, chống đối… Phải chăng đây chính là một thói quen cố hửu đang ràng buộc xã hội ta trên con đường tiến tới tự do, ấm no, hạnh phúc? Đó là trường hợp gần đây, Đảng và Nhà nước khẩn thiết yêu cầu nhân dân góp ý bổ sung sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng khi có những ý kiến mạnh mẽ, thậm chí trái ngược, thì một số vị lãnh đạo và cả bộ máy tuyên truyền lại vội quy chụp họ “suy thoái và diễn biến…”. Cách làm chủ quan như vậy vô hình trung đã tạo ra những thế lực thù địch trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân và chính quyền. Chẳng lẽ không còn cách tiếp cận nào hơn thế?
Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại “ghi điểm” đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong. Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn khác. Đó là một cảm nhận khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.
Trong phần trả lời về việc tăng giá xăng và việc đấu thầu vàng miếng- vốn là vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay, ông Đam đã nhã nhặn và từ tốn giải thích có đầu có đuôi mọi nhẽ, phải nói là rất có tình có lý. Ông nhắc lại rằng Chính phủ đã định tăng tăng giá xăng từ năm ngoái nhưng chưa tăng…, lần này tăng “vì đã hết tiền bình ổn”….Ông cũng cho biết, Chính phủ cân nhắc chủ trương, nhưng việc tăng hay không và tăng bao nhiêu là phải dựa vào số liệu và đề nghị của ngành chủ quản …. Theo ông, giá xăng thế giới tuy đang giảm nhưng không nhiều và nói chung giá xăng ở VN vẫn thấp hơn thế giới (?). Khi một phóng viên có ý hỏi tại sao không minh bạch về “Quỹ bình ổn xăng dầu”mặc dù nó đã được tiêu sắp hết rồi(?), ông Đam bảo: “Xin ghi nhận rút kinh nghiệm “.
Về chuyện đấu thầu vàng miếng, ông Đam không nói gì nhiều mà để một bà chuyên gia ( tôi quên tên, và cũng không hoàn toàn chắc chắn bà này trả lời trực tiếp tại cuộc họp báo hay đã ghi hình trước đó?, ai biết bổ sung giúp) .Dĩ nhiên bà này đã nói, tuy có phần kém thuyết phục hơn ông Đam, nhưng tinh thần vẫn là Nhà nước làm như vậy là đúng cả. Bàn chẳng thêm giải thích tại sao giá đấu thầu lại cao hơn cả giá thị trường, và điều đó sẽ lại dẫn đến một đợt tăng giá vàng nữa hay không. Nhìn chung mọi câu hỏi dù khá sắc sảo của giới phóng viên cùng những nỗi băn khoăn bức xúc ngoài nhân dân đều có vẽ “không vấn đề” trước sự giải thích của người Đại diện Chính phủ và các quan chức hửu trách. Đúng sai chỉ có thể tự rút ra sau khi mọi việc đã được thực hiện. Nhưng đến lúc đó không còn biết đâu là đâu nữa, thậm chí một lời xin lỗi cũng không có, như đã xảy với Vinashine, hay ngay cả với dự án khai thác bauxit Tây Nguyên hiện nay. Hôm qua Bộ trưởng Vũ Đức Đam và bà chuyên gia vàng miếng đều đã hoàn thành xuất sắc phần trả lời báo chí với cương vị của mỗi người. Nhưng vấn đề ở đây là liệu họ đã nói thực lòng với sự hiểu biết của họ về lợi ích của người dân và của nền kinh tế đất nước, hay nọ chỉ nói vì nhiệm vụ được giao? Ngoài ra, Chính phủ với tư cách là cơ quan điều hành tại sao chỉ dựa vào báo cáo của đương sự (lúc nào cũng muốn tăng giá), mà không dựa vào các tiêu chí quản lý kinh tế và nguyện vọng của người dân để ra quyết định? Chẳng lẽ Chính phủ với đầy đủ tai mắt trong và ngoài nước cùng các cơ quan tư vấn quốc tế lại không biết giá xăng trên thế giới dù tăng giảm thất thường, nhưng bao giờ cũng phải giữ ở một tỷ lệ chấp nhận được so với mức thu nhập của người dân? Không thể có chuyện bắt nhà nghèo tiêu tiền như nhà giàu. Không thể thấy 1 lít xăng bán ở Bắc Âu bằng 1 đô-la chẳng hạn để bắt người Việt Nam cũng phải mua xăng bằng giá ấy. Nếu làm vây thì nhiều người Việt Nam đi làm cả ngày chỉ đủ để mua xăng à? Chuyện giá vàng lại còn ngược đời hơn. Trong nhiều năm nay giá vàng ở Việt nam liên tục cao hơn thế giới với biên độ ngày càng giản rộng (hiện tại trên dưới 5 triệu động/lượng). Chẳng lẽ dân Việt Nam giàu nhất thế giới hay nước Việt nam định “cỏng” cả gánh lạm phát của đồng đô-la Mĩ ? Nếu không thì nền kinh tế Việt Nam nằm ở một hành tinh khác?
Từ những phân vân trên, tôi có cảm nhận rằng các cơ quan Nhà nước Việt Nam ta chưa hề có phong cách điều hành minh bạch. Chính phủ luôn cho mình làm đúng và có lý có tình, nhất là sau khi đã tham khảo các bộ/ngành và các cấp … Và lãnh đạo vẫn cho rằng đối với nhân dân chỉ cần làm tốt công tác giải thích tuyên truyền là đươc! Còn minh bạch ư?, phải từ từ từng bước rút kinh nghiệm…,chứ đâu có dẽ với một đất nước đang chuyển đổi như Việt Nam (!). Ngay cả những yêu cầu minh bạch tối thiểu như thông tin hàng ngày cũng không đủ. Có lẽ vì chưa thấy đúng mức tiêu chí minh bạch, nên lâu nay giới Lãnh đạo vẫn chưa thực sự coi trong tiêu chí minh bạch, biểu hiện cụ thể là chưa thể hiện bằng thể chế hóa và luật hóa cơ chế bộ máy Nhà nước cũng như đảng cầm quyền nhằm tránh sự lạm dụng của cá nhân hoặc nhóm quyền lực. Chừng nào chưa có đầy đủ những điều kiện như vậy, thì sự minh bạch vẫn chỉ là một khẩu hiệu. Sự minh bạch thiếu vắng ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực, từ khâu làm giấy khai sinh cho đến khi khai tử, và cả trong đời sống kinh tế-xã hội cũng như trong tư tưởng và chính trị. Quần chúng nhân dân đã quá quen với việc lắng nghe và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo gương của lãnh đạo, v.v…Quen đến mức quên cả bản thân mình thực sự nghĩ gì và muốn gì. Tai hại hơn là, nếu có ai không làm như thế sẽ bị coi là sai lầm, là diễn biến…, thậm chí là phản động, chống đối… Phải chăng đây chính là một thói quen cố hửu đang ràng buộc xã hội ta trên con đường tiến tới tự do, ấm no, hạnh phúc? Đó là trường hợp gần đây, Đảng và Nhà nước khẩn thiết yêu cầu nhân dân góp ý bổ sung sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng khi có những ý kiến mạnh mẽ, thậm chí trái ngược, thì một số vị lãnh đạo và cả bộ máy tuyên truyền lại vội quy chụp họ “suy thoái và diễn biến…”. Cách làm chủ quan như vậy vô hình trung đã tạo ra những thế lực thù địch trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân và chính quyền. Chẳng lẽ không còn cách tiếp cận nào hơn thế?
nguồn:http://quechoa.vn/2013/03/30/minh-bach-khong-de/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001