Chris sinh ra tại một thị trấn được gọi là Grass Valley, California, là con trai của một luật sư và một nhạc sĩ. Là một người đàn ông trẻ tuổi, Chris gia nhập Peace Corps, và dạy tiếng Anh tại Ma-rốc. Và ông đã yêu thương và tôn trọng nhân dân Bắc Phi và Trung Đông. Ông sẽ thực hiện cam kết đó trong suốt cuộc đời của ông. Là một nhà ngoại giao, ông đã làm việc từ Ai Cập đến Syria, từ Saudi Arabia tới Libya. Ông được biết đến khi đi bộ trên đường phố của các thành phố nơi ông làm việc, nếm các món ăn địa phương, gặp gỡ càng nhiều người cành tốt, nói tiếng Ả Rập, lắng nghe với một nụ cười vui vẻ.
Chris đã đến Benghazi trong những ngày đầu của cuộc cách mạng Libya, trên một chuyến bay vận tải. Là đại diện của Hoa Kỳ, ông đã giúp người dân Libya đối phó với xung đột bạo lực, chăm sóc cho những người bị thương, và phát thảo một viễn cảnh cho mai sau trong đó các quyền của tất cả người Libya sẽ được tôn trọng. Và sau cuộc cách mạng, ông ủng hộ sự ra đời của một nền dân chủ mới, như Libya đã tổ chức cuộc bầu cử, và thiết lập các tổ chức mới, và bắt đầu tiến về phía trước sau nhiều thập kỷ của chế độ độc tài.
Chris Stevens yêu công việc của mình. Ông tự hào về đất nước mà ông phục vụ, và nhìn thấy phẩm giá những người mà ông đã gặp. Và cách đây hai tuần, ông đến Benghazi để xem xét kế hoạch thành lập một trung tâm văn hóa mới và hiện đại hoá một bệnh viện. Đó là lúc khu tòa nhà của Hoa Kỳ bị tấn công. Cùng với ba đồng nghiệp của ông, Chris đã bị giết chết trong thành phố mà ông đã cứu giúp. Ông năm nay 52 tuổi.
Tôi nói với bạn câu chuyện này bởi vì Chris Stevens thể hiện cái tốt đẹp nhất của Hoa Kỳ. Giống như các viên chức cấp cao ngoại giao đồng nghiệp của mình, ông đã xây dựng cây cầu bắc qua các đại dương và các nền văn hóa, và đã đầu tư sâu rộng trong hợp tác quốc tế mà Liên Hợp Quốc đại diện cho. Ông đã hành động với sự khiêm nhường, nhưng ông cũng biện minh cho một loạt các nguyên tắc – một niềm tin rằng các cá nhân được tự do quyết định số phận của mình, và sống trong tự do, nhân phẩm, công lý, và các cơ hội.
Các cuộc tấn công vào dân thường ở Benghazi là những cuộc tấn công vào Hoa Kỳ. Chúng tôi rất biết ơn về sự hỗ trợ nhận được từ chính phủ Libya và từ người dân Libya. Không có gì phải nghi ngờ rằng chúng tôi sẽ không ngừng truy tìm những kẻ giết người và đưa chúng ra trước công lý. Và tôi cũng đánh giá cao trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo của các nước khác trong khu vực – bao gồm Ai Cập, Tunisia và Yemen – đã thực hiện các bước để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của chúng tôi, và kêu gọi bình tĩnh. Và các chính quyền tôn giáo trên toàn cầu cũng đã làm như vậy.
Nhưng bạn cần biết, các cuộc tấn công trong hai tuần qua không chỉ đơn giản là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ. Nó cũng là một cuộc tấn công vào mọi chuẩn mực mà Liên Hiệp Quốc đã thành lập – ý niệm về mọi người có thể giải quyết sự khác biệt của họ một cách hòa bình; ngoại giao có thể thay thế chiến tranh; trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, tất cả chúng ta có quyền lợi trong việc hướng tới cơ hội lớn hơn và an ninh cho các công dân của chúng ta.
Nếu chúng ta nghiêm túc phát huy những chuẩn mực này, thì sẽ không đủ để đặt thêm cảnh vệ ở phía trước một sứ quán, hoặc đưa ra lời hối tiếc và chờ đợi sự phẫn nộ đi qua. Nếu chúng ta nghiêm túc về những chuẩn mực ấy, chúng ta phải nói chuyện một cách trung thực về những nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng – bởi vì chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn giữa dùng vũ lực mà nó sẽ đẩy chúng ta ra xa nhau và niềm ao ước mà chúng ta đều có chung.
Hôm nay, chúng ta phải tái khẳng định rằng tương lai của chúng ta sẽ được xác định bởi những người như Chris Stevens – và không phải bởi những kẻ giết ông ấy. Hôm nay, chúng ta phải tuyên bố rằng bạo lực và bất khoan dung không có chỗ đứng trong Liên Hiệp Quốc.
Đã gần hai năm kể từ khi một người bán hàng ở Tunisia tự thiêu để phản đối tham nhũng áp bức ở đất nước của mình, và đã gây ra những gì được biết đến như là mùa xuân Ả Rập. Và kể từ đó, thế giới đã bị cuốn vào bởi sự chuyển đổi diễn ra, và Hoa Kỳ đã hỗ trợ các lực lượng thay đổi.
Chúng tôi có được cảm hứng từ các cuộc biểu tình của người dân Tunisia lật đổ một nhà độc tài, bởi vì chúng tôi nhận ra niềm tin của chúng tôi nằm trong khát vọng của đàn ông và phụ nữ xuống đường.
Chúng tôi nhấn mạnh về việc thay đổi ở Ai Cập, bởi vì hỗ trợ của chúng tôi cho dân chủ cuối cùng đưa chúng tôi vào phía người dân.
Chúng tôi ủng hộ một quá trình chuyển đổi lãnh đạo tại Yemen, vì lợi ích của người dân không còn được phục vụ bởi một hiện trạng tham nhũng.
Chúng tôi đã can thiệp vào Libya cùng với một liên minh rộng lớn, và với nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bởi vì chúng tôi có khả năng ngăn chặn việc giết hại những người vô tội, và bởi vì chúng tôi tin rằng những khát vọng của người dân mạnh mẽ hơn một bạo chúa.
Và như chúng ta gặp nhau ở đây, chúng ta một lần nữa tuyên bố rằng chế độ của Bashar al-Assad phải kết thúc để những đau khổ của người dân Syria có thể dừng lại và một bình minh mới có thể bắt đầu.
Chúng tôi đã có những quan điểm này bởi vì chúng tôi tin rằng tự do và tự quyết không phải là duy nhất cho một nền văn hoá nào. Đây không phải là những giá trị của riêng Hoa Kỳ hoặc của Phương Tây – mà là những giá trị của toàn thế giới. Và ngay cả khi có thách thức to lớn xảy đến trong quá trình chuyển đổi dân chủ, tôi tin chắc rằng cuối cùng chính phủ của dân, do dân, và vì dân hầu như có khả năng mang lại sự ổn định, thịnh vượng, và cơ hội cá nhân phục vụ như nền tảng cho hòa bình thế giới.
Vì vậy, chúng ta hãy nhớ rằng đây là một mùa của sự tiến bộ. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, Tunisia, Ai Cập và Libya đã bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo mới trong cuộc bầu cử đáng tin cậy, cạnh tranh và công bằng. Tinh thần dân chủ này không bị hạn chế với thế giới Ả Rập. Trong năm qua, chúng ta đã nhìn thấy quá trình chuyển đổi quyền lực một cách êm thắm ở Malawi và Senegal, và một tổng thống mới ở Somalia. Ở Miến Điện, một tổng thống đã thả tù nhân chính trị và mở cửa một xã hội khép kín, một người bất đồng chính kiến can đảm đã được bầu vào Quốc hội, và người dân mong đợi tiếp tục cải cách xa hơn. Trên toàn cầu, người dân đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe, nhấn mạnh trên phẩm giá bẩm sinh của họ, và quyền quyết định tương lai của họ.
Và cuộc khủng hoảng của những tuần gần đây nhắc nhở chúng ta rằng con đường dân chủ không kết thúc với việc đầu phiếu. Nelson Mandela đã từng nói: “Để được tự do không phải là chỉ đơn thuần là ném xiềng xích gông họ, mà còn phải sống theo cách tôn trọng và tăng cường sự tự do của những người khác”. (Vỗ tay)
Dân chủ chân chính đòi hỏi các công dân không thể bị tống vào tù vì những gì họ tin, và các doanh nghiệp có thể được mở mà không phải trả tiền hối lộ. Nó phụ thuộc vào người dân có hay không quyền tự do nói ra những suy tư của họ và tụ họp mà không sợ, và phụ thuộc vào nguyên tắc pháp quyền và quyền theo đúng thủ tục pháp lý để đảm bảo các quyền của tất cả mọi người.
Nói cách khác, dân chủ chân chính và tự do thực sự – là công việc khó khăn. Những người cầm quyền phải phản kháng sự lôi cuốn vào việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các quốc gia thường bị lôi cuốn – có thể bị lôi cuốn vào việc tập hợp lực lượng xung quanh kẻ thù đã nhận thức, ở trong và ở nước ngoài, chứ không chiu tập trung vào công việc nhọc nhằn của cải cách.
Hơn nữa, luôn luôn có những từ chối sự tiến bộ của con người – kẻ độc tài bám lấy quyền lực, lợi ích tham nhũng phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, và những kẻ cực đoan thổi bùng lửa ngọn của thù hận và chia rẽ. Từ Bắc Ireland tới Nam Á, từ châu Phi đến châu Mỹ, từ vùng Balkan đến bờ Thái Bình Dương, chúng ta đã chứng kiến những cơn co giật có thể đi kèm với các hiệu ứng chuyển tiếp cho một trật tự chính trị mới.
Theo thời gian, những mâu thuẫn phát sinh dọc theo dòng phái sai lệch của chủng tộc hay bộ lạc. Và thường phát sinh từ những khó khăn của hòa giải truyền thống và đức tin với sự đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau của thế giới hiện đại. Ở mỗi quốc gia, có những người thấy tín ngưỡng tôn giáo khác nhau bị đe dọa; ở mọi nền văn hóa, những người yêu thích sự tự do cho bản thân mình phải tự hỏi bao nhiêu họ sẵn sàng bao dung cho tự do của những người khác.
Đó là những gì chúng ta đã thấy diễn ra trong hai tuần qua, một đoạn video thô và kinh tởm đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới Hồi giáo. Bây giờ, tôi đã làm rõ ràng rằng chính phủ Hoa Kỳ không có gì để làm với video này, và tôi tin rằng thông điệp của nó phải bị từ chối bởi tất cả những ai tôn trọng nhân loại chung của chúng ta.
Đó là một sự xúc phạm không chỉ đối với người Hồi giáo, mà cả với Hoa Kỳ – như thành phố ở bên ngoài những bức tường này đã rõ, chúng tôi là một quốc gia đã chào đón những người thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Chúng tôi là nhà cho những người Hồi giáo tôn thờ trên khắp đất nước của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ tôn trọng tự do tôn giáo, chúng tôi còn có luật pháp bảo vệ những cá nhân bị tổn hại vì cách họ nhìn hoặc những gì họ tin. Chúng tôi hiểu lý do tại sao những người tấn công video này, bởi vì hàng triệu công dân của chúng tôi là trong số đó.
Tôi biết có một số người hỏi tại sao chúng tôi không cấm đoạn video như vậy. Và câu trả lời là nó được minh định trong luật pháp của chúng tôi: Hiến pháp của chúng tôi bảo vệ quyền thực thi tự do ngôn luận.
Ở đây tại Hoa Kỳ, vô số các ấn phẩm khiêu khích hành vi phạm tội. Giống như tôi, đa số người Hoa Kỳ là Kitô hữu, nhưng chúng tôi không cấm phạm thượng chống lại niềm tin thiêng liêng nhất của chúng tôi. Là Tổng thống của Hoa Kỳ và Tổng tư lệnh của quân đội, tôi chấp nhận rằng mọi người sẽ réo tên tôi như những thứ xấu xa mỗi ngày – (cười) – và tôi sẽ luôn luôn bảo vệ quyền để họ làm như vậy. (Vỗ tay)
Người Hoa Kỳ đã chiến đấu và chết trên khắp thế giới để bảo vệ quyền của tất cả mọi người được bày tỏ quan điểm của họ, ngay cả những quan điểm mà chúng tôi hết sức không đồng ý. Chúng tôi không làm như vậy bởi vì chúng tôi thành ra trợ giúp phát biểu hận thù, vì những tiền nhân sáng lập của chúng tôi đã hiểu rằng nếu không có các biện pháp bảo vệ như vậy, thì quyền của mỗi cá nhân bày tỏ quan điểm riêng của mình và thực hành đức tin của riêng mình có thể bị đe dọa. Chúng tôi làm như vậy bởi vì trong một xã hội đa nguyên, những nỗ lực để hạn chế phát biểu có thể nhanh chóng trở thành một công cụ để bịt miệng những người chỉ trích và đàn áp dân tộc thiểu số.
Chúng tôi làm như vậy bởi vì sức mạnh của đức tin trong cuộc sống của chúng tôi, và niềm đam mê khác biệt tôn giáo có thể thiêu cháy, vũ khí mạnh nhất chống lại lời nói hận thù không phải là đàn áp, mà là nói nhiều hơn nữa – những tiếng nói của lòng khoan dung quy tập chống lại sự cố chấp và lời phạm thượng, và nâng các giá trị của sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Bây giờ, tôi biết rằng không phải tất cả các nước trong LHQ chia sẻ sự hiểu biết cụ thể về bảo vệ tự do ngôn luận. Chúng tôi thừa nhận điều đó. Nhưng vào năm 2012, tại một thời điểm khi bất cứ ai với một điện thoại di động có thể truyền bá quan điểm phạm tội trên toàn thế giới bằng cách bấm vào một nút, nhận thức cho rằng chúng ta có thể kiểm soát dòng chảy của thông tin là lỗi thời. Câu hỏi ngay sau đó là chúng ta phản ứng như thế nào?
Và với điều này, chúng ta phải đồng ý rằng: Không có lời phát biểu cho việc biện minh bạo lực mù quáng. (Vỗ tay). Không có lời bào chữa cho việc giết hại những người vô tội. Không có video biện minh cho một cuộc tấn công vào một đại sứ quán. Không có vu khống cung cấp một cái cớ để người ta đốt một nhà hàng ở Lebanon, hoặc phá hủy một trường học ở Tunis, hoặc gây tang tóc và hủy hoại ở Pakistan.
Trong thế giới hiện đại với công nghệ hiện đại, để đối phó với cách phát biểu hận thù chúng tôi trao quyền cho bất kỳ cá nhân tham gia trong lời phát biểu như vậy để tạo ra sự hỗn loạn quanh thế giới. Chúng tôi trao cái tệ hại nhất của chúng tôi nếu đó là do cách chúng tôi phản ứng.
Nói rộng hơn, các sự kiện của hai tuần qua cũng nói lên sự cần thiết cho tất cả chúng ta giải quyết một cách trung thực các căng thẳng giữa phương Tây và thế giới Ả Rập trong lúc tiến theo hướng dân chủ.
Bây giờ, hãy để tôi làm cho rõ: Cũng như chúng tôi không thể giải quyết mọi vấn đề trên thế giới, Hoa Kỳ đã không và sẽ không tìm cách ảnh hưởng đến các kết quả của quá trình chuyển đổi dân chủ ở nước ngoài. Chúng tôi không mong đợi các quốc gia khác đồng ý với chúng tôi về mọi vấn đề, chúng tôi cũng không cho rằng bạo lực trong những tuần qua, lời phát biểu hận thù của một số cá nhân là đại diện cho quan điểm của đại đa số người Hồi giáo, cũng như không cho rằng bất kỳ quan điểm nào của người làm ra video này là đại diện cho những người Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi tin rằng đây là nghĩa vụ của tất cả các nhà lãnh đạo ở tất cả các quốc gia trong việc lên tiếng mạnh mẽ chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan. (Vỗ tay)
Đã đến lúc gạt ra bên ngoài những người – ngay cả khi không trực tiếp dùng đến bạo lực – sử dụng lòng hận thù với Hoa Kỳ, hoặc phương Tây, hoặc Israel, như là nguyên tắc trung tâm tổ chức hoạt động chính trị. Đó chỉ là che đậy, và đôi khi là một cái cớ, cho những người sử dụng bạo lực.
Nhãn hiệu chính trị đó – đưa Đông ra chống với Tây, và Nam chống Bắc, người Hồi giáo chống lại người Kitô giáo, Ấn Độ giáo và Do Thái giáo, không thể cung cấp triển vọng của tự do. Đối với thanh niên, nó chỉ tạo ra hy vọng sai lầm. Đốt lá cờ Hoa Kỳ không dạy được gì cho một đứa trẻ. Phá nát một nhà hàng không làm đầy được bụng đói. Tấn công đại sứ quán sẽ không tạo ra một công việc nào. Nhãn hiệu chính trị đó chỉ làm cho nó khó khăn hơn để đạt được những gì chúng ta phải làm với nhau: giáo dục trẻ em của chúng ta, và tạo ra những cơ hội mà họ xứng đáng có, bảo vệ nhân quyền, và mở rộng triển vọng của dân chủ.
Cần hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ rút lui khỏi thế giới. Chúng tôi sẽ mang lại công lý cho những người gây tổn hại cho các công dân và bạn bè của chúng tôi, và sẽ đứng cùng với các đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới để làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại và đầu tư, và khoa học và công nghệ năng lượng, và phát triển – tất cả những nỗ lực đó có thể châm ngòi cho tăng trưởng kinh tế cho tất cả các nước và ổn định chuyển đổi dân chủ.
Tuy nhiên, những nỗ lực như vậy phụ thuộc vào tinh thần vì lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau. Không một chính phủ hoặc công ty, không một trường học hoặc tổ chức phi chính phủ sẽ tự tin làm việc trong một đất nước mà người dân đang bị nguy hiểm. Để quan hệ hợp tác có hiệu quả, công dân của chúng tôi phải được an toàn và những nỗ lực của chúng tôi phải được hoan nghênh.
Loại chính trị chỉ dựa trên sự tức giận – dựa trên phân chia thế giới giữa “chúng ta” và “họ” – không chỉ đi ngược với hợp tác quốc tế, mà cuối cùng nó sẽ làm suy yếu những người chịu đựng nó. Tất cả chúng ta có quyền lợi trong việc đối mặt với các lực lượng này.
Chúng ta hãy nhớ rằng người Hồi giáo đã chịu đựng nhiều nhất trong tay của chủ nghĩa cực đoan. Cùng ngày thường dân của chúng tôi bị giết chết ở Benghazi, một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ám sát ở Istanbul chỉ vài ngày trước khi đám cưới của mình, hơn 10 người Yemen đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe ở Sana’a, cha mẹ của nhiều trẻ em Afghanistan đã phải than khóc chỉ vài ngày sau khi họ bị giết bởi một kẻ đánh bom tự sát ở thủ đô Kabul.
Ban đầu sự thúc đẩy theo hướng bất khoan dung và bạo lực có thể được tập trung vào phương Tây, nhưng theo thời gian nó không thể dung nạp. Sự thúc đẩy tương tự theo hướng chủ nghĩa cực đoan lại được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến tranh giữa người Sunni và Shia, giữa các bộ tộc và dòng tộc. Nó không dẫn đến hùng cường và thịnh vượng mà đến sự hỗn loạn. Trong các quốc gia có đa số người Hồi giáo, chưa đầy hai năm, chúng ta đã thấy phần lớn biểu tình ôn hòa mang lại thay đổi nhiều hơn trong một thập kỷ của bạo lực. Và những kẻ cực đoan hiểu điều này. Bởi vì họ không có gì để đóng góp cải thiện cuộc sống của người dân, bạo lực là cách duy nhất của họ để tồn tại nổi trội. Họ không xây dựng, họ chỉ phá hủy.
Đã đến lúc hãy để lại phía sau các cuộc kêu gọi bạo lực và thứ chính trị chia rẽ. Trên rất nhiều vấn đề, chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn giữa sự hứa hẹn của tương lai, hay các nhà tù của quá khứ. Và chúng ta không thể để nó sai. Chúng ta phải nắm bắt thời điểm này. Và Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với tất cả những ai sẵn sàng nắm lấy một tương lai tốt đẹp hơn.
Tương lai không phải thuộc về những kẻ nhắm mục tiêu các Kitô hữu Coptic ở Ai Cập – mà nó phải được khẳng định bởi những người hô vang “người Hồi giáo, người Kitô, chúng ta là một”, ở Quảng trường Tahrir. Tương lai không phải thuộc về những kẻ bắt nạt phụ nữ – mà nó phải được nắn tạo bởi những cô gái đi học, và những người đấu tranh cho một thế giới mà con gái của chúng ta có thể sống giấc mơ của nó giống như những con trai của chúng ta. (Vỗ tay)
Tương lai không phải thuộc về những kẻ tham nhũng, vài kẻ ăn cắp tài nguyên quốc gia – nó phải được quyết định bởi các sinh viên và giám đốc, công nhân và chủ doanh nghiệp tìm kiếm một sự thịnh vượng hơn nữa cho tất cả mọi người. Những người này là phụ nữ và nam giới mà Hoa Kỳ đứng chung và tương lai của họ chúng tôi sẽ hỗ trợ.
Tương lai không phải thuộc về những kẻ phỉ báng vị tiên tri của Hồi giáo. Nhưng cũng đáng tin được khi những người lên án phỉ báng cũng phải lên án sự thù hận là xúc phạm, cái mà chúng ta đã thấy trong những hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, hoặc lên án nhà thờ bị phá hủy, hoặc vấn đề tàn sát người Do Thái bị từ chối. (Vỗ tay)
Chúng ta hãy lên án sự kích động chống lại người Hồi giáo Sufi và người hành hương Shiite. Đã đến lúc để ý đến những lời của Gandhi: “Bất bao dung tự bản thân nó là một hình thức của bạo lực và một trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thực sự” (Vỗ tay) Cùng với nhau, chúng ta phải làm việc hướng tới một thế giới mà chúng ta được củng cố bởi sự khác biệt của chúng ta, chứ không phải được định nghĩa bởi những kẻ ấy. Đó là những gì Hoa Kỳ là hiện thân, đó là viễn cảnh mà chúng tôi sẽ hỗ trợ.
Đối với dân Israel và Palestine, tương lai không phải thuộc về những kẻ quay lưng lại với triển vọng hòa bình. Chúng ta để lại phía sau những kẻ phát triển mạnh nhờ xung đột, những kẻ từ chối quyền của Israel tồn tại. Con đường này là khó khăn, nhưng đích đến là rõ ràng – một nhà nước Do Thái an toàn của Israel và Palestine độc lập, thịnh vượng. (Vỗ tay). Cần hiểu rằng một cảnh hòa bình như vậy phải đến từ một thỏa thuận công bình giữa các bên, nước Hoa Kỳ sẽ theo cùng với tất cả những ai đang chuẩn bị để thực hiện cuộc hành trình đó.
Ở Syria, tương lai không phải thuộc về một kẻ độc tài đã thảm sát người dân của mình. Nếu có một lý do để kêu gọi biểu tình trên thế giới ngày hôm nay, kêu gọi biểu tình ôn hòa, thì đó là một chế độ tra tấn trẻ em và bắn rocket vào các tòa nhà chung cư. Và chúng ta phải luôn tham gia để đảm bảo rằng những gì khởi sự từ việc công dân đòi hỏi quyền lợi của mình không kết thúc trong một vòng bạo lực sắc tộc.
Cùng với nhau, chúng ta phải đứng với những người Syria, những người tin vào một viễn cảnh khác – một Syria thống nhất và toàn diện, nơi mà trẻ em không cần phải lo sợ chính phủ của họ, và tất cả các dân Syria – người Sunni và Alawites , người Kurd và Kitô – có tiếng nói trong việc quản trị họ như thế nào. Đó là những gì Hoa Kỳ ủng hộ. Đó là kết quả mà chúng tôi sẽ làm việc qua các biện pháp trừng phạt và hậu quả dành cho những kẻ hành hạ ngược đãi, và làm việc qua sự trợ giúp và hỗ trợ cho những người làm việc vì lợi ích chung này. Bởi vì chúng tôi tin rằng người dân Syria nắm lấy viễn cảnh này sẽ có sức mạnh và tính hợp pháp để đi tới.
Tại Iran, chúng tôi nhìn thấy con đường của ý thức hệ bạo lực và vô trách nhiệm dẫn dắt. Người dân Iran có một lịch sử đáng ghi dấu và cổ xưa, và nhiều người Iran muốn được hưởng hòa bình và thịnh vượng cùng với các láng giềng của họ. Nhưng cũng từ hạn chế các quyền của người dân, chính phủ Iran tiếp tục yểm trợ cho nhà độc tài tại Damascus và hỗ trợ các nhóm khủng bố ở nước ngoài. Lại thêm một lần nữa, Iran đã không có cơ hội để chứng minh rằng chương trình hạt nhân của họ là hòa bình, và để đáp ứng các nghĩa vụ của mình tại Liên Hợp Quốc.
Vì vậy, hãy để tôi được làm rõ ràng. Hoa Kỳ muốn giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao, và chúng tôi tin rằng vẫn còn thời gian và không gian để làm như vậy. Nhưng thời gian đó không phải là không có giới hạn. Chúng tôi tôn trọng quyền của các quốc gia sở hữu năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, nhưng một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc là phải thấy rằng chúng ta khai thác năng lượng đó vì hòa bình. Và chắc chắn, một Iran có vũ khí hạt nhân không phải là một thách thức có thể bị ngăn chặn. Mà nó sẽ đe dọa loại bỏ Israel, an ninh của các quốc gia vùng Vịnh, và sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Nó có nguy cơ gây ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực, và làm phân rã hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đó là lý do tại sao liên minh các quốc gia buộc chính phủ Iran phải có trách nhiệm. Và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.
Từ trãi nghiệm đau đớn chúng ta biết rằng con đường dẫn tới an ninh và thịnh vượng không nằm ngoài ranh giới của luật pháp quốc tế và tôn trọng nhân quyền. Đó là lý do tại sao tổ chức này được thành lập từ đống đổ nát của cuộc xung đột. Đó là lý do tại sao tự do đã chiến thắng chế độ độc tài trong Chiến tranh Lạnh. Và đó cũng là bài học của hai thập kỷ vừa qua.
Lịch sử cho thấy rằng hòa bình và tiến bộ đến với những ai có những lựa chọn đúng đắn. Các quốc gia trong tất cả các phần của thế giới đã đi qua con đường khó khăn này. Châu Âu, chiến trường đẫm máu nhất của thế kỷ 20, đã thống nhất, tự do và trong hòa bình. Từ Brazil đến Nam Phi, từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hàn Quốc, từ Ấn Độ đến In-đô-nê-xi-a, những người thuộc các chủng tộc khác nhau, tôn giáo và truyền thống đã đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, trong khi tôn trọng các quyền của công dân của mình và đáp ứng các trách nhiệm của họ vì quyền lợi các quốc gia họ.
Và đó là vì sự tiến bộ mà tôi đã chứng kiến trong cuộc đời, sự tiến bộ mà tôi đã chứng kiến sau gần bốn năm làm Tổng thống, tôi vẫn hy vọng về thế giới mà chúng ta đang sống. Cuộc chiến ở Iraq chấm dứt. Quân đội Hoa Kỳ đã trở về nhà. Chúng tôi đã bắt đầu một quá trình chuyển đổi ở Afghanistan, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ kết thúc cuộc chiến tranh đúng tiến độ vào năm 2014. Al Qaeda đã bị suy yếu, Osama bin Laden không còn nữa. Quốc gia đã đến với nhau để khóa chặn các vật liệu hạt nhân, Hoa Kỳ và Nga đã giảm kho vũ khí. Chúng tôi đã nhìn thấy lựa chọn khó khăn – từ Naypyidaw đến Cairo đến Abidjan – trong việc đặt thêm quyền lực vào tay công chúng.
Tại thời điểm thách thức kinh tế, thế giới đã đến với nhau để mở rộng sự thịnh vượng. Thông qua G20, chúng tôi đã hợp tác với các nước đang phát triển để giữ cho thế giới đi trên con đường phục hồi. Hoa Kỳ đã theo đuổi một chương trình nghị sự phát triển kích thích tăng trưởng và phá vỡ sự phụ thuộc, và làm việc với các nhà lãnh đạo châu Phi để giúp họ nuôi quốc gia của họ. Những quan hệ đối tác mới đã được rèn luyện để chống tham nhũng và thúc đẩy chính phủ cởi mở và minh bạch, và những cam kết mới đã được thực hiện thông qua Quan hệ đối tác Tương lai Bình đẳng (Equal Futures Partnership) để đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn có thể tham gia vào chính trị và theo đuổi các cơ hội. Và sau ngày hôm nay, tôi sẽ thảo luận về những nỗ lực của chúng tôi để chống lại hiểm họa của nạn buôn người.
Tất cả những điều này cho tôi hy vọng. Nhưng những gì mang lại cho tôi hy vọng lớn nhất không phải là những hành động của chúng tôi, không phải là hành động của các nhà lãnh đạo – đó là người dân mà tôi đã nhìn thấy. Quân đội Hoa Kỳ đã liều mạng sống của mình và hy sinh chân tay của họ cho người xa lạ ở nửa vòng trái đất, các sinh viên ở Jakarta hay Seoul, những người mong muốn sử dụng kiến thức của mình để đem lại lợi ích cho nhân loại, những khuôn mặt ở quảng trường Prague hoặc quốc hội ở Ghana đang nhìn thấy dân chủ lên tiếng cho nguyện vọng của họ, những người trẻ tuổi trong khu ổ chuột của Rio và trong các trường của Mumbai với đôi mắt tỏa sáng đầy hứa hẹn. Những người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo nhắc nhở tôi rằng tất cả các đám đông giận dữ được chiếu trên truyền hình, có hàng tỉ người trên thế giới, những người chia sẻ hy vọng và ước mơ tương tự. Họ cho chúng tôi biết rằng có một nhịp đập con tim cung chung cho toàn nhân loại.
Trên thế giới, chúng ta có quá nhiều sự chú ý biến thành những cái phân rẽ chúng ta. Đó là những gì chúng ta thấy trên tin tức. Đó là những gì tiêu tốn các cuộc tranh luận chính trị của chúng ta. Nhưng khi bạn lột bỏ tất cả đi, thì thấy rằng mọi người ở khắp mọi nơi khao khát cho tự do quyết định vận mệnh của mình, nhân phẩm đi đôi với việc làm, tiện nghi đi đôi với đức tin và công lý chỉ tồn tại khi các chính phủ phục vụ cho dân của họ – và không phải là cách lòng vòng khác.
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ luôn luôn ủng hộ cho những khát vọng này, cho riêng người dân của chúng tôi và cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Đó là mục đích sáng lập của chúng tôi. Đó là những gì lịch sử của chúng tôi đã chỉ. Đó là những gì Chris Stevens đã làm việc trong suốt cuộc đời của ông.
Và tôi hứa với bạn điều này: sau khi những kẻ giết người được đưa ra trước công lý, di sản của Chris Stevens sẽ sống lâu dài trong những con người mà ông đã tiếp xúc – trong hàng chục ngàn người tuần hành chống bạo lực xuyên qua các đường phố Benghazi, trong những người dân Libya khi thay đổi hình Facebook của họ bằng hình của Chris, trong những dấu hiệu được đọc đơn giản là “Chris Stevens là một người bạn của tất cả người dân Libya”.
Họ phải cho chúng ta hy vọng. Họ nhắc nhở chúng ta rằng miễn là chúng ta làm việc vì điều đó, công lý sẽ được thực hiện, lịch sử ở về phía chúng ta, và một làn sóng tự do sẽ không bao giờ bị đảo ngược.
Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay)
Nguồn: http://www.humanrights.gov/2012/09/25/freedom-of-expression-2/
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 28/09/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20120928/phat-bieu-cua-tong-thong-obama-tai-phien-hop-thu-67-dai-hoi-dong-lien-hiep-quoc
=======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001