Diên Vỹ chuyển ngữ
Việt Nam hiện tại với cái tên chính thức là Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), được thiết lập từ năm 1976 sau bốn thập niên
rưỡi đấu tranh do đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lãnh đạo chống lại chủ
nghĩa thực dân Pháp và sự can thiệp của Hoa Kỳ. Khi cuộc chiến tranh
chống Pháp chấm dứt vào năm 1954, Việt Nam bị chia đôi, và Bắc Việt Nam
trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên tại Đông Nam Á với tên gọi Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc là nguồn viện trợ nước ngoài cũng như là khuôn mẫu phát triển chủ yếu của quốc gia này. Ví dụ, Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950 và đã tái tổ chức vùng nông thôn thành những hợp tác xã nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô thay thế Trung Quốc để trở thành nhà viện trợ và khuôn mẫu phát triển chính của Việt Nam trong cuối thập niên 1950, khi Việt Nam áp dụng nền kinh tế tập trung. Kế hoạch Ba Năm Đầu tiên (1958-1960) và Năm Năm Đầu tiên (1961-1965) tập trung vào việc xây dựng ngành công nghiệp nặng. Sau thập niên 1960, đã có một thế hệ những người cộng sản Việt Nam mới được đào tạo tại Liên Xô, và ngày nay họ đại diện cho một tiếng nói đầy ảnh hưởng bên trong ĐCSVN đó là tiếp tục xem Nga như là một đối tác không thể thiếu trong việc phát triển và hiện đại hoá đất nước.
Khi ĐCSVN tìm cách thống nhất đất nước bằng cách tái lập cuộc chiến tranh vũ trang ở Nam Việt nam từ 1960 đến 1973, nguồn viện trợ chủ yếu của họ đến từ Trung Quốc lẫn Liên Xô. Trong cùng lúc, Bắc Việt Nam cũng tìm kiếm và đạt được hỗ trợ về chính trị lẫn vật chất từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những nhà nước cách mạng và Phong trào Không Liên kết nhằm đạt được mục tiêu thống nhất đất nước của mình.
Kinh nghiệm đã dạy cho Việt Nam giá trị của việc chủ động sử dụng quan hệ ngoại giao quốc tế như là công cụ để đạt được quyền lợi quốc gia. Họ đã tận dụng bài học này để làm lợi thế cho mình khi những dị biệt về học thuyết nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến việc chia rẽ trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Trong khi những diễn tiến này tạo ra trở ngại cho giới lãnh đạo Việt Nam, họ đã nhanh chóng biến khó khăn thành lợi thế, phát động những nỗ lực ngoại giao quốc tế rộng rãi để biến Việt Nam thành trọng tâm của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu.
Ban đầu, cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không muốn bị xem là thiếu ủng hộ một đất nước nhỏ bé nghèo đói đang đấu tranh giành độc lập trước một nước Mỹ hùng mạnh đang can thiệp để hỗ trợ Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Kết quả là các nhà ngoại giao Việt Nam đã biến mối kình địch Trung - Mỹ thành lợi thế của mình để có được vũ khí và những viện trợ khác. Giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay cũng sử dụng một chiến lược tương tự trong việc giữ gìn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bối cảnh chiến lược của Việt Nam đã biến đổi từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy là Richard Nixon tìm cách nối lại quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng Hai năm 1972 của Nixon là thời điểm thay đổi nó, sau đấy Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Việc thay đổi chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt vào lúc cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Những diễn tiến này đã củng cố niềm tin của nhiều người trong ĐCSVN rằmg những cường quốc chỉ biết chạy theo quyền lợi của chính mình. Họ kết luận rằng Việt Nam phải luôn cảnh giác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam tìm cách tái tổ chức nền kinh tế miền nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hà Nội quay lại chính sách kế hoạch tập trung với hàng loạt những kế hoạch 5 năm được khởi xướng vào năm 1976. Liên Xô vẫn là nguồn viện trợ chính từ nước ngoài và cứ sau mỗi kế hoạch 5 năm thành công lại tăng đôi số lượng trợ giúp.
Sự tiến bộ trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô lại trái ngược với mối quan hệ Trung - Việt đang bị xấu đi nhanh chóng, nó đạt đến điểm đáy khi Trung Quốc ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ tại quốc gia láng giềng Cambodia. Vào năm 1977, Khmer Đỏ đã tổ chức những đợt xâm lấn qua biên giới vào miền nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trả đũa với một cuộc tấn công qui mô lớn vào Cambodia, những cuộc xâm lấn của Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn vẫn tiếp tục.
Năm kế tiếp đã đánh dấu một điểm chuyển. Khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế do Liên Xô đứng đầu vào giữa năm 1978, Trung Quốc phản ứng bằng cách cắt đứt chương trình viện trợ và rút hết các cố vấn về nước. Để đáp trả, Việt Nam ngã hoàn toàn về Liên Xô. Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác 25 năm. Từ đó Việt Nam đã xem Liên Xô là điểm tựa của các chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của mình.
Vào tháng Mười hai năm ấy, Việt Nam đã tấn công và chiếm đóng Cambodia. Trung Quốc trả đũa vào đầu năm 1979 với một cuộc tấn công quân sự lớn vào các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam sau đó đã đáp trả bằng cách cho phép Liên Xô được quyền đặt căn cứ tại Vịnh Cam Ranh. Mâu thuẫn Cambodia nhanh chóng chuyển thành một cuộc chiến tranh đại diện giữa Trung Quốc vốn đang hỗ trợ Khmer Đỏ và Liên Xô đang hậu thuẫn Việt Nam.
Vì chiếm đóng Cambodia, Việt Nam đã bị cắt viện trợ quốc tế và cấm vận thương mại. Ví dụ cả Nhật Bản và Úc đều đã phản đối bằng cách đình chỉ những chương trình hỗ trợ phát triển. Các quốc gia Đông nam Á trong tổ chức ASEAN đã đi đầu trong việc gây áp lực ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác nhằm ngăn cản chính phủ lệ thuộc do Việt Nam lập ra là Cộng hoà Nhân dân Kampuchea được chính thức công nhận ngoại giao.
Vấn đề Cambodia cuối cùng cũng đã chấm dứt bằng ba tiến triển quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam nhận ra rằng cái giá phải trả trong việc can thiệp vào Cambodia thì quá nặng đối với công cuộc phát triển của mình. Trong khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng với sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch tập trung theo kiểu Xô Viết, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách quan trọng vào tháng Mười hai năm 1986 được biết với cái tên “đổi mới”. Từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm những lực lượng kinh tế thị trường một cách cẩn trọng trong khi cũng kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Thứ hai, sự xuất hiện của tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1985 đã khởi động những thay đổi có ảnh hưởng rộng rãi trong chính sách của nhà nước Xô Viết, cả trong nước lẫn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những thay đổi này đã tạo thêm áp lực bắt Việt Nam phải thay đổi nền kinh tế của mình và rút quân khỏi Cambodia và họ đã hoàn thành việc rút quân vào tháng Chín năm 1989.
Thứ ba, ngay sau khi Bức màn Sắt sụp đổ ở Đông Âu, năm thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã có được một giai đoạn hợp tác dù ngắn ngủi nhưng chưa từng xảy ra, trong đó bao gồm những nỗ lực củng cố khu vực để đem lại những dàn xếp hoà bình cho Cambodia vào năm 1991.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Xô viết chắc chắn đã làm thay đổi bối cảnh chiến lược của Việt Nam, tạo nền tảng cho Việt Nam bước ra khỏi vòng cô lập và tiếp cận trực tiếp hơn với cộng đồng quốc tế trong khu vực lẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, bất chấp sự đồng thuận trong toàn thể nội bộ ĐCSVN về việc cần thiết phải cải cách nền kinh tế trong nước, đảng vẫn tiếp tục bị chia rẽ trên nền tảng tư tưởng về định hướng chiến lược đối ngoại của đất nước. Giới bảo thủ trong đảng muốn Việt Nam nên nghiêng về Trung Quốc. Họ cho rằng Hoa Kỳ chỉ muốn lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa qua cái gọi là diễn biến hoà bình. Họ cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết được những tranh chấp về hải phận trên biển Đông một cách hoà bình. Trong khi ấy những người cấp tiến trong đảng lại cho rằng Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu và tiến hành quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia bất chấp hệ thống chính trị nào. Đặc biệt là họ muốn tiếp cận với những quốc gia có kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để có được sức bật cho quá trình phát triển và hiện đại hoá của Việt Nam.
Cho đến nay, tình trạng chia rẽ này trong đảng vẫn tiếp tục ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế thị trường và giới hạn mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, Việt Nam vẫn giữ nguyên là một quốc gia độc tài và độc đảng.
Chính sách đối ngoại
Trong suốt 40 năm sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập từ Pháp vào năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam đã chấp nhận một thế giới quan đồng nhất với tư tưởng Mác xít - Lê nin nít đang thịnh hành. Theo quan điểm này, hướng đi của nền chính trị toàn cầu được xác định bởi những mâu thuẫn giữa hai thế giới xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hay nói nôm na là giữa “địch và ta”. Mối tương quan giữa hai thế giới này là một cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Trong suốt giai đoạn 1945-1985, Việt Nam xem mình là tiền đồn của cuộc đấu tranh này. Hệ quả là giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khối xã hội chủ nghĩa đã nợ Việt Nam không chỉ về tinh thần đoàn kết chính trị mà còn về việc ủng hộ vật chất.
Thế giới quan này bắt đầu thay đổi trong từ giữa đến cuối thập niên 1980, tuy nhiên khi những nhà soạn thảo chính sách Việt Nam bắt đầu nhấn mạnh hơn về quyền lợi quốc gia và ngoại giao thực dụng, trong khi cũng thừa nhận sức mạnh của kinh tế toàn cầu cũng như tác động của khoa học kỹ thuật là những yếu tố quyết định sức mạnh. Học thuyết hai thế giới của Việt Nam dần dần phải nhường bước cho một quan điểm tích cực hơn về hội nhập với kinh tế thế giới. Trong khi quan điểm cũ cho rằng mở mang quan hệ kinh tế với các quốc gia tư bản sẽ dẫn đến tình trạng nương tựa kinh tế và hoà nhập, quan điểm mới lại nhấn mạnh tính hội nhập, vốn được xem là tích cực hơn vì nó tạo ra cơ hội lẫn thách thức. Thế giới quan này cũng đón nhận một chính sách an ninh toàn cục hơn so với khái niệm an ninh quân sự cũ hạn hẹp.
Sự chuyển hướng này, vốn là sản phẩm phụ của việc thay đổi hoàn cảnh chiến lược, đã mở ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng và vẫn còn tiếp tục cho đến nay, và khuôn khổ tư tưởng cũ trong quá khứ cũng vẫn chưa được từ bỏ hoàn toàn. Tàn dư của nó có thể thấy được hiện nay qua những ám chỉ về “mối đe doạ diễn biến hoà bình” như là thách thức chủ yếu đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có một cuộc cách mạng trong thế giới quan của Việt Nam, bằng chứng là đã có ba nghị quyết được thông qua bởi Bộ Chính trị ĐCSVN. Nghị quyết đầu tiên số 32, được thông qua vào tháng Bảy 1986, tuyên bố “cần chủ động hơn trong giai đoạn phát triển mới, và chung sống hoà bình với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ, và xây dựng Đông nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.” Theo những chủ trương này, các báo cáo chính trị lên Đại hội Đảng Toàn Quốc lần Sáu vào cuối năm 1986 đã ưu tiên mở rộng và nâng cao tính hiệu quả của các quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Nghị quyết thứ hai, số 2, được thông qua năm 1987, yêu cầu rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam ra khỏi Cambodia và Lào và tiến hành một đợt phục viên khổng lồ trong quân đội thường trực Việt Nam.
Nhưng có lẽ nghị quyết quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện tại là nghị quyết số 13, được thông qua vào tháng Năm 1988. Nghị quyết này kêu gọi một “chính sách ngoại giao đa phương,” ưu tiên cho phát triển kinh tế và lần đầu tiên sử dụng khái niệm “lợi ích dân tộc”. Nghị quyết này báo hiệu một cách rõ ràng sự chấm dứt của quan điểm hai thế giới và chấp thuận Việt Nam nên đón nhận một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam giờ đây đã quyết tâm chuyển toàn bộ chính sách ngoại giao đối đầu sang một chính sách hoà giải với những cựu thù.
Việt Nam hợp nhất chính sách ngoại giao đa phương của mình tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 7 vào tháng Bảy 199. Các tài liệu về chính sách đối ngoại kêu gọi Việt Nam “đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại với tất cả các nước và tổ chức kinh tế bất chấp những hệ thống chính trị xã hội khác biệt.” Chỉ trong bốn năm, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc bắt kịp mục tiêu mới của mình. Vào tháng Mười một 1991, Việt Nam và Trung Quốc chấm dứt mối bất hoà và vào năm 1995, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký kết một hiệp ước hợp tác với Liên Âu và trở thành thành viên thứ bảy trong khối ASEAN.
Chính sách mở cửa của Việt Nam trong việc đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại đã được tái xác định tại những kỳ đại hội đảng kế tiếp. Ví dụ như Đại hội Đảng lần Chín vào năm 2001 đã tuyên bố rằng ‘Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước.” Đại hội lần chín cũng đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một quốc gia công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020. Đại hội Đảng gần đây nhất, đại hội lần thứ 11 vào năm 2011 còn đi xa hơn nữa khi kêu gọi Việt Nam phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới
Là một phần trong việc đẩy mạnh tiếp cận thế giới, vào năm 2001 Việt Nam đã tuyên bố sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với “các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và các quốc gia bạn bè truyền thống,” ám chỉ Trung Quốc, Lào, Cambodia và kế đến là Nga. Kể từ đấy, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược rộng lớn hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ gần gũi với các thành viên vĩnh viễn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và những cường quốc chính ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á và châu Âu, cam kết hợp tác chiến lược với Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Đức. Úc cũng có chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng với Việt Nam, nhưng chỉ muốn dùng khái niệm “đối tác toàn diện”.
Mỗi đối tác chiến lược đều khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh trọng tâm mà Việt Nam đưa ra trong việc xây dựng hàng loạt quan hệ toàn diện rộng rãi kể từ đầu thập niên 1990. Trong đó có bốn đối tác đặc biệt quan trọng và đáng để phân tích chi tiết.
Thoả thuận đối tác chiến lược 2001 giữa Việt Nam và Nga là một trong những thoả thuận đầu tiên ở dạng này. Nó đề ra mối hợp tác rộng rãi trong những lĩnh vực quan trọng bao gồm chính trị và ngoại giao, quân cụ và kỹ thuật, việc phát triển nguồn năng lượng từ khai thác dầu khí đến thuỷ điện và điện hạt nhân, đầu tư thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hoá và du lịch. Vào tháng Bảy 2012, Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ song phương của mình thành đối tác chiến lược toàn diện để phản ánh những đợt mua vũ khí quan trọng gần đây. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế song phương vẫn là một điểm yếu trong mối quan hệ toàn bộ. Thương mại song phương chỉ trị giá ở mức 2 tỉ Mỹ kim trong năm 2011, trong khi Nga vẫn đứng sau những đối tác chiến lược khác của Việt Nam về giá trị đầu tư.
Năm 2006, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác chiến lược với Nhật Bản trong đó kêu gọi những cuộc thăm viếng cấp cao và thiết lập một Uỷ ban Hợp tác Chung cấp bộ. Trong năm kế tiếp, Nhật Bản và Việt Nam đã thông qua một nghị trình 44 điểm bao gồm bảy lĩnh vực hợp tác lâu dài: trao đổi chính sách cấp cao, quan hệ kinh tế, cải cách hành chính và luật pháp, khoa học kỹ thuật, trao đổi nhân sự, hợp tác trên các các diễn đàn đa phương và cam kết trong những vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Nhật hiện đang là nhà cung cấp nguồn tài trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam và là đối tác thương mại thứ nhì với tổng giá trị giao thương song phương đạt đến 21 tỉ Mỹ kim trong năm 2011 và cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam.
Thoả thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam ký kết với Ấn Độ vào năm 2007 đã vạch ra mối hợp tác trong năm lĩnh vực lớn: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và tiếp cận mậu dịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và các vấn đề đa phương và khu vực. Đối tác này vẫn mạnh nhất trong lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trước những thách thức từ sự đi lên của Trung Quốc đặt ra cho hai quốc gia, trong đó Ấn Độ đóng vai nhà cung cấp lớn thứ hai về huấn luyện quân sự và vũ khí sau Nga. Tuy nhiên cũng như đối tác Việt - Nga, đối tác Việt - Ấn vẫn chưa khai thác toàn bộ tiềm năng kinh tế, cả hai bên đều thừa nhận vấn đề này khi chủ tịch Việt Nam thăm viếng Ấn Độ vào tháng Mười 2011. Thương mại hai bên đạt ở mức 3,9 tỉ Mỹ kim trong năm ngoái.
Cuối cùng, đối tác chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc, được thông qua vào năm 2008, đã vượt xa hơn xu hướng dần dần phát triển quan hệ, được kéo dài hai thập niên sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Mội hội nghị vào tháng Ba 1999 giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản đã thông qua cơ cấu 16 chữ vàng, kêu gọi “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Một công bố chung được đưa ra vào năm kế trong đó thiết lập nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia vốn vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã đạt được một thoả thuận phân đường biên giới đất liền và qui định đường lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ, thiết lập một khu vực đánh bắt cá chung. Rồi vào năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc lại tạo ra một Uỷ ban Hướng dẫn Chung về Hợp tác Song phương ở mức thứ trưởng để điều phối mọi khía cạnh trong mối quan hệ song phương.
Mối quan hệ này chính thức được nâng cấp thành một đối tác chiến lược sau một hội nghị các nhà lãnh đạo đảng tại Bắc Kinh vào tháng Sáu 2008, và lại nâng cấp lên thành đối tác hợp tác chiến lược một năm sau đó. Dưới cơ cấu này, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng một mạng lưới dày đặc gồm các cơ chế từ đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý mối quan hệ song phương. Những cơ chế này tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả bất kể những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Thương mại song phương đã vươn lên mạnh mẽ ở mức 36,9 tỉ Mỹ kim vào tháng Mười một 2012.
Quan hệ Việt - Trung còn được biểu hiện qua sự tựu trung quyền lợi trong một loạt vấn đề, cả trong nước và trong khu vực, vượt qua những cơ chế song phương chính thức. Ở mức độ đối nội, cả hai đều tìm cách cải tổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà không gây bất ổn cho chế độ độc đảng. Ở mức độ khu vực, cả hai đều tìm kiếm lợi ích qua việc hội nhập khu vực, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc và Khu vực Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng. Bao quát hơn, cả hai đều chia sẻ mối quan tâm trong việc giữ gìn một môi trường khu vực hoà bình và ổn định.
Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 sau khi chính quyền Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận mậu dịch từ thời Chiến tranh Việt Nam. Quan hệ song phương sau đó đã được phát triển dần, điểm cao trào là vào năm 2000 với bước ngoặt thoả thuận thương mại song phương. Trong năm 2011, tổng số thương mại song phương đã đạt đến 21,8 tỉ Mỹ kim, với việc Việt Nam đạt con số thặng dư kỷ lục 13,1 tỉ. Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 10 tỉ vào Việt Nam, biến Hoa Kỳ thành một trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào nước này.
Một thay đổi quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã xảy ra vào giữa năm 2003, khi hội nghị toàn thể lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN thay đổi hai khái niệm tư tưởng then chốt -- “Đối tượng” và “Đối tác” trong quan hệ ngoại giao, ám chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc theo cùng thứ tự. Nghị quyết của hội nghị tám kêu gọi việc áp dụng một cách tinh tế hơn khi biện chứng hai khái niệm này: “Với các đối tượng, chúng ta có thể tìm kiếm những lĩnh vực để hợp tác, với các đối tác, hiện có những quyền lợi trái ngược với quyền lợi của chúng ta.” Nghị quyết này tạo ra chính sách hợp lý để Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, bao gồm những lĩnh vực nhạy cảm về hợp tác an ninh và quốc phòng. Sau hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên đã đến thăm Washington, và Việt Nam cũng đồng ý cho những chuyến thăm cảng thường niên đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ.
Bên cạnh những đối tác chiến lược, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh vào việc tiếp cận với các cơ quan đa phương trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 1995, Việt Nam đã nổi lên như là một thành viên năng nổ của ASEAN và hệ thống an ninh khu vực mang trọng tâm ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN, quá trình Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào năm 1998 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Năm 2008, trong một thử nghiệm về chính sách ngoại giao được xem là thành công nhất của mình, Việt Nam đã được khối châu Á nhất trí lựa chọn làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được sự ủng hộ nồng nhiệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an từ 2008 đến 2009. Lê Lương Minh, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lúc ấy, đã trở thành tổng thư ký ASEAN vào tháng Giêng 2013 với thời hạn 5 năm.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 04/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130203/carlyle-thayer-danh-gia-vi-the-chien-luoc-cua-viet-nam-1
======================================================================
Carlyle Thayer - Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (2)
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc là nguồn viện trợ nước ngoài cũng như là khuôn mẫu phát triển chủ yếu của quốc gia này. Ví dụ, Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950 và đã tái tổ chức vùng nông thôn thành những hợp tác xã nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Liên Xô thay thế Trung Quốc để trở thành nhà viện trợ và khuôn mẫu phát triển chính của Việt Nam trong cuối thập niên 1950, khi Việt Nam áp dụng nền kinh tế tập trung. Kế hoạch Ba Năm Đầu tiên (1958-1960) và Năm Năm Đầu tiên (1961-1965) tập trung vào việc xây dựng ngành công nghiệp nặng. Sau thập niên 1960, đã có một thế hệ những người cộng sản Việt Nam mới được đào tạo tại Liên Xô, và ngày nay họ đại diện cho một tiếng nói đầy ảnh hưởng bên trong ĐCSVN đó là tiếp tục xem Nga như là một đối tác không thể thiếu trong việc phát triển và hiện đại hoá đất nước.
Khi ĐCSVN tìm cách thống nhất đất nước bằng cách tái lập cuộc chiến tranh vũ trang ở Nam Việt nam từ 1960 đến 1973, nguồn viện trợ chủ yếu của họ đến từ Trung Quốc lẫn Liên Xô. Trong cùng lúc, Bắc Việt Nam cũng tìm kiếm và đạt được hỗ trợ về chính trị lẫn vật chất từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, những nhà nước cách mạng và Phong trào Không Liên kết nhằm đạt được mục tiêu thống nhất đất nước của mình.
Kinh nghiệm đã dạy cho Việt Nam giá trị của việc chủ động sử dụng quan hệ ngoại giao quốc tế như là công cụ để đạt được quyền lợi quốc gia. Họ đã tận dụng bài học này để làm lợi thế cho mình khi những dị biệt về học thuyết nổ ra giữa Liên Xô và Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến việc chia rẽ trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới. Trong khi những diễn tiến này tạo ra trở ngại cho giới lãnh đạo Việt Nam, họ đã nhanh chóng biến khó khăn thành lợi thế, phát động những nỗ lực ngoại giao quốc tế rộng rãi để biến Việt Nam thành trọng tâm của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu.
Ban đầu, cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều không muốn bị xem là thiếu ủng hộ một đất nước nhỏ bé nghèo đói đang đấu tranh giành độc lập trước một nước Mỹ hùng mạnh đang can thiệp để hỗ trợ Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Kết quả là các nhà ngoại giao Việt Nam đã biến mối kình địch Trung - Mỹ thành lợi thế của mình để có được vũ khí và những viện trợ khác. Giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay cũng sử dụng một chiến lược tương tự trong việc giữ gìn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bối cảnh chiến lược của Việt Nam đã biến đổi từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc ấy là Richard Nixon tìm cách nối lại quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng Hai năm 1972 của Nixon là thời điểm thay đổi nó, sau đấy Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Việc thay đổi chính sách của Trung Quốc dẫn đến tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt vào lúc cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Những diễn tiến này đã củng cố niềm tin của nhiều người trong ĐCSVN rằmg những cường quốc chỉ biết chạy theo quyền lợi của chính mình. Họ kết luận rằng Việt Nam phải luôn cảnh giác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam tìm cách tái tổ chức nền kinh tế miền nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hà Nội quay lại chính sách kế hoạch tập trung với hàng loạt những kế hoạch 5 năm được khởi xướng vào năm 1976. Liên Xô vẫn là nguồn viện trợ chính từ nước ngoài và cứ sau mỗi kế hoạch 5 năm thành công lại tăng đôi số lượng trợ giúp.
Sự tiến bộ trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô lại trái ngược với mối quan hệ Trung - Việt đang bị xấu đi nhanh chóng, nó đạt đến điểm đáy khi Trung Quốc ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ tại quốc gia láng giềng Cambodia. Vào năm 1977, Khmer Đỏ đã tổ chức những đợt xâm lấn qua biên giới vào miền nam Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã trả đũa với một cuộc tấn công qui mô lớn vào Cambodia, những cuộc xâm lấn của Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn vẫn tiếp tục.
Năm kế tiếp đã đánh dấu một điểm chuyển. Khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế do Liên Xô đứng đầu vào giữa năm 1978, Trung Quốc phản ứng bằng cách cắt đứt chương trình viện trợ và rút hết các cố vấn về nước. Để đáp trả, Việt Nam ngã hoàn toàn về Liên Xô. Vào tháng Mười một 1978, Moscow và Hà Nội đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác 25 năm. Từ đó Việt Nam đã xem Liên Xô là điểm tựa của các chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của mình.
Vào tháng Mười hai năm ấy, Việt Nam đã tấn công và chiếm đóng Cambodia. Trung Quốc trả đũa vào đầu năm 1979 với một cuộc tấn công quân sự lớn vào các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam sau đó đã đáp trả bằng cách cho phép Liên Xô được quyền đặt căn cứ tại Vịnh Cam Ranh. Mâu thuẫn Cambodia nhanh chóng chuyển thành một cuộc chiến tranh đại diện giữa Trung Quốc vốn đang hỗ trợ Khmer Đỏ và Liên Xô đang hậu thuẫn Việt Nam.
Vì chiếm đóng Cambodia, Việt Nam đã bị cắt viện trợ quốc tế và cấm vận thương mại. Ví dụ cả Nhật Bản và Úc đều đã phản đối bằng cách đình chỉ những chương trình hỗ trợ phát triển. Các quốc gia Đông nam Á trong tổ chức ASEAN đã đi đầu trong việc gây áp lực ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác nhằm ngăn cản chính phủ lệ thuộc do Việt Nam lập ra là Cộng hoà Nhân dân Kampuchea được chính thức công nhận ngoại giao.
Vấn đề Cambodia cuối cùng cũng đã chấm dứt bằng ba tiến triển quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam nhận ra rằng cái giá phải trả trong việc can thiệp vào Cambodia thì quá nặng đối với công cuộc phát triển của mình. Trong khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng với sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch tập trung theo kiểu Xô Viết, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách quan trọng vào tháng Mười hai năm 1986 được biết với cái tên “đổi mới”. Từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, Việt Nam bắt đầu thử nghiệm những lực lượng kinh tế thị trường một cách cẩn trọng trong khi cũng kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Thứ hai, sự xuất hiện của tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1985 đã khởi động những thay đổi có ảnh hưởng rộng rãi trong chính sách của nhà nước Xô Viết, cả trong nước lẫn quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những thay đổi này đã tạo thêm áp lực bắt Việt Nam phải thay đổi nền kinh tế của mình và rút quân khỏi Cambodia và họ đã hoàn thành việc rút quân vào tháng Chín năm 1989.
Thứ ba, ngay sau khi Bức màn Sắt sụp đổ ở Đông Âu, năm thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã có được một giai đoạn hợp tác dù ngắn ngủi nhưng chưa từng xảy ra, trong đó bao gồm những nỗ lực củng cố khu vực để đem lại những dàn xếp hoà bình cho Cambodia vào năm 1991.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và sự tan rã của Liên bang Xô viết chắc chắn đã làm thay đổi bối cảnh chiến lược của Việt Nam, tạo nền tảng cho Việt Nam bước ra khỏi vòng cô lập và tiếp cận trực tiếp hơn với cộng đồng quốc tế trong khu vực lẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, bất chấp sự đồng thuận trong toàn thể nội bộ ĐCSVN về việc cần thiết phải cải cách nền kinh tế trong nước, đảng vẫn tiếp tục bị chia rẽ trên nền tảng tư tưởng về định hướng chiến lược đối ngoại của đất nước. Giới bảo thủ trong đảng muốn Việt Nam nên nghiêng về Trung Quốc. Họ cho rằng Hoa Kỳ chỉ muốn lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa qua cái gọi là diễn biến hoà bình. Họ cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết được những tranh chấp về hải phận trên biển Đông một cách hoà bình. Trong khi ấy những người cấp tiến trong đảng lại cho rằng Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu và tiến hành quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia bất chấp hệ thống chính trị nào. Đặc biệt là họ muốn tiếp cận với những quốc gia có kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để có được sức bật cho quá trình phát triển và hiện đại hoá của Việt Nam.
Cho đến nay, tình trạng chia rẽ này trong đảng vẫn tiếp tục ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế thị trường và giới hạn mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, Việt Nam vẫn giữ nguyên là một quốc gia độc tài và độc đảng.
Chính sách đối ngoại
Trong suốt 40 năm sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập từ Pháp vào năm 1945, giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam đã chấp nhận một thế giới quan đồng nhất với tư tưởng Mác xít - Lê nin nít đang thịnh hành. Theo quan điểm này, hướng đi của nền chính trị toàn cầu được xác định bởi những mâu thuẫn giữa hai thế giới xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hay nói nôm na là giữa “địch và ta”. Mối tương quan giữa hai thế giới này là một cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Trong suốt giai đoạn 1945-1985, Việt Nam xem mình là tiền đồn của cuộc đấu tranh này. Hệ quả là giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khối xã hội chủ nghĩa đã nợ Việt Nam không chỉ về tinh thần đoàn kết chính trị mà còn về việc ủng hộ vật chất.
Thế giới quan này bắt đầu thay đổi trong từ giữa đến cuối thập niên 1980, tuy nhiên khi những nhà soạn thảo chính sách Việt Nam bắt đầu nhấn mạnh hơn về quyền lợi quốc gia và ngoại giao thực dụng, trong khi cũng thừa nhận sức mạnh của kinh tế toàn cầu cũng như tác động của khoa học kỹ thuật là những yếu tố quyết định sức mạnh. Học thuyết hai thế giới của Việt Nam dần dần phải nhường bước cho một quan điểm tích cực hơn về hội nhập với kinh tế thế giới. Trong khi quan điểm cũ cho rằng mở mang quan hệ kinh tế với các quốc gia tư bản sẽ dẫn đến tình trạng nương tựa kinh tế và hoà nhập, quan điểm mới lại nhấn mạnh tính hội nhập, vốn được xem là tích cực hơn vì nó tạo ra cơ hội lẫn thách thức. Thế giới quan này cũng đón nhận một chính sách an ninh toàn cục hơn so với khái niệm an ninh quân sự cũ hạn hẹp.
Sự chuyển hướng này, vốn là sản phẩm phụ của việc thay đổi hoàn cảnh chiến lược, đã mở ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng và vẫn còn tiếp tục cho đến nay, và khuôn khổ tư tưởng cũ trong quá khứ cũng vẫn chưa được từ bỏ hoàn toàn. Tàn dư của nó có thể thấy được hiện nay qua những ám chỉ về “mối đe doạ diễn biến hoà bình” như là thách thức chủ yếu đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có một cuộc cách mạng trong thế giới quan của Việt Nam, bằng chứng là đã có ba nghị quyết được thông qua bởi Bộ Chính trị ĐCSVN. Nghị quyết đầu tiên số 32, được thông qua vào tháng Bảy 1986, tuyên bố “cần chủ động hơn trong giai đoạn phát triển mới, và chung sống hoà bình với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ, và xây dựng Đông nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác.” Theo những chủ trương này, các báo cáo chính trị lên Đại hội Đảng Toàn Quốc lần Sáu vào cuối năm 1986 đã ưu tiên mở rộng và nâng cao tính hiệu quả của các quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Nghị quyết thứ hai, số 2, được thông qua năm 1987, yêu cầu rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam ra khỏi Cambodia và Lào và tiến hành một đợt phục viên khổng lồ trong quân đội thường trực Việt Nam.
Nhưng có lẽ nghị quyết quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện tại là nghị quyết số 13, được thông qua vào tháng Năm 1988. Nghị quyết này kêu gọi một “chính sách ngoại giao đa phương,” ưu tiên cho phát triển kinh tế và lần đầu tiên sử dụng khái niệm “lợi ích dân tộc”. Nghị quyết này báo hiệu một cách rõ ràng sự chấm dứt của quan điểm hai thế giới và chấp thuận Việt Nam nên đón nhận một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam giờ đây đã quyết tâm chuyển toàn bộ chính sách ngoại giao đối đầu sang một chính sách hoà giải với những cựu thù.
Việt Nam hợp nhất chính sách ngoại giao đa phương của mình tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 7 vào tháng Bảy 199. Các tài liệu về chính sách đối ngoại kêu gọi Việt Nam “đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại với tất cả các nước và tổ chức kinh tế bất chấp những hệ thống chính trị xã hội khác biệt.” Chỉ trong bốn năm, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc bắt kịp mục tiêu mới của mình. Vào tháng Mười một 1991, Việt Nam và Trung Quốc chấm dứt mối bất hoà và vào năm 1995, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký kết một hiệp ước hợp tác với Liên Âu và trở thành thành viên thứ bảy trong khối ASEAN.
Chính sách mở cửa của Việt Nam trong việc đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thương mại đã được tái xác định tại những kỳ đại hội đảng kế tiếp. Ví dụ như Đại hội Đảng lần Chín vào năm 2001 đã tuyên bố rằng ‘Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước.” Đại hội lần chín cũng đưa ra mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một quốc gia công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020. Đại hội Đảng gần đây nhất, đại hội lần thứ 11 vào năm 2011 còn đi xa hơn nữa khi kêu gọi Việt Nam phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới
Là một phần trong việc đẩy mạnh tiếp cận thế giới, vào năm 2001 Việt Nam đã tuyên bố sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với “các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng và các quốc gia bạn bè truyền thống,” ám chỉ Trung Quốc, Lào, Cambodia và kế đến là Nga. Kể từ đấy, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược rộng lớn hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ gần gũi với các thành viên vĩnh viễn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và những cường quốc chính ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á và châu Âu, cam kết hợp tác chiến lược với Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Đức. Úc cũng có chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng với Việt Nam, nhưng chỉ muốn dùng khái niệm “đối tác toàn diện”.
Mỗi đối tác chiến lược đều khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh trọng tâm mà Việt Nam đưa ra trong việc xây dựng hàng loạt quan hệ toàn diện rộng rãi kể từ đầu thập niên 1990. Trong đó có bốn đối tác đặc biệt quan trọng và đáng để phân tích chi tiết.
Thoả thuận đối tác chiến lược 2001 giữa Việt Nam và Nga là một trong những thoả thuận đầu tiên ở dạng này. Nó đề ra mối hợp tác rộng rãi trong những lĩnh vực quan trọng bao gồm chính trị và ngoại giao, quân cụ và kỹ thuật, việc phát triển nguồn năng lượng từ khai thác dầu khí đến thuỷ điện và điện hạt nhân, đầu tư thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hoá và du lịch. Vào tháng Bảy 2012, Việt Nam và Nga đã nâng cấp quan hệ song phương của mình thành đối tác chiến lược toàn diện để phản ánh những đợt mua vũ khí quan trọng gần đây. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế song phương vẫn là một điểm yếu trong mối quan hệ toàn bộ. Thương mại song phương chỉ trị giá ở mức 2 tỉ Mỹ kim trong năm 2011, trong khi Nga vẫn đứng sau những đối tác chiến lược khác của Việt Nam về giá trị đầu tư.
Năm 2006, Việt Nam ký kết hiệp định đối tác chiến lược với Nhật Bản trong đó kêu gọi những cuộc thăm viếng cấp cao và thiết lập một Uỷ ban Hợp tác Chung cấp bộ. Trong năm kế tiếp, Nhật Bản và Việt Nam đã thông qua một nghị trình 44 điểm bao gồm bảy lĩnh vực hợp tác lâu dài: trao đổi chính sách cấp cao, quan hệ kinh tế, cải cách hành chính và luật pháp, khoa học kỹ thuật, trao đổi nhân sự, hợp tác trên các các diễn đàn đa phương và cam kết trong những vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Nhật hiện đang là nhà cung cấp nguồn tài trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam và là đối tác thương mại thứ nhì với tổng giá trị giao thương song phương đạt đến 21 tỉ Mỹ kim trong năm 2011 và cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba ở Việt Nam.
Thoả thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam ký kết với Ấn Độ vào năm 2007 đã vạch ra mối hợp tác trong năm lĩnh vực lớn: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và tiếp cận mậu dịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và các vấn đề đa phương và khu vực. Đối tác này vẫn mạnh nhất trong lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng trước những thách thức từ sự đi lên của Trung Quốc đặt ra cho hai quốc gia, trong đó Ấn Độ đóng vai nhà cung cấp lớn thứ hai về huấn luyện quân sự và vũ khí sau Nga. Tuy nhiên cũng như đối tác Việt - Nga, đối tác Việt - Ấn vẫn chưa khai thác toàn bộ tiềm năng kinh tế, cả hai bên đều thừa nhận vấn đề này khi chủ tịch Việt Nam thăm viếng Ấn Độ vào tháng Mười 2011. Thương mại hai bên đạt ở mức 3,9 tỉ Mỹ kim trong năm ngoái.
Cuối cùng, đối tác chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc, được thông qua vào năm 2008, đã vượt xa hơn xu hướng dần dần phát triển quan hệ, được kéo dài hai thập niên sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Mội hội nghị vào tháng Ba 1999 giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản đã thông qua cơ cấu 16 chữ vàng, kêu gọi “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Một công bố chung được đưa ra vào năm kế trong đó thiết lập nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia vốn vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã đạt được một thoả thuận phân đường biên giới đất liền và qui định đường lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ, thiết lập một khu vực đánh bắt cá chung. Rồi vào năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc lại tạo ra một Uỷ ban Hướng dẫn Chung về Hợp tác Song phương ở mức thứ trưởng để điều phối mọi khía cạnh trong mối quan hệ song phương.
Mối quan hệ này chính thức được nâng cấp thành một đối tác chiến lược sau một hội nghị các nhà lãnh đạo đảng tại Bắc Kinh vào tháng Sáu 2008, và lại nâng cấp lên thành đối tác hợp tác chiến lược một năm sau đó. Dưới cơ cấu này, Trung Quốc và Việt Nam đã xây dựng một mạng lưới dày đặc gồm các cơ chế từ đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý mối quan hệ song phương. Những cơ chế này tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả bất kể những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Thương mại song phương đã vươn lên mạnh mẽ ở mức 36,9 tỉ Mỹ kim vào tháng Mười một 2012.
Quan hệ Việt - Trung còn được biểu hiện qua sự tựu trung quyền lợi trong một loạt vấn đề, cả trong nước và trong khu vực, vượt qua những cơ chế song phương chính thức. Ở mức độ đối nội, cả hai đều tìm cách cải tổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà không gây bất ổn cho chế độ độc đảng. Ở mức độ khu vực, cả hai đều tìm kiếm lợi ích qua việc hội nhập khu vực, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc và Khu vực Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng. Bao quát hơn, cả hai đều chia sẻ mối quan tâm trong việc giữ gìn một môi trường khu vực hoà bình và ổn định.
Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 sau khi chính quyền Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận mậu dịch từ thời Chiến tranh Việt Nam. Quan hệ song phương sau đó đã được phát triển dần, điểm cao trào là vào năm 2000 với bước ngoặt thoả thuận thương mại song phương. Trong năm 2011, tổng số thương mại song phương đã đạt đến 21,8 tỉ Mỹ kim, với việc Việt Nam đạt con số thặng dư kỷ lục 13,1 tỉ. Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 10 tỉ vào Việt Nam, biến Hoa Kỳ thành một trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào nước này.
Một thay đổi quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã xảy ra vào giữa năm 2003, khi hội nghị toàn thể lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN thay đổi hai khái niệm tư tưởng then chốt -- “Đối tượng” và “Đối tác” trong quan hệ ngoại giao, ám chỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc theo cùng thứ tự. Nghị quyết của hội nghị tám kêu gọi việc áp dụng một cách tinh tế hơn khi biện chứng hai khái niệm này: “Với các đối tượng, chúng ta có thể tìm kiếm những lĩnh vực để hợp tác, với các đối tác, hiện có những quyền lợi trái ngược với quyền lợi của chúng ta.” Nghị quyết này tạo ra chính sách hợp lý để Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, bao gồm những lĩnh vực nhạy cảm về hợp tác an ninh và quốc phòng. Sau hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên đã đến thăm Washington, và Việt Nam cũng đồng ý cho những chuyến thăm cảng thường niên đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ.
Bên cạnh những đối tác chiến lược, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh vào việc tiếp cận với các cơ quan đa phương trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 1995, Việt Nam đã nổi lên như là một thành viên năng nổ của ASEAN và hệ thống an ninh khu vực mang trọng tâm ASEAN, bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN, quá trình Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào năm 1998 và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Năm 2008, trong một thử nghiệm về chính sách ngoại giao được xem là thành công nhất của mình, Việt Nam đã được khối châu Á nhất trí lựa chọn làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được sự ủng hộ nồng nhiệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và đã phục vụ trong Hội đồng Bảo an từ 2008 đến 2009. Lê Lương Minh, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lúc ấy, đã trở thành tổng thư ký ASEAN vào tháng Giêng 2013 với thời hạn 5 năm.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 04/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130203/carlyle-thayer-danh-gia-vi-the-chien-luoc-cua-viet-nam-1
======================================================================
Carlyle Thayer - Đánh giá vị thế chiến lược của Việt Nam (2)
Carlyle Thayer
Diên Vỹ chuyển ngữ
Diên Vỹ chuyển ngữ
Chính sách Quốc phòng
Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền chỉ với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào và Cambodia. Nó cũng có một bờ biển dài hướng ra biển Đông kèm theo khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý. Việt Nam hiện đang đóng giữ khoảng 20 đảo và địa điểm trên biển Đông, mỗi vị trí này cho Việt Nam quyền thừa nhận chủ quyền tài nguyên dưới nước và bờ biển chung quanh các hòn đảo và địa điểm này.
Học thuyết quốc phòng hiện tại của Việt Nam được xác định vào năm 1987, khi Nghị quyết số 2 của Bộ Chính trị đưa ra một học thuyết chiến lược mới gọi là “chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.” Học thuyết này mang tính tự vệ trong thiết kế và yêu cầu sát nhập lực lượng gồm vài triệu quân dự bị, lực lượng tự vệ thành thị và dân quân vùng thôn quê vào thành lực lượng chính qui. Những đơn vị này với tên chung là Lực lượng Vũ trang Nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh trong nước và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội bằng cách quản lý các khu vực kinh tế - quốc phòng tại những vùng xa xôi. Lực lượng chính qui, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân và biên phòng. Học thuyết quốc phòng mới này cũng đặt ra các ưu tiên đối với ngành công nghệ quốc phòng và việc thiết lập một chương trình giảng dạy quốc phòng bắt buộc cho toàn bộ học sinh.
Trong giữa những năm 1990, Việt Nam đã đưa ra một nỗ lực khiêm tốn nhằm hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân của mình nhằm phản ứng lại những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông. Nỗ lực này đã tăng tốc trong nửa thập niên qua, trong đó Nga đóng một vai trò then chốt như là nguồn cung cấp chủ yếu cho các đợt mua sắm thiết bị quân sự của Việt Nam.
Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã tiếp nhận hai tàu khu trục tàng hình gắn tên lửa hạng Gepard và bốn tàu tuần duyên cao tốc hạng Svetlyak có trang bị tên lửa chống hạm. Từ năm 2010, không quân Việt Nam đã mua 20 chiến đấu cơ Su-30MK2V có trang bị tên lửa không đối không lẫn tên lửa chống hạm. Việt Nam cũng tăng cường hệ thống phòng không và bảo vệ bờ biển với việc mua hai tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng tác chiến cao S-300 MPM-1 và hai tổ hợp tên lửa K-300P Bastion phòng thủ bờ biển. Quan trọng hơn, Việt Nam cũng đã đặt hàng với Liên Xô sáu chiếc tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh hạng Kilo, hai chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào tháng Tám 2013. Tháng Tám 2011, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng ông dự định sẽ triển khai một hạm đội tàu ngầm hiện đại vào năm 2016-2017. Việt Nam cũng đã đặt hàng mua bốn chiếc tàu hộ tống hạng Sigma của Hà Lan.
Những đợt mua vũ khí gần đây cho thấy thêm một số yếu tố dẫn đến việc cần thiết để hiện đại và nâng cấp hệ thống vũ khí và khí tài hiện có. Những yếu tố này bao gồm tầm quan trọng ngày càng cao của nền kinh tế biển Việt Nam, việc hiện đại hoá các lực lượng quân sự khác trong vùng cũng như việc đưa kỹ nghệ quân sự mới vào khu vực. Nhưng không có vấn đề nào khẩn thiết đối với vị thế quốc phòng của Việt Nam bằng việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, vốn càng trở nên cấp bách hơn vào năm 2007, khi Trung Quốc trở nên hung hãn hơn trong việc một mực đòi hỏi “chủ quyền không thể chối cãi” trên vùng biển bị tranh chấp.
Là một phần của chủ trương gây hấn hơn, Trung Quốc đã sách nhiễu các ngư nhân Việt Nam, tạo áp lực lên các công ty dầu mỏ nước ngoài phải rút ra khỏi Việt Nam và can thiệp vào hoạt động của các tàu thăm dò dầu khí trong đặc khu kinh tế Việt Nam. Đã có ít nhất ba sự kiện công khai cắt cáp những chiếc tàu thăm dò địa chấn có hợp đồng khảo sát trong khu vực EEZ của Việt Nam. Để đáp ứng với những căng thẳng tăng cao, năm ngoái Việt Nam đã khởi động những chiếc Su-27 và Su-30 bay tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh việc hiện đại hoá quân sự để tự giúp mình, Việt Nam cũng đã đáp trả lại thái độ cứng rắn của Trung Quốc bằng chính sách ngoại giao phòng thủ trong một nỗ lực nhằm kêu gọi ủng hộ từ các cường quốc hàng hải. Ví dụ vào năm 2010, Việt Nam đã sử dụng vị thế chủ tịch ASEAN của mình để vận động Hoa Kỳ và những cường quốc khác can tiệp vào tranh chấp biển Đông tại hội nghị bán niên của Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại phiên họp khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng trong tháng Mười cùng năm.
Kết quả là quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem như là một động thái cân bằng ngoại giao đầy tinh tế không khác nào việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã nâng các đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Hoa Kỳ lên mức thứ trưởng và tiếp xúc quân sự đến quân sự với cả hai.
Đối với Trung Quốc, vào tháng Mười một 2008 Việt Nam đã mời hải quân Trung Quốc quay lại thăm cảng sau 17 năm vắng bóng. Các tàu hải quân Trung Quốc hiện đến thăm hàng năm. Trong tháng Giêng này, hai tàu khu trục và một tàu tiếp vận đã có chuyến thăm hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh sau chuyến đi đến Vịnh Aden. Hải quân Việt Nam cũng đã có chuyến thăm cảng ở Trung Quốc vào tháng Sáu 2009 và đã quay lại lần nữa vào tháng Sáu 2011.
Vào tháng Tám 2011, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng An ninh lần thứ hai, trong đó hai bên đồng ý tăng cường trao đổi quân sự và thiết lập một đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã mở rộng phạm vi tuần tra chung trên Vịnh Bắc bộ vốn được khởi đầu từ tháng Tư 2006. Chuyến tuần tra chung lần thứ 13 được tiến hành vào tháng Sáu 2012 bao gồm những thao tập báo hiệu ngày và đêm và các cuộc tập trận chống hải tặc. Vào tháng Chín 2012, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo an ninh quốc phòng lần thứ sáu trong đó hai bên đồng ý “tiếp tục các chuyến thăm cao cấp, tăng cường đối thoại và tham vấn, phát triển hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo nhân viên, trao đổi biên giới và các vấn đề hải quân và an ninh đa phương.”
Trong cùng thời gian, Việt Nam cũng đã ve vãn Hoa Kỳ bằng hàng loạt những tiếp xúc cấp cao và tiếp xúc quân sự với quân sự tương tự. Trong năm 2009, các quan chức Việt Nam bắt đầu hàng loạt các chuyến bay ra những tàu sân bay của Hoa Kỳ đang vận chuyển ngang biển Đông. Năm 2010, việc viếng thăm cảng thường niên của hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam được mở rộng thêm để bao gồm các hoạt động hải quân chung. Việt Nam cũng đã đồng ý tiểu tu những chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự quá cảnh, sửa chữa gần đây nhất được thực hiện tại khu vực cảng thương mại dân sự ở Vịnh Cam Ranh. Mặc dù chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng, ba tiến triển này cũng phục vụ cho mục đích của Việt Nam nhằm báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Hoa Kỳ là một đối tượng chính danh và đang được chào đón trong vấn đề an ninh hàng hải khu vực.
Quan hệ an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng được củng cố thêm vào tháng Mười một 2011, tại cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ hai, trong đó cả hai bên ký kết một bản ghi nhớ nhận diện năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại quốc phòng cấp cao, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, công tác giữ gìn hoà bình, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai của Liên Hiệp Quốc. Ví dụ gần đây nhất về đối thoại quốc phòng cấp cao là chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vào tháng Sáu 2012 để đáp lại chuyến thăm Washington năm 2009 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh. Panetta đã làm một chuyến đi vòng bất ngờ đến Vịnh Cam Ranh để gặp gỡ toán nhân viên của một chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự đang nằm sửa chữa. Chuyến thăm của ông đã khiến giới truyền thông dự đoán rằng Hải quân Hoa Kỳ có thể quay trở lại căn cứ cũ của mình. Tuy nhiên các quan chức Việt Nam đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng hải quân của bất cứ quốc gia nào cũng có thể sử dụng các cơ sở sửa chữa dân sự tại Cam Ranh, nhưng không quốc gia nào được phép mở căn cứ quân sự tại Việt Nam.
Cuộc gặp gỡ giữa Panetta và Thanh chủ yếu chú trọng vào việc xem xét tiến trình mà họ đã thoả thuận vào năm 2011. Thanh dọn đường cho mối hợp tác tương lai khi đề cập đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như viện trợ nhân đạo, hỗ trợ thiên tai và tìm kiếm cứu hộ. Ông yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ thêm để giải quyết những hệ quả từ cuộc chiến Việt Nam, ví dụ như dọn dẹp Chất độc Da cam và bom nổ chậm. Ông cũng yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Panetta đáp trả bằng các đề nghị Việt Nam cho phép thiết lập Văn phòng Hợp tác Quốc phòng tại Hà Nội để tạo điều kiện cho những tiếp xúc tương lai.
Bên cạnh những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, việc hiện đại hoá quân đội và cân bằng quan hệ an ninh với Trung Quốc và Hoa Kỳ, những thách thức lớn của quốc phòng Việt Nam bao gồm “chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao... khủng bố, tội phạm công nghệ cao và liên quốc gia,” theo báo các chính trị đọc tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 11 vào tháng Giêng 2011. Để đối phó với những thử thách này, bản báo cáo đề nghị phải bảo đảm “lực lượng vũ trang ngày càng tiếp cận với thiết bị hiện đại trong đó ưu tiên cho các lực lượng hải quân, không quân, an ninh, tình báo và cảnh sát cơ động.”
Các lực lượng chính qui của QĐNDVN đóng quân trên khắp đất nước và có nhiệm vụ chính là phản công lại bất kỳ cuộc tấn công nào vào Việt Nam, tham gia các cuộc tập trận hàng năm, bao gồm toàn bộ các binh chủng ở toàn bộ các cấp từ trung đội đến quân đoàn. Theo những nhà quan sát quân sự ngoại quốc, khi so sánh khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Việt Nam với những quốc gia Đông Á khác trong bốn lĩnh vực chủ chốt (bảo vệ lãnh thổ, chiếm đóng lãnh thổ, vai trò cảnh sát, tấn công chiến lược) với thước đo ở bốn mức độ (kém, trung bình, tốt, rất tốt), QĐNDVN xếp hạng tốt trong lĩnh vực bảo vệ lãnh thổ, trung bình trong khả năng chiếm giữ lãnh thổ và thực hiện vai trò cảnh sát, và kém trong lĩnh vực tấn công chiến lược. Đến năm 2015, chương trình mua sắm vũ khí hiện nay của Việt Nam sẽ không thể nâng cao khả năng chiến đấu của QĐNDVN trong ba lĩnh vực đầu, nhưng được trông đợi là sẽ nâng khả năng tấn công chiến lược của QĐNDVN từ kém lên trung bình.
Những Ưu tiên Chiến lược
Việt Nam hiện nay đang đối diện với những thử thách to lớn về chính sách kinh tế, chính trị, quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Trên mặt trận kinh tế, năm 2009 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới. Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) của Việt Nam, được đo lường bằng cách so sánh sức mua, hiện đang đứng thứ 40 trên thế giới. Ngành công nghiệp chiếm 41% số GDP và bao gồm chủ yếu ngành sản xuất nhẹ trên cách lĩnh vực chế biến thực phẩm, vải sợi, thuốc lá và hoá chất. Hiện tại các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm nông sản (17%), dầu thô (11%), vải sợi, quần áo và giày dép (7%). Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Úc, và các nguồn nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Năm 2008, công ty PricewaterhouseCoopers dự đoán rằng đến năm 2025 Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực hiện những cải cách lớn về cơ chế để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này phải cần đến một nỗ lực nghiêm trọng nhằm cải cách hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia và tái cơ cấu lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước đang chồng chất nợ nần. Những việc này và các cải tổ khác thì cần thiết để đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và bắt kịp mục tiêu lâu dài của Việt Nam là trở thành một quốc gia hiện đại và công nghiệp hoá vào năm 2020.
Trên mặt trận chính trị, Việt Nam cũng phải giải quyết vấn đề bệnh tham nhũng lan tràn đầy dẫy cũng như ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tư nhân đang đứng trên pháp luật. Đây sẽ là một quá trình khó khăn và có tiềm năng gây bất ổn vì những mạng lưới này đã nở rộ dưới sự bảo trợ của các quan chức cấp cao. Năm 2012, đã có tranh chấp nội bộ nghiêm trọng giữa hai thành phần trong ĐCSVN về vấn đề này, gần đến mức hạ bệ vị thủ tướng.
Có nhiều mặt trong thách thức về quốc phòng của Việt Nam. Trước tiên, không chỉ cần phải tìm ra ngân sách để tài trợ cho chương trình mua sắm vũ khi đầy tham vọng mà còn cả ngân sách để bảo trì và sữa chữa những hệ thống này. Một ví dụ quan trọng là nguồn tài trợ suốt đời cho sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam sẽ mua trong 5 năm tới. Vào năm 2012, ngân sách quốc phòng chính thức được dự đoán ở mức 3,3 tỉ Mỹ kim, hoặc 2,5% GDP. Chi phí quốc phòng trong tương lai sẽ gắn chặt với sự mức tăng trưởng GDP.
Thứ hai, Việt Nam đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí mới vào cơ chế lực lượng hiện tại. Ví dụ như các nhà phân tích hải quân khu vực cho rằng binh chủng hải quân của QĐNDVN với cơ cấu tổ chức hiện tại, sẽ không có khả năng vận hành một hạm đội gồm sáu tàu ngầm hạng Kilo một cách hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được cuộc cách mạng về các vấn đề quân sự và chưa tạo ra được những nhóm tổng hợp hải-không quân thực sự có thể hoạt động được. Việt Nam có thể phải tính đến việc cắt giảm kích thước của quân đội thường trực để tài trợ và xây dựng lực lượng hải quân và không quân của mình.
Thứ ba, Đại hội Đảng lần thứ 11 đã ưu tiên việc hợp tác quốc phòng quốc tế, được xem như là một phần trong mỗi tám thoả thuận đối tác chiến lược. Một ưu tiên chủ chốt của Việt Nam là biến những ý định này thành thành quả hiện thực để giúp ích cho QĐNDVN. Việt Nam cũng đưa ra ưu tiên trong việc đóng góp quân sự khiêm tốn vào công tác giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Thực hiện những mục tiêu này ra sao sẽ đóng một vai trò trong việc đánh giá khả năng luyện tập và tính sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Việt Nam.
Việt Nam cũng đang đối điện với nhiều thử thách về chính sách đối ngoại, nổi bật nhất là việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc nhằm tránh việc tranh chấp biển Đông làm cản trở mối quan hệ song phương rộng lớn hơn. Hiện tại, ĐCSVN đang xem xét và sửa đổi nghị quyết hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần tám (2003) để bảo đảm có được một hướng đi quân bình hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại là phát triển tính đoàn kết trong khối ASEAN và tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề an ninh khu vực. Việt Nam sẽ vận động để đóng vai trò chủ động hơn trong nhóm các bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng khối ASEAN nhằm giải quyết vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm tuần tra chung và tập trận hải quân. Việc này có thể củng cố ưu tiên khác của Việt Nam là tạo sự ổn định trên biển Đông, trong khi Hà Nội tiếp tục thúc đẩy ASEAN có được một quy tắc ứng xử hiệu quả hơn nhằm quân bình sự cứng rắn của Trung Quốc trong vùng.
Việt Nam cũng ưu tiên cho sự đoàn kết của ASEAN nhằm củng cố hai cơ phận đa phương khu vực mới là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong việc đối phó với các cường quốc chính, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam đã đặt ưu tiên trong việc tăng cường thành viên của hai cơ phận này cũng như của Hội nghị Á Âu bằng cách bao gồm những đối tác chiến lược từ châu Âu là Đức và Anh.
Trong khi đó, Việt Nam đã tạo ưu tiên trong việc tăng cường danh sách gồm tám đối tác chiến lược của mình để bao gồm thêm Ý, Pháp, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được những thoả thuận đối tác chiến lược vào năm tới với tất cả các quốc gia trên ngoại trừ Hoa Kỳ, do những cố gắng tăng cường quan hệ đang bị chững lại vì thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Việt Nam phải giải quyết vấn đề này để chính quyền Obama nới lỏng những giới hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam chiếu theo Qui chế Buôn bán Vũ khí Quốc tế.
Ưu tiên chiến lược cuối cùng của Việt Nam là bắt đầu chuẩn bị vào giữa năm cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12, được dự định tổ chức vào năm 2016. Mối quan tâm chủ chốt là việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới cho ĐCSVN.
Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như một cường quốc hạng trung quan trọng ở Đông nam Á. Nó có trong tay nguồn lực dồi dào về ngoại giao, kinh tế và quốc phòng để có thể có những đóng góp quan trọng vào mục tiêu tạo ra một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam vẫn còn có nhiều việc phải làm để cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ và để giữ vững tính thống nhất và đoàn kết trong khối ASEAN. Việt Nam đang đối diện với thử thách có lẽ là dữ dội nhất trong việc cải cách kinh tế, đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và giữ gìn ổn định. Cuối cùng, Việt Nam sẽ đối diện với những cản trở quan trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí khí tài hiện đại mới mua để chúng có thể được triển khai một cách hiệu quả. Thất bại trên bất cứ mặt trận nào cũng có thể dẫn đến việc giảm giá trị vai trò chiến lược của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và bị trống lưng khi đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Canberra và là giám đốc công ty Tư vấn Thayer.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 05/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130205/carlyle-thayer-danh-gia-vi-the-chien-luoc-cua-viet-nam-2
======================================================================
Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền chỉ với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào và Cambodia. Nó cũng có một bờ biển dài hướng ra biển Đông kèm theo khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý. Việt Nam hiện đang đóng giữ khoảng 20 đảo và địa điểm trên biển Đông, mỗi vị trí này cho Việt Nam quyền thừa nhận chủ quyền tài nguyên dưới nước và bờ biển chung quanh các hòn đảo và địa điểm này.
Học thuyết quốc phòng hiện tại của Việt Nam được xác định vào năm 1987, khi Nghị quyết số 2 của Bộ Chính trị đưa ra một học thuyết chiến lược mới gọi là “chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân.” Học thuyết này mang tính tự vệ trong thiết kế và yêu cầu sát nhập lực lượng gồm vài triệu quân dự bị, lực lượng tự vệ thành thị và dân quân vùng thôn quê vào thành lực lượng chính qui. Những đơn vị này với tên chung là Lực lượng Vũ trang Nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh trong nước và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội bằng cách quản lý các khu vực kinh tế - quốc phòng tại những vùng xa xôi. Lực lượng chính qui, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân và biên phòng. Học thuyết quốc phòng mới này cũng đặt ra các ưu tiên đối với ngành công nghệ quốc phòng và việc thiết lập một chương trình giảng dạy quốc phòng bắt buộc cho toàn bộ học sinh.
Trong giữa những năm 1990, Việt Nam đã đưa ra một nỗ lực khiêm tốn nhằm hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân của mình nhằm phản ứng lại những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông. Nỗ lực này đã tăng tốc trong nửa thập niên qua, trong đó Nga đóng một vai trò then chốt như là nguồn cung cấp chủ yếu cho các đợt mua sắm thiết bị quân sự của Việt Nam.
Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã tiếp nhận hai tàu khu trục tàng hình gắn tên lửa hạng Gepard và bốn tàu tuần duyên cao tốc hạng Svetlyak có trang bị tên lửa chống hạm. Từ năm 2010, không quân Việt Nam đã mua 20 chiến đấu cơ Su-30MK2V có trang bị tên lửa không đối không lẫn tên lửa chống hạm. Việt Nam cũng tăng cường hệ thống phòng không và bảo vệ bờ biển với việc mua hai tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng tác chiến cao S-300 MPM-1 và hai tổ hợp tên lửa K-300P Bastion phòng thủ bờ biển. Quan trọng hơn, Việt Nam cũng đã đặt hàng với Liên Xô sáu chiếc tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh hạng Kilo, hai chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào tháng Tám 2013. Tháng Tám 2011, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tuyên bố rằng ông dự định sẽ triển khai một hạm đội tàu ngầm hiện đại vào năm 2016-2017. Việt Nam cũng đã đặt hàng mua bốn chiếc tàu hộ tống hạng Sigma của Hà Lan.
Những đợt mua vũ khí gần đây cho thấy thêm một số yếu tố dẫn đến việc cần thiết để hiện đại và nâng cấp hệ thống vũ khí và khí tài hiện có. Những yếu tố này bao gồm tầm quan trọng ngày càng cao của nền kinh tế biển Việt Nam, việc hiện đại hoá các lực lượng quân sự khác trong vùng cũng như việc đưa kỹ nghệ quân sự mới vào khu vực. Nhưng không có vấn đề nào khẩn thiết đối với vị thế quốc phòng của Việt Nam bằng việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông, vốn càng trở nên cấp bách hơn vào năm 2007, khi Trung Quốc trở nên hung hãn hơn trong việc một mực đòi hỏi “chủ quyền không thể chối cãi” trên vùng biển bị tranh chấp.
Là một phần của chủ trương gây hấn hơn, Trung Quốc đã sách nhiễu các ngư nhân Việt Nam, tạo áp lực lên các công ty dầu mỏ nước ngoài phải rút ra khỏi Việt Nam và can thiệp vào hoạt động của các tàu thăm dò dầu khí trong đặc khu kinh tế Việt Nam. Đã có ít nhất ba sự kiện công khai cắt cáp những chiếc tàu thăm dò địa chấn có hợp đồng khảo sát trong khu vực EEZ của Việt Nam. Để đáp ứng với những căng thẳng tăng cao, năm ngoái Việt Nam đã khởi động những chiếc Su-27 và Su-30 bay tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh việc hiện đại hoá quân sự để tự giúp mình, Việt Nam cũng đã đáp trả lại thái độ cứng rắn của Trung Quốc bằng chính sách ngoại giao phòng thủ trong một nỗ lực nhằm kêu gọi ủng hộ từ các cường quốc hàng hải. Ví dụ vào năm 2010, Việt Nam đã sử dụng vị thế chủ tịch ASEAN của mình để vận động Hoa Kỳ và những cường quốc khác can tiệp vào tranh chấp biển Đông tại hội nghị bán niên của Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại phiên họp khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng trong tháng Mười cùng năm.
Kết quả là quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem như là một động thái cân bằng ngoại giao đầy tinh tế không khác nào việc xử lý quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã nâng các đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Hoa Kỳ lên mức thứ trưởng và tiếp xúc quân sự đến quân sự với cả hai.
Đối với Trung Quốc, vào tháng Mười một 2008 Việt Nam đã mời hải quân Trung Quốc quay lại thăm cảng sau 17 năm vắng bóng. Các tàu hải quân Trung Quốc hiện đến thăm hàng năm. Trong tháng Giêng này, hai tàu khu trục và một tàu tiếp vận đã có chuyến thăm hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh sau chuyến đi đến Vịnh Aden. Hải quân Việt Nam cũng đã có chuyến thăm cảng ở Trung Quốc vào tháng Sáu 2009 và đã quay lại lần nữa vào tháng Sáu 2011.
Vào tháng Tám 2011, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc phòng An ninh lần thứ hai, trong đó hai bên đồng ý tăng cường trao đổi quân sự và thiết lập một đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng. Trung Quốc và Việt Nam cũng đã mở rộng phạm vi tuần tra chung trên Vịnh Bắc bộ vốn được khởi đầu từ tháng Tư 2006. Chuyến tuần tra chung lần thứ 13 được tiến hành vào tháng Sáu 2012 bao gồm những thao tập báo hiệu ngày và đêm và các cuộc tập trận chống hải tặc. Vào tháng Chín 2012, Trung Quốc và Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo an ninh quốc phòng lần thứ sáu trong đó hai bên đồng ý “tiếp tục các chuyến thăm cao cấp, tăng cường đối thoại và tham vấn, phát triển hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo nhân viên, trao đổi biên giới và các vấn đề hải quân và an ninh đa phương.”
Trong cùng thời gian, Việt Nam cũng đã ve vãn Hoa Kỳ bằng hàng loạt những tiếp xúc cấp cao và tiếp xúc quân sự với quân sự tương tự. Trong năm 2009, các quan chức Việt Nam bắt đầu hàng loạt các chuyến bay ra những tàu sân bay của Hoa Kỳ đang vận chuyển ngang biển Đông. Năm 2010, việc viếng thăm cảng thường niên của hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam được mở rộng thêm để bao gồm các hoạt động hải quân chung. Việt Nam cũng đã đồng ý tiểu tu những chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự quá cảnh, sửa chữa gần đây nhất được thực hiện tại khu vực cảng thương mại dân sự ở Vịnh Cam Ranh. Mặc dù chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng, ba tiến triển này cũng phục vụ cho mục đích của Việt Nam nhằm báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Hoa Kỳ là một đối tượng chính danh và đang được chào đón trong vấn đề an ninh hàng hải khu vực.
Quan hệ an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng được củng cố thêm vào tháng Mười một 2011, tại cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ hai, trong đó cả hai bên ký kết một bản ghi nhớ nhận diện năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại quốc phòng cấp cao, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, công tác giữ gìn hoà bình, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai của Liên Hiệp Quốc. Ví dụ gần đây nhất về đối thoại quốc phòng cấp cao là chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vào tháng Sáu 2012 để đáp lại chuyến thăm Washington năm 2009 của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh. Panetta đã làm một chuyến đi vòng bất ngờ đến Vịnh Cam Ranh để gặp gỡ toán nhân viên của một chiếc tàu thuộc Tư lệnh Hải vận Quân sự đang nằm sửa chữa. Chuyến thăm của ông đã khiến giới truyền thông dự đoán rằng Hải quân Hoa Kỳ có thể quay trở lại căn cứ cũ của mình. Tuy nhiên các quan chức Việt Nam đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng hải quân của bất cứ quốc gia nào cũng có thể sử dụng các cơ sở sửa chữa dân sự tại Cam Ranh, nhưng không quốc gia nào được phép mở căn cứ quân sự tại Việt Nam.
Cuộc gặp gỡ giữa Panetta và Thanh chủ yếu chú trọng vào việc xem xét tiến trình mà họ đã thoả thuận vào năm 2011. Thanh dọn đường cho mối hợp tác tương lai khi đề cập đến những vấn đề an ninh phi truyền thống như viện trợ nhân đạo, hỗ trợ thiên tai và tìm kiếm cứu hộ. Ông yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ thêm để giải quyết những hệ quả từ cuộc chiến Việt Nam, ví dụ như dọn dẹp Chất độc Da cam và bom nổ chậm. Ông cũng yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Panetta đáp trả bằng các đề nghị Việt Nam cho phép thiết lập Văn phòng Hợp tác Quốc phòng tại Hà Nội để tạo điều kiện cho những tiếp xúc tương lai.
Bên cạnh những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, việc hiện đại hoá quân đội và cân bằng quan hệ an ninh với Trung Quốc và Hoa Kỳ, những thách thức lớn của quốc phòng Việt Nam bao gồm “chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao... khủng bố, tội phạm công nghệ cao và liên quốc gia,” theo báo các chính trị đọc tại Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 11 vào tháng Giêng 2011. Để đối phó với những thử thách này, bản báo cáo đề nghị phải bảo đảm “lực lượng vũ trang ngày càng tiếp cận với thiết bị hiện đại trong đó ưu tiên cho các lực lượng hải quân, không quân, an ninh, tình báo và cảnh sát cơ động.”
Các lực lượng chính qui của QĐNDVN đóng quân trên khắp đất nước và có nhiệm vụ chính là phản công lại bất kỳ cuộc tấn công nào vào Việt Nam, tham gia các cuộc tập trận hàng năm, bao gồm toàn bộ các binh chủng ở toàn bộ các cấp từ trung đội đến quân đoàn. Theo những nhà quan sát quân sự ngoại quốc, khi so sánh khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Việt Nam với những quốc gia Đông Á khác trong bốn lĩnh vực chủ chốt (bảo vệ lãnh thổ, chiếm đóng lãnh thổ, vai trò cảnh sát, tấn công chiến lược) với thước đo ở bốn mức độ (kém, trung bình, tốt, rất tốt), QĐNDVN xếp hạng tốt trong lĩnh vực bảo vệ lãnh thổ, trung bình trong khả năng chiếm giữ lãnh thổ và thực hiện vai trò cảnh sát, và kém trong lĩnh vực tấn công chiến lược. Đến năm 2015, chương trình mua sắm vũ khí hiện nay của Việt Nam sẽ không thể nâng cao khả năng chiến đấu của QĐNDVN trong ba lĩnh vực đầu, nhưng được trông đợi là sẽ nâng khả năng tấn công chiến lược của QĐNDVN từ kém lên trung bình.
Những Ưu tiên Chiến lược
Việt Nam hiện nay đang đối diện với những thử thách to lớn về chính sách kinh tế, chính trị, quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Trên mặt trận kinh tế, năm 2009 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới. Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) của Việt Nam, được đo lường bằng cách so sánh sức mua, hiện đang đứng thứ 40 trên thế giới. Ngành công nghiệp chiếm 41% số GDP và bao gồm chủ yếu ngành sản xuất nhẹ trên cách lĩnh vực chế biến thực phẩm, vải sợi, thuốc lá và hoá chất. Hiện tại các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm nông sản (17%), dầu thô (11%), vải sợi, quần áo và giày dép (7%). Bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Úc, và các nguồn nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Năm 2008, công ty PricewaterhouseCoopers dự đoán rằng đến năm 2025 Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực hiện những cải cách lớn về cơ chế để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này phải cần đến một nỗ lực nghiêm trọng nhằm cải cách hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia và tái cơ cấu lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước đang chồng chất nợ nần. Những việc này và các cải tổ khác thì cần thiết để đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và bắt kịp mục tiêu lâu dài của Việt Nam là trở thành một quốc gia hiện đại và công nghiệp hoá vào năm 2020.
Trên mặt trận chính trị, Việt Nam cũng phải giải quyết vấn đề bệnh tham nhũng lan tràn đầy dẫy cũng như ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tư nhân đang đứng trên pháp luật. Đây sẽ là một quá trình khó khăn và có tiềm năng gây bất ổn vì những mạng lưới này đã nở rộ dưới sự bảo trợ của các quan chức cấp cao. Năm 2012, đã có tranh chấp nội bộ nghiêm trọng giữa hai thành phần trong ĐCSVN về vấn đề này, gần đến mức hạ bệ vị thủ tướng.
Có nhiều mặt trong thách thức về quốc phòng của Việt Nam. Trước tiên, không chỉ cần phải tìm ra ngân sách để tài trợ cho chương trình mua sắm vũ khi đầy tham vọng mà còn cả ngân sách để bảo trì và sữa chữa những hệ thống này. Một ví dụ quan trọng là nguồn tài trợ suốt đời cho sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam sẽ mua trong 5 năm tới. Vào năm 2012, ngân sách quốc phòng chính thức được dự đoán ở mức 3,3 tỉ Mỹ kim, hoặc 2,5% GDP. Chi phí quốc phòng trong tương lai sẽ gắn chặt với sự mức tăng trưởng GDP.
Thứ hai, Việt Nam đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí mới vào cơ chế lực lượng hiện tại. Ví dụ như các nhà phân tích hải quân khu vực cho rằng binh chủng hải quân của QĐNDVN với cơ cấu tổ chức hiện tại, sẽ không có khả năng vận hành một hạm đội gồm sáu tàu ngầm hạng Kilo một cách hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được cuộc cách mạng về các vấn đề quân sự và chưa tạo ra được những nhóm tổng hợp hải-không quân thực sự có thể hoạt động được. Việt Nam có thể phải tính đến việc cắt giảm kích thước của quân đội thường trực để tài trợ và xây dựng lực lượng hải quân và không quân của mình.
Thứ ba, Đại hội Đảng lần thứ 11 đã ưu tiên việc hợp tác quốc phòng quốc tế, được xem như là một phần trong mỗi tám thoả thuận đối tác chiến lược. Một ưu tiên chủ chốt của Việt Nam là biến những ý định này thành thành quả hiện thực để giúp ích cho QĐNDVN. Việt Nam cũng đưa ra ưu tiên trong việc đóng góp quân sự khiêm tốn vào công tác giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Thực hiện những mục tiêu này ra sao sẽ đóng một vai trò trong việc đánh giá khả năng luyện tập và tính sẵn sàng của các lực lượng vũ trang Việt Nam.
Việt Nam cũng đang đối điện với nhiều thử thách về chính sách đối ngoại, nổi bật nhất là việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc nhằm tránh việc tranh chấp biển Đông làm cản trở mối quan hệ song phương rộng lớn hơn. Hiện tại, ĐCSVN đang xem xét và sửa đổi nghị quyết hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần tám (2003) để bảo đảm có được một hướng đi quân bình hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại là phát triển tính đoàn kết trong khối ASEAN và tăng cường khả năng đối phó với các vấn đề an ninh khu vực. Việt Nam sẽ vận động để đóng vai trò chủ động hơn trong nhóm các bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng khối ASEAN nhằm giải quyết vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm tuần tra chung và tập trận hải quân. Việc này có thể củng cố ưu tiên khác của Việt Nam là tạo sự ổn định trên biển Đông, trong khi Hà Nội tiếp tục thúc đẩy ASEAN có được một quy tắc ứng xử hiệu quả hơn nhằm quân bình sự cứng rắn của Trung Quốc trong vùng.
Việt Nam cũng ưu tiên cho sự đoàn kết của ASEAN nhằm củng cố hai cơ phận đa phương khu vực mới là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong việc đối phó với các cường quốc chính, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam đã đặt ưu tiên trong việc tăng cường thành viên của hai cơ phận này cũng như của Hội nghị Á Âu bằng cách bao gồm những đối tác chiến lược từ châu Âu là Đức và Anh.
Trong khi đó, Việt Nam đã tạo ưu tiên trong việc tăng cường danh sách gồm tám đối tác chiến lược của mình để bao gồm thêm Ý, Pháp, Singapore, Indonesia và Hoa Kỳ. Chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được những thoả thuận đối tác chiến lược vào năm tới với tất cả các quốc gia trên ngoại trừ Hoa Kỳ, do những cố gắng tăng cường quan hệ đang bị chững lại vì thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Việt Nam phải giải quyết vấn đề này để chính quyền Obama nới lỏng những giới hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam chiếu theo Qui chế Buôn bán Vũ khí Quốc tế.
Ưu tiên chiến lược cuối cùng của Việt Nam là bắt đầu chuẩn bị vào giữa năm cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12, được dự định tổ chức vào năm 2016. Mối quan tâm chủ chốt là việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới cho ĐCSVN.
Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như một cường quốc hạng trung quan trọng ở Đông nam Á. Nó có trong tay nguồn lực dồi dào về ngoại giao, kinh tế và quốc phòng để có thể có những đóng góp quan trọng vào mục tiêu tạo ra một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam vẫn còn có nhiều việc phải làm để cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ và để giữ vững tính thống nhất và đoàn kết trong khối ASEAN. Việt Nam đang đối diện với thử thách có lẽ là dữ dội nhất trong việc cải cách kinh tế, đạt lại tỉ lệ tăng trưởng cao và giữ gìn ổn định. Cuối cùng, Việt Nam sẽ đối diện với những cản trở quan trọng trong việc hội nhập những hệ thống vũ khí khí tài hiện đại mới mua để chúng có thể được triển khai một cách hiệu quả. Thất bại trên bất cứ mặt trận nào cũng có thể dẫn đến việc giảm giá trị vai trò chiến lược của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và bị trống lưng khi đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Carlyle A. Thayer là giáo sư danh dự Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Canberra và là giám đốc công ty Tư vấn Thayer.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 05/02/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130205/carlyle-thayer-danh-gia-vi-the-chien-luoc-cua-viet-nam-2
======================================================================
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001