Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Trưng bày cổ vật Trung Quốc vào dịp lễ khai sinh đất nước là sao?

Trưng bày cổ vật Trung Quốc vào dịp lễ khai sinh đất nước là sao? 



|
qk

Chào mừng 68 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9, Bảo tàng Cần Thơ tổ chức hoạt động kỷ niệm một cách long trọng. Nhưng thật bất ngờ, hoạt động của Bảo tàng Cần Thơ là trưng bày toàn cổ vật Trung Quốc, khoảng 100 cổ vật gồm chén, đĩa, chậu, ly..
Ông Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, đơn vị phối hợp với Bảo tàng TP Cần Thơ để trưng bày các cổ vật nêu trên lý giải “Con tàu chở gốm sứ xuất phát từ Trung Quốc để đến châu Âu đã bị chìm khi đi ngang vùng biển Cà Mau. Vào năm 1998, ngư dân Bình Thuận vào đánh bắt trên vùng biển Cà Mau và phát hiện một số gốm sứ. Khi đem giám định thì xác định đây là cổ vật. Từ đó, các ngành chức năng tiến hành khai quật con tàu và xác định các dòng gốm sứ trên con tàu thuộc thời nhà Thanh (Trung Quốc), dưới triều vua Ung Chính (1723-1735)”.
Đúng rồi, cổ vật quý giá có từ thời Thanh bên Trung Quốc, nhưng không liên quan gì đến nội dung như trong Thư mời của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch do Giám đốc Trần Việt Phường ký “Nhân kỉ niệm 68 năm “Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2013) và Quốc khánh 2 – 9 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2013)…”.
Bộ sưu tập cổ vật Trung Quốc này có thể trưng bày trong một dịp khác thì sẽ phù hợp hơn. Còn với chủ đề chào mừng Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9, nội dung phải liên quan đến lịch sử của Việt Nam. Những hiện vật được trưng bày phải gắn liền với cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc. Ít nhất là những hình ảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp và những sự kiện của buổi lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồ cổ Trung Quốc làm sao chào mừng ngày lễ trọng đại của dân tộc được? Một sự nhầm lẫn chủ đề rất đáng tiếc.
Và những sơ suất như vậy quá nhiều, như in cờ Trung Quốc trên sách dạy trẻ con, như giới thiệu thắng cảnh tượng Phật Trung Quốc trong gian hàng quảng bá du lịch Việt Nam tại Đức… đã từng gây phản ứng trong dư luận.
Nhiều địa phương mọc lên những phố Tàu, bảng hiệu chữ Tàu giăng kín đường. Dân cư sống ở những con phố này giống như đang sống bên Trung Quốc.
Trở lại sự kiện trưng bày nêu trên, có thể nhận thấy Bảo tàng Cần Thơ đã sơ suất trong chọn lựa nội dung cho hoạt động mừng ngày lễ lớn, cần rút kinh nghiệm. Và đây cũng là bài học chung, đó là:
Quảng bá văn hóa, lịch sử cho Trung Quốc quá nhiều, tràn đầy trên màn ảnh truyền hình, khắp nơi trong cả nước. Chẳng lẽ ngày sinh, ngày giỗ của đất nước, của cha ông cũng là dịp để quảng bá cho họ nữa hay sao?
Lê Chân Nhân (Dân Trí)
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/78946/trung-bay-co-vat-trung-quoc-vao-dip-le-khai-sinh-dat-nuoc-la-sao/2013/08
=======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001