Nguyễn Hưng Quốc - Bán tất cả, trừ huyền thoại
at 8/30/2013 10:54:00 AM
Nguyễn Hưng Quốc
“Hãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người.
[…]
Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng.” (2) (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
Từ năm 1998, Lê Văn Tài làm rất nhiều thơ tiếng Việt, chủ yếu đăng trên tạp chí Việt (1998-2001) và tờ báo mạng Tiền Vệ. Trong số cả mấy trăm bài thơ ấy, đáng chú ý nhất là loại thơ cụ thể (concrete poetry). Trong thơ cụ thể của Lê Văn Tài, một trong những bài tôi thích nhất là bài có nhan đề “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản” (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009) dưới đây:
Hoàng Sa (khoả thân),1974 | sơn dầu bồng đảo (80x180km) | sold* |
Biên giới Việt-Hoa (phong cảnh), 1999 | màu nước trên lụa (2x1,120km) | sold |
Cam Ranh (khoả thân), 2008 | sơn trên eo vịnh (22x32km) | $US1,120m |
Hải Phòng (tĩnh vật), 2009 | phố cảng hun khói (4x4km) | $1,119m |
Tuyến phòng thủ Tây nguyên, 2008 | mozaic trộn đất basal (4x1,000km) | $2,289m |
Âu Cơ và 100 quả trứng, 2000BC | son huyền thoại (72x52mm) | NFS** |
Mỏ Hòn Gai (khoả thân), 2009 | than đất nung (3x50km) | $1,999m |
Nghĩa trang Văn Điển (bố cục), 2092 | bó chiếu trên hòm (1x1km) | $1,100m |
Gái Việt (thị trường chơi quốc tế), 2005 | sơn trên mu lông lá (3,200km) | $US8/h |
Nhà thờ Đức Bà (khoả thân), 2008 | sơn trên liên tôn (40x180cm) | $900m |
Chùa Một Cột (khoả thân), 2009 | khắc gỗ (41x179cm) | $900m |
Hạ Long (Nude), 2001 | đá đẽo eo vịnh (20x120km) | $990m |
Bắc Bộ Phủ (chân dung tự hoạ), 1990 | khảm xà cừ, đánh bóng (5x5km) | Sold |
Đại nội Huế (kiến trúc hoành tráng), 2009 | miểng sành trộn vôi cát (10x12km) | $400m |
Hồ Chí Minh (chân dung), 1975 | thành phố dát vàng (12x10km) | $54,000m |
Thăng Long (khoả thân), 16thC | bùn trét tre nứa (40x30km) | $5,999m |
Hà Nội (chân dung tự hoạ), 17thC | thủ đô đất mùn (10x12km) | $122,110m |
Hội An (khoả thân), 15thC | phố cổ gốm sứ (6x6 km) | $4,500 |
Xe ba gác (tĩnh vật), 2001 | đồng nát (100x200cm) | $8,000 |
Vechailônggàlôngvịt (tĩnh vật), 2009 | nghệ thuật trang thiết (1500 tấn) | $9,001 |
Chiếu giường (bố cục), 2007 | văn hoá phồn thực (5x3m) | $95,000 |
Đền Hùng (phong cảnh), 14thC | gạch ngói tái tạo (156x156mm) | $12,987m |
Kiều Nguyễn Du (truyện thơ), 18thC | mực tàu giấy dó (18x35cm) | $1,234 |
Quầnxìnịtvúlaiquần (bố cục), 2009 | thổ cẩm quốc doanh (dài 3,200 km) | $6,000 |
— The prices are negotiable at the counter.
_________________________________________
* Đã bán ** Not for sale: không bán.
Theo tôi, bài thơ trên là một bài thơ độc đáo và sâu sắc.
Viết vậy, tôi đoán một số độc giả sẽ ngạc nhiên: Đó là thơ ư?
Vâng, đó là thơ. Một loại thơ cụ thể.
Xuất hiện, với tư cách một phong trào vào giữa thập niên 1950, thoạt đầu ở Brazil với nhóm Noigandres, sau, lan rộng hầu như khắp nơi trên thế giới, thơ cụ thể, thật ra, đã có mầm mống từ rất lâu trong lịch sử văn học các nước (ví dụ, gần chúng ta nhất, ở Hy Lạp và Trung Hoa ngày xưa, nhiều người viết thơ dưới hình thức một bức họa). Đặc điểm nổi bật nhất của thơ cụ thể là vai trò của hình ảnh: Hình ảnh không chỉ có chức năng minh họa, nhằm làm “đẹp” bài thơ (theo kiểu thư pháp) mà còn là một yếu tố mang nghĩa. Chính vì thế, nhiều lúc người ta gọi thơ cụ thể là thơ tạo hình (visual poetry).
Thơ tạo hình phản ánh xu hướng chung của văn hoá đương đại: văn hoá thị giác, ở đó, chữ không phải chỉ để đọc mà còn để nhìn: nó không phải chỉ có âm thanh mà còn có hình khối; nó không phải chỉ là một phương tiện để chuyển tải một thông điệp nào đó mà còn tồn tại như một vật thể tự nó và cho nó.
Trong văn hoá thị giác, thơ không phải chỉ được làm bằng chữ mà còn bằng nhiều loại ký hiệu khác, kể cả hình ảnh, hơn nữa, còn bằng các khoảng trống giữa các chữ trên trang giấy. Các khoảng trống ấy thực chất là sự tái hiện các khoảng im lặng trong ngôn ngữ nói. Trong thơ lại cần nhiều im lặng. Hình ảnh, các ký hiệu phi từ vựng và các khoảng trống ấy làm cho thơ tạo hình có ưu thế hơn thơ truyền thống ở chỗ: nó có khả năng diễn đạt những ý niệm trừu tượng một cách trực tiếp.
Thiên về ý niệm, thơ tạo hình nặng về nhận thức hơn cảm xúc; và vì nặng về nhận thức, thơ tạo hình đòi hỏi người đọc phải tham gia vào việc giải mã một cách tích cực hơn, nghĩa là, nói cách khác, phải trở thành một đồng-tác giả. Trong bản Tuyên ngôn của nhóm, các nhà Vị lai chủ nghĩa, tuyên bố: “Chúng ta sẽ đặt người xem vào trung tâm của bức tranh”. (3) Câu ấy không những được áp dụng cho hội hoạ mà còn cả cho thơ.
Trên thế giới, nhiều người làm thơ tạo hình, dưới những hình thức khác nhau, trở thành những tên tuổi lớn, từ Guillaume Apollinaire và Tristan Tzara của Pháp đến Filippo Tomasco Marinetti của Ý, Josep-Maria Junoy của Tây Ban Nha, v.v.. (4) Trong văn học Việt Nam, ngay từ thời 1932-45, Nguyễn Vỹ đã thử nghiệm một số bài thơ cụ thể. Nhưng không thành công. Sau, dường như từ kinh nghiệm thất bại của Nguyễn Vỹ, các nhà thơ khác ở miền Nam đều né tránh thơ tạo hình. Ở hải ngoại, mặc dù trên tạp chí Văn ở California năm 1986 đã có bài giới thiệu khá tỉ mỉ và công phu về thơ cụ thể, (5) nhưng trên Văn cũng như trên Văn Học, từ đầu đến cuối, hầu như không có thơ tạo hình. Có, thảng hoặc, nhưng chỉ như một yếu tố, ở vài ba câu. Chỉ trên Tạp chí Thơ mới thấy có thơ tạo hình.
Cho đến nay, trong giới cầm bút Việt Nam, chỉ có hai người làm thơ tạo hình nhiều và hay: Dương Tường và Lê Văn Tài. Dương Tường thì có tập Đàn (thơ ngoài lời) gồm trên 20 bài do nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại Hà Nội năm 2003. Lê Văn Tài sáng tác nhiều hơn hẳn. Tập Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) của anh có 76 bài thơ, trong đó có 19 bài là thơ cụ thể; tập Waiting the Waterfall Falls (1997) có 130 bài thơ, trong đó có 56 bài là thơ cụ thể. Đó là thơ bằng tiếng Anh. Bằng tiếng Việt, trên tạp chí Việt và, đặc biệt, trên Tiền Vệ, (6) anh có cả trăm bài thơ tạo hình, từ cụ thể đến hình hoạ và digital. Thơ tạo hình của Lê Văn Tài không những đẹp (về hình ảnh và màu sắc) và hay (về ngôn ngữ) mà còn sâu sắc (về ý niệm). Thơ tạo hình của anh được một số những tên tuổi thuộc loại có uy tín nhất trong văn học Úc khen ngợi; (7) riêng trong văn học Việt Nam, theo tôi, cho đến nay, anh là nhà thơ thành công và tiêu biểu nhất trong thể loại này.
Liên quan đến bài thơ “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản” (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009) ở trên có nhiều điểm có thể phân tích, tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào một khía cạnh nhỏ với câu hỏi: Trong cuộc triển lãm quốc tế ấy, người ta bán gì?
Câu trả lời: Bán đủ thứ.
Bán từ Cam Ranh đến Hạ Long, Hội An, Hà Nội; bán từ Nhà thờ Đức Bà đến chùa Một Cột và Đền Hùng, từ phụ nữ đến nghĩa trang Văn Điển và Kiều Nguyễn Du. Bán tất tần tật. Trong đó có ba thứ đã bán được rồi: Hoàng Sa (1974), biên giới Việt Hoa (1999) và Bắc Bộ Phủ (1990). (8)
Chỉ có một thứ duy nhất người ta không bán: Âu Cơ và 100 quả trứng.
Tại sao?
Vì đó là huyền thoại.
Ở đây, có hai khía cạnh cần phân tích.
Thứ nhất, về bản chất, huyền thoại chỉ là chuyện kể, hay nói theo Roland Barthes, một “hệ thống giao tiếp” hay một thông điệp, tự nó, bao giờ cũng bắt rễ từ lịch sử, nhưng nó lại có chức năng biến lịch sử thành tự nhiên đồng thời biến ý nghĩa thành hình thức, mà hình thức thì chỉ có thể được đánh giá như một sự ký hiệu hoá (signification) chứ không phải như một sự diễn tả (expression), do đó, nó không có tính hiện thực hay phi hiện thực: (9) “chức năng của huyền thoại là hư hoá hiện thực, là làm cho hiện thực thành trống rỗng.” (10)
Thứ hai, về cái dụng, ở đâu người ta cũng cần huyền thoại. Trong phạm vi nhân loại, “huyền thoại góp phần tạo nên thế giới”; (11) trong phạm vi từng quốc gia, huyền thoại là yếu tố chính tạo nên những “cộng đồng tưởng tượng”, nói theo chữ của Benedict Anderson, để nối kết mọi người lại với nhau thành dân tộc (như ở Việt Nam, chẳng hạn, mọi người đều là con Rồng cháu Tiên). Những người ở thế yếu lại càng cần huyền thoại: Không phải ngẫu nhiên mà mặc dù huyền thoại Rồng Tiên đã xuất hiện từ lâu nhưng lại được nhắc nhở nhiều nhất khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, trước hết, bởi các chí sĩ cách mạng, những người muốn đề cao lòng tự hào dân tộc, đoàn kết dân chúng và ngăn chận nguy cơ bị đồng hoá.
Những kẻ gian manh trong chính trị lại càng cần huyền thoại: Đó là những cái vốn – có khi là vốn duy nhất - để chúng làm ăn; với chúng, mất huyền thoại là mất tất cả.
Viết vậy, tôi đoán một số độc giả sẽ ngạc nhiên: Đó là thơ ư?
Vâng, đó là thơ. Một loại thơ cụ thể.
Xuất hiện, với tư cách một phong trào vào giữa thập niên 1950, thoạt đầu ở Brazil với nhóm Noigandres, sau, lan rộng hầu như khắp nơi trên thế giới, thơ cụ thể, thật ra, đã có mầm mống từ rất lâu trong lịch sử văn học các nước (ví dụ, gần chúng ta nhất, ở Hy Lạp và Trung Hoa ngày xưa, nhiều người viết thơ dưới hình thức một bức họa). Đặc điểm nổi bật nhất của thơ cụ thể là vai trò của hình ảnh: Hình ảnh không chỉ có chức năng minh họa, nhằm làm “đẹp” bài thơ (theo kiểu thư pháp) mà còn là một yếu tố mang nghĩa. Chính vì thế, nhiều lúc người ta gọi thơ cụ thể là thơ tạo hình (visual poetry).
Thơ tạo hình phản ánh xu hướng chung của văn hoá đương đại: văn hoá thị giác, ở đó, chữ không phải chỉ để đọc mà còn để nhìn: nó không phải chỉ có âm thanh mà còn có hình khối; nó không phải chỉ là một phương tiện để chuyển tải một thông điệp nào đó mà còn tồn tại như một vật thể tự nó và cho nó.
Trong văn hoá thị giác, thơ không phải chỉ được làm bằng chữ mà còn bằng nhiều loại ký hiệu khác, kể cả hình ảnh, hơn nữa, còn bằng các khoảng trống giữa các chữ trên trang giấy. Các khoảng trống ấy thực chất là sự tái hiện các khoảng im lặng trong ngôn ngữ nói. Trong thơ lại cần nhiều im lặng. Hình ảnh, các ký hiệu phi từ vựng và các khoảng trống ấy làm cho thơ tạo hình có ưu thế hơn thơ truyền thống ở chỗ: nó có khả năng diễn đạt những ý niệm trừu tượng một cách trực tiếp.
Thiên về ý niệm, thơ tạo hình nặng về nhận thức hơn cảm xúc; và vì nặng về nhận thức, thơ tạo hình đòi hỏi người đọc phải tham gia vào việc giải mã một cách tích cực hơn, nghĩa là, nói cách khác, phải trở thành một đồng-tác giả. Trong bản Tuyên ngôn của nhóm, các nhà Vị lai chủ nghĩa, tuyên bố: “Chúng ta sẽ đặt người xem vào trung tâm của bức tranh”. (3) Câu ấy không những được áp dụng cho hội hoạ mà còn cả cho thơ.
Trên thế giới, nhiều người làm thơ tạo hình, dưới những hình thức khác nhau, trở thành những tên tuổi lớn, từ Guillaume Apollinaire và Tristan Tzara của Pháp đến Filippo Tomasco Marinetti của Ý, Josep-Maria Junoy của Tây Ban Nha, v.v.. (4) Trong văn học Việt Nam, ngay từ thời 1932-45, Nguyễn Vỹ đã thử nghiệm một số bài thơ cụ thể. Nhưng không thành công. Sau, dường như từ kinh nghiệm thất bại của Nguyễn Vỹ, các nhà thơ khác ở miền Nam đều né tránh thơ tạo hình. Ở hải ngoại, mặc dù trên tạp chí Văn ở California năm 1986 đã có bài giới thiệu khá tỉ mỉ và công phu về thơ cụ thể, (5) nhưng trên Văn cũng như trên Văn Học, từ đầu đến cuối, hầu như không có thơ tạo hình. Có, thảng hoặc, nhưng chỉ như một yếu tố, ở vài ba câu. Chỉ trên Tạp chí Thơ mới thấy có thơ tạo hình.
Cho đến nay, trong giới cầm bút Việt Nam, chỉ có hai người làm thơ tạo hình nhiều và hay: Dương Tường và Lê Văn Tài. Dương Tường thì có tập Đàn (thơ ngoài lời) gồm trên 20 bài do nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại Hà Nội năm 2003. Lê Văn Tài sáng tác nhiều hơn hẳn. Tập Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) của anh có 76 bài thơ, trong đó có 19 bài là thơ cụ thể; tập Waiting the Waterfall Falls (1997) có 130 bài thơ, trong đó có 56 bài là thơ cụ thể. Đó là thơ bằng tiếng Anh. Bằng tiếng Việt, trên tạp chí Việt và, đặc biệt, trên Tiền Vệ, (6) anh có cả trăm bài thơ tạo hình, từ cụ thể đến hình hoạ và digital. Thơ tạo hình của Lê Văn Tài không những đẹp (về hình ảnh và màu sắc) và hay (về ngôn ngữ) mà còn sâu sắc (về ý niệm). Thơ tạo hình của anh được một số những tên tuổi thuộc loại có uy tín nhất trong văn học Úc khen ngợi; (7) riêng trong văn học Việt Nam, theo tôi, cho đến nay, anh là nhà thơ thành công và tiêu biểu nhất trong thể loại này.
Liên quan đến bài thơ “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản” (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009) ở trên có nhiều điểm có thể phân tích, tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào một khía cạnh nhỏ với câu hỏi: Trong cuộc triển lãm quốc tế ấy, người ta bán gì?
Câu trả lời: Bán đủ thứ.
Bán từ Cam Ranh đến Hạ Long, Hội An, Hà Nội; bán từ Nhà thờ Đức Bà đến chùa Một Cột và Đền Hùng, từ phụ nữ đến nghĩa trang Văn Điển và Kiều Nguyễn Du. Bán tất tần tật. Trong đó có ba thứ đã bán được rồi: Hoàng Sa (1974), biên giới Việt Hoa (1999) và Bắc Bộ Phủ (1990). (8)
Chỉ có một thứ duy nhất người ta không bán: Âu Cơ và 100 quả trứng.
Tại sao?
Vì đó là huyền thoại.
Ở đây, có hai khía cạnh cần phân tích.
Thứ nhất, về bản chất, huyền thoại chỉ là chuyện kể, hay nói theo Roland Barthes, một “hệ thống giao tiếp” hay một thông điệp, tự nó, bao giờ cũng bắt rễ từ lịch sử, nhưng nó lại có chức năng biến lịch sử thành tự nhiên đồng thời biến ý nghĩa thành hình thức, mà hình thức thì chỉ có thể được đánh giá như một sự ký hiệu hoá (signification) chứ không phải như một sự diễn tả (expression), do đó, nó không có tính hiện thực hay phi hiện thực: (9) “chức năng của huyền thoại là hư hoá hiện thực, là làm cho hiện thực thành trống rỗng.” (10)
Thứ hai, về cái dụng, ở đâu người ta cũng cần huyền thoại. Trong phạm vi nhân loại, “huyền thoại góp phần tạo nên thế giới”; (11) trong phạm vi từng quốc gia, huyền thoại là yếu tố chính tạo nên những “cộng đồng tưởng tượng”, nói theo chữ của Benedict Anderson, để nối kết mọi người lại với nhau thành dân tộc (như ở Việt Nam, chẳng hạn, mọi người đều là con Rồng cháu Tiên). Những người ở thế yếu lại càng cần huyền thoại: Không phải ngẫu nhiên mà mặc dù huyền thoại Rồng Tiên đã xuất hiện từ lâu nhưng lại được nhắc nhở nhiều nhất khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, trước hết, bởi các chí sĩ cách mạng, những người muốn đề cao lòng tự hào dân tộc, đoàn kết dân chúng và ngăn chận nguy cơ bị đồng hoá.
Những kẻ gian manh trong chính trị lại càng cần huyền thoại: Đó là những cái vốn – có khi là vốn duy nhất - để chúng làm ăn; với chúng, mất huyền thoại là mất tất cả.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/08/nguyen-hung-quoc-ban-tat-ca-tru-huyen.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001