Khách SJ - Giá trị của Marxism rất giới hạn, nhiều sai lầm và mơ tưởng hơn là tính khả thi
Khách-SJ, thành viên Dân Luận
Tôi đã đọc Marx's Concept Of Socialism do bà Ngự giới thiệu.
Ngoài những ý tưởng có thể bàn luận cụ thể, nhiều tư tưởng tác giả viết thuộc về một thứ triết lý về sự thiện (goodness) không dựa vào thần học (theology and God), dễ bàn luận một cách mơ hồ nhưng không định được chân lý; tuy có những ý niệm về sự thiện hiển nhiên dễ bám vào, đó chỉ là những thứ “wishful thinking”, cố nhiên như “lòng mẹ và lòng yêu nước” (tôi muốn dùng thành ngữ này thế cho “motherhood and apple pie”). Nói chung, ngoài vài điều chứng minh tính chất mơ tưởng của lý luận của Marx, nó thực sự chẳng đáng nói, không đáng nhớ, một mớ lý thuyết “only for the sake of argumentation”, silly arguments based on subjective interpretations especially on religious matters and history!
XCHN (Socialism) theo Marx – dựa trên biện luận của tác giả này mà bà Ngự cho là trung thực với triết lý của Marx – là những mơ tưởng dựa trên những lý luận không vững chắc, dù có vẻ đẹp nếu đọc thoáng qua. Nó khiến tôi liên tưởng tới bài “Imagine” của John Lennon – một bản nhạc tôi rất yêu từ lần đâu nghe nó và bây giờ vẫn thích – nhưng suy cho kỹ thì biết là những điều trong bài hát chỉ là những mộng mơ, không thể có trong thực tế trên căn bản triết lý tự nhiên của sự sống và lịch sử sẵn có, dù rằng ta vẫn nên mơ – ít nhất vì những cảm tính rất đẹp nó mang tới khi hát nó.
Có 2 vấn đề cụ thể chứng minh sự mơ tưởng của lý luận về XHCN của Marx.
Hãy lấy câu khoảng đầu trong đoạn 4 vì nó tóm tắt vấn đề chính là hình thức cách sản xuất (form of production) và cách tổ chức xã hội (organization of society): “First, man produces in an associated, not competitive way; he produces rationally and in an unalienated way, which means that he brings production under his control, instead of being ruled by it as by some blind power.”
Ý đầu của câu có ý đẹp và tốt vì nó chỉ nói về cảm tính của con người, không có gì mâu thuẫn hoặc sai cả, nhưng trong câu sau đã có những vấn đề rất lớn:
- “he produces rationally” (hắn sản xuất dựa trên lý trí, “phải lẽ”):
Vấn đề là làm sao để hắn định lẽ phải của hắn? Ai đã cho hắn trí thức để giúp hắn quyết định “lẽ phải” đó? Giáo dục tạo lý trí cho hắn có đủ căn bản lý trí không? Nếu dựa theo lý trí thì phải chăng cá nhân nào cũng có lý riêng, và lẽ phải của hắn có đồng thuận với của người khác không? Ai quyết định lẽ phải khi có khác biệt? Các điều kiện của lẽ phải đó có đúng trong cả thời gian hắn tạo sản phẩm không? Làm sao hắn biết được nếu một hay nhiều yếu tố đã thay đổi và hắn do đó cần thay đổi?
Tạo một xã hội để đại đa số mọi người có thể áp dụng tiền đề này theo đúng ý nghĩa của nó là một điều không tưởng - vì điều kiện khuôn khổ (framework) để định “phải lẽ” (rationality) cho mọi người và mọi hoàn cảnh không thể có một cách tuyệt đối; và dù trên căn bản tương đối, khuôn khổ đó dù nếu có, đại đa số sẽ đương nhiên không được phân phát và tiếp nhận đồng đều, và khả năng tiếp nhận và dùng để định “phải lẽ” đó cũng không đồng đều/giống nhau, bất kể XH cố gắng nhiều tới mức nào! Tôi lấy thí dụ: ngay trên căn bản cá nhân trong kinh tế tư bản Mỹ, đối với người được giáo dục tốt nhất và có thông tin dữ kiện tốt nhất, sự “phải lẽ” sẽ luôn chỉ là tương đối vì dữ kiện (data) sẽ hầu như luôn luôn không đủ (incomplete) và hệ thống suy luận cũng chỉ thường là chủ quan (subjective) ngoài phạm vi khoa học tự nhiên. Còn với đa số những người không được đủ các điều kiện tốt như đặt ra trong các câu hỏi trên thì sự gắn liền với thực tế của tiền đề này chỉ còn là sợi chỉ nếu có! Ở các XH mong thực hiện Kinh tế tập trung, nó đã chứng minh rõ qua lịch sử rồi.
Do đó lý luận nhìn phiến diện thì nghe hay, nhưng chỉ xét sâu một tí là đã thấy nó rỗng tuếch.
- “and in an unalienated way”:
Alienation (vong thân (!), tôi thích dùng “xa cách” hơn) là một trong những ý niệm tôi nghĩ là khó hiểu cho nhiều người Việt Nam và khiến tranh cãi miết về Marxism. Từ này trong Marxism nói về sự cách xa của người sản xuất và sản phẩm, khi người làm không hiểu gì hoặc có thể ngay cả không cần (họ nghĩ thế) đến sản phẩm họ “bị” làm. XHCN, theo Marx mơ, sẽ có con người thực sự có tự do chọn lựa làm và “gần gũi” (thay vì “alienated”) với sản phẩm – được tạo nên chỉ khi đòi hỏi cần thiết (compulsion of necessity) và hữu dụng cho người dùng (external utility) là 2 điều kiện đều có, và do đó sẽ không có sự lạm dụng sức lạo động của người làm cũng như lạm dụng môi trường, v.v.. Đây cũng là một sự mơ tưởng của Marx, có thể không những vì mơ mộng, mà còn vì cá tính “lười” của một người như Marx này (và cũng có thể là động cơ khiến đưa đến việc mơ tưởng)! Cũng có thể sự mơ tưởng này là do nhận xét của Marx về tình trạng các nhân công ở mức thấp nhất trong các nhà máy công nghiệp để biện luận cho một XH ông mơ tới.
Hãy thử suy làm sao để khỏi “xa cách” (alienated). Điều kiện “hữu dụng” có thể dễ biết (như gạo cần để ăn) và điều kiện “đòi hỏi” cũng có thể biết (như x kg/gia đình một tuần) cho các ví dụ đơn giản, nhưng ngay cả những trường hợp sản phẩm đơn giản đã có thể có rất nhiều yếu tố khiến sự “hữu dụng” thay đổi hay “đòi hỏi” trồi sụt bất thường (tỉ dụ, vì lý do thiên nhiên, ý thích của nhiều cá nhân), và nếu nói đến sản phẩm phức tạp hơn như trong công nghệ (giả dụ do XHCN sáng tạo vì xác định được sự cần thiết của nó bằng một cách nào đó!) thì một công nhân cũng sẽ phải là một kỹ sư cao cấp thì mới khỏi “xa cách” vì nếu không sẽ chẳng hiểu nó thực sự làm cái quái gì và hữu dụng ra sao! Những người “socialized man” này của Marx sẽ bắt buộc đều là những người học thức đủ cao để làm “associated producers” của những sản phẩm họ tạo! Nhìn vào một kinh tế nông nghiệp, ta có thể thấy sự gần gũi này tự nhiên (thay vì “xa cách”) và dễ có vì con người gần thiên nhiên và “tự do” trong mức sống nông nghiệp đó (có lẽ đây là lý do tại sao lý thuyết này dễ tạo cảm thông cho người đọc). Nhưng trong XH càng tân tiến kỹ thuật, mỗi bước tiến là quá trình của nhiều vấn đề khoa học/KT rất phức tạp và do đó giáo dục là yếu tố rất cần thiết; người làm khó tránh khỏi sự “xa cách”, lạ lùng, ngay cả yếu kém sợ sệt nếu không hiểu về sản phẩm mình làm. Nhưng xã hội mà người sản xuất luôn thông hiểu với sản phẩm của mình thì hẳn sẽ là xã hội rất nghèo nàn vì số người “gần gũi” với sản phẩm phức tạp sẽ rất ít do số người có khả năng hiểu nó không thể có nhiều - vì điều kiện và phương tiện cần có cho giáo dục tốt không có đủ !!! - và vì thế sản phẩm họ tạo cũng ít. Khả năng của giới trí thức không được tận dụng vì thời gian họ phải làm những việc đáng lẽ người kém khả năng hơn có thể làm nếu chia công việc sản xuất thành những việc nhỏ hơn. Đây là loại “chicken and egg problem” trong chu kỳ “giáo dục – sản xuất” mà Marx không nhận ra.
Tìm cách loại bỏ “xa cách” (de-alienation) do đó cũng là một sự mơ tưởng không thể có trong thực tế. Nó có tính cách vọng về đời sống gần thiên nhiên – tuy là điều vẫn có cho một thiểu số trong các xã hội tân tiến – nhưng nó mâu thuẫn với cấu trúc của XH ngày càng phức tạp hơn do mức độ công nghệ hóa đòi hỏi.
Kết luận: Dù bài này của Erich Fromm không phải không có vài điểm đúng, nhưng tóm tắt lại, để dẫn chứng rằng XHCN chính thống theo Marx là đúng hoặc khả thì thì thật là sai lầm. Nó chỉ là mơ tưởng, không có căn bản triết lý thuyết phục; và dựa vào những hiểu lầm cũng như tư tưởng riêng từ Lenin, Stalin và Mao để áp dụng vài ý chính của Marx, XHCN của Marx đã được thực hiện hoàn toàn khác, đưa đến những kết quả người ta đã thấy dưới những chế độ CS. Hãy hỏi, nếu triết lý Marx hay và đúng thì tại sao lại có quá nhiều người “hiểu lầm” nó? Có phải tại vì nó đầy những mơ tưởng, lỗ hổng khiến người thực hành khó tránh khỏi suy luận đủ mọi lối khác nhau?
Tôi rất chán phải viết dài như thế này, nhưng chỉ vì còn có những người bảo vệ cho Marx (dù những công kích của phe chỉ trích Marx có hiểu biết khác về vấn đề này) mà tôi phải bỏ nhiều giờ ra viết để xác định rằng giá trị của Marxism rất giới hạn, nhiều sai lầm và mơ tưởng hơn là có khả thi. Các nhận xét của Marx có giá trị như những bình luận (commentaries) về xã hội học hơn là những nền tảng đáng kể cho triết lý về chính trị, kinh tế, xã hội v.v. Những kẻ tiếp tục ca tụng Marxism (trong chính trị cũng như nhiều lãnh vực khác) là có “vấn đề”!!!
● Tôi đưa ra đây vài ý niệm “outside the box” để cùng thử ngẫm nghĩ:
- Có thể nói trong, KT tư bản cũng có những “socialized man” theo ý hướng của Marx. Có nhiều cách để định mức độ, nhưng lớp “creative class” và “innovators” như những doanh nhân (entrepreneurs) ở Mỹ là lớp gần nhất với ý niệm này rõ ràng! Họ xác định sự cần thiết và hữu dụng của sản phẩm trước khi họ bắt tay tạo nó; họ tìm quỹ để thực hiện đầu cơ từ những quỹ “giá trị thặng dư”. Họ tự do làm việc mạo hiểm đó, và họ nhận chịu hậu quả thành hay bại của nó – sai hay đúng – từ xã hội; chẳng tổ chức, cơ cấu nào định “phải lẽ” cho họ. Họ vừa thực thi tự do cá nhân, vừa là “người XH”. Tuy nhiên, lớp người này là lớp ngoại lệ, số ít vì những điều kiện ưu đẳng, không phải là giai cấp đa số trong các xã hội tư bản như Marx đòi cho thứ XHCN của ông; đây là một điều hợp lý vì nếu không “innovator” hay “xã hội ổn định” sẽ là những oxymorons. Steve Jobs, Mark Zuckerberg là những ví dụ điển hình được biết tới nhiều nhất.
- Xã hội KT tư bản như Mỹ cũng là một thứ “xã hội chủ nghĩa” trong phương diện KT! Thị trường chứng khoán là quỹ giá trị thặng dư lớn nhất mà mọi người trong xã hội có tự do tham gia để thưởng hay phạt những mạo hiểm của những “socialized man” – kể cả lớp quản trị của các công ty sẵn có (vì họ có trách nhiệm chính điều chỉnh/sản xuất các sản phẩm).
● Và để thực hiện ý tưởng của Marx (qua giải thích của Erich Fromm), xin trích lại câu 4 của đoạn 4 của bài mà tôi cho rằng tác giả đã có kết luận hợp lý nhất, dù câu đầu chỉ có thể áp dụng cá biệt cho những “socialized man”:
“Nó có nghĩa là cá nhân tham gia tích cực trong việc dự tính và thực thi các chương trình đó; nó có nghĩa, tóm lại, là việc thực thể hóa nền chính trị dân chủ và công nghệ dân chủ”. (“It means that the individual participates actively in the planning and in the execution of the plans; it means, in short, the realization of political and industrial democracy.”)
Làm sao?
Nhân đây, trước hết tôi xin đề nghị dùng cụm từ “thức hướng” thay cho “chủ nghĩa” (-ism) vì cụm từ “chủ nghĩa” dễ khiến người Việt hiểu lầm là ý thức đề cập tới “làm chủ” cho mọi vấn đề! “Thức hướng” tóm tắt từ nghĩa “ý thức, quan niệm hướng về …”, hay “ý thức, quan niệm trong căn bản …”. Một sai lầm thường gặp nhất là CNTB (capitalism) mà đúng nghĩa nó chỉ áp dụng về KT, không phải về chính trị; dùng “CNTB” sẽ khiến ý thức về tiền của, tư hữu làm trọng tâm trong suy tư về vấn đề chính trị - quả là sự lạc đường lớn trong ý thức! (Không những thế, người chỉ trích, chống Capitalism còn không nhận ra rằng, chính sức lực cơ thể và khả năng trí tuệ cũng là vốn tư bản (capital) có thể dùng để cá nhân trao đổi lấy vật chất, tiền bạc).
Để thực thể hóa Xã Hội Thức Hướng này, nguyên tắc Dân Chủ cũng được áp dụng như tác giả Erich Fromm viết, và tôi xin điền vào những chi tiết thực hiện nó:
- Chính trị dân chủ (political democracy): Hiến pháp thức hướng (constitutionalism), tam quyền phân lập, đa đảng đa nguyên. Lá phiếu là đơn vì quyền lực căn bản để tạo và điều chỉnh chính thể và chính quyền.
- Công nghệ dân chủ (industrial democracy): tư bản thức hướng (capitalism) tức là đặt căn bản KT ở quyền tư hữu và kinh tế thị trường. Tiền là lá phiếu (đơn vị quyền lực căn bản) để dân tự quyết định tiêu thụ cho mình/sản xuất của người, thành công KT của bất cứ đơn vị nào trong XH – một cá nhân, một công ty, hay cả QG. Ở điểm này, một người XHTH thuần túy (như đã thấy ở các nước CS) sẽ phản đối khi tôi đưa TBTH là giải pháp; họ có thể còn tin vào mô hình nào khác mà người dân có quyền tham dự vào kế hoạch cho việc sáng tạo và thực hiện chương trình để tạo sản phẩm, nhưng nếu quyền sáng tạo không được trao cho đơn vị nhỏ nhất của XH (là một cá nhân) mà luôn phải thực hiện qua một cơ cấu tạo dựng từ chính quyền, trực tiếp hay gián tiếp, thì phải chăng tự do sáng tạo đã bị “què quặt”, giới hạn? Không những thế, sáng tạo tất nhiên sẽ có mức tiêu hủy đi sản phẩm đương có trên thị trường (creative destruction) ở một mức nào đó, và vì thế nó có mâu thuẫn tự nhiên (inherent conflict) với thực tại, nên nếu sản phẩm tạo ra không được trao đổi, điều hòa qua môi trường một cách tự do nhất như trong Kinh tế thị trường, thì e rằng XH đó sẽ không có, hoặc rất ít tiến bộ và tất nhiên sẽ nghèo nàn.
Ai có thể biện luận cho mô hình một nền công nghệ dân chủ không có tư hữu, và nếu loại bỏ được tiền bạc, KT thị trường mà vẫn có thể bảo đảm tự do, sự công bằng, sức sáng tạo, và đời sống sung túc - miễn là họ đừng buộc mỗi cá nhân qua chính trị và KT của một lý thuyết XHTH mới thành một công cụ cho nhà nước không hơn không kém - sẽ là thiên tài, cứu tinh của thế giới trong tương lai!!.
Theo cách nhìn trên, XHDC không đặt XH là trọng tâm của mọi nỗ lực cá nhân, nhưng nó là mô hình trong ý thức để “optimize” mối tương quan của giữa cá nhân và XH, và đồng thời “maximize” khả năng thực thi tự do và tự cải thiện đời sống của mỗi cá nhân trên phương diện KT cũng như tâm linh, tâm lý. Khi khả năng và quyền của mỗi cá nhân được “maximized”, phải chăng XH đó sẽ thăng trưởng tương tự?
Mở rộng mô hình XHTH trên, ngay cả Quốc Gia cũng chỉ là một thành phần của XH QT mà LHQ đóng vai trò một “bán chính quyền” trung ương (pseudo-government) tạo dung hòa, cân bằng cho ích lợi riêng của các thành viên và giúp “XH thế giới” ổn định, tăng trưởng?
XHDC theo ý nghĩa đó, là mô hình của các Quốc Gia dân chủ như Mỹ mà cũng đồng thuận một phần với Marx (qua trình bày của Fromm), theo tôi nghĩ rất “hữu lý”. Sẽ có người cho rằng mô hình như của các nước Bắc Âu mới tốt và thực sự là XHDC, nhưng tôi xin xác định rằng các XHDC Bắc Âu không khác gì XHTH như trình bày ở trên và tương tự với căn bản của Mỹ. Có vị sẽ phản đối vì những dữ kiện có vẻ đối nghịch, tại sao có những khác biệt về chính thể, những chính sách và kết quả giữa Mỹ và các nước Bắc Âu kia? Xin thưa: có khác chăng là mức tin tưởng vào vai trò của nhà nước và do đó độ “bao cấp” của những chính sách phúc lợi, và do khác biệt của văn hóa và hoàn cảnh riêng của Quốc Gia. Tỉ dụ như do khác biệt về độ thuần nhất (uniformity) của dân chúng trong khía cạnh chủng tộc, tôn giáo, khả năng hấp thụ giáo dục, lịch sử, dân số, v.v. mà nó buộc đưa tới những khác biệt về chính sách khác và kết quả khác. Đó không có nghĩa là XHDC Bắc Âu mới là ưu tú (!), nhưng để viết về vấn đề đó thì quá dài, không cần thiết cho bàn luận ở đây; thực hiện được như họ là quá tốt cho mong ước của cả 100 năm lịch sử vừa qua của dân Việt!
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Năm, 29/08/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130829/khach-sj-gia-tri-cua-marxism-rat-gioi-han-nhieu-sai-lam-va-mo-tuong-hon-la-tinh-kha
======================================================================
Ngoài những ý tưởng có thể bàn luận cụ thể, nhiều tư tưởng tác giả viết thuộc về một thứ triết lý về sự thiện (goodness) không dựa vào thần học (theology and God), dễ bàn luận một cách mơ hồ nhưng không định được chân lý; tuy có những ý niệm về sự thiện hiển nhiên dễ bám vào, đó chỉ là những thứ “wishful thinking”, cố nhiên như “lòng mẹ và lòng yêu nước” (tôi muốn dùng thành ngữ này thế cho “motherhood and apple pie”). Nói chung, ngoài vài điều chứng minh tính chất mơ tưởng của lý luận của Marx, nó thực sự chẳng đáng nói, không đáng nhớ, một mớ lý thuyết “only for the sake of argumentation”, silly arguments based on subjective interpretations especially on religious matters and history!
XCHN (Socialism) theo Marx – dựa trên biện luận của tác giả này mà bà Ngự cho là trung thực với triết lý của Marx – là những mơ tưởng dựa trên những lý luận không vững chắc, dù có vẻ đẹp nếu đọc thoáng qua. Nó khiến tôi liên tưởng tới bài “Imagine” của John Lennon – một bản nhạc tôi rất yêu từ lần đâu nghe nó và bây giờ vẫn thích – nhưng suy cho kỹ thì biết là những điều trong bài hát chỉ là những mộng mơ, không thể có trong thực tế trên căn bản triết lý tự nhiên của sự sống và lịch sử sẵn có, dù rằng ta vẫn nên mơ – ít nhất vì những cảm tính rất đẹp nó mang tới khi hát nó.
Có 2 vấn đề cụ thể chứng minh sự mơ tưởng của lý luận về XHCN của Marx.
Hãy lấy câu khoảng đầu trong đoạn 4 vì nó tóm tắt vấn đề chính là hình thức cách sản xuất (form of production) và cách tổ chức xã hội (organization of society): “First, man produces in an associated, not competitive way; he produces rationally and in an unalienated way, which means that he brings production under his control, instead of being ruled by it as by some blind power.”
Ý đầu của câu có ý đẹp và tốt vì nó chỉ nói về cảm tính của con người, không có gì mâu thuẫn hoặc sai cả, nhưng trong câu sau đã có những vấn đề rất lớn:
- “he produces rationally” (hắn sản xuất dựa trên lý trí, “phải lẽ”):
Vấn đề là làm sao để hắn định lẽ phải của hắn? Ai đã cho hắn trí thức để giúp hắn quyết định “lẽ phải” đó? Giáo dục tạo lý trí cho hắn có đủ căn bản lý trí không? Nếu dựa theo lý trí thì phải chăng cá nhân nào cũng có lý riêng, và lẽ phải của hắn có đồng thuận với của người khác không? Ai quyết định lẽ phải khi có khác biệt? Các điều kiện của lẽ phải đó có đúng trong cả thời gian hắn tạo sản phẩm không? Làm sao hắn biết được nếu một hay nhiều yếu tố đã thay đổi và hắn do đó cần thay đổi?
Tạo một xã hội để đại đa số mọi người có thể áp dụng tiền đề này theo đúng ý nghĩa của nó là một điều không tưởng - vì điều kiện khuôn khổ (framework) để định “phải lẽ” (rationality) cho mọi người và mọi hoàn cảnh không thể có một cách tuyệt đối; và dù trên căn bản tương đối, khuôn khổ đó dù nếu có, đại đa số sẽ đương nhiên không được phân phát và tiếp nhận đồng đều, và khả năng tiếp nhận và dùng để định “phải lẽ” đó cũng không đồng đều/giống nhau, bất kể XH cố gắng nhiều tới mức nào! Tôi lấy thí dụ: ngay trên căn bản cá nhân trong kinh tế tư bản Mỹ, đối với người được giáo dục tốt nhất và có thông tin dữ kiện tốt nhất, sự “phải lẽ” sẽ luôn chỉ là tương đối vì dữ kiện (data) sẽ hầu như luôn luôn không đủ (incomplete) và hệ thống suy luận cũng chỉ thường là chủ quan (subjective) ngoài phạm vi khoa học tự nhiên. Còn với đa số những người không được đủ các điều kiện tốt như đặt ra trong các câu hỏi trên thì sự gắn liền với thực tế của tiền đề này chỉ còn là sợi chỉ nếu có! Ở các XH mong thực hiện Kinh tế tập trung, nó đã chứng minh rõ qua lịch sử rồi.
Do đó lý luận nhìn phiến diện thì nghe hay, nhưng chỉ xét sâu một tí là đã thấy nó rỗng tuếch.
- “and in an unalienated way”:
Alienation (vong thân (!), tôi thích dùng “xa cách” hơn) là một trong những ý niệm tôi nghĩ là khó hiểu cho nhiều người Việt Nam và khiến tranh cãi miết về Marxism. Từ này trong Marxism nói về sự cách xa của người sản xuất và sản phẩm, khi người làm không hiểu gì hoặc có thể ngay cả không cần (họ nghĩ thế) đến sản phẩm họ “bị” làm. XHCN, theo Marx mơ, sẽ có con người thực sự có tự do chọn lựa làm và “gần gũi” (thay vì “alienated”) với sản phẩm – được tạo nên chỉ khi đòi hỏi cần thiết (compulsion of necessity) và hữu dụng cho người dùng (external utility) là 2 điều kiện đều có, và do đó sẽ không có sự lạm dụng sức lạo động của người làm cũng như lạm dụng môi trường, v.v.. Đây cũng là một sự mơ tưởng của Marx, có thể không những vì mơ mộng, mà còn vì cá tính “lười” của một người như Marx này (và cũng có thể là động cơ khiến đưa đến việc mơ tưởng)! Cũng có thể sự mơ tưởng này là do nhận xét của Marx về tình trạng các nhân công ở mức thấp nhất trong các nhà máy công nghiệp để biện luận cho một XH ông mơ tới.
Hãy thử suy làm sao để khỏi “xa cách” (alienated). Điều kiện “hữu dụng” có thể dễ biết (như gạo cần để ăn) và điều kiện “đòi hỏi” cũng có thể biết (như x kg/gia đình một tuần) cho các ví dụ đơn giản, nhưng ngay cả những trường hợp sản phẩm đơn giản đã có thể có rất nhiều yếu tố khiến sự “hữu dụng” thay đổi hay “đòi hỏi” trồi sụt bất thường (tỉ dụ, vì lý do thiên nhiên, ý thích của nhiều cá nhân), và nếu nói đến sản phẩm phức tạp hơn như trong công nghệ (giả dụ do XHCN sáng tạo vì xác định được sự cần thiết của nó bằng một cách nào đó!) thì một công nhân cũng sẽ phải là một kỹ sư cao cấp thì mới khỏi “xa cách” vì nếu không sẽ chẳng hiểu nó thực sự làm cái quái gì và hữu dụng ra sao! Những người “socialized man” này của Marx sẽ bắt buộc đều là những người học thức đủ cao để làm “associated producers” của những sản phẩm họ tạo! Nhìn vào một kinh tế nông nghiệp, ta có thể thấy sự gần gũi này tự nhiên (thay vì “xa cách”) và dễ có vì con người gần thiên nhiên và “tự do” trong mức sống nông nghiệp đó (có lẽ đây là lý do tại sao lý thuyết này dễ tạo cảm thông cho người đọc). Nhưng trong XH càng tân tiến kỹ thuật, mỗi bước tiến là quá trình của nhiều vấn đề khoa học/KT rất phức tạp và do đó giáo dục là yếu tố rất cần thiết; người làm khó tránh khỏi sự “xa cách”, lạ lùng, ngay cả yếu kém sợ sệt nếu không hiểu về sản phẩm mình làm. Nhưng xã hội mà người sản xuất luôn thông hiểu với sản phẩm của mình thì hẳn sẽ là xã hội rất nghèo nàn vì số người “gần gũi” với sản phẩm phức tạp sẽ rất ít do số người có khả năng hiểu nó không thể có nhiều - vì điều kiện và phương tiện cần có cho giáo dục tốt không có đủ !!! - và vì thế sản phẩm họ tạo cũng ít. Khả năng của giới trí thức không được tận dụng vì thời gian họ phải làm những việc đáng lẽ người kém khả năng hơn có thể làm nếu chia công việc sản xuất thành những việc nhỏ hơn. Đây là loại “chicken and egg problem” trong chu kỳ “giáo dục – sản xuất” mà Marx không nhận ra.
Tìm cách loại bỏ “xa cách” (de-alienation) do đó cũng là một sự mơ tưởng không thể có trong thực tế. Nó có tính cách vọng về đời sống gần thiên nhiên – tuy là điều vẫn có cho một thiểu số trong các xã hội tân tiến – nhưng nó mâu thuẫn với cấu trúc của XH ngày càng phức tạp hơn do mức độ công nghệ hóa đòi hỏi.
Kết luận: Dù bài này của Erich Fromm không phải không có vài điểm đúng, nhưng tóm tắt lại, để dẫn chứng rằng XHCN chính thống theo Marx là đúng hoặc khả thì thì thật là sai lầm. Nó chỉ là mơ tưởng, không có căn bản triết lý thuyết phục; và dựa vào những hiểu lầm cũng như tư tưởng riêng từ Lenin, Stalin và Mao để áp dụng vài ý chính của Marx, XHCN của Marx đã được thực hiện hoàn toàn khác, đưa đến những kết quả người ta đã thấy dưới những chế độ CS. Hãy hỏi, nếu triết lý Marx hay và đúng thì tại sao lại có quá nhiều người “hiểu lầm” nó? Có phải tại vì nó đầy những mơ tưởng, lỗ hổng khiến người thực hành khó tránh khỏi suy luận đủ mọi lối khác nhau?
Tôi rất chán phải viết dài như thế này, nhưng chỉ vì còn có những người bảo vệ cho Marx (dù những công kích của phe chỉ trích Marx có hiểu biết khác về vấn đề này) mà tôi phải bỏ nhiều giờ ra viết để xác định rằng giá trị của Marxism rất giới hạn, nhiều sai lầm và mơ tưởng hơn là có khả thi. Các nhận xét của Marx có giá trị như những bình luận (commentaries) về xã hội học hơn là những nền tảng đáng kể cho triết lý về chính trị, kinh tế, xã hội v.v. Những kẻ tiếp tục ca tụng Marxism (trong chính trị cũng như nhiều lãnh vực khác) là có “vấn đề”!!!
● Tôi đưa ra đây vài ý niệm “outside the box” để cùng thử ngẫm nghĩ:
- Có thể nói trong, KT tư bản cũng có những “socialized man” theo ý hướng của Marx. Có nhiều cách để định mức độ, nhưng lớp “creative class” và “innovators” như những doanh nhân (entrepreneurs) ở Mỹ là lớp gần nhất với ý niệm này rõ ràng! Họ xác định sự cần thiết và hữu dụng của sản phẩm trước khi họ bắt tay tạo nó; họ tìm quỹ để thực hiện đầu cơ từ những quỹ “giá trị thặng dư”. Họ tự do làm việc mạo hiểm đó, và họ nhận chịu hậu quả thành hay bại của nó – sai hay đúng – từ xã hội; chẳng tổ chức, cơ cấu nào định “phải lẽ” cho họ. Họ vừa thực thi tự do cá nhân, vừa là “người XH”. Tuy nhiên, lớp người này là lớp ngoại lệ, số ít vì những điều kiện ưu đẳng, không phải là giai cấp đa số trong các xã hội tư bản như Marx đòi cho thứ XHCN của ông; đây là một điều hợp lý vì nếu không “innovator” hay “xã hội ổn định” sẽ là những oxymorons. Steve Jobs, Mark Zuckerberg là những ví dụ điển hình được biết tới nhiều nhất.
- Xã hội KT tư bản như Mỹ cũng là một thứ “xã hội chủ nghĩa” trong phương diện KT! Thị trường chứng khoán là quỹ giá trị thặng dư lớn nhất mà mọi người trong xã hội có tự do tham gia để thưởng hay phạt những mạo hiểm của những “socialized man” – kể cả lớp quản trị của các công ty sẵn có (vì họ có trách nhiệm chính điều chỉnh/sản xuất các sản phẩm).
● Và để thực hiện ý tưởng của Marx (qua giải thích của Erich Fromm), xin trích lại câu 4 của đoạn 4 của bài mà tôi cho rằng tác giả đã có kết luận hợp lý nhất, dù câu đầu chỉ có thể áp dụng cá biệt cho những “socialized man”:
“Nó có nghĩa là cá nhân tham gia tích cực trong việc dự tính và thực thi các chương trình đó; nó có nghĩa, tóm lại, là việc thực thể hóa nền chính trị dân chủ và công nghệ dân chủ”. (“It means that the individual participates actively in the planning and in the execution of the plans; it means, in short, the realization of political and industrial democracy.”)
Làm sao?
Nhân đây, trước hết tôi xin đề nghị dùng cụm từ “thức hướng” thay cho “chủ nghĩa” (-ism) vì cụm từ “chủ nghĩa” dễ khiến người Việt hiểu lầm là ý thức đề cập tới “làm chủ” cho mọi vấn đề! “Thức hướng” tóm tắt từ nghĩa “ý thức, quan niệm hướng về …”, hay “ý thức, quan niệm trong căn bản …”. Một sai lầm thường gặp nhất là CNTB (capitalism) mà đúng nghĩa nó chỉ áp dụng về KT, không phải về chính trị; dùng “CNTB” sẽ khiến ý thức về tiền của, tư hữu làm trọng tâm trong suy tư về vấn đề chính trị - quả là sự lạc đường lớn trong ý thức! (Không những thế, người chỉ trích, chống Capitalism còn không nhận ra rằng, chính sức lực cơ thể và khả năng trí tuệ cũng là vốn tư bản (capital) có thể dùng để cá nhân trao đổi lấy vật chất, tiền bạc).
Để thực thể hóa Xã Hội Thức Hướng này, nguyên tắc Dân Chủ cũng được áp dụng như tác giả Erich Fromm viết, và tôi xin điền vào những chi tiết thực hiện nó:
- Chính trị dân chủ (political democracy): Hiến pháp thức hướng (constitutionalism), tam quyền phân lập, đa đảng đa nguyên. Lá phiếu là đơn vì quyền lực căn bản để tạo và điều chỉnh chính thể và chính quyền.
- Công nghệ dân chủ (industrial democracy): tư bản thức hướng (capitalism) tức là đặt căn bản KT ở quyền tư hữu và kinh tế thị trường. Tiền là lá phiếu (đơn vị quyền lực căn bản) để dân tự quyết định tiêu thụ cho mình/sản xuất của người, thành công KT của bất cứ đơn vị nào trong XH – một cá nhân, một công ty, hay cả QG. Ở điểm này, một người XHTH thuần túy (như đã thấy ở các nước CS) sẽ phản đối khi tôi đưa TBTH là giải pháp; họ có thể còn tin vào mô hình nào khác mà người dân có quyền tham dự vào kế hoạch cho việc sáng tạo và thực hiện chương trình để tạo sản phẩm, nhưng nếu quyền sáng tạo không được trao cho đơn vị nhỏ nhất của XH (là một cá nhân) mà luôn phải thực hiện qua một cơ cấu tạo dựng từ chính quyền, trực tiếp hay gián tiếp, thì phải chăng tự do sáng tạo đã bị “què quặt”, giới hạn? Không những thế, sáng tạo tất nhiên sẽ có mức tiêu hủy đi sản phẩm đương có trên thị trường (creative destruction) ở một mức nào đó, và vì thế nó có mâu thuẫn tự nhiên (inherent conflict) với thực tại, nên nếu sản phẩm tạo ra không được trao đổi, điều hòa qua môi trường một cách tự do nhất như trong Kinh tế thị trường, thì e rằng XH đó sẽ không có, hoặc rất ít tiến bộ và tất nhiên sẽ nghèo nàn.
Ai có thể biện luận cho mô hình một nền công nghệ dân chủ không có tư hữu, và nếu loại bỏ được tiền bạc, KT thị trường mà vẫn có thể bảo đảm tự do, sự công bằng, sức sáng tạo, và đời sống sung túc - miễn là họ đừng buộc mỗi cá nhân qua chính trị và KT của một lý thuyết XHTH mới thành một công cụ cho nhà nước không hơn không kém - sẽ là thiên tài, cứu tinh của thế giới trong tương lai!!.
Theo cách nhìn trên, XHDC không đặt XH là trọng tâm của mọi nỗ lực cá nhân, nhưng nó là mô hình trong ý thức để “optimize” mối tương quan của giữa cá nhân và XH, và đồng thời “maximize” khả năng thực thi tự do và tự cải thiện đời sống của mỗi cá nhân trên phương diện KT cũng như tâm linh, tâm lý. Khi khả năng và quyền của mỗi cá nhân được “maximized”, phải chăng XH đó sẽ thăng trưởng tương tự?
Mở rộng mô hình XHTH trên, ngay cả Quốc Gia cũng chỉ là một thành phần của XH QT mà LHQ đóng vai trò một “bán chính quyền” trung ương (pseudo-government) tạo dung hòa, cân bằng cho ích lợi riêng của các thành viên và giúp “XH thế giới” ổn định, tăng trưởng?
XHDC theo ý nghĩa đó, là mô hình của các Quốc Gia dân chủ như Mỹ mà cũng đồng thuận một phần với Marx (qua trình bày của Fromm), theo tôi nghĩ rất “hữu lý”. Sẽ có người cho rằng mô hình như của các nước Bắc Âu mới tốt và thực sự là XHDC, nhưng tôi xin xác định rằng các XHDC Bắc Âu không khác gì XHTH như trình bày ở trên và tương tự với căn bản của Mỹ. Có vị sẽ phản đối vì những dữ kiện có vẻ đối nghịch, tại sao có những khác biệt về chính thể, những chính sách và kết quả giữa Mỹ và các nước Bắc Âu kia? Xin thưa: có khác chăng là mức tin tưởng vào vai trò của nhà nước và do đó độ “bao cấp” của những chính sách phúc lợi, và do khác biệt của văn hóa và hoàn cảnh riêng của Quốc Gia. Tỉ dụ như do khác biệt về độ thuần nhất (uniformity) của dân chúng trong khía cạnh chủng tộc, tôn giáo, khả năng hấp thụ giáo dục, lịch sử, dân số, v.v. mà nó buộc đưa tới những khác biệt về chính sách khác và kết quả khác. Đó không có nghĩa là XHDC Bắc Âu mới là ưu tú (!), nhưng để viết về vấn đề đó thì quá dài, không cần thiết cho bàn luận ở đây; thực hiện được như họ là quá tốt cho mong ước của cả 100 năm lịch sử vừa qua của dân Việt!
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Năm, 29/08/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130829/khach-sj-gia-tri-cua-marxism-rat-gioi-han-nhieu-sai-lam-va-mo-tuong-hon-la-tinh-kha
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001