Trường Túc - Hướng đi mới sáng sủa cho quảng cáo rượu mạnh? Đội ơn Lửa Phật!
29.08.2013
Phi Thanh Vân và Dustin Nguyễn trong một cảnh phim
Tôi chưa xem Lửa Phật, đúng hơn là không thể xem được vì không ở địa bàn có rạp chiếu phim. Những ngày qua theo dõi tranh cãi, tôi thấy mọi người chia làm hai phe: một phe mạnh mẽ nói Lửa Phật đúng là quảng cáo rượu. Còn lại một phe bênh yếu ớt là phim nước ngoài cũng quảng cáo rượu đấy thay. Vả lại trong đời sống thật người ta uống rượu, chẳng lẽ vào phim tất cả đều phải chuyển sang uống nước chanh?
Tôi đã từng xem MV của Hồ Ngọc Hà, cái đấy thì chối tỉ, quảng cáo rượu thực là thô thiển, các ca sĩ lại còn lấy bố mình ra mà chúc tụng, cụng một ly quảng cáo nữa chứ! Phim Lửa Phật nhắc lại là tôi chưa xem, không hiểu có thô thiển đến mức như thế không, nhưng có những suy nghĩ sau, cho trường hợp sau:
1. Nếu cảnh uống rượu là hợp lý với tâm lý, tình cảm nhân vật:
Tâm lý tình cảm đàn ông Việt là phải uống rượu rồi, bất kể vui hay buồn. Đồng ý. Nghe kể bối cảnh uống rượu trong phim là tại quán Ánh Trăng, có quầy bar, thì đương nhiên phải có rượu thôi, chẳng lẽ lại là toàn chai ngâm chanh muối với sấu dầm?
Nhưng báo TTVH có cho biết: “Mục 2, thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003, mục 3 Quảng cáo rượu, khoản b quy định rất rõ: ‘Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu, nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được‘”.
Và báo cũng như nhiều người nói, “Với Lửa Phật, khán giả được xem ít nhất 3 cảnh có rượu và có thể nhận biết được cả tem mác của chai rượu. Phải kể đến cảnh nhân vật Đạo ngồi uống rượu, nhân vật Long ngồi uống rượu, mà khán giả rất dễ nhận ra là loại rượu nào. Rồi cảnh hai nhân vật lao vào đánh nhau và Đạo bị rơi xuống quầy bar, nơi bày đầy vỏ rượu rất rõ tem mác.”
Ủa, nhưng như thế đã có thể quy là hành vi quảng cáo chưa? Nếu chiếu theo định nghĩa sau thì tôi e là chưa: “Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.”
Nếu trong phim chỉ có những cảnh như báo TTVH liệt kê, không có thêm câu nào về tác dụng của các chai rượu kia (ngon, bổ, khỏe, thế mới là sành điệu), thì sao gọi là quảng cáo?
Một cảnh trong quán Ánh Trăng với chai Johnny Walker có tem hiện rõ
Tuy nhiên, vì ở vùng sâu vùng xa, chỉ thu kiến thức qua mạng, tôi thấy có hai tiêu chí sau về quảng cáo thì lại “có thể” đúng với Lửa Phật:
- Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
- Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
Bằng chứng gián tiếp là có người trả tiền để “đưa nhãn rượu vào phim” như bạn Thiên Lương mô tả thì thực là có đấy, với bữa tiệc đặc biệt do hãng rượu “trong phim” tài trợ. Nhưng bằng chứng trực tiếp thì liệu ai có mà nói được nào? Hãng rượu có thể bảo, tôi ái mộ nhan sắc hai cô Thanh Vân và một cô Ngọc Diệp, tôi đãi một bữa có đáng gì!
Như vậy, nếu tôi là BHD, tôi sẽ nói, đàn ông Việt trăm ông thì cả 90 ông thốt ra từ Johnny Walker và Chivas khi bắt nêu ra tên một chai rượu thông dụng. Đàn ông Việt chỉ quanh quẩn thử đi thử lại mỗi vài loại rượu mạnh, trong khi còn biết bao nhiêu loại khác để mà thử thách. Thế nên làm phim “Once Upon a Time in Vietnam” mà lại uống Napoléon đã là bốc phét. Phải ông già chống gậy, chai căn bản ấy mới là đúng thực tế. Và uống xong thì đánh nhau tóe khói, yêu nhầm cả đĩ, thế thì tác dụng có gì là hay để mà gọi là quảng cáo! Ngoài ra ai dám bảo hãng rượu cho tiền BHD nào? Nào… chứng từ đâu? Hóa đơn đâu? Không có thì đừng nói nhé!
Từ đấy mới thấy:
2. Giả sử như Lửa Phật thế là không vướng lỗi quảng cáo rượu, vẫn được đi dự Liên hoan phim Việt Nam sắp tới, thì từ nay về sau, các hãng phim nên tranh thủ cái ca điển hình này để lách. Mỗi hãng cần tích khoảng 1000 đĩa Lửa Phật để phát cho quay phim, đạo diễn, thư ký trường quay xem đi xem lại, coi ranh giới nào là vi phạm, ranh giới nào là “hợp tâm lý”, rồi cứ thế mà làm.
Tôi tin rằng nếu vụ này “qua” được thì các hãng rượu phải gọi là ăn mừng vì một kỷ nguyên đại thắng đã mở ra.
Vì thế, xin đội ơn Lửa Phật. Đàn ông Việt không vì thế mà uống rượu này nhiều hơn (vì họ có xem phim này đâu), nhưng hãng rượu thì đã có chỗ mà giới thiệu hình ảnh sản phẩm. Vậy là ổn rồi, vì còn gì nhục hơn là loay hoay mãi không mở được hướng đi cho truyền thông rượu!
*
P/S: Ngoài lề: Hôm qua tôi đọc FB thấy anh Minh Do có nói phim này cũng “thiếu thực tế” mà lại được duyệt, trong khi Bụi Đời Chợ Lớn thì bị loại. Vậy nếu Bụi Đời Chợ Lớn mà đổi tên thành “Once Upon a Time in ChoLon” thì liệu có được “tái phát hành” không các huynh?
*
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Sáu, 30/08/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130830/truong-tuc-huong-di-moi-sang-sua-cho-quang-cao-ruou-manh-doi-on-lua-phat
=======================================================================
Phi Thanh Vân và Dustin Nguyễn trong một cảnh phim
Tôi chưa xem Lửa Phật, đúng hơn là không thể xem được vì không ở địa bàn có rạp chiếu phim. Những ngày qua theo dõi tranh cãi, tôi thấy mọi người chia làm hai phe: một phe mạnh mẽ nói Lửa Phật đúng là quảng cáo rượu. Còn lại một phe bênh yếu ớt là phim nước ngoài cũng quảng cáo rượu đấy thay. Vả lại trong đời sống thật người ta uống rượu, chẳng lẽ vào phim tất cả đều phải chuyển sang uống nước chanh?
Tôi đã từng xem MV của Hồ Ngọc Hà, cái đấy thì chối tỉ, quảng cáo rượu thực là thô thiển, các ca sĩ lại còn lấy bố mình ra mà chúc tụng, cụng một ly quảng cáo nữa chứ! Phim Lửa Phật nhắc lại là tôi chưa xem, không hiểu có thô thiển đến mức như thế không, nhưng có những suy nghĩ sau, cho trường hợp sau:
1. Nếu cảnh uống rượu là hợp lý với tâm lý, tình cảm nhân vật:
Tâm lý tình cảm đàn ông Việt là phải uống rượu rồi, bất kể vui hay buồn. Đồng ý. Nghe kể bối cảnh uống rượu trong phim là tại quán Ánh Trăng, có quầy bar, thì đương nhiên phải có rượu thôi, chẳng lẽ lại là toàn chai ngâm chanh muối với sấu dầm?
Nhưng báo TTVH có cho biết: “Mục 2, thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003, mục 3 Quảng cáo rượu, khoản b quy định rất rõ: ‘Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu, nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được‘”.
Và báo cũng như nhiều người nói, “Với Lửa Phật, khán giả được xem ít nhất 3 cảnh có rượu và có thể nhận biết được cả tem mác của chai rượu. Phải kể đến cảnh nhân vật Đạo ngồi uống rượu, nhân vật Long ngồi uống rượu, mà khán giả rất dễ nhận ra là loại rượu nào. Rồi cảnh hai nhân vật lao vào đánh nhau và Đạo bị rơi xuống quầy bar, nơi bày đầy vỏ rượu rất rõ tem mác.”
Ủa, nhưng như thế đã có thể quy là hành vi quảng cáo chưa? Nếu chiếu theo định nghĩa sau thì tôi e là chưa: “Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.”
Nếu trong phim chỉ có những cảnh như báo TTVH liệt kê, không có thêm câu nào về tác dụng của các chai rượu kia (ngon, bổ, khỏe, thế mới là sành điệu), thì sao gọi là quảng cáo?
Một cảnh trong quán Ánh Trăng với chai Johnny Walker có tem hiện rõ
Tuy nhiên, vì ở vùng sâu vùng xa, chỉ thu kiến thức qua mạng, tôi thấy có hai tiêu chí sau về quảng cáo thì lại “có thể” đúng với Lửa Phật:
- Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
- Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
Bằng chứng gián tiếp là có người trả tiền để “đưa nhãn rượu vào phim” như bạn Thiên Lương mô tả thì thực là có đấy, với bữa tiệc đặc biệt do hãng rượu “trong phim” tài trợ. Nhưng bằng chứng trực tiếp thì liệu ai có mà nói được nào? Hãng rượu có thể bảo, tôi ái mộ nhan sắc hai cô Thanh Vân và một cô Ngọc Diệp, tôi đãi một bữa có đáng gì!
Như vậy, nếu tôi là BHD, tôi sẽ nói, đàn ông Việt trăm ông thì cả 90 ông thốt ra từ Johnny Walker và Chivas khi bắt nêu ra tên một chai rượu thông dụng. Đàn ông Việt chỉ quanh quẩn thử đi thử lại mỗi vài loại rượu mạnh, trong khi còn biết bao nhiêu loại khác để mà thử thách. Thế nên làm phim “Once Upon a Time in Vietnam” mà lại uống Napoléon đã là bốc phét. Phải ông già chống gậy, chai căn bản ấy mới là đúng thực tế. Và uống xong thì đánh nhau tóe khói, yêu nhầm cả đĩ, thế thì tác dụng có gì là hay để mà gọi là quảng cáo! Ngoài ra ai dám bảo hãng rượu cho tiền BHD nào? Nào… chứng từ đâu? Hóa đơn đâu? Không có thì đừng nói nhé!
Từ đấy mới thấy:
2. Giả sử như Lửa Phật thế là không vướng lỗi quảng cáo rượu, vẫn được đi dự Liên hoan phim Việt Nam sắp tới, thì từ nay về sau, các hãng phim nên tranh thủ cái ca điển hình này để lách. Mỗi hãng cần tích khoảng 1000 đĩa Lửa Phật để phát cho quay phim, đạo diễn, thư ký trường quay xem đi xem lại, coi ranh giới nào là vi phạm, ranh giới nào là “hợp tâm lý”, rồi cứ thế mà làm.
Tôi tin rằng nếu vụ này “qua” được thì các hãng rượu phải gọi là ăn mừng vì một kỷ nguyên đại thắng đã mở ra.
Vì thế, xin đội ơn Lửa Phật. Đàn ông Việt không vì thế mà uống rượu này nhiều hơn (vì họ có xem phim này đâu), nhưng hãng rượu thì đã có chỗ mà giới thiệu hình ảnh sản phẩm. Vậy là ổn rồi, vì còn gì nhục hơn là loay hoay mãi không mở được hướng đi cho truyền thông rượu!
P/S: Ngoài lề: Hôm qua tôi đọc FB thấy anh Minh Do có nói phim này cũng “thiếu thực tế” mà lại được duyệt, trong khi Bụi Đời Chợ Lớn thì bị loại. Vậy nếu Bụi Đời Chợ Lớn mà đổi tên thành “Once Upon a Time in ChoLon” thì liệu có được “tái phát hành” không các huynh?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001