Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-13
“Bên thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với trang blog Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.Amazon phát hành chính thức
Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc” chính thức ra đời
vào ngày 12 tháng 12 vừa qua với hai cách: sách in do chính tác giả xuất
bản và sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle.
Có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng
sách bán trên hệ thống Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này
có ý nghĩa quan trọng cho những ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại
Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra kế hoạch cho cuốn sách sắp tới phát
hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề bị lưỡi kéo kiểm duyệt gây
rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng
tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này.
“Bên thắng cuộc” vừa ra đời một ngày đã tạo tiếng vang
lớn khi nhiều tiếng nói uy tín giới thiệu nó một cách trân trọng, trong
đó có bài viết của Giáo sư Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy tại đại học
Wright thuộc tiểu bang Ohio Hoa Kỳ. GS Dũng cũng là chủ website
Viet-Studies có luợng người vào xem rất lớn. Chia sẻ với chúng tôi về
cuốn sách ông cho biết:
Hãy xem cuốn sách này như một nguồn tài liệu vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử theo như cách hàn lâm.
GS Trần Hữu Dũng
“Tôi thấy cuốn sách có rất nhiều chi tiết và thông
tin nào cũng hay cả! Nhưng nếu đưa cho người khác đọc thì có thể họ lại
cho rằng cuốn sách này không phân tích tổng quan nên những học giả hàn
lâm họ sẽ chê cuốn sách chỗ đó. Đối với tôi thì chuyện ấy sau này Huy
Đức có thể làm được, viết một cuốn sách riêng để phân tích những sự kiện
nào đáng nhất.
Có nhiều anh em cũng cho rằng Huy Đức nên viết lại,
chia các chi tiết ra thì cuốn sách sẽ hay hơn. Nhưng muốn làm như vậy
thì phải nhiều năm nữa mà Huy Đức không có thời gian. Cuốn sách phải ra
liền không thể trễ hơn nữa. Hãy xem cuốn sách này như một nguồn tài liệu
vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử theo như cách hàn
lâm.
Có một điều rất hay, đó là tôi hỏi Huy Đức, khi Huy
Đức phỏng vấn những người trong cuốn sách này thì họ có biết rằng Huy
Đức viết sách hay không? Huy Đức nói là biết! Thành ra tôi không hiểu
tại sao mà họ tin cẩn Huy Đức để mà nói những điều như vậy trong khi
biết rằng Huy Đức dùng những lời nói của họ để viết sách? Huy Đức rất
cẩn thận và đức tính này rất hay.”
Ba muơi tháng tư
“Bên thắng cuộc” có thể nói là một cẩm nang cho những ai
muốn biết về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 tới
nay. Tác giả đã bỏ công hàng chục năm để phỏng vấn hàng trăm người trong
cuộc. Tác giả cũng sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là
các hồi ký của những người có dính đến cuộc chiến tranh Việt Nam hay
tham gia vào guồng máy chính trị của chế độ hiện nay.
Điều quan trọng nhất mà Huy Đức có được nhưng nhiều nhà
báo khác không có đó là vào năm 2005-2006 anh được sang Mỹ du học tại
tiểu bang Maryland và phỏng vấn hàng trăm người khác để kết nối với
những điều anh đã thu thập từ trong nước.
Lượng thông tin kếch xù này được Huy Đức xử lý một cách
khôn ngoan qua bút pháp chừng mực, dẫn người đọc tới cánh cửa bí ẩn mà
người ta tin rằng trong thế giới cộng sản khó có người thứ hai làm được
như anh.
Huy Đức không phải là một nhà viết sử vì vậy “Bên thắng
cuộc” không thể là một cuốn sách lịch sử theo lối hàn lâm. Mặc dù vậy nó
vẫn có thể dùng vào việc tra cứu sự kiện lịch sử xảy ra trong nhiều năm
nhất là giai đoạn sau ngày 30 tháng 4. Mức độ chính xác và khả tín của
“Bên thắng cuộc” có thể làm người sử dụng nó yên tâm vì nhân chứng hầu
hết đều còn sống và họ sẵn sàng chịu trách nhiệm những gì họ cung cấp.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế chính trị, Huy Đức khéo léo
lồng vào những mối tình có thật, bị chà đạp, ngăn trở do ý thức hệ hay
lý lịch khiến “Bên thắng cuộc” trở nên đa dạng và sống động hơn rất
nhiều so với loại sách khô khan chỉ viết và bình về các biến cố lịch sử.
Quen biết nhiều quan chức cao cấp của chính phủ qua
những lần tác nghiệp cộng với mối xã giao rất rộng khiến Huy Đức có cái
nhìn bao quát xã hội và anh mang hơi thở đậm đặc mồ hôi ấy vào tác phẩm
khiến những biến cố lớn đều có chất người, chất thời sự báo chí qua từng
trang viết của anh.
Tự sát hay Tuẫn tiết?
Huy Đức tập hợp dữ kiện và phân phối chúng một cách
thông minh khiến người đọc không có thời gian bỏ cuốn sách xuống để làm
việc gì khác. Bên cạnh đó, điểm Huy Đức thuyết phục người đọc nhất là
tâm thức nhân bản của anh.
Người ta không lạ gì các bài viết mang tính “lịch sử”
lại chỉ kể về những thất bại của đối phương và xem những người lính phía
bên kia là kẻ thù, kể cả khi họ đã buông vũ khí để trở về với làng mạc,
đồng lúa Việt Nam. Sự quen thuộc ấy không được lập lại trong “Bên thắng
cuộc”, Huy Đức nhìn người lính cả hai bên trước nhất là những con
người, mọi dị biệt về tính tình hay cách ứng xử đều thuộc về cá nhân để
từ đó anh thật sự sống cùng và nghiền ngẫm từng trường hợp xảy ra để
viết.
Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Huy Đức
Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu
tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người
trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện
của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp
đổ.
Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm
Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình
trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức
là một sự tuẫn tiết.
Những người chấp nhận kết liễu đời mình như thế chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn.
Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: “Nhưng đấy vẫn
chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân
nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó”.
Trong “Bên thắng cuộc” người đọc tại Việt Nam, nhất là
những bạn trẻ sẽ phát hiện ra nhiều nhân vật đang sống chung quanh mình
đã và đang đi vào lịch sử, mặc dù không chắc hình ảnh của họ là sáng hay
tối.
Ông Hồ Ngọc Nhuận là một trong những người như thế.
Những khuôn mặt lịch sử
Huy Đức kề lại cuộc trao đổi giữa dân biểu Hồ Ngọc Nhuận
và Đại tướng Dương Văn Minh trước giờ Sài Gòn thất thủ. Câu chuyện có
thể do chính ông Nhuận kể lại bởi ông thuộc thành phần thứ ba, vẫn sống
và mới đây xuất hiện tại Sài gòn lên tiếng trong việc biểu tình chống
Trung Quốc.
Một nhân vật khác nổi bật lên trong Đảng Cộng sản Việt
Nam là Tổng bí thư Lê Duẩn. Huy Đức đã lặn lội không biết bao nhiêu cây
số để theo dõi từng bước chân của ông từ Nam ra Bắc cũng như các nước
cộng sản anh em. Mỗi một sự kiện, Huy Đức tìm đến một nguồn khả tín để
mang ra công luận những gì chưa biết hay chưa trọn vẹn về nhân vật này.
Theo Huy Đức thì Lê Duẩn rất ghét Trung Quốc. Các vụ đi
đêm với Mỹ đã khiến ông này nổi giận và trở nên gay gắt thẳng thừng với
Chu Ân Lai, trách móc họ Chu đã phản bội Việt Nam. Lê Duẩn cũng là người
có đôi tai tình báo thính như tai thợ săn trong đêm tối. Ông từng nói
với vợ là Hoa Kỳ hứa với Trung Quốc sẽ không động tĩnh gì nếu Bắc Kinh
tấn công Hoàng Sa, khi ấy còn trong sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn.
Vậy mà Lê Duẩn vẫn không thoát nỗi cái bẫy mềm mại của
Trung Quốc, đó là những đồng tiền viện trợ đánh Mỹ nhiều đến nỗi sau khi
chiến thắng vẫn còn lại 50 triệu Mỹ kim trong két của B29 và 51 triệu
Mỹ kim khác của chiến trường B2 và Khu 5 vẫn chưa xài tới.
Nếu câu chuyện của Tổng bí thư Lê Duẩn là thâm cung bí
sử thì Công hàm ngoại giao năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký phải thuộc trách
nhiệm của nhiều người, trong đó có ông Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung
ương Đảng. Trách nhiệm này không thể quy cho một mình Thủ tướng Đồng khi
bên cạnh ông còn quá nhiều người có khả năng lũng đoạn một người hay
một nhóm.
Phương án II
Trong chương Nạn kiều, Huy Đức góp phần bạch hóa câu
chuyện tổ chức cho Hoa kiều vượt biên để gom vàng của nhà nước. Dẫn lời
ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống phản động bành trướng bá quyền,
Phương án II là tên gọi của tổ chức cho Hoa Kiều Vượt biên nhằm đưa “đối
tượng ra khỏi điểm nóng”. Đối tượng là người Hoa, điểm nóng là cuộc
chiến tranh biên giới với Trung Quốc gần kề. Biết bao nhiêu thảm cảnh đã
xảy ra trong cái gọi là Phương án II này. Huy Đức ghi lại hoàn cảnh của
các nạn nhân Hoa lẫn Việt qua các câu chuyện có thực của người kể.
Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.
Huy Đức
“Bên thắng cuộc” ghi lại: “Người di tản được đóng
vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt
hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư,
chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm
nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.
Gấp cuốn sách lại là một chương khác mở ra trong lòng
người đọc: một thời kỳ biến động của đất nước đã khuấy động sự trầm lắng
mà nhiều người muốn quên sau hơn bốn muơi năm nhọc nhằn, thao thức cùng
dân tộc. Huy Đức đã đốt lên ngọn lửa trong đêm dài để soi rọi những mất
mát thực sự của đất nước, con người. Đọc “Bên thắng cuộc” để biết rằng
từng có những mảnh đời như thế. Họ bị bạc đãi, bị vùi dập và tâm hồn họ
rách rưới tả tơi ngay cả khi được sống và định cư ở nước ngoài.
Trong lời nói đầu, Huy Đức chia sẻ:
“Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã
từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở
thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết
một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính
cha mẹ mình.
Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy
ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền…
Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970,
một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng
nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông
dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy
cơm ăn áo mặc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật.”
Vì khao khát tìm kiếm sự thật nên “Bên thắng cuộc” không
thể xuất hiện công khai tại Việt Nam. Thực tế cho thấy nó đang lưu lạc
trên khắp thế giới tới nơi nào có người anh em của nó. “Bên thắng cuộc”
sẽ mãi mãi đứng ngoài mảnh đất mà nó yêu thương để mỗi đêm thủ thỉ bên
tai người đọc những câu chuyện đắng lòng về một đất nuớc liên tục gặp bi
kịch trong các cuộc chiến mà căn cước kẻ chiến thắng vẫn rất mù mờ.
Có một điều chắc chắn rằng mặc dù Việt Nam có rất nhiều
giải thưởng được cho là cao quý để trao tặng những cuốn sách độc đáo,
thế nhưng không giải thuởng nào đủ giá trị để trao cho “Bên thắng cuộc”.
Vì nó quá lớn.
Và chứa đầy máu cũng như nước mắt của toàn dân tộc.nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/literature-and-arts-121312-ml-12132012141356.html
======================================================================
Nguyễn Giang - Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc'
Nguyễn Giang - BBC
Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975
Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.
Với cậu bé chăn trâu ngày đó mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’ diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.
Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?
Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?
Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.
Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi tiếp.
Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.
Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.
Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn
nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho
tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp
đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các
thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.
Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.
Dòng đời trong lịch sử
Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.
Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... được tái hiện rõ rệt.
Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.
Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.
Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.
Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.
Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.
Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.
Nhân chứng và tư liệu
Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.
Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.
Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.
Sang để 'chấn chỉnh' lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi, coi thường của 'đồng chí đàn anh' - dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.
Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.
Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.
Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa ra thời gian qua như cuốn ‘Revolution 1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).
Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.
Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.
Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.
Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước ngày hôm nay.
Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.
Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến 'Bên Thắng Cuộc' không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.
‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.
Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn ngoại’ cho tác giả.
Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.
Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.
Dòng đời trong lịch sử
Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.
Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... được tái hiện rõ rệt.
Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.
Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.
Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.
Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông
Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.
Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.
Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.
Nhân chứng và tư liệu
Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.
Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.
Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử
Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.
Sang để 'chấn chỉnh' lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi, coi thường của 'đồng chí đàn anh' - dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.
Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.
Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.
Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa ra thời gian qua như cuốn ‘Revolution 1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).
Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.
Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.
Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.
Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước ngày hôm nay.
Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983
Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.
Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến 'Bên Thắng Cuộc' không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.
‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.
Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn ngoại’ cho tác giả.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2012/12/nguyen-giang-ve-cuon-ben-thang-cuoc.html
======================================================================
Đọc sách Bên Thắng Cuộc
Đọc sách Bên Thắng Cuộc
Hoàng Anh Minh
Ngủ dậy muộn vì thức quá khuya, lâu lắm rồi mới có cảm giác day dứt
khi đọc một cuốn sách, có nhiều đoạn đọc xong phải dừng lại, cảm thấy
cay đắng ở trong lòng, có đoạn thì bần thần…
Đã may mắn từng được ăn trưa với tác giả khi mình tập tọe vào nghề. Một trong những lời dặn dò đầu tiên về nghề, năm 2002, anh ấy nói: Hãy nắm vấn đề thật kỹ để có thể tự tin khi ngồi trước một ông bộ trưởng. Lúc đó mình không biết, những cuộc phỏng vấn cấp bộ trưởng và cao hơn thế, đang được lặng lẽ thực hiện không phải chỉ vì những bài báo hàng ngày, mà còn vì cuốn sách đang làm dậy sóng mấy ngày nay.
Năm 1996, Huy Đức về Thạch Hà, Hà Tĩnh dự kỷ niệm 30 năm thành lập trường PTTH Lý Tự Trọng, nơi ông từng học và khi đó tôi đang học lớp 11. Lứa chúng tôi ngày ấy, vài đứa tập tọe làm thơ viết báo, thấy “Phóng viên báo Tuổi trẻ” về, đứng từ xa nhìn cứ như các bạn teen đón sao Hàn bây giờ. Một bài thơ của tôi, “Bên sông”, đã được đăng báo Tuổi trẻ sau đận ấy, khi Huy Đức mang tờ báo chép tay “Sông Xanh”, mà tôi là “Tổng biên tập”, vào lại Sài Gòn.
Khi gặp lại vào năm 2002 ở Hà Nội, Huy Đức hẳn không nhớ đã giúp cho một bạn trẻ đồng hương có niềm hãnh diện “có thơ đăng báo Tuổi trẻ”. Nhưng, ở vị trí mới, anh ấy có lẽ cảm thấy phải có trách nhiệm hướng dẫn một vài điều về nghiệp vụ cho những phóng viên tập sự như tôi. Mặc dù lúc đó, với tôi Huy Đức chỉ là một “phóng viên lớn tuổi”; tôi thật sự chưa hiểu hết tầm vóc của anh trong vai trò một ký giả.
Đó là khoảng thời gian cởi mở khó tin tại nghị trường, nơi các phóng viên có thể xộc vào tận cửa hội trường Ba Đình, mời Thống đốc Lê Đức Thúy ra căng tin uống bia, hoặc xin thuốc lá của Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng… Nhưng trong khi hầu hết các nhà báo nghị trường “dàn hàng ngang” làm tường thuật, thì loạt bài viết, phỏng vấn của Huy Đức trên Thời báo kinh tế Sài Gòn về Quốc hội được nhiều người đọc say sưa vì nó khác biệt. Trong nhận thức của một người mới vào nghề, tôi nhận ra bài học đầu tiên rất quan trọng về nghiệp vụ chính là việc nắm lấy những chi tiết: chi tiết thường đưa lại thông tin đầy đủ nhất, hơn cả các báo cáo.
Chi tiết chính là sự khác biệt mà tôi cảm nhận rõ nhất ở Sách Bên Thắng Cuộc. Những câu chuyện đau đớn về cải tạo kinh tế và cải tạo con người, về thuyền nhân, về đời sống văn nghệ sỹ sau Giải phóng… thực ra cũng đã được đọc nhiều, nhưng với khả năng xâu chuỗi siêu hạng của Huy Đức, tôi tin chắc chắn đã và đang làm nhiều bạn đọc khác sống trong cảm giác day dứt và cay đắng như tôi bây giờ.
Bài học này, tôi đã cố gắng để có thể đưa vào mười năm tác nghiệp. May mắn thay, lúc này lúc khác, cũng có một vài bài báo được đồng nghiệp đón nhận và khen ngợi và đó đều là những bài sử dụng những chi tiết “đắt”. Chi tiết đắt cộng với khả năng xử lý câu chữ “khác biệt” sẽ là rất quan trọng cho cái công việc vốn khô khan này.
Tôi cũng tin, từ Bên Thắng Cuộc, một số nhà báo sẽ có những kế hoạch viết sách về một lĩnh vực nào đó mà họ quan tâm. Trước nay, nhà báo ViệtNam không viết sách nhiều. Nếu có viết thì thường là sách tuyên truyền về cá nhân hay tập thế, có thể theo đơn đặt hàng nào đó, hoặc viết theo dạng văn chương, thừa cảm xúc mà thiếu đi tính tư liệu, tính sử. Dù sao, với entry này, xin có một lời cảm ơn với bác Huy Đức, một “người đồng hương” đáng kính!
H.A.M.
Nguồn: http://www.facebook.com/anhminh.hoang.395/posts/500329829989753
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/43560
======================================================================
Nguyễn Ngọc Già - Nghĩ từ bìa sách "Bên Thắng Cuộc"
Tôi chưa được đọc "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, nhưng bìa sách tạo cho tôi một cảm giác thật ấn tượng. Dù không biết đó là ý tưởng của Huy Đức hay của nhà thiết kế, phải công nhận đó là chi tiết đắt giá cho nội dung câu chuyện gồm 2 phần:
Phần I: GIẢI PHÓNG
PHẦN II: QUYỀN BÍNH.
Hình ảnh bìa có vẻ khô khan nhưng đầy ý nhị của cái mà tôi cho rằng rất nhiều người đồng thuận: một trong những chiêu bài góp phần cho "Bên Thắng Cuộc" thành công đó là "tuyên truyền" như Paul Joseph Göbbels - Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã [1] đã thành công và được nhiều người đúc kết dành cho loại tuyên truyền được nâng lên đến tầm "nghệ thuật": Sự thật là sự dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bìa trước, nổi bật trên cái cột cũ kỹ cùng mấy sợi dây điện mắc ngang dọc là 2 cái loa chĩa về 2 hướng, cùng một chóa đèn...tối thui, không chút ánh sáng. Tất cả những công cụ đó đen đặc, tương phản với màu trắng sáng trang bìa. Sự tương phản, đối nghịch này làm tôi đặc biệt thích thú với ý tưởng trình bày, mà một số người đã đọc gọi là khá đầy đủ, trung thực về lịch sử Việt Nam kể từ 30/4/1975. Hình ảnh này gợi cho tôi về khái niệm "tuyên truyền mù lòa" như người có miệng, có tai nhưng bị bịt mắt không nhìn thấy bất kỳ sự việc lớn nhỏ nào, cùng các biến cố lịch sử của một thời điêu linh. Không những thế, nó làm cho tôi cảm nhận ngay cái dĩ vãng "trời tối đen như mực" đã ám ảnh hàng chục năm đối với người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung: "BÓNG TỐI VÀ NẠN ĐÓI", phủ trùm trong thành phố "Hòn Ngọc Viễn Đông" của những năm đầu sau thành công của "Bên Thắng Cuộc".
Đối lại với bìa trước, bìa sau là gam màu đen thẫm với những dòng nhận xét, đánh giá bằng chữ trắng của những người nổi tiếng như: GS. Trần Hữu Dũng, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Chu Hảo, Nhà báo Đinh Quang Anh Thái v.v... kéo người đọc về xem một bức tranh bằng 2 gam màu chủ đạo đại diện cho Thiện - Ác: TRẮNG - ĐEN.
Bìa trước như tượng trưng cho hiện tại, bìa sau như tượng trưng cho quá khứ, đã tạo cho cuốn sách một mạch lịch sử trôi chảy, không đứt gãy, nhờ vào kinh nghiệm dày dạn cùng vị trí xã hội mà ít nhà báo nào có được, đã giúp tác giả trình bày, bóc tách và phơi ra những sự thật suốt gần 40 năm qua bị bẻ cong phần lớn.
Gáy sách, tựa như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đã được chọn gam màu "Xanh Rêu" - một màu sắc đại diện cho những chủ đề thường được gọi là "phủ màu thời gian", tạo cảm giác buồn hiu, ẩm ướt và trơn trợt. Tác giả như leo trên những vách đá gai góc với rêu phong phủ đầy bằng những sự kiện, những tư liệu hiếm để đưa người đọc tìm về lịch sử chân thật, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tai nạn bất ngờ được báo trước. Phải chăng là một ẩn ý chấp nhận những rủi ro, khi đứng ra tự chịu trách nhiệm đưa đến tay bạn đọc, sau khi nhà xuất bản trong nước từ chối???
Điều thú vị không kém, tựa đề "Bên Thắng Cuộc" cũng được sử dụng gam màu "Xanh Rêu" ấy. Một "chiến thắng" dựa trên nền tảng ẩm ướt và trơn trợt như "bẫy rập", liệu có là một thắng lợi bền vững trường tồn dựa trên một sự thật bị bưng bít và bóp méo lâu nay? Kỷ niệm như rêu, Huy Đức đang níu vào và cố tránh trượt ngã bằng tấm lòng của một nhà báo thuộc về nhân dân?
Ngay đây, nảy ra trong óc tôi khẩu hiệu "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm", nó bỗng trở nên thật khôi hài trong tình hình nguy khốn Việt Nam hiện nay!
Chỉ từ cái bìa trước, bìa sau, gáy sách và dòng chữ "BÊN THẮNG CUỘC" với sự chọn lọc màu sắc tinh tế cùng hình tượng 2 cái loa và chóa đèn tối thui, người thiết kế đã chạm đến chân lý "Chân - Thiện - Mỹ". Bên cạnh đó, thông qua bìa sách, người đọc cảm được tính trách nhiệm rất cao và cả lòng trìu mến, chăm chút cho đứa con tinh thần đầu tay qua hàng ngàn trang viết.
Với 3 gam màu: trắng, đen, xanh rêu, tác giả đã ngay lập tức tạo được dấu ấn cho người đọc về một giai đoạn lịch sử đầy tranh cãi, tao loạn thời hậu chiến với việc tranh đoạt quyền bính trong nội bộ người CSVN, trong khi người dân Việt trở thành "chuột thí nghiệm" liên miên hết từ chính sách này đến ý tưởng nọ, suốt gần 40 năm qua.
Một bìa sách cho nội dung lịch sử & chính trị - xã hội vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao về nghệ thuật thiết kế!
Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao tác giả không đặt tựa là "Bên Thắng Trận", "Bên Chiến Thắng"(?) Có lẽ mỗi người tự tìm trong tác phẩm thì... tốt hơn?! Bởi như Huy Đức trần tình, viết không chỉ cho "bên thắng cuộc" mà anh "mong mỏi đi tìm sự thật" [2].
Chỉ từ tóm tắt qua trang anhbasam [3], những cụm từ: "đổi tiền", "vượt biên", "kinh tế mới", "đánh tư sản", "nạn kiều", "xé rào", "ngăn sông cấm chợ", "tem phiếu", "sổ gạo", "chầu chực", "xếp hàng cả ngày" v.v... ngỡ đã chìm vào quên lãng bỗng chốc ùa về tràn ngập lòng tôi như nó mới vừa diễn ra.
Tôi rùng mình nhớ lại... ngày xưa!
Ngoài "Bên Thắng Cuộc", nhất định phải có "Bên Thua Cuộc". "Cuộc" nào đây? "Cuộc cờ người" hay "cuộc đời", "cuộc chiến"? Quả nhiều ý nghĩa miên man và lan man trong óc những ai quan tâm về lịch sử Việt Nam! Dù là "cuộc" nào đi nữa, khi chiến cuộc đi qua, trên những vùng đất khô cằn sỏi đá, lật xác quân thù, người ta chỉ thấy: NGƯỜI VIỆT NAM, dù dưới sắc áo "lính cải tạo" hay chiếc áo thường dân! Và...Máu!!! Và... Nước Mắt!!! Của đồng bào Việt Nam!
Cần lắm, những tiếng nói khách quan, duy lý khác từ "Bên Thắng Cuộc" cho đến "Bên Thua Cuộc", đặc biệt từ những người đã sống và chịu đọa đày như Nhà văn Phan Nhật Nam [4] - một trong những người thuộc "Bên Thua Cuộc" nổi tiếng với tác phẩm "Mùa Hè Đỏ Lửa", không những thế, điều quan trọng hơn, ông đã "tồn tại" 18 năm (1975 - 1993) như nhân chứng sống, trước khi tị nạn tại Mỹ. Sự lên tiếng ở đây, không phải để khơi gợi hận thù mà cần làm rõ lịch sử như là trách nhiệm cá nhân ông, như Huy Đức viết:
"Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm" [2]
Hy vọng, "Bên Thắng Cuộc" sẽ trở thành "best seller" nhanh chóng trên thế giới.
Chúc mừng nhà báo Huy Đức và cám ơn anh với tác phẩm đầu tay này.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
p/s: xin đừng hỏi tôi thuộc "bên nào", bởi thật sự tôi cũng chẳng biết tôi là "bên nào", ngoài định nghĩa của cá nhân tôi - bên Năm [5]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Paul_Joseph_G%C3%B6bbels#V.C3.A0i_v.E1.BB.A5_vi.E1.BB.87c_tuy.C3.AAn_truy.E1.BB.81n_n.E1.BB.95i_b.E1.BA.ADt_kh.C3.A1c [1]
http://danluan.org/tin-tuc/20121206/osin-huy-duc-vi-sao-toi-viet [2]
https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/10/tom-tat-noi-dung-sach-ben-thang-cuoc/#more-84960 [3]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Nh%E1%BA%ADt_Nam [4]
http://danluan.org/tin-tuc/20100421/nguyen-ngoc-viet-ve-ngay-30-thang-4 [5]
Khách gửi hôm Thứ Năm, 13/12/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121213/nguyen-ngoc-gia-nghi-tu-bia-sach-ben-thang-cuoc
======================================================================
Đã may mắn từng được ăn trưa với tác giả khi mình tập tọe vào nghề. Một trong những lời dặn dò đầu tiên về nghề, năm 2002, anh ấy nói: Hãy nắm vấn đề thật kỹ để có thể tự tin khi ngồi trước một ông bộ trưởng. Lúc đó mình không biết, những cuộc phỏng vấn cấp bộ trưởng và cao hơn thế, đang được lặng lẽ thực hiện không phải chỉ vì những bài báo hàng ngày, mà còn vì cuốn sách đang làm dậy sóng mấy ngày nay.
Năm 1996, Huy Đức về Thạch Hà, Hà Tĩnh dự kỷ niệm 30 năm thành lập trường PTTH Lý Tự Trọng, nơi ông từng học và khi đó tôi đang học lớp 11. Lứa chúng tôi ngày ấy, vài đứa tập tọe làm thơ viết báo, thấy “Phóng viên báo Tuổi trẻ” về, đứng từ xa nhìn cứ như các bạn teen đón sao Hàn bây giờ. Một bài thơ của tôi, “Bên sông”, đã được đăng báo Tuổi trẻ sau đận ấy, khi Huy Đức mang tờ báo chép tay “Sông Xanh”, mà tôi là “Tổng biên tập”, vào lại Sài Gòn.
Khi gặp lại vào năm 2002 ở Hà Nội, Huy Đức hẳn không nhớ đã giúp cho một bạn trẻ đồng hương có niềm hãnh diện “có thơ đăng báo Tuổi trẻ”. Nhưng, ở vị trí mới, anh ấy có lẽ cảm thấy phải có trách nhiệm hướng dẫn một vài điều về nghiệp vụ cho những phóng viên tập sự như tôi. Mặc dù lúc đó, với tôi Huy Đức chỉ là một “phóng viên lớn tuổi”; tôi thật sự chưa hiểu hết tầm vóc của anh trong vai trò một ký giả.
Đó là khoảng thời gian cởi mở khó tin tại nghị trường, nơi các phóng viên có thể xộc vào tận cửa hội trường Ba Đình, mời Thống đốc Lê Đức Thúy ra căng tin uống bia, hoặc xin thuốc lá của Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng… Nhưng trong khi hầu hết các nhà báo nghị trường “dàn hàng ngang” làm tường thuật, thì loạt bài viết, phỏng vấn của Huy Đức trên Thời báo kinh tế Sài Gòn về Quốc hội được nhiều người đọc say sưa vì nó khác biệt. Trong nhận thức của một người mới vào nghề, tôi nhận ra bài học đầu tiên rất quan trọng về nghiệp vụ chính là việc nắm lấy những chi tiết: chi tiết thường đưa lại thông tin đầy đủ nhất, hơn cả các báo cáo.
Chi tiết chính là sự khác biệt mà tôi cảm nhận rõ nhất ở Sách Bên Thắng Cuộc. Những câu chuyện đau đớn về cải tạo kinh tế và cải tạo con người, về thuyền nhân, về đời sống văn nghệ sỹ sau Giải phóng… thực ra cũng đã được đọc nhiều, nhưng với khả năng xâu chuỗi siêu hạng của Huy Đức, tôi tin chắc chắn đã và đang làm nhiều bạn đọc khác sống trong cảm giác day dứt và cay đắng như tôi bây giờ.
Bài học này, tôi đã cố gắng để có thể đưa vào mười năm tác nghiệp. May mắn thay, lúc này lúc khác, cũng có một vài bài báo được đồng nghiệp đón nhận và khen ngợi và đó đều là những bài sử dụng những chi tiết “đắt”. Chi tiết đắt cộng với khả năng xử lý câu chữ “khác biệt” sẽ là rất quan trọng cho cái công việc vốn khô khan này.
Tôi cũng tin, từ Bên Thắng Cuộc, một số nhà báo sẽ có những kế hoạch viết sách về một lĩnh vực nào đó mà họ quan tâm. Trước nay, nhà báo ViệtNam không viết sách nhiều. Nếu có viết thì thường là sách tuyên truyền về cá nhân hay tập thế, có thể theo đơn đặt hàng nào đó, hoặc viết theo dạng văn chương, thừa cảm xúc mà thiếu đi tính tư liệu, tính sử. Dù sao, với entry này, xin có một lời cảm ơn với bác Huy Đức, một “người đồng hương” đáng kính!
H.A.M.
Nguồn: http://www.facebook.com/anhminh.hoang.395/posts/500329829989753
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/43560
======================================================================
Nguyễn Ngọc Già - Nghĩ từ bìa sách "Bên Thắng Cuộc"
Nguyễn Ngọc Già
Tôi chưa được đọc "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, nhưng bìa sách tạo cho tôi một cảm giác thật ấn tượng. Dù không biết đó là ý tưởng của Huy Đức hay của nhà thiết kế, phải công nhận đó là chi tiết đắt giá cho nội dung câu chuyện gồm 2 phần:
Phần I: GIẢI PHÓNG
PHẦN II: QUYỀN BÍNH.
Hình ảnh bìa có vẻ khô khan nhưng đầy ý nhị của cái mà tôi cho rằng rất nhiều người đồng thuận: một trong những chiêu bài góp phần cho "Bên Thắng Cuộc" thành công đó là "tuyên truyền" như Paul Joseph Göbbels - Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã [1] đã thành công và được nhiều người đúc kết dành cho loại tuyên truyền được nâng lên đến tầm "nghệ thuật": Sự thật là sự dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bìa trước, nổi bật trên cái cột cũ kỹ cùng mấy sợi dây điện mắc ngang dọc là 2 cái loa chĩa về 2 hướng, cùng một chóa đèn...tối thui, không chút ánh sáng. Tất cả những công cụ đó đen đặc, tương phản với màu trắng sáng trang bìa. Sự tương phản, đối nghịch này làm tôi đặc biệt thích thú với ý tưởng trình bày, mà một số người đã đọc gọi là khá đầy đủ, trung thực về lịch sử Việt Nam kể từ 30/4/1975. Hình ảnh này gợi cho tôi về khái niệm "tuyên truyền mù lòa" như người có miệng, có tai nhưng bị bịt mắt không nhìn thấy bất kỳ sự việc lớn nhỏ nào, cùng các biến cố lịch sử của một thời điêu linh. Không những thế, nó làm cho tôi cảm nhận ngay cái dĩ vãng "trời tối đen như mực" đã ám ảnh hàng chục năm đối với người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung: "BÓNG TỐI VÀ NẠN ĐÓI", phủ trùm trong thành phố "Hòn Ngọc Viễn Đông" của những năm đầu sau thành công của "Bên Thắng Cuộc".
Đối lại với bìa trước, bìa sau là gam màu đen thẫm với những dòng nhận xét, đánh giá bằng chữ trắng của những người nổi tiếng như: GS. Trần Hữu Dũng, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Chu Hảo, Nhà báo Đinh Quang Anh Thái v.v... kéo người đọc về xem một bức tranh bằng 2 gam màu chủ đạo đại diện cho Thiện - Ác: TRẮNG - ĐEN.
Bìa trước như tượng trưng cho hiện tại, bìa sau như tượng trưng cho quá khứ, đã tạo cho cuốn sách một mạch lịch sử trôi chảy, không đứt gãy, nhờ vào kinh nghiệm dày dạn cùng vị trí xã hội mà ít nhà báo nào có được, đã giúp tác giả trình bày, bóc tách và phơi ra những sự thật suốt gần 40 năm qua bị bẻ cong phần lớn.
Gáy sách, tựa như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đã được chọn gam màu "Xanh Rêu" - một màu sắc đại diện cho những chủ đề thường được gọi là "phủ màu thời gian", tạo cảm giác buồn hiu, ẩm ướt và trơn trợt. Tác giả như leo trên những vách đá gai góc với rêu phong phủ đầy bằng những sự kiện, những tư liệu hiếm để đưa người đọc tìm về lịch sử chân thật, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tai nạn bất ngờ được báo trước. Phải chăng là một ẩn ý chấp nhận những rủi ro, khi đứng ra tự chịu trách nhiệm đưa đến tay bạn đọc, sau khi nhà xuất bản trong nước từ chối???
Điều thú vị không kém, tựa đề "Bên Thắng Cuộc" cũng được sử dụng gam màu "Xanh Rêu" ấy. Một "chiến thắng" dựa trên nền tảng ẩm ướt và trơn trợt như "bẫy rập", liệu có là một thắng lợi bền vững trường tồn dựa trên một sự thật bị bưng bít và bóp méo lâu nay? Kỷ niệm như rêu, Huy Đức đang níu vào và cố tránh trượt ngã bằng tấm lòng của một nhà báo thuộc về nhân dân?
Ngay đây, nảy ra trong óc tôi khẩu hiệu "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm", nó bỗng trở nên thật khôi hài trong tình hình nguy khốn Việt Nam hiện nay!
Chỉ từ cái bìa trước, bìa sau, gáy sách và dòng chữ "BÊN THẮNG CUỘC" với sự chọn lọc màu sắc tinh tế cùng hình tượng 2 cái loa và chóa đèn tối thui, người thiết kế đã chạm đến chân lý "Chân - Thiện - Mỹ". Bên cạnh đó, thông qua bìa sách, người đọc cảm được tính trách nhiệm rất cao và cả lòng trìu mến, chăm chút cho đứa con tinh thần đầu tay qua hàng ngàn trang viết.
Với 3 gam màu: trắng, đen, xanh rêu, tác giả đã ngay lập tức tạo được dấu ấn cho người đọc về một giai đoạn lịch sử đầy tranh cãi, tao loạn thời hậu chiến với việc tranh đoạt quyền bính trong nội bộ người CSVN, trong khi người dân Việt trở thành "chuột thí nghiệm" liên miên hết từ chính sách này đến ý tưởng nọ, suốt gần 40 năm qua.
Một bìa sách cho nội dung lịch sử & chính trị - xã hội vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao về nghệ thuật thiết kế!
Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao tác giả không đặt tựa là "Bên Thắng Trận", "Bên Chiến Thắng"(?) Có lẽ mỗi người tự tìm trong tác phẩm thì... tốt hơn?! Bởi như Huy Đức trần tình, viết không chỉ cho "bên thắng cuộc" mà anh "mong mỏi đi tìm sự thật" [2].
Chỉ từ tóm tắt qua trang anhbasam [3], những cụm từ: "đổi tiền", "vượt biên", "kinh tế mới", "đánh tư sản", "nạn kiều", "xé rào", "ngăn sông cấm chợ", "tem phiếu", "sổ gạo", "chầu chực", "xếp hàng cả ngày" v.v... ngỡ đã chìm vào quên lãng bỗng chốc ùa về tràn ngập lòng tôi như nó mới vừa diễn ra.
Tôi rùng mình nhớ lại... ngày xưa!
Ngoài "Bên Thắng Cuộc", nhất định phải có "Bên Thua Cuộc". "Cuộc" nào đây? "Cuộc cờ người" hay "cuộc đời", "cuộc chiến"? Quả nhiều ý nghĩa miên man và lan man trong óc những ai quan tâm về lịch sử Việt Nam! Dù là "cuộc" nào đi nữa, khi chiến cuộc đi qua, trên những vùng đất khô cằn sỏi đá, lật xác quân thù, người ta chỉ thấy: NGƯỜI VIỆT NAM, dù dưới sắc áo "lính cải tạo" hay chiếc áo thường dân! Và...Máu!!! Và... Nước Mắt!!! Của đồng bào Việt Nam!
Cần lắm, những tiếng nói khách quan, duy lý khác từ "Bên Thắng Cuộc" cho đến "Bên Thua Cuộc", đặc biệt từ những người đã sống và chịu đọa đày như Nhà văn Phan Nhật Nam [4] - một trong những người thuộc "Bên Thua Cuộc" nổi tiếng với tác phẩm "Mùa Hè Đỏ Lửa", không những thế, điều quan trọng hơn, ông đã "tồn tại" 18 năm (1975 - 1993) như nhân chứng sống, trước khi tị nạn tại Mỹ. Sự lên tiếng ở đây, không phải để khơi gợi hận thù mà cần làm rõ lịch sử như là trách nhiệm cá nhân ông, như Huy Đức viết:
"Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm" [2]
Hy vọng, "Bên Thắng Cuộc" sẽ trở thành "best seller" nhanh chóng trên thế giới.
Chúc mừng nhà báo Huy Đức và cám ơn anh với tác phẩm đầu tay này.
Nguyễn Ngọc Già
_______________
p/s: xin đừng hỏi tôi thuộc "bên nào", bởi thật sự tôi cũng chẳng biết tôi là "bên nào", ngoài định nghĩa của cá nhân tôi - bên Năm [5]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Paul_Joseph_G%C3%B6bbels#V.C3.A0i_v.E1.BB.A5_vi.E1.BB.87c_tuy.C3.AAn_truy.E1.BB.81n_n.E1.BB.95i_b.E1.BA.ADt_kh.C3.A1c [1]
http://danluan.org/tin-tuc/20121206/osin-huy-duc-vi-sao-toi-viet [2]
https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/10/tom-tat-noi-dung-sach-ben-thang-cuoc/#more-84960 [3]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Nh%E1%BA%ADt_Nam [4]
http://danluan.org/tin-tuc/20100421/nguyen-ngoc-viet-ve-ngay-30-thang-4 [5]
Khách gửi hôm Thứ Năm, 13/12/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121213/nguyen-ngoc-gia-nghi-tu-bia-sach-ben-thang-cuoc
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001