Văn
chương viễn tưởng (fiction literature) là một thể loại văn chương mà
trong đó những tưởng tượng phi thực tế của nhà văn, khác biệt hoàn toàn
với thế giới thật đang hiện hữu. Tuy
nhiên, những tưởng tượng đó đều được hình tượng hóa từ đời sống thực
hoặc chắp nhặt, ghép nối từ các mẩu huyền thoại, truyền thuyết.
Cổ – Trung đại, thời cực thịnh của lực lượng siêu nhiên
Từ
xa xưa, những mẩu thần thoại đã xuất hiện trong đời sống văn hóa của
tất cả các dân tộc trên thế giới. Những thần thoại này nhằm mục đích để
lý giải nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của loài người, của các hiện
tượng tự nhiên. Người Ấn Độ có các vị thần trong kinh Veda, người Ai Cập
sung tín thần Mặt trời Re, người Hy Lạp có thần thoại về các vị thần
Olympia, người Trung Quốc có Tam Hoàng Ngũ Đế và … Đó là thời kỳ của đa
thần giáo, thời kỳ mà sự phân tách rõ ràng của con người và thần thánh
chưa hình thành. Nhưng con người, với cái tôi ngạo mạn, khó có thể chấp
nhận được định mệnh của mình bị sắp đặt trong tay những thế lực siêu
nhiên nào đó, họ đã nổi dậy để chống lại. Và chúng ta có những tác phẩm
sử thi hào hùng về cuộc phiêu lưu của những anh hùng, hoặc đánh bại thần
thánh, hoặc vươn lên khỏi con người tầm thường để vươn lên tới sự hoàn
hảo. Tác phẩm lâu đời nhất ở phương Tây là “Epic of Gilgamesh” của người
Sumer vào khoảng thế kỷ 18 TCN, sau đó là “Iliat” và “Odyssey” (Homer)
của Hy Lạp. Ở phương Đông không thể không kể đến “Mahabharata” và
“Ramayana” của người Ấn Độ ước tính xuất hiện vào thế kỷ 9-8 TCN. Có thể
coi đó là những tác phẩm viễn tưởng đầu tiên của con người
Một
khái niệm khác dùng để mô tả các tác phẩm này đó là “fantasy” (ảo tưởng,
phóng túng…), thường gắn liền với các yếu tố phép thuật, thần thánh…
Thực ra các tiểu thuyết viễn tưởng trong suốt thời kỳ cổ đại và trung
đại đều sử dụng yếu tố “fantasy”. Ở các tác phẩm thời kỳ cổ đại, mặc dù
sống giữa sự bao vây của các lực lượng thần thánh, nhưng con người luôn
đóng vai trò trung tâm trong các tác phẩm, thể hiện cá tính muốn vượt
trội so với siêu nhiên và độc lập khỏi mọi sự ràng buộc, giọng điệu đôi
khi còn có ý mỉa mai thần linh.
Tuy
nhiên, khi tôn giáo chuyển sang thời kỳ độc thần ở Châu Âu, chỉ tôn vinh
một Thiên Chúa, đặc biệt là Châu Âu bước vào Trung Cổ (Thế kỷ thứ 5)
thì trong các tác phẩm viễn tưởng, các cuộc chiến không phải là con
người và thần thánh nữa, mà đó là cuộc chiến thiện – ác với các yếu tố
về phép thuật. Hai tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ này gồm có: “Historia
Regum Britanniae” của tác giả Geoffrey xứ Monmouth vào những năm 1130,
kể về vua Athur và các hiệp sĩ Bàn Tròn. Yếu tố “fantasy” được sử dụng
trong thanh kiếm Lancelot và vị phù thủy Merlin (sau này các tín ngưỡng
phù thủy vẫn luôn sung kính ông như một vị tổ sư). Một tác phẩm khác là
sử thi “Beowulf” được viết vào khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 11, kể lại
hành trình của người anh hùng chống lại quỷ dữ Gredel và diệt rồng bảo
vệ người dân của mình. Ở Trung Quốc, không thể không nhắc tới “Tây Du
ký” của tác giả Ngô Thừa Ân ở thế kỷ 16, tuy nhiên có vẻ như tác phẩm
này gần gũi với các tác giả cổ đại ở Châu Âu hơn. Cùng thời với “Tây Du
ký”, lúc này Châu Âu đã bước sang thời kỳ Phục Hưng.
Thế giới Hiện đại vẫn có chỗ cho những điều huyễn tưởng
Sau
Phục Hưng, Châu Âu bước ra khỏi sự mông muội của đêm trường Trung cổ với
các khám phá và phát minh khoa học. Lòng tin của con người vào thần
thánh và siêu nhiên giảm sút mạnh mẽ, họ luôn tìm mọi cách lý giải khoa
học cho những vấn đề ấy. Tuy nhiên, khi niềm tin con người bị sụp đổ, họ
lại bị vướng mắc vào sự chán ngán với thực tại, không còn có được giọng
điệu hào hùng thuở xưa nữa, cũng không thỏa mãn với những tưởng tượng
thần kỳ trong tâm trí; họ bắt đầu vẽ ra tương lai cho thế giới bằng
những tưởng tượng xây đắp bằng nền tảng khoa học. Vở kịch “The tempest”
của W.Shakespeare được coi là tác phẩm đầu tiên của thể loại Khoa học
viễn tưởng (Sience fiction); sau đó là “Julliver’s travels”(1762-1735)
của Jonathan Swifft, “Micromèga” (1752) của Voltaire; và đặc biệt là tác
gia Jules Verne (1828-1905) thì khoa học viễn tưởng đã trở thành một
dòng sách ý tưởng cho tương lai. Bởi những gì ông mô tả trong tiểu
thuyết của mình như tàu ngầm, con người đặt chân lên mặt trăng, những
tòa nhà cao ốc, chế độ tự động hóa… đến nay đã trở thành hiện thực.
Song
song với các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết thần tiên
(fantasy) vẫn tồn tại, nhưng giờ đây đã trở thành những cuốn sách cho
trẻ em với các tác phẩm nổi tiếng như “Alice’s adventure in wonderland”
(1865) của Lewis Caroll, các câu chuyện về Peter Pan (1902-1906) của
J.M.Barrie, “The wonderful wizard of Oz”(1902) của Frank Baum và đặc
biệt là “Chronicle of Narnia” (1950-1956) của C.S Lewis. Lúc này, chủ
nghĩa thực dụng đang phát triển mạnh ở Anh và Mỹ, các trường thực nghiệm
được mở ra hướng con người vào đời sống công nghiệp khô cằn. Các tác
phẩm “fantasy” trong thời kỳ này như một sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà
văn chống lại văn minh thuần vật chất của người phương Tây. Bởi thế,
một đặc điểm chung của các tác phẩm này là các nhân vật trẻ em đều vô
cùng thích thú khi bước vào thế giới thần tiên với phù thủy, các nàng
tiên, các con vật chỉ có trong huyền thoại, các phép màu làm thay đổi
thế giới… với khung cảnh từ thời cổ xưa hoang sơ hay từ thời trung cổ.
Tuy nhiên, những nhân vật chính vẫn mong muốn được quay trở về với đời
sống thực tại.
Vào nửa
cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dòng tiểu thuyết fantasy bùng phát mạnh
mẽ với các tác phẩm “Lord of the rings” của Tolkien, “Harry Potter” của
Rowling, “Inheritance Cycle” của Christopher Paolini. Những tác phẩm ấy
đã tạo thành một trào lưu lớn ở thế giới đương đại, khi mà con người đã
chán ngán khoa học và bắt đầy lại quay trở về với thế giới tưởng tượng.
Cuộc chiến quan trọng trong các tác phẩm này không phải là con người với
thần linh, cũng không phải con người với con người mà là cuộc chiến nội
tại trong mỗi nhân vật. Ta có thể thấy rõ các nhân vật trong các tác
phẩm này đã lựa chọn một cách chắc chắn đời sống thần kỳ và phi thường
của thế giới huyền ảo, bởi với họ đó là thế giới duy nhất có thể bộc lộ
toàn bộ những phẩm chất tuyệt vời nhất của mình, được sống hết mình, vứt
bỏ những bộ mặt nạ giả dối của đời sống văn minh. Đáng tiếc là, khi
dòng văn học này trở thành một trào lưu lớn mạnh, nhan nhản các tác phẩm
fantasy trên thị trường sách thì tính triết lý cũng dần biến mất. Tiểu
thuyết fantasy không còn được giới hàn lâm thừa nhận, đánh đồng với các
sản phẩm thị trường phục vụ thị hiếu, những mô-tuýp lặp đi lặp lại và
mang nhiều màu sắc bạo lực.
Thế kỷ
21 là thế kỷ tâm linh và khoa học bắt tay với nhau để giải quyết các câu
hỏi triết học từ hàng ngàn năm nay: Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu
đến? Chúng ta đi về đâu? Thế giới chúng ta đang sống đây có bản chất như
thế nào? Tiểu thuyết viễn tưởng sắp tới cũng vậy, sẽ không chỉ dừng ở
“sience fiction” hay “fantasy”, có lẽ đã đến lúc cần một bước tiến mới,
đó là sự hợp nhất của hai dòng tư duy này, bởi suy cho cùng, văn chương
là một cuộc hành trình để khám phá bản thân, để con người đạt tới sự
hoàn hảo mà tổ tiên chúng ta vẫn hằng ngưỡng vọng.
nguồn:http://phiatruoc.info/buoc-phat-trien-cua-dong-van-chuong-vien-tuong/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001