13.12.2012
BANGKOK — Những cải cách quan trọng về
chính trị và kinh tế của Miến Điện trong năm 2012 đã được cộng đồng quốc
tế ca ngợi, với những lời tán dương gần đây nhất là của Tổng thống Hoa
Kỳ Barack Obama khi ông đến thăm hồi tháng 11. Tuy nhiên, tình trạng rối
ren đang tiếp diễn ở các tiểu bang Kachin và Rakhine và sự chống đối
đối với một dự án khai thác mỏ đồng do Trung Quốc hậu thuẫn đang tạo ra
những thách thức lớn cho các nhà lãnh đạo Miến Điện, kể cả lãnh tụ đối
lập Aung San Suu Kyi.
Tổng thống Obama đã ca ngợi Tổng thống Miến Điện Thein Sein và lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi về những nỗ lực chung trong tiến trình cải cách.
Tổng thống Obama nói: "Con đường trước mắt sẽ có những thách thức to lớn và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với sự tin tưởng vững mạnh là đất nước này đang xảy ra những sự việc không thể bị đảo ngược."
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền nói rằng cuộc nổi dậy đang tiếp diễn ở tiểu bang Kachin làm cho hàng vạn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn và những vụ rối loạn giữa các cộng đồng dân cư tại tiểu bang Rakhine ở miền tây trong năm nay đang đe dọa tới tiến trình cải cách của Miến Điện.
Những vụ đụng độ giữa người Phật giáo ở tiểu bang Rakhine với hai nhóm người Hồi giáo – người Rohingya vô quốc tịch và những người thuộc sắc tộc Kaman, đã gây tử vong cho hơn 170 người và làm cho hơn 100.000 người, hầu hết là người Hồi giáo, phải đến lánh nạn ở các trại tạm cư.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng tiến bộ có thể bị mất đi nếu không giải quyết được những nguyên do cội rễ của bạo động.
Ông Robertson nói: "Có rất nhiều sự bất an vì một vấn nạn lớn hơn liên quan tới những tiểu bang của người thiểu số, và như quí vị đã biết, sự thất bại của chính phủ ở Arakan, tức tiểu bang Rakhine, và cuộc chiến đang tiếp diễn chống lại người Kachin đang được các nhóm thiểu số khác xem là những dấu hiệu cảnh báo để cho họ thấy là mọi việc có thể không được tốt đẹp cho lắm."
Bà Aung San Suu Kyi đã đặt mục tiêu hòa giải dân tộc làm một trọng tâm của cuộc vận động chính trị của mình. Nhưng hồi gần đây, bà đã bị đả kích một cách dữ dội bởi những người chỉ trích vì đã không lên tiếng bênh vực cho người Rohingya, một trong những sắc dân thiểu số bị bách hại dữ dội nhất trên thế giới.
Các nhà phân tích nói rằng nữ chính khách xuất thân là tù nhân chính trị này đang muốn lấy lòng những người Phật giáo, là những người xem người Rohingya là di dân bất hợp pháp từ Bangladesh mặc dầu nhiều người Rohingya đã sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ.
Ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề An ninh và Quốc tế ở Bangkok, cho biết như sau về việc này.
Bà Aung San Suu Kyi đã bị sự việc này bỏ lại đàng sau. Tôi nghĩ rằng giờ đây bà ấy bị hạn chế bởi tham vọng chính trị ở trong nước, với việc nhắm tới mục tiêu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2015. Vì thế bà ấy không muốn làm phật lòng khối người ủng hộ bà trong cuộc bầu cử. Nhưng đồng thời, những vụ chà đạp nhân quyền này có tính chất rất nghiêm trọng và cần phải được giải quyết.
Vụ đàn áp mạnh tay nhắm vào những người chống đối dự án khai thác mỏ đồng của Trung Quốc đã gây ra những mối lo ngại là Miến Điện đang lùi bước trong lãnh vực nhân quyền để bảo vệ cho những thỏa thuận kinh doanh mà chính quyền quân nhân trước đây đã ký kết.
Ông Thura Ko, Giám đốc quỹ đầu tư YGA, cho biết cần thực hiện cải cách chính trị trước khi kinh tế Miến Điện có thể phát triển một cách tốt đẹp.
Ông Thura Ko nói: "Tôi nghĩ rằng có một mối rủi ro về những sự chống đối thái quá nếu các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào Miến Điện với một cách thức không đúng đắn. Quí vị có thể nhận thấy điều này ở một số các nhà đầu tư của các nước láng giềng của chúng tôi. Họ có những quyền lợi và đặc quyền rất lớn trong lãnh vực cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Họ tới đây với các dự án như xây đập thủy điện chẳng hạn. Đó là những nguồn lợi mà họ nắm chắc trong tay. Và điều đáng tiếc là họ đã vượt quá giới hạn và không hành xử một cách đúng đắn."
Tổng thống Thein Sein đã chỉ định bà Aung San Suu Kyi, người mà ông từng giam cầm trước đây, làm người đứng đầu cuộc điều tra về dự án mỏ đồng.
Các nhà quan sát nói rằng cho đến giờ sự hợp tác thân thiện giữa hai chính khách này đã mở đường cho cuộc hành trình của Miến Điện để tiến tới một nền dân chủ mà nhiều người hy vọng sẽ đưa quốc gia này tới một tương lai tươi sáng hơn.
Tổng thống Obama đã ca ngợi Tổng thống Miến Điện Thein Sein và lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi về những nỗ lực chung trong tiến trình cải cách.
Tổng thống Obama nói: "Con đường trước mắt sẽ có những thách thức to lớn và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với sự tin tưởng vững mạnh là đất nước này đang xảy ra những sự việc không thể bị đảo ngược."
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền nói rằng cuộc nổi dậy đang tiếp diễn ở tiểu bang Kachin làm cho hàng vạn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn và những vụ rối loạn giữa các cộng đồng dân cư tại tiểu bang Rakhine ở miền tây trong năm nay đang đe dọa tới tiến trình cải cách của Miến Điện.
Những vụ đụng độ giữa người Phật giáo ở tiểu bang Rakhine với hai nhóm người Hồi giáo – người Rohingya vô quốc tịch và những người thuộc sắc tộc Kaman, đã gây tử vong cho hơn 170 người và làm cho hơn 100.000 người, hầu hết là người Hồi giáo, phải đến lánh nạn ở các trại tạm cư.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng tiến bộ có thể bị mất đi nếu không giải quyết được những nguyên do cội rễ của bạo động.
Ông Robertson nói: "Có rất nhiều sự bất an vì một vấn nạn lớn hơn liên quan tới những tiểu bang của người thiểu số, và như quí vị đã biết, sự thất bại của chính phủ ở Arakan, tức tiểu bang Rakhine, và cuộc chiến đang tiếp diễn chống lại người Kachin đang được các nhóm thiểu số khác xem là những dấu hiệu cảnh báo để cho họ thấy là mọi việc có thể không được tốt đẹp cho lắm."
Bà Aung San Suu Kyi đã đặt mục tiêu hòa giải dân tộc làm một trọng tâm của cuộc vận động chính trị của mình. Nhưng hồi gần đây, bà đã bị đả kích một cách dữ dội bởi những người chỉ trích vì đã không lên tiếng bênh vực cho người Rohingya, một trong những sắc dân thiểu số bị bách hại dữ dội nhất trên thế giới.
Các nhà phân tích nói rằng nữ chính khách xuất thân là tù nhân chính trị này đang muốn lấy lòng những người Phật giáo, là những người xem người Rohingya là di dân bất hợp pháp từ Bangladesh mặc dầu nhiều người Rohingya đã sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ.
Ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề An ninh và Quốc tế ở Bangkok, cho biết như sau về việc này.
Bà Aung San Suu Kyi đã bị sự việc này bỏ lại đàng sau. Tôi nghĩ rằng giờ đây bà ấy bị hạn chế bởi tham vọng chính trị ở trong nước, với việc nhắm tới mục tiêu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2015. Vì thế bà ấy không muốn làm phật lòng khối người ủng hộ bà trong cuộc bầu cử. Nhưng đồng thời, những vụ chà đạp nhân quyền này có tính chất rất nghiêm trọng và cần phải được giải quyết.
Vụ đàn áp mạnh tay nhắm vào những người chống đối dự án khai thác mỏ đồng của Trung Quốc đã gây ra những mối lo ngại là Miến Điện đang lùi bước trong lãnh vực nhân quyền để bảo vệ cho những thỏa thuận kinh doanh mà chính quyền quân nhân trước đây đã ký kết.
Ông Thura Ko, Giám đốc quỹ đầu tư YGA, cho biết cần thực hiện cải cách chính trị trước khi kinh tế Miến Điện có thể phát triển một cách tốt đẹp.
Ông Thura Ko nói: "Tôi nghĩ rằng có một mối rủi ro về những sự chống đối thái quá nếu các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào Miến Điện với một cách thức không đúng đắn. Quí vị có thể nhận thấy điều này ở một số các nhà đầu tư của các nước láng giềng của chúng tôi. Họ có những quyền lợi và đặc quyền rất lớn trong lãnh vực cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Họ tới đây với các dự án như xây đập thủy điện chẳng hạn. Đó là những nguồn lợi mà họ nắm chắc trong tay. Và điều đáng tiếc là họ đã vượt quá giới hạn và không hành xử một cách đúng đắn."
Tổng thống Thein Sein đã chỉ định bà Aung San Suu Kyi, người mà ông từng giam cầm trước đây, làm người đứng đầu cuộc điều tra về dự án mỏ đồng.
Các nhà quan sát nói rằng cho đến giờ sự hợp tác thân thiện giữa hai chính khách này đã mở đường cho cuộc hành trình của Miến Điện để tiến tới một nền dân chủ mà nhiều người hy vọng sẽ đưa quốc gia này tới một tương lai tươi sáng hơn.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/mien-dien-co-tien-bo-lon-trong-nam-2012/1564477.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001