Thứ sáu, ngày 21 tháng mười hai năm 2012
Tờ
Văn Hối báo, ở Hong Kong, nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình "dạy cho
Việt Nam một bài học" hồi 1979, tờ này nói Trung Quốc cần "giảng cho
Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận." Trước bối cảnh quan hệ
Trung - Việt càng lúc càng phức tạp, bài học Đặng Tiểu Bình lần thứ hai
có khả năng xảy ra. Tác giả gửi lại bài nghiên cứu viết từ 2004 liên hệ
đến sự kiện họ Đặng đã "dạy cho Việt Nam bài học thứ nhất" để độc giả
nhận định.
Cách đây gần 25 năm (*), đúng vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Quân đội
giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tràn xuống các tỉnh biên giới phía bắc
Việt Nam. Hổ trợ bởi trọng pháo và xe tăng, bộ binh Trung Quốc đã thọc
sâu hơn 8 cây số, chiếm giữ các vùng thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngày
5 tháng 3, mười chín ngày sau đó quân đội Trung Quốc bắt đầu rút lui,
để lại sau lưng các làng mạc đã bị phá họai và tiêu hủy tang
thương. Đặng Tiểu Bình tuyên bố, chiến dịch dạy cho Hà Nội một bài học
chính thức chấm dứt.
Trong suốt những năm 1980, quan hệ Bắc Kinh - Hà Nội chuyển sang giai
đoạn chiến tranh lạnh, mà Hà Nội đã từng gọi là cuộc chiến tranh phá
hoại muôn mặt. Hà Nội cáo buộc Trung quốc đã liên tiếp thực hiện các
hoạt động xâm lấn, các hoạt động tình báo và gây rối bao gồm việc thả
mìn trên sông, và một số vùng biển. Quân đội Trung quốc cũng đã bắn
trọng pháo qua các vùng lân cận, tìm cách phá hủy mùa màng ở các vùng
miền núi, các trạm liên lạc và giao thông....Lo sợ cuộc xâm chiến lần
thứ hai có thể xảy ra, Hà Nội đã dàn hơn nữa triệu quân (500,000.00) dọc
theo các tỉnh phía Bắc, đặt quân đội trong tình trạng báo động.
Ngược lại, Trung Quốc cũng đã trải hơn bốn trăm ngàn quân (400,000.00)
đóng ở các vùng biên giới, liên tục thao dượt quân sự trên các vùng đảo
Hải Nam và không ngừng gia tăng áp lực quân sự về phía Hà Nội.
Mối bất hoà đôi bên đã âm ỉ từ lâu. Theo Hà nội, qua cuốn bạch thư công
bố 1979 thì Bắc Kinh đã chèn ép Hà Nội trên một số lãnh vực và hứa hẹn
thì nhiều nhưng chẳng cho bao nhiêu. Tuy nhiên vì cầu cạnh viện trợ
trong cuộc chiến trước 1975 nên Hà Nội đành ngậm bồ hòn. Tháng 4 năm
1965, khi chiến sự tại Việt Nam đang trên đà leo thang, Lê Duẩn, lúc
công du tại Bắc Kinh đã kêu gọi Bắc Kinh gia tăng viện trợ quân sự không
những vật chất mà luôn cả nhân sự nữa.
Lê Duẩn: Chúng tôi cần nhiều phi công tình nguyện, bộ
đội tình nguyện và các tình nguyện viên khác, bao gồm cả đơn vị thuộc
cầu cống và đường xá.
Liu Shaoqi: Chúng tôi chủ trương yễm trợ quý quốc hết
sức mình. Chúng tôi sẽ viện trợ bất cứ điều gì Việt nam cần và chúng tôi
đang trong vị trí chuẩn bị điều này. Nếu quý quốc không mời, chúng tôi
sẽ không đến. Tuy nhiên nếu mời quân đội Trung Quốc vào Việt Nam thì
chúng tôi sẽ gửi quân. Mọi chuyện tùy thuộc vào quý vị.
Lê Duẩn: Chúng tôi mong muốn phi công tình nguyện Trung
quốc đến Việt nam để thực hiện bốn nhiệm vụ sau: làm hạn chế việc Mỹ
thả bom ở các khu vực phía Nam thuộc vĩ tuyến 19 hoặc 20, làm nhiệm vụ
bảo vệ Hà nội, bảo vệ các điểm giao thông trọng yếu, và làm tăng tinh
thần của nhân dân Việt Nam. (1)
Tuy nhiên đến khi Hà nội chính thức yêu cầu gửi phi công yểm trợ thì
phía Trung Quốc qua nội dung bức thư hồi tháng 7 năm 1965 lại trả lời là
: thời điểm chưa thuận tiện để phi công Trung quốc sang chiến đấu tại
Việt Nam. (2)
Cũng trong lần tiếp kiến tháng 6 năm 1973, giữa Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,
Lê Thanh Nghị với Chu Ấn Lai. Khi Việt nam đặt lại vấn đề viện trợ nhà
máy lọc dầu mà Trung Quốc đã hứa hẹn trước đó, Trung Quốc đã tìm cách từ
chối khéo.
Lê Duẩn: Chúng tôi muốn có nhà máy lọc dầu đa dạng với
lưu lượng sản xuất cở 3 triệu tấn mỗi năm để chúng tôi có thể sản xuất
xăng dầu, nhựa. Thủ tướng Chu lần trước có cho biết là nhà máy loại này
có thể sản xuất ra hàng trăm sản phẩm khác nhau. Tôi rất sung sướng và
đã trình bày lại Bộ Chính Trị. Ai nấy đều phấn khởi cả vì đây là một
viện trợ vô giá. Tuy nhiên sau đó được biết là phía Trung Quốc chỉ có
thể giúp chúng tôi sản xuất vài loại dầu thôi, vì vậy tôi hết sức thất
vọng. Lần này, tôi đặt vấn đề trở lại, hy vọng Chủ tịch Mao có thể tặng
Việt nam nhà máy này. Nhà máy này hết sức quan trọng đối với chúng tôi,
mong là lần này tôi không bị thất vọng.
Chu Ấn Lai: Tôi thực sư đã không cẩn
thận khi trình bày chuyện trên lần trước. Tôi quá hồ hởi và đã bị hố từ
phía nhà máy lọc dầu Chân Trời Đỏ. Tôi cũng đã nói chuyện này với bên
phiá bạn Phi Châu nữa, kể cả vua Haile Selassie của nước Ethiopia. Bây
giờ thì tôi hiểu là điều này không dễ dàng thực hiện đâu. Người lãnh đạo
về dự án trên đã chết rồi, hơn nữa chúng tôi chưa thành công trong việc
giải quyết các phế liệu từ nhà máy. Chúng tôi cố gắng hết lòng, nếu
thất bại có thể phải gửi cán bộ ra ngoại quốc để học hỏi thêm. Những vấn
đề khác như dùng phế liệu để nuôi cá, nuôi vịt hoặc làm phân bón đều
không thành công. Tôi được báo cáo lại là ở Canada họ đã phải đốt cháy
phế liệu này, và riêng Nhật vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Làm thế nào
mà chúng ta có thể hơn các nước khác được ? Mọi chuyện đều tạo dựng ra
bởi đám ngườI xấu cả......
Lê Duẩn: Tôi phải cho Thủ tướng biết điều này, là phía
ngườI Nhật đã đồng ý viện trợ chúng tôi nhà máy có thể sản xuất đến 4
tấn hàng. Tuy nhiên chúng tôi mong muốn được giúp đỡ từ phía Trung quốc
hơn.
Chu Ấn Lai: Họ có nói tốn phí bao nhiêu không?
Lê Duẩn: Không, nhưng họ cho biết là sẽ gửi chuyên viên đến để khảo cứu và sau đó sẽ tiến hành việc xây dựng nhà máy. (1)
Trung Quốc tiết lộ là kể từ năm 1965 đến 1973 đã có hơn ba trăm ngàn
(300,000.00) quân Trung Quốc hiện diện tại Bắc Việt, chưa kể những phí
tổn mà Bắc Kinh đã phải chi tiêu riêng cho việc tiếp tế vũ khí, đạn
dược, thuốc men và thực phẩm xuyên qua ngõ Cam Bốt cho Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam Việt Nam. Khi quân đội Trung Quốc rút khỏi Hà Nội hồi
cuối tháng 8 năm 1973, số tử vong của quân Trung Quốc đã có hơn 1000
người và có tới 4200 người bị thương tật. (3)
Trong cuộc trao đổi giữa Mao Trạch Đông với Phạm Văn Đồng và Mười Cúc
(Nguyễn Văn Linh). Bắc Kinh cho biết đã phải trả tiền lộ phí cho
Sihanouk lên đến hơn 20 triệu mỹ kim mỗi năm.
Mao Trạch Đông: Cũng cần phải trả tiền lộ phí, và điều này rất cần thiết.
Phạm Văn Đồng: Chúng tôi phỏng chừng số tiền này còn lớn hơn tiền viện trợ của Mỹ
Mười Cúc: Trước kia, Mỹ viện trợ cho Cam Bốt 20 triệu
mỹ kim một năm. Bây giờ số tiền Trung Quốc trả cho Sihanouk chi tiêu lộ
phí và mua lúa gạo đã hơn 20 triệu rồi. Bằng cách giúp đỡ chúng ta,
Sihanouk vừa hưởng lợi vừa được tiếng tốt.
Phạm Văn Đồng: Sihanouk cũng được lợi về mặt quân sự vì chúng ta đã phòng ngự dùm Cam Bốt mặt phiá đông kề biên giới của Nam Việt Nam. (4)
Trung quốc phải trả tiền không những riêng cho Sihanouk mà còn luôn cả
Lon Nol nữa khi mượn đất Cam Bốt để vận chuyển và tiếp tế vũ khí cho Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Cuộc tiếp kiến giữa Chu Ấn Lai, Lê
Duẩn, Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị tại Bắc Kinh hồI tháng 7 năm 1973
cũng đề cập đến vấn đề này:
Lê Duẩn: Những người anh em Cam Bốt đã có những tiến bộ đáng kể, họ đang đạt nhiều thắng lợi.
Chu Ấn Lai: Cũng vẫn còn nhiều trở
ngại. Tôi nhớ là năm ngoái khi Lon Nol qua Bắc Kinh để dự lễ kỷ niệm lần
thứ 20 ngày quốc khánh Trung Quốc đã gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng. Lúc
đó Lon Nol vẫn còn nhiều quyền lực lắm, ông ta đang kiểm soát tất cả các
cuộc vận chuyển hàng tiếp tế qua miền Nam Việt Nam.
Phạm Văn Đồng: Chúng ta đã không dự phòng điều này, tuy nhiên cũng đáng đời Lon Nol
Chu Ấn Lai: Sự việc luôn luôn xảy ra
bất ngờ. Lúc đó Việt Nam đã xây dựng được căn cứ quân sự bí mật tại Cam
Bốt, chúng tôi chưa biết nhưng Lon Nol lại biết, vì vậy khi ông ta đòi
phải trả tiền cho việc mượn đường vận chuyển hàng tiếp tế qua ngõ Cam
Bốt, Trung Quốc cũng đã phải đóng cho ông ấy. (1)
Liên hệ giữa Liên Sô và Trung Quốc cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hữu
nghị Trung - Việt. Sau cuộc rạn nứt về ý thức hệ năm 1963, Trung Quốc và
Liên Sô đều muốn lôi kéo Hà Nội về phía mình. Năm 1964, khi Khrushcev
bị lật đổ, Chu Ấn Lai và phái đoàn Trung Quốc đã viếng thăm điện Cẩm
Linh. Tại đây, các nhà lãnh đạo Cẩm Linh đã đề nghị Bắc Kinh nên lật đổ
Mao Trạch Đông, cũng giống như họ đã làm đối với Khrushcev. Chu Ấn Lai
giân dử phản ứng lại và cho rằng Liên Sô đã nhục mạ chủ tịch Mao, nhân
dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và chính cá nhân của họ Chu (5)
Sau chuyến đi đó, họ Chu đã thố lộ cùng với Hồ Chí Minh và Lê Duẫn
là: những nhà lãnh đạo mới của Liên Sô chẳng có thay đổi gì cả ngoại trừ
chủ nghĩa của Khrushcev.
Trung quốc hoàn toàn muốn Hà nội đi theo quỹ đạo của họ nhằm chống lại
Liên Sô. Ngược lại, Liên Sô cũng không ngừng gia tăng ảnh hưởng của Liên
Sô lên Hà Nội. Trong cuộc viếng thăm Hà nội hồi tháng 2 năm 1965 cùng
với một số chuyên viên về hoả tiển, bộ trưởng ngoại giao Nga đã kêu gọi
Hoa kỳ nên rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và hứa hẹn sẽ gia tăng viện
trợ cho cuộc chiến của Bắc Việt.
Hà nội có khuynh hướng thân thiện với Moscow hơn sau cuộc đảo chánh
Khrushcev, vì lúc đó Hà nội cần các kỷ thuật cao về phòng không để đối
đầu với các cuộc oanh tạc từ phía Hoa Kỳ, mà Trung Quốc đã không đủ khả
năng cung ứng. Lo sợ Hà Nội chạy theo Liên Sô, chính Đặng Tiểu Bình đã
bí mật đến Hà nội để hứa hẹn là sẽ viện trợ 1 tỷ dollars mỗI năm cho
Việt Nam.
Hà nội cũng cho là Trung Quốc đã cố tình tìm cách ngăn chận và làm chậm
trể hàng viện trợ từ phía Liên Sô khi phải nhờ vận chuyển hàng đi qua
Trung quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung quốc Qiao Guanhua than phiền
với đại sứ Bắc Việt tại Bắc kinh hồi tháng 5 năm 1967 về vấn đề hàng
viện trợ của Nga như sau:
Qiao Guanhua: Tôi có một vấn đề cần phải bàn thảo cùng
với đại sứ. Đó là chuyện liên hệ đến hàng viện trợ của Liên Sô. Ngày 6
tháng 5 năm 1967, chúng tôi đã được thông báo từ Hà nội và luôn cả tại
Bắc kinh từ thứ trưởng Nghiêm Bá Đức và đồng chí Phạm Thanh Hà là trong
hai tháng 5 và 6, phía Liên Sô sẽ viện trợ 12 chiếc Mig-17 và 12 Mig-21
cho Việt Nam và quý quốc cần chúng tôi giúp đở cho việc vận chuyển qua
Trung Quốc. Tuy nhiên ngày 9 tháng 5 khi đồng chí Pham Thanh Hà chính
thức cho biết là sẽ nhờ vận chuyển 24 chiếc Mig này qua đường tàu hỏa.
Thì ngược laị, phía Liên Sô thông báo với chúng tôi hôm ngày 8 là họ sẽ
sử dụng máy bay AN-12 bay trên không phận Trung quốc để chở 24 chiếc
Mig này. . . . ..Phía Trung Quốc đã nghiên cứu đề nghị này rất kỷ lưởng,
chúng tôi quyết định đồng ý đề nghị vận chuyển bằng đường xe lửa của
đồng chí Pham Thanh Hà, nhưng không chấp nhận đề nghị từ phía Liên Sô
chuyên chở bằng đường hàng không.(1)
Sau 1975, mối bất hòa càng trở nên sâu đậm. Hàng loạt các biến cố xãy ra
làm đổ dầu thêm lữa đã dẫn đến cuộc tấn công biên giới phiá Bắc. Trung
quốc tỏ thái độ không bằng lòng và công khai phản đối Hà nội trước một
số sự kiện như : Vụ Hà Nội đối xử tệ bạc với người Hoa năm 1978, vụ
chiếm Nam Vang năm 1978 , vụ tranh dành chủ quyền ranh giới phía Bắc, vụ
Hà Nội ký hiệp ước hữu nghị và liên minh quân sự với Liên Sô 1978, và
nhất là các cuộc trạm chán ở biển Đông về chủ quyền đảo Trường Sa và
Hoàng Sa, vùng đảo theo lượng giá của Cục Địa Chất và Khoáng Sản Trung
Quốc thì chỉ riêng Trường Sa cũng đã có trử lượng tới 17.7 tấn dầu khí
và hóa chất, đứng hàng thứ tư lớn nhất về trử lượng trên thế giới và gần
gấp hai lần trử lượng của quốc gia Kuwait. (7)
Tháng 1 năm 1974, Hải Quân Trung Quốc bất thần tấn công và chiếm giữ các
đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa do Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ. Năm
1975, khi làm chủ được Saigon, Hà Nội đã lập tức đem quân ra chiếm đóng
tổng cộng được 21 đảo nhỏ thuộc khu vực Trường Sa, vùng đảo mà Trung
Quốc đã chính thức xác nhận chủ quyền trước năm 1975. Hà Nội bắt đầu đòi
chủ quyền các vùng đảo này khi đã hoàn toàn chiếm được miền Nam
Việt Nam . Trước đó, khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, Hà Nội đã im
lặng để được nhận viện trợ quân sự. Năm 1958, chính Thủ tướng Bắc Việt
Phạm Văn Đồng đã xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.
Sau cuộc giao tranh ở biên giới Trung - Việt năm 1979, đến năm 1988, Hải
Quân Trung Quốc và Việt Nam lại trực tiếp đụng độ một lần nữa trên biển
Đông, tại vùng đá ngầm Johnson thuộc khu vực Trường Sa.Cuộc chạm trán
lần này đã làm Hà Nội chìm hết hai tầu chiến và thiệt mạng hơn 70 thủy
thủ. Hà Nội đã tìm cách tái chiếm được hai trong số sáu đảo san hô đã
từng bị Trung Quốc chiếm đóng sau đó. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung
Quốc, Zhu Bangzao họp báo và tuyên bố về sự việc trên như sau: Trung
Quốc đòi hỏi Việt Nam phải lập tức rút quân ra khỏi các vùng đảo thuộc
chủ quyền của Trung Quốc đã bị Việt Nam chiếm giữ bất hợp lệ, dẹp bỏ
những căn cứ xây cất và phải đãm bảo là không để những hành động tương
tự xảy ra trong tương lai. (8)
Cùng lúc, những xung đột ở phía biên giới Tây Nam Việt Nam giữa Hà Nội
và Nam Vang càng lúc càng tăng cường độ. Các mâu thuẩn về biên giới,
cộng với chính sách ngoại giao đối đầu của Pol Pot đã làm CSVN phải tìm
cách giải quyết càng sớm càng tốt vì sợ bị nằm trong thế gọng kềm với
Trung Quốc và Cam Bốt. Trước khi quyết định tấn công Nam Vang năm 1978,
Hà Nội đã tìm nhiều giải pháp để giải quyết những xung đột, kể cả việc
mưu sát Pol Pot. (9)
Tháng 9 năm 1977, vài ngày trước khi ra lệnh tấn công vào các làng dọc
theo biên giới Miên-Việt, Pol Pot trong lần xuất hiện đầu tiên tại Nam
Vang đã công khai xác nhận sự hiện hữu của Đảng CS Cam Bốt, đồng thời
trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh cũng vào tháng 9 năm 1977, Pol Pot đã
tường trình lại tình hình Miên Việt cho Hoa Quốc Phong.
Pol Pot: Nga Sô, Cu Ba và Việt Nam đang cùng cộng tác
để chống lại chúng tôi ở các khu vực biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng họ
đã cài người của họ nằm vùng trong quân đội của chúng tôi. Ở cấp độ
trung ương, họ có năm người, ở cấp sư đoàn có chừng 4 đến 10 người và họ
cũng có cán bộ của họ ở các vùng tỉnh khác nữa. Kể từ tháng 9 năm 1975,
Việt Nam đã có kế hoạch tấn công Nam Vang, Preyveng và các tỉnh gần
biên giới. Họ đã từng ám sát cán bộ lãnh đạo của chúng tôi bằng súng ám
sát và thuốc độc. Họ đã nhiều lần bỏ thuốc độc vô thức ăn tuy nhiên
chúng tôi may mắn đã không ăn. Thái lan, Nga và Việt Nam cùng chủ mưu.
Chúng tôi cũng nắm được tài liệu cho thấy là có cả Hoa Kỳ và Việt Nam
cùng cộng tác trong vụ này.......Chúng tôi cũng hiểu là quân đội Việt
Nam không còn mạnh nữa, họ bây giờ phụ thuộc nhiều vào hỏa lực mạnh như
trọng pháo, xe tăng và máy bay. Bộ đội của họ không còn muốn đánh nhau,
nhiều người từ phía Bắc đã lấy thêm vợ ở phía Nam và vì vậy họ không còn
ham chiến nữa. Cam Bốt không sợ phải đánh nhau với Việt Nam, nhưng
chúng tôi không an tâm trước mối đe dọa liên tục từ họ... (1)
Tháng 4 năm 1975, Hà Nội làm chủ được Saigon. Năm tháng sau, tháng 9 năm
1975, phái đoàn cao cấp đảng CSVN do Lê Duẩn, tổng bí thư đảng chính
thức qua Trung Quốc để tham vấn. Trong cuộc hội kiến giữa lảnh đạo hai
nước, Đặng Tiểu Bình đã than phiền và đặt vấn đề với Lê Duẩn về một số
dư luận bất lợi đối với Trung Quốc:
Đặng Tiểu Bình: Có một vài dấu hiệu không tốt xảy ra
trong quan hệ hai nước. Một số là những chuyện đã có từ thời chủ tịch Hồ
còn sống. Chúng tôi phải nói thẳng rằng là không lấy làm dể chịu cho
lắm khi đọc trên báo chí Việt Nam cũng như biết về quan điểm của nhân
dân Việt Nam. Sự thật là quý vị đã nói quá đáng về mối đe dọa phương
Bắc. Đối với Trung quốc, mối đe dọa phương Bắc chính là sự hiện diện của
quân đội Liên Sô ở biên giới phía Bắc, tuy nhiên đối với Việt Nam thì
có nghĩa là Trung Quốc.
Lê Duẩn: Chúng tôi không nói như vậy đâu.
Đặng Tiểu Bình: Tôi vẫn còn nhớ cuộc hội kiến giữa chủ
tịch Hồ, tôi và thủ tướng Chu Ấn Lai. Ông Hồ có nhắc đến việc này
rồi. Lúc đó, chúng tôi có hàng trăm ngàn quân đóng ở Quảng Đông và Quảng
Tây. NgườI Việt và quý cán bộ dùng lịch sử để ám chỉ hiện tại, nói đến
mối đe dọa từ phương Bắc. Câu hỏi đối với vị trí của Liên Sô cũng được
đặt ra. Thủ tướng Chu đã nói thẳng với chủ tịch Hồ là: chính
Việt Nam đang đe dọa Trung Quốc. Riêng tôi, tôi đã nói với chủ tịch Hồ
là ông có nghỉ rằng chúng tôi đe doạ quý quốc không? Nếu đúng chúng tôi
sẽ rút quân hết từ Quảng Đông, Quảng Tây và chuyển lên biên giới Trung -
Nga. Lý do chúng tôi muốn có quân đội trú đóng ở đó chỉ vì dự phòng
tình huống có thể xảy ra như chiến tranh Triều Tiên
trước kia thôi. Chúng tôi phải đề phòng một cuộc tấn công từ phía ngườI
Mỹ. Chủ tịch Hồ có cho ông biết về cuộc họp đó không?
Lê Duẩn: Thú thực, chúng tôi không biết gì cả về chuyện này từ phía chủ tịch Hồ. Tuy nhiên tôi có nghe qua về một vở kịch.
Đặng Tiểu Bình: Thời đó đã có một vài bài báo và dư
luận làm tổn hại liên hệ đôi bên. Chúng tôi đã cho chủ tịch Hồ biết về
quan điểm của chúng tôi. Chủ tịch Hồ đã trả lời là: ông không đồng ý khi
cho rằng Việt Nam đe dọa Trung Quốc. Ông Hồ cũng không đồng ý với việc
rút quân ra khỏi hai tỉnh này. Tuy nhiên, khi tình thế thay đổi chúng
tôi đã quyết định rút quân. Những năm gần đây, sự việc như vậy vẫn tiếp
diễn và dường như có chiều hướng gia tăng. Mối đe dọa từ phương Bắc vẫn
là luận điệu chính, kể cả trong sách vở của qúy quốc. Chúng tôi cảm thấy
không bằng lòng đối với vấn đề này. Quan hệ giữa đôi bên rất rõ ràng,
chúng tôi không thôn tính một tất đất nào của quý quốc cả. (1)
Cuộc tiếp kiến giữa Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình sau 1975 đã cho thấy dấu
hiệu rạn nứt càng lúc càng trầm trọng. Họ Đặng đã không che đậy và
vòng vo giống như các cuộc tiếp kiến trước đó, ông đã bày tỏ sự bất mãn
cũa mình đối với Lê Duẫn. Tuy nhiên, phải mất bốn năm sau Đặng Tiểu Bình
mới có cơ hội trút hết cơn giận khi ông ra lệnh cho quân đội nhân dân
Trung Quốc tràn qua biên giới Hoa-Việt để dạy cho Hà Nội một bài học đẫm
máu.
Nguồn: Trần Nam/conongviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001