Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Tham nhũng và tiềm năng kinh doanh có lúc đi đôi cùng nhau
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alice Baghdjian, Reuters
Trong tuần vừa qua, các nước như Uzbekistan, Bangladesh và Việt Nam vừa vui vừa buồn cũng sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2012.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng được biên soạn bởi cơ quan giám sát Minh bạch Quốc tế có trụ sử tại Berlin, đo lường mức độ cảm nhận tham nhũng trong các lĩnh vực công tại 176 quốc gia và cả ba nước trên đều nằm ở gần cuối bảng.
Uzbekistan đứng vị trí thứ 170 với Turkmenistan (thứ hạng cao biểu thị mức độ tham nhũng cao). Việt Nam được xếp hạng 123, đồng hạng cùng với các nước như Sierra Leone và Belarus, trong khi đó Bangladesh đứng hạng 144.
Những phát hiện trên đều không có gì ngạc nhiên. Nhưng chúng ta nên xem xét việc này. Cả ba quốc gia trên được cho là có nền kinh tế và tăng trưởng tốt nhất trong vòng hai thập kỷ tới. Đó là theo kết quả của một nghiên cứu khác được công bố trong cùng một tuần.

Top 20 nước có triển vọng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất do Maplecroft thực hiện. Nguồn: Maplecroft.com
Trong một bảng nghiên cứu do công ty tư vấn rủi ro chính trị Maplecroft thực hiện, cả ba nước Uzbekistan, Việt Nam và Bangladesh đều lọt vào top 20 nước có triển vọng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất, và xếp hạng cao hơn cả Hoa Kỳ.
Maplecroft đánh giá hiệu suất tăng trưởng, môi trường và tiềm năng của 175 quốc gia dựa trên một loạt các chỉ số, bao gồm cả các loại số nhân khẩu học, sự cởi mở đối với thương mại và các dòng vốn, cũng như sự ổn định về kinh tế vĩ mô.
Maplecroft cũng tính đến các vấn đề liên quan đến tham nhũng trong chương trình nghiên cứu của họ, và mô tả tham nhũng là một nguy cơ tiềm tàng ảnh hướng đến sự tăng trưởng của mỗi quốc gia:
Môi trường pháp lý và quy định nghèo nàn tiếp tục làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong … nền kinh tế ở Trung Á như Uzbekistan.
Tham nhũng ở Việt Nam là một nguy cơ rất cao, mạng lưới kinh doanh tại đây được gắn liền với sự bảo trợ thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bangladesh được cho là nước có tham nhũng cao, trong đó quyền hành của chính phủ đan xen giữa hai đảng lớn của nước này. Điều này đã để lại một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào đầu tư và viện trợ nước ngoài.
Tuy nhiên, danh sách này xếp hạng Việt Nam ngay bên dưới Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia trong nhóm hàng đầu về triển vọng kinh doanh. Bangladesh đứng hạng thứ năm, các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil trong nhóm BRIC [Brazil, Russia, India, China] đứng vị trí thứ 6. (Brazil đứng thứ 69 trong danh sách tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cao hơn nhiều so với Uzbekistan hay Bangladesh). Uzbekistan, nơi mà lãnh đạo Islam Karimov từ thời Liên Xô đã từng cai trị với bàn tay sắt, đứng vị trí thứ 20 trong bảng nghiên cứu Maplecroft về triển vọng tăng trưởng.
Maplecroft cho biết những lý do dẫn đến điều này nằm trong các đặc điểm mạnh mẽ liên quan đến chỉ số tăng trưởng và các chỉ số nhân khẩu học. Và điều này cũng làm cho các nước trên bị xếp ở cuối bảng trong danh sách tham nhũng.
Theo Said Hirsh, Phó Giám đốc Maplecroft:
Điều này phần lớn là do tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ của họ kể từ năm 2005 với mức trung bình khoảng 7% mỗi năm, và IMF dự kiến ba nước trên sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong thời gian trung hạn tới đây – đặc biệt là trường hợp của Việt Nam và Bangladesh.
Các xu hướng nhân khẩu học trong tương lai và tác động của chúng về kích thước của tầng lớp trung lưu và lực lượng lao động cũng giúp họ xếp hạng cao hơn, ông Hirsh nói. Ví dụ, dân số trong độ tuổi làm việc tại Bangladesh sẽ tăng trung bình khoàng 2% mỗi năm trong vài thập kỷ tới, và tầng lớp trung lưu của nước này có thể sẽ tăng đến 20% mỗi năm trong 10 năm tới – nhiều hơn gấp đôi mức so với mức trung bình trên toàn cầu.
Tham nhũng và triển vọng tăng trưởng tốt có thể là hai người bạn thân khó chịu với nhau, nhưng các kết quả của hai bảng nghiên cứu trên gợi ý rằng thái độ lắm mưu đôi khi lại là triệu chứng của một nền kinh tế chuyển động nhanh, không bị kiềm chế. Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hạng Trung Quốc và Ấn Độ đứng thứ 80 và 94 nhưng lại là hai nước có mức phát triển nhanh nhất thế giới, và Maplecroft xếp hạng hai nước này đứng thứ 1 và 2 về tiềm năng tăng trưởng kinh doanh cũng không đáng ngạc nhiên.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn:http://phiatruoc.info/tham-nhung-va-tiem-nang-kinh-doanh-co-luc-di-doi-cung-nhau/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001