Trần Trường Sa (Danlambao) - Khi còn sống, Hồ Chí Minh thường hay nhắc lại câu nói của cổ nhân: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Sự nghiệp trồng người do Hồ chí Minh hô hào đã trải qua ngót nữa thế
kỷ, ta hãy thử xem sản phẩm của sự nghiệp ấy bây giờ là gì?
Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém
xa với các nước trong khu vực, không những về chiều cao, cân nặng mà cả
về các tố chất thể lực, sức bền bỉ.
So với Nhật Bản, nam thanh niên Việt Nam 18 tuổi thấp hơn 8cm (163,4cm
và 172cm); các thiếu nữ lứa tuổi này cũng thua 4cm về chiều cao (152,7cm
và 157cm). Thanh niên Việt Nam chỉ cao ngang thanh niên Lào, Myanmar
nhưng thấp hơn thanh niên Campuchia. Về sức bền chung trong vận động,
thanh thiếu niên nước ta xếp loại rất kém so với các nước trong khu vực
(Theo nghiên cứu trong bài viết “Về nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam” của GS. Dương Chí Nghiệp). (Vietnamnet ngày 30/11/2012)
Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ.
Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO thuộc
LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia VN đang
ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu,
thụt lùi xa so với láng giềng.
Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới/ Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh
Năm
|
Số nước
|
Điểm cao nhất
|
Việt Nam
|
Malaysia
|
Singapore
|
Thailand
| ||||
Điểm
|
Bậc
|
Điểm
|
Bậc
|
Điểm
|
Bậc
|
Điểm
|
Bậc
| |||
2008
|
153
|
5.8
|
2.38
|
65
|
3.47
|
26
|
4.1
|
7
|
3.01
|
34
|
2009
|
130
|
5.28
|
2.97
|
64
|
4.06
|
25
|
4.81
|
5
|
3.4
|
44
|
2010
|
132
|
4.86
|
2.95
|
71
|
3.77
|
28
|
4.65
|
7
|
3.06
|
60
|
2011
|
125
|
74.1
|
36.71
|
51
|
44.05
|
31
|
74.11
|
1
|
43.33
|
48
|
2012
|
141
|
68.2
|
33.9
|
76
|
45.9
|
64.8
|
64.8
|
3
|
36.9
|
57
|
(Dân trí ngày 08/08/2012)
Việt Nam đứng thứ 123/176 nước về chỉ số cảm nhận tham nhũng
Tổ chức minh bạch Thế giới (TI) vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số cảm
nhận tham nhũng (CPI) năm 2012 với 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm
nay Việt Nam đứng thứ 123/176 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đạt 31/100
điểm (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch).
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 2/3 các nước có điểm số dưới 50. (Dân trí
ngày 05/12/2012)
Tại Đông Nam Á, nước "trong sạch" nhất là Singapore(xếp thứ 5), tiếp
theo là Brunei (46), Malaysia (54), Thái Lan (88), Philippines (105),
Indonesia (118), Việt Nam xếp hạng 123 trên 176 nước, Campuchia (157),
Lào (160) và Myanmar (172). (VNExpress 09/12/2012)
Việt Nam có quá nhiều tiến sĩ, nhưng ít phát minh
Hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực
nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng
ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng
chế.
Công trình chuẩn khoa học trong nước cũng rất hiếm
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), hiện nay cả nước có
24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng
trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.
Thống kê của Bộ KH-CN và các chuyên gia cho thấy trong 5 năm (2006 -
2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được
cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại
Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta
không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam
Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là
Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu
dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương
đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế. (Giáo Dục
Việt Nam 05/12/2012)
Các nước trong khu vực như: Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan,
Philippines, Indonesia làm gì có “tư tưởng HCM, chủ nghĩa Mác-Lê bách
chiến bách thắng” đâu mà sự nghiệp trồng người của họ trong nữa thế kỷ
qua tốt hơn hoặc ít tệ hại hơn ta!? Và điều chắc chắn là hiện nay tỷ lệ
tiến sĩ trên dân số của họ thấp hơn ta rất nhiều. Điều đáng lưu ý là các
nước Campuchia, Lào và Myanmar có chỉ số cảm nhận tham nhũng cao hơn
ta, nữa thế kỷ qua ít nhiều đều có dính đến CNXH và tệ nạn độc tài.
Vậy thì, sản phẩm của sự nghiệp trồng người tốt hay xấu không phụ thuộc
vào sự hô hào của giới lãnh đạo; không phụ thuộc vào “tấm gương sáng
ngời” được đem ra để làm biểu tượng; không phụ thuộc vào bất cứ lý
thuyết nào. Theo tôi, nó phụ thuộc vào mục đích của công việc trồng
người. Hồ Chí Minh bảo: “...vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, nhưng HCM không nói nói rõ “vì lợi ích của ai?”.
Bởi thế cho nên nữa thế kỷ qua ta đã làm công việc trồng người của
đảng, cho đảng và vì đảng. Nay đảng tha hóa, xuống cấp thì tất cả các
sản phẩm của đảng đều tha hóa, xuống cấp theo là điều tất yếu.
Tuy nhiên dân tộc cũng có sức đề kháng, nên vẫn còn một bộ phận không
nhỏ dân tộc không tha hóa, xuống cấp theo đàng thì bị đảng coi là thế
lực thù địch.
Sài Gòn: Thông báo mít tinh phản đối Trung Cộng gây hấn. Thay mặt 42
người đã ký tên vào Đề nghị gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố
Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27.7.2012: Huỳnh
Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Tương Lai.
09.12.2012 - Hà Nội - Sài Gòn - Xuống đường yêu nước, phản đối Trung
Quốc xâm lược. Tại Hà Nội - Tin cho biết, một xe bus đang áp tải khoảng
22 người biểu tình đưa về trại giam Lộc Hà. Danh sách những người bị bắt
giữ: Nguyễn Tường Thụy, Lê Anh Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Văn
Phương, Nguyễn Văn Dũng, Lê Dũng, Trương Văn Dũng, Ngô Nhật Đăng, Nguyễn
Việt Hưng, Chu Minh Tuấn (Đà Lạt), Đỗ Văn Học, Đoan Trang, Đào Tiến
Thi, Nguyễn Thành Tiến, Dương Thị Xuân, chị Hạnh... Anh Lã Dũng đang bị
giam giữ tại CA phường Kim Liên.
Bởi xem số này (chứ không phải là giặc Tàu) là thế lực thù địch nên AP
đưa tin: Nhà cầm quyền Việt Nam phá vỡ cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Bất cứ công việc gì cũng vậy, bao giờ cũng sản sinh ra một số lượng sản
phẩm ngoài ý muốn. Công việc càng trái với quy luật tự nhiên thì số
lượng sản phẩm ngoài mong muốn càng nhiều. Nếu sản phẩm ngoài mong muốn
theo chiều hướng tích cực (đề kháng lại những yếu tố trái quy luật tự
nhiên) là một phần, thì sản phẩm ngoài mong muốn theo chiều hướng tiêu
cực (chịu những khuyết tật một cách hổn loạn không kiểm soát được do bị
tác động bởi những yếu tố trái quy luật tự nhiên) là hàng trăm lần nhiều
hơn. Vì vậy, đảng cũng chẳng hài lòng gì với cái sản phẩm “trồng người”
của mình. Mọi cố gắng chỉ là sự vá víu làm cho chiếc áo ngày thêm chật
hẹp và tệ hại hơn.
Nếu bạn làm một cuộc điều tra nhỏ ở mọi thành phần xã hội, ở mọi lứa
tuổi về một câu hỏi: “Học để làm gì?”, thì việc trả lời cho câu hỏi:
“Tại sao đạo đức xã hội suy đồi?” là hoàn toàn quá dễ dàng vì bạn sẽ rất
khó mà nhận được câu trả lời là: “Học để làm người”. Cả một xã hội bị
lạc đường trong mục đích trồng người cả nữa thế kỷ thì nói như cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn “gia tài của mẹ, một bọn lai căng; gia tài của mẹ, một bọn bội tình” là lời tiên tri chuẩn xác.
Hô hào trồng người, nhưng HCM lại không dám để con người phát triển một
cách tự do và nhân bản; để những con người đó tự định đoạt vận mệnh quốc
gia - dân tộc mà HCM cho là do mình đã lãnh đạo toàn dân giành lại được
từ tay đế quốc - thực dân. Bằng chứng là phong trào Nhân văn - Giai
phẩm năm 1956 bị dập tắt một cách tàn bạo. Thật là ngây thơ khi một số
người cho rằng thủ phạm chỉ là do sự đố kỵ của Trường Chinh và Tố Hữu.
Vậy thì tương lai một dân tộc lại có thể bị quyết định bởi một Cựu Tổng
bí thư vừa mới bị kỷ luật (vụ CCRĐ) và một Ủy viên trung ương đảng làng
nhàng hay sao!?
Thật là mỉa mai khi nhiều nạn nhân trong vụ án Nhân văn sau này lại được
trao giải thưởng HCM hoặc giải thưởng nhà nước XHCN: Giáo sư Cao Xuân
Huy; nhà văn Nguyễn Tuân; nhạc sĩ Văn Cao; họa sĩ Bùi Xuân Phái (1996);
triết gia Trần Đức Thảo; giáo sư Đào Duy Anh; nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; nhà
thơ Nguyễn Bính; nhà thơ Quang Dũng (2000); các nhà thơ Lê Đạt, Trần
Dần, Phùng Quán, Yến Lan và Hoàng Cầm (2007).
Một bằng chứng nữa là hàng loạt sách báo của miền Nam trước năm 1975 bị
cho là văn chương đồi trụy và buộc phải thiêu hủy. Những tác phẩm mà nhà
văn Dương Thu Hương đã phải khóc khi tiếp cận vì nhờ đó bà nhận ra mình
đi theo “đoàn quân giải phóng nhầm”. Nhiều tác phẩm trong số đó sau này
đã được xuất bản lại ngay dưới chế độ XHCN.
Những bằng chứng này cũng cho thấy chúng ta đang định hướng sự nghiệp trồng người theo lối đi của “Cây đèn cù”.
Bấy lâu nay người ta hay bàn đến các giải pháp giáo dục để cứu nguy cho
nền đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Theo tôi, mọi giả pháp đều vô
vọng! Chỉ có một nền giáo dục tự do và nhân bản mới đưa được dân tộc ra
khỏi cơn nguy biến này. Cụ thể là chúng ta chỉ giáo dục con em ta “làm
người” thôi. Đừng gắn sau chữ “làm người” bất cứ một mỹ từ “nào cả”. Làm
người như thế nào do chúng tự định đoạt cho chính bản thân mình và cũng
chính là cho cả dân tộc trong thế hệ chúng. Thôi đi chữ “định hướng”,
vì bản thân chúng ta có vinh quang, có thành công, có tốt đẹp gì đâu mà
dám tự cho mình quyền định hướng cho con cháu!
Hãy thôi đi việc xã hội hóa cái gọi là “cháu ngoan Bác Hồ”; ai muốn làm
cháu ngoan Bác Hồ thì làm; ai muốn làm những cánh chim oanh vũ trong Gia
đình Phật tử thì làm; ai muốn làm những con chiên non trong Nhà thờ
Công giáo thì làm; ai muốn làm những đoàn sinh Hương đạo thì làm...
Hãy cho con em chúng ta biết mọi sự thật của lịch sử: cả xưa và cận đại;
cả tích cực và tiêu cực, cả cái tốt và cái xấu của mọi anh hùng dân tộc
hoặc những kẻ tội đồ; cả thắng và thua, cả được và mất, cả thiện và ác,
cả chống ngoại xâm và xâm lược của cha ông trong quá khứ.
Hãy để con em chúng ta tiếp cận vô tư với mọi tác phẩm thơ văn của cha
ông, để chúng tự nhận xét đánh giá theo quan điểm riêng mình.
Hãy để con em chúng ta tiếp xúc một cách sòng phẳng với mọi nguồn tư
tưởng trên thế giới. Từ Thích Ca đến Giê Su, từ Lảo Trang đến Khổng
Mạnh, từ Socrate đến Mac-Anghen,... chúng sẽ tự tìm ra con đường sáng
cho tương lai dân tộc.
Và cần nhanh chóng thôi ngay các phong trào “thi đua lập thành tích” bởi
vì “thi đua cứ thấy thua đi mãi”. Thôi ngay các chỉ tiêu phấn đấu buộc
con em chúng ta đạt được bằng mọi giá bởi vì định luật “lực và phản lực”
đúng cho mọi lãnh vực. Thôi ngay các danh hiệu, chuẩn bằng cấp bởi vì
mọi danh hiệu, bằng cấp đều do con người quy ước và dễ dàng trở thành
hàng hóa để mua bán bằng tiền; khi ấy chúng không thể hiện được công lao
đóng góp, năng lực thực sự của người sở hữu chúng.
Môi trường sinh thái cần có sự đa dạng sinh học mới tồn tại cân bằng
được. Môi trường xã hội cúng cần có sự đa dạng về tư duy mới ổn định lâu
dài. Đừng trồng cây một loại; đừng trồng người một kiểu. Di hại đã nhãn
tiền; còn chần chờ gì nữa mà không nhanh chóng xóa bỏ mọi tư duy phản
động độc quyền xưa củ để vườn cây dân tộc Việt phát triển tự nhiên, trăm
hoa chắc chắn sẽ đua nở, hoa nào cũng sẽ hửu dụng cho dân tộc cả!
12.12.2012
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/trong-nguoi_12.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001