Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ba con đường dẫn tới leo thang hạt nhân với Trung Quốc
Joshua Rovner là giáo sư chuyên ngành chiến lược và chính sách của Đại học đấu tranh hải quân Mỹ. Dưới đây là bài viết mới nhất của ông đăng trên tờ The National Interest phân tích về mặt lợi, hại trong quan hệ quân sự Mỹ-Trung.
Kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, lực lượng Mỹ đã tham gia diễn tập quân sự một cách tự do bất thường. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết có nghĩa là không có một quốc gia nào khác dám đương đầu với Mỹ khi quyết định tham chiến tại nước ngoài. Tuy nhiên, ngày nay các nhà chiến lược lo ngại rằng kẻ thù của Mỹ đang phát triển vũ khí hạt nhân, điều này sẽ gây khó khăn cho Mỹ trong việc giành quyền tiếp cận đối với những khu vực tranh chấp. Giải quyết cái gọi là vấn đề "chống tiếp cận" trở thành một nhiệm vụ quan trọng các nhà chiến lược, đồng thời là một sự ám ảnh của lực lượng hải quân Mỹ.
Một biện pháp phổ biến để giải quyết vấn đề trên là triển khai cuộc chiến không quân trên biển (ASB). Trong một chiều hướng chung nhất, ASB là sự tăng cường phối hợp giữa lực lượng hải quân và không quân. Giới chức quân đội hiện đang tranh cãi về việc phải triển khai kế hoạch đồng bộ cho chiến lược này như thế nào và lo ngại rằng nếu không thực hiện tốt sự phối hợp giữa hai lực lượng trên thì Mỹ sẽ thất bại ngay giữa cuộc xung đột. Điều này chắc chắn phải bao gồm quá trình thảo luận kế hoạch hành động về cuộc chiến tranh cũng như phối hợp đào tạo, chia sẻ dữ liệu và mua bán vũ khí. Do lực lượng không quân và người đứng đầu lực lượng hải quân đưa ra một vài luận điểm gần đây, chủ yếu là ý kiến "tiến hành phối hợp" ở một mức độ mới. "phối hơp" là một từ thường được giới chức quân sự Oasinhtơn sử dụng trong thời gian gần đây, họ cũng đang có dự định khai trương một văn phòng cuộc chiến không quân trên biển thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều lạ là đã có rất nhiều sự thảo luận về cuộc chiến không quân trên biển nhưng nội dụng lại không phải như vậy. Các quan chức nhấn mạnh rằng ASB không phải là một khái niệm hoạt động đơn lẻ về việc tiến hành một cuộc chiến tranh như thế nào; đơn giản hơn là họ muốn một sự phối hợp quân sự lớn nhất trong khả năng có thể để tiến hành cuộc chiến trên. Tại một cuộc họp báo về mục đích thành lập văn phòng ASB, họ đã tránh được nhiều phỏng đoán ngờ vực của các phóng viên.

Ảnh minh họa.
Không phải tất cả mọi người đều đồng ý với luận điểm đó. Theo lý thuyết, việc gia tăng nhanh chóng vũ khí chống tiếp cận đồng nghĩa với việc nhiều nước đã tạo ra lý do để lực lượng Mỹ triển khai lực lượng. Trên thực tế, có một số nước có cả lợi ích và tiền bạc để khiến cuộc sống ở Mỹ trở nên khó chịu. Trung Quốc là nước đầu tiên trong danh sách đó. Không có một quốc gia nào đầu tư vào vũ khí chống tiếp cận nhiều hơn Trung Quốc, quốc gia này từ thập kỷ trước đã triển khai được một lược lượng đội quân tàu ngầm, tên lửa dùng cho hải quân, tên lửa dùng cho tàu tuần tra và vũ khí chống tên lửa đạn đạo một cách đầy ấn tượng. Và không có một quốc gia nào có lợi ích rõ ràng hơn trong việc phủ nhận sự thâm nhập của lực lượng Mỹ trong cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có nhiều lý do đặc biệt để cảnh báo sự hiện diện của hải quân Mỹ tại eo biển Đài Loan do nước này đã thực hiện trước thời điểm khủng hoảng. Giới chức quân sự Mỹ cũng không ngây thơ trước động thái của Trung Quốc và họ tìm kiếm những con đường mới để khiến khả năng của Trung Quốc bị tiêu diệt. "Chỉ nói về nó" là bài viết của hai giáo sư thuộc trường đại học chiến đấu hải quân Mỹ gần đây, bài viết cho rằng "cuộc chiến không quân trên biển tại Đông á là nhằm vào Trung Quốc".
Cuộc chiến không quân trên biển không chỉ đề cập đến việc phối hợp. Năm ngoái, Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách (CSBA) đã xuất bản một chuyên đề dài về khái niệm này, bao gồm những phương pháp hoàn chỉnh nhất mới được cập nhật cho đến ngày nay về cách ứng xử trong cuộc chiến. Theo CSBA, cuộc chiến không quân trên biển là một chuỗi các hoạt động được vạch ra nhằm thoát khỏi sự ngăn chặn của kẻ thù và đảm bảo cho sự thâm nhập của lực lượng Mỹ. Bước đầu tiên là một "cuộc tấn công dọn đường" nhằm vào các căn cứ quan trọng như vũ khí tầm xa, vốn là sự đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ và những nhóm vận chuyển cùng với hệ thống rađa. Đây là bước tiến ban đầu có thể cân nhắc để tiến hành cuộc chiến đối với hệ thống tình báo của kẻ thù như hệ thống giám sát và trinh sát (ISR) và khiến cho cuộc chiến của Mỹ trở nên dễ dàng và có hiệu quả. Bước thứ hai là "cầm chân" hạm đội hải quân của kẻ thù với một khoảng cách cố định, điều này cho phép Mỹ có nhiều thời gian để triển khai lực lượng hùng mạnh đến đe dọa đối phương.
Trong khi các quan chức không đưa ra chi tiết về cuộc chiến không quân trên biển thì có nhiều lý do để tin rằng sách lược của CSBA gần với mục đích của Mỹ. Mỹ đã nhảy hai bước giống nhau cùng một lúc trong tất cả các cuộc chiến quy ước trong thời gian gần đây. Mặc dù có những tranh cãi rằng ASB không chỉ là một các tiếp cận hoạt động đơn lẻ, chỉ huy lực lượng và các quan chức từ văn phòng cuộc chiến không quân trên biển viết rằng nó dựa vào cấu trúc gọi là "phá vỡ-phá hủy-thua trận" điều này gần nhất với kịch bản của CSBA. Phá vỡ có nghĩa là tiêu diệt tất cả những thứ như "tàu, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng tên lửa". Chiến thắng kẻ thù sẽ dễ dàng hơn nhiều sau khi hai bước trên được hoàn tất.
Cuộc chiến không quân trên biển rất hấp dẫn. Một vài quan chức tin rằng nó có thể thực hiện như một chiến lược hoàn hảo và khiến các quốc gia thù địch tự thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với nước giàu hơn và có công nghệ tiên tiến như Mỹ. Họ cũng hy vọng rằng những hành động của cuộc chiến không quân trên biển sẽ là một sự ngăn chặn. Nếu Trung Quốc chắn chắn rằng họ không thể vượt qua quân đội hùng mạnh của Mỹ thì họ đã không tiến hành cuộc chiến ở giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là ý kiến đáng để ý khi cho rằng cuộc chiến không quân trên biển có thể không đáng mất nhiều thời gian của của Trung Quốc để tìm cách hất cẳng Mỹ. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều để giải quyết một hoạt động quân sự lớn. Cuộc chiến không quân trên biển là một đề xuất thú vị trong khi Mỹ chưa tìm ra cách chọc thủng phòng tuyến hoạt động quân sự của đối phương. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguy cơ rủi ro trong cách tiếp cận này, bao gồm sự nguy hiểm trong việc leo thang hạt nhân nếu cuộc chiến không quân trên biển nhằm vào Trung Quốc.
Có ba đường mòn để leo thang hạt nhân. Việc các nhà quân sự gây áp lực có thể dẫn đến việc nhận thức sai lầm về mục đích của kẻ thù, nguyên nhân khiến các quốc gia có phản ứng thái quá đối với việc giới hạn các hành động quân sự. Áp lực về mặt chính trị cũng có thể khiến khả năng leo thang gia tăng, đặc biệt nếu chính phủ mục tiêu sợ rằng nó sẽ mất quyền lực nếu thua trận. Trong những trường hợp đó chính phủ phải lường trước được rủi ro bất thường theo hướng "đánh bạc với sự phục hồi". Cuối cùng, sự leo thang một cách thiếu thận trọng có thể xảy ra khi các cuộc tấn cộng một cách qui ước làm cho cơ sở hạt nhân của kẻ thù gặp rủi ro. Trong trường hợp này kẻ thù có thể lo lắng rằng cuộc tấn công này chỉ là giai đoạn đầu của cuộc một chiến tranh lớn.
Cuộc chiến không quân trên biển mở ra tất cả ba đường mòn để leo thang. Bằng cách đưa ra một cuộc tấn công mở đường, nó có thể tăng khả năng nhận thức sai lầm một cách nghiêm trọng và phức tạp tình hình trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực giới hạn mục đích của Mỹ. Nó cũng trích dẫn vấn đề chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc vốn kéo dài nhiều năm qua về sự tồn tại hệ tư tưởng dựa chủ yếu vào sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân túy và tăng trưởng kinh tế theo hướng duy trì quyền lực. Đưa ra dấu hiệu yếu kém của nền kinh tế Trung Quốc, chúng ta sớm có thể đối mặt với một tình huống mà CCP chỉ dựa vào chủ nghĩa dân túy. Theo đó, có nhiều nguy cơ nếu Trung Quốc thua trận ngay trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột với Mỹ, nó sẽ có động chính trị mạnh mẽ để leo thang.
Cuối cùng, khởi động cuộc chiến không quân trên biển sẽ đem đến nhiều rủi ro trong việc leo thang hạt nhân, đặc biệt nếu Mỹ đánh Trung Quốc đại lục. Trên thực tế, nhiều nhà chiến lược cũng quan tâm đến cơ sở đạn đạo trên đất liền của quốc gia này với ngụ ý rằng nơi đây có thể sẽ trở thành mục tiêu. Các nhà kế hoach Mỹ tin rằng họ có thể nhận ra các cơ sở hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sợ rằng Mỹ sẽ nỗ lực cho một cuộc chiến ưu tiên chống lại vũ khí hạt nhân của nước này và liên kết giữa hệ thống điều hành và kiểm soát. Trong tình huống khó xử đó, Bắc Kinh có thể phải đối mặt với một tình huống tiến thoái lương nan đầy khó khăn đó là sử dụng nó hoặc bị phá hủy.
Trong bản chuyên đề đầu tiên của CSBA, dường như gần với tầm nhìn của các nhà chức trách "thiết kế" cuộc chiến không quân trên biển, lờ đi mối nguy hiểm trong việc leo thang hạt nhân. Thay vào đó, nó tóm tắt một cách đơn giản rằng nhiều cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ duy trì ở mức độ hiệp ước vì "hiệp ước không được dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân có thể xuất hiện đối với lợi ích của các hai đảng". Tuy nhiên, cuộc chiến trên đại lục Trung Quốc có thể khiếu khích một phản ứng thái quá thậm chí nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể làm tốt hơn để kiềm chế. Các quốc gia không để yên khi có một cuộc tấn công trên đất nước họ. Các nhà phân tích khác công nhận mối nguy hiểm này và đề nghị đưa ra một khái niệm hoạt động theo hướng giảm nhẹ sự khiêu khích dẫn đến nguy cơ của leo thang bằng cách nhấn mạnh sự kiên nhẫn và ít khiêu khích hơn trong kế hoạch. Thay vào đó, các nhà quan chức quốc phòng nên đưa ra một kế hoạch liên quân và có những biện pháp lựa chọn một cách nghiêm túc.
Chuyên đề dài hơn của tiểu luận này vời nhan đề "Cuộc chiến không quân trên biển và những nguy cơ" do Viện Sandiego về cuộc xung đột toàn cầu và hợp tác phát hành tháng 1/2012. Quan điểm trên đây là của riêng tác giả. Nó không nhất thiết đại diện cho những quan điểm của Đại học chiến đấu hải quân, hải quân Mỹ hay Bộ quốc phòng./.
nguồn:http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Ba-con-duong-dan-toi-leo-thang-hat-nhan-voi-Trung-Quoc/8954188.epi
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress

          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001