Thứ Ba, 10/07/2012
Trại rắn Đồng Tâm là nơi cung cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về loài bò sát đặc biệt này.
Bảo tàng rắn Đồng Tâm được xây dựng năm 1996, nằm trong khuôn viên khu bảo tồn các loại động vật hoang dã thuộc Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu IX. Đây là Trung tâm được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ bảo tồn các loại động vật quý hiếm, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc y học cổ truyền dân tộc và cấp cứu điều trị rắn độc cắn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm với cân nặng khoảng 300gram. Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng Trường Sơn và rừng Tây Bắc, phần lớn thời gian sống trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ ràng ngụy trang (nguồn qdnd.vn).
Cán bộ, nhân viên Trại rắn Đồng Tâm đang lấy nọc rắn
Trại rắn Đồng Tâm là nơi cung cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về loài bò sát đặc biệt này. Vì thế, bảo tàng rắn đặc biệt hấp dẫn các nhà khoa học, học sinh-sinh viên, các đối tượng thích nghiên cứu, tìm hiểu về bò sát. Bên cạnh đó, Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu IX còn sản xuất các loại thuốc y học cổ truyền dân tộc có tác dụng bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh từ trăn, rắn, cao trăn, mỡ trăn…
Theo Diên Vỹ (Kỷ lục)
nguồn_24h.com:http://us.24h.com.vn/ky-luc-guinness/bao-tang-ran-dau-tien-tai-viet-nam-c162a467797.html
-----------------------------------------------------------------------------
Bắt được con trăn "khủng" gần 80 kg
Anh Sanh khiếp vía, hốt hoảng bỏ chạy vào nhà truy hô.
Sau đó, hàng chục thanh niên bao vây rẫy bắp và bắt con trăn mang vào nhà anh Sanh.
Con trăn có chiều dài hơn 6 m, cân nặng gần 80 kg.
Theo anh Sanh, con trăn hiền lành, không bò đi đâu và sắp lột da, hiện được đóng chuồng nuôi nhốt.
>> Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg
>> Bắt được con trăn nặng gần 100 kg
>> Mất trộm 82 con trăn
>> Mang 14 con trăn, 10 con tắc tè trên người
Bắt được con trăn "khủng" gần 80 kg
04/08/2012 12:20
Con trăn nặng gần 80 kg được anh Sanh bắt được trong rẫy ngô |
(TNO) Suốt đêm 3.8, hàng trăm người dân hiếu kỳ ở TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng) kéo đến nhà anh Trần Minh Sanh (23 tuổi, ngụ P.8, TP.Sóc Trăng) để tận mắt chứng kiến con trăn lớn do anh Sanh vừa bắt được.
Theo anh Sanh, chiều 3.8, lúc đang chăm sóc rẫy bắp sau nhà, anh vô tình đạp lên thân của con trăn khổng lồ đang nằm dưới mương rẫy.Anh Sanh khiếp vía, hốt hoảng bỏ chạy vào nhà truy hô.
Sau đó, hàng chục thanh niên bao vây rẫy bắp và bắt con trăn mang vào nhà anh Sanh.
Con trăn có chiều dài hơn 6 m, cân nặng gần 80 kg.
Theo anh Sanh, con trăn hiền lành, không bò đi đâu và sắp lột da, hiện được đóng chuồng nuôi nhốt.
Tin, ảnh: Trần Thanh Phong
>> Bắt được con trăn gấm nặng hơn 30 kg
>> Bắt được con trăn nặng gần 100 kg
>> Mất trộm 82 con trăn
>> Mang 14 con trăn, 10 con tắc tè trên người
nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120804/bat-duoc-con-tran-khung-gan-80-kg.aspx
-----------------------------------------------------------------------------
Trăn “khủng” ỏ Sóc Trăng nghi bị xổng chuồng
Trăn “khủng” ỏ Sóc Trăng nghi bị xổng chuồng
| ||||
(VnMedia) - Theo lời ông Dương Tấn Vũ, phòng Thanh
tra pháp chế của Chi cục kiểm lâm Sóc Trăng, con trăn bị bắt ngày 3/8/2012 là
trăn đất, không phải trăn gấm như một số người lầm
tưởng.
Cũng theo ông Vũ, hiện đơn vị kiểm lâm đã làm biên bản tại hiện
trường, tạm giao cho người bắt được tạm thời chăm sóc, quản lý trong thời gian
điều tra. Chi cục Kiểm lâm nghi ngờ con trăn đất này không có nguồn gốc tự nhiên
mà bị xổng chuồng.
Trong thời gian gần đây, báo chí cũng đưa tin về các vụ bắt được trăn
khổng lồ là trăn gấm (ví dụ tại Hà Tĩnh ngày 1/7), tuy nhiên, theo thông tin từ
Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS), những con trăn này đều chỉ loại Trăn
đất. Theo hướng dẫn của WCS, cách phân biệt rất đơn giản là dựa trên vân trên da
của trăn (trong dưới).
“Quan trọng nhất là cả hai loài trăn đất và trăn gấm đều là loài được
pháp luật bảo vệ, tức người dân không có quyền săn bắt, nuôi nhốt, vận chuyển,
buôn bán, giết mổ...nếu con trăn có nguồn gốc tự nhiên” - chuyên gia của WCS cho
biết.
Cụ thể, hai loài này thuộc nhóm IIB của nghị định 32/2006 NĐ-CP. Hiện
nay một số chi cục kiểm lâm cấp phép cho một số gia đình nuôi trăn đất nhưng
phải chứng minh được nguồn gốc của đầu vào là từ nhân nuôi sinh sản chứ không
phải từ tự nhiên.
Trước đó, chiều 3/8, con trăn dài 6 m,
nặng 79 kg được anh Sanh (23 tuổi, ở TP Sóc Trăng) phát hiện khi đang xịt thuốc
bảo vệ thực vật ngoài rẫy bắp. Lúc đầu tưởng là rắn nên anh quăng bình xịt bỏ
chạy, báo cho người nhà. Khi biết đó là con trăn, cả nhà vây bắt và cần đến 6
người mới khiêng được con trăn vào nhà.
Tuệ Khanh
nguồn:http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_308541_Catid_23.html
============================================================== |
Người miền Tây 'sống chung' với rắn
Đang nấu ăn, chị Phường hoảng hồn quăng đũa bỏ chạy vì rắn trên mái nhà rơi xuống chảo cá kho. Còn ông Sử toát mồ hôi, nín thở chờ rắn bò qua người lúc nằm xem tivi.
Miền Tây, rắn bò vào tận giường ngủ, đong đưa trước hiên nhà là chuyện không hiếm vì vùng này cây cối um tùm, nhà dân xen với ruộng lúa, vườn cây ăn trái. Chị Lý Thị Phường ở đường Lê Hồng Phong, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) cho biết, ba ngày trước khi đang nấu ăn phải quăng đũa bỏ chạy vì rắn lục rơi vào chảo cá kho. Đứa cháu 4 tuổi đứng cạnh dì khóc thét vì nước sôi bắn vào tay do trước khi chết rắn “quậy” tung chảo cá.
“Nhà tôi gần chợ nhưng rắn bò vào nhà thường xuyên vì xung quanh vườn tược um tùm. Có tháng tôi đập chết 3-4 con rắn lục và hổ ngựa chui vào phòng ngủ của mấy đứa cháu”, chị Phường kể.
Khu đô thị 5A, TP Sóc Trăng mọc lên giữa vùng đất nông nghiệp nên cư dân phố thị thường xuyên "thót tim" vì thấy rắn bò vào nhà. Chị Trịnh Lin Ca, nhà gần trường mầm non Sơn Ca 5A cho biết, 4 ngày trước thấy con rắn màu xanh, to bằng ngón cái treo mình trên càng thắng xe máy đậu trước nhà. Chị vừa gọi chồng ra xua rắn để lấy xe đi làm thì con bò sát hoảng sợ chui tọt vào hộp công tơ mét.
“Không biết nó trốn ở đâu nên thợ sửa xe gần nhà phải mở bung giàn ốp ngoài thân xe nhưng vẫn không thấy con vật nguy hiểm. Sợ rắn cắn, thợ sửa xe nhẹ tay đút ống nhựa vào hộp công tơ mét rồi xịt hơi làm con rắn lục đuôi đỏ cuống cuồng phóng ra chạy mất”, chị nhớ lại.
Tham gia “bắt rắn trong xe”, anh Minh kể năm ngoái tận mắt chứng kiến một thanh niên ở phường 8, TP Sóc Trăng quăng xe máy giữa đường vì phát hiện rắn lục thò đầu, thè lưỡi trên tay lái. Đây cũng là trường hợp bị rắn chui vào hộp công tơ mét, khi xe chạy rắn bị động bò ra ngoài tìm đường thoát thân làm chủ xe một phen khiếp vía.
Nông dân Nguyễn Văn Sử (Phước Long, Bạc Liêu) cho biết, mỗi khi ra vườn ông Sử với các con đều mang ủng. Gần nhà nông dân 58 tuổi này có 4-5 hang rắn nằm dọc theo mé ao. Đêm xuống rắn ra khỏi hang, bò ngang cửa nhà để đi tìm mồi. Tờ mờ sáng, rắn lại bò ngược về hang theo đường mòn cũ làm vợ chồng ông Sử lo lắng nhưng không dám đập vì “sợ dòng họ rắn hổ mang trả thù”.
Ông Sử kể, hồi tháng Chạp năm ngoái một con rắn lục xanh, đuôi đỏ rơi xuống từ nóc nhà lúc ông nằm xem tivi. Ông Sử thót tim, nín thở nằm im để nó bò qua người, chui vào kẹt vách chứ không dám nhúc nhích vì sợ rắn cắn chết.
Không may như ông Sử, nửa năm trước, anh Nguyễn Kim Hoàng ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân khi đang làm cỏ vườn. Người đàn ông 39 tuổi chưa kịp cắt dây chuối nịt bắp chân đã ngã quỵ tại chỗ, choáng váng mặt mày. Rất may được người thân đưa đi cấp cứu kịp thời vì nhà gần Bệnh viện Quân y 121.
Còn tại Cần Thơ, rắn lục đuôi đỏ cũng xuất hiện nhiều và cắn một số người ở khu dân cư phường An Khánh, quận Ninh Kiều. Sinh viên Trần Thị Tường Vi (Đại học Cần Thơ) cho biết, hai tháng trước chị đi dạo quanh nhà trọ đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân. Được bạn bè đưa vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu nên nữ sinh 19 tuổi thoát chết.
Mới đây, ngày 3/9, anh Trần Tấn Lợi ở khu vực 3, phường An Khánh cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đi soi ếch gây nóng sốt, chân tê cứng. Thấy hai vết cắn có hai dấu răng gây chảy máu, thanh niên 31 tuổi liền bứt dây chuối nịt ngang bắp đùi trước khi nhờ người thân chở đi cấp cứu.
Ông Lê Hoàng Vũ (Phó chủ tich UBND phường An Khánh) cho biết trên địa bàn có nhiều khu đất trống được quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu quy hoạch nâng cấp đô thị. Do công trình chưa triển khai hết trên đất dự án nên nhiều nơi cây cối mọc um tùm, tạo điều kiện cho rắn trú ngụ. Để xua rắn ra khỏi đô thị, UBND phường An Khánh yêu cầu chủ đầu tư các dự án khẩn trương phát quang bụi rậm, đốn chặt lau sậy.
Nhắc đến chuyện bị rắn tấn công, nhiều người dân miền Tây vẫn chưa quên những nạn nhân chết vì nọc độc của loài bò sát xảy ra ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cách nay hơn hai năm. Nạn nhân đầu tiên là Trần Ngọc Diễm Thúy ở xã An Thạnh Nam. Thiếu nữ 18 tuổi thiệt mạng vì bị rắn cắn vào bắp chân lúc đi chặt bập dừa nước thuê ven sông Hậu.
Bà Trương Thị Nước (mẹ Thúy) cho biết, sau khi bị rắn cắn Thúy còn tỉnh táo đón xe về nhà tắm. Thấy máu chảy nhiều nên gia đình lấy vải nịt lại vết cắn đưa đi tìm thầy chạy chữa. Qua đến gần cảng Trần Đề ghé nhà thầy trị rắn cắn nhưng ông này lắc đầu khi xem hai dấu răng. Tìm người thứ hai, ông thầy bảo Thúy gặp phải rắn hổ mang nên không đảm bảo cứu sống nhưng vẫn đồng ý đổ hai liều thuốc khi nghe người mẹ hết lời nài nỉ. Thế nhưng khi uống xong, chưa kịp đưa lên xe chuyển đi bệnh viện thì Thuý mờ mắt, đàm tràn đầy cổ họng rồi tắt thở.
Gần nhà bà Nước, chị Nguyễn Thị Tuyền đi đốn mía thuê cũng bị rắn cắn. Thấy vết cắn chảy nhiều máu, gia đình nạn nhân cho rằng không phải là rắn độc nên chậm rãi chạy ghe vượt cửa biển Định An qua Trà Vinh tìm thầy chữa trị nhưng Tuyền chết giữa đường. Giữa tháng 4/2010, bà Trần Thị Lẻn ở chợ Vàm Hồ (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) đang hái rau má sau vườn cũng bị rắn cắn vào tay. Người chồng nghe vợ kêu cứu vội lấy xe chở vào bệnh viện nhưng không kịp.
Theo Trạm Y tế xã An Thạnh Nam, loài bò sát cắn chết nhiều người ở địa phương này hơn hai năm trước là rắn hổ mang. Cù Lao Dung nằm giữa bốn bề sông nước nên những ngày triều cường dâng cao rắn chạy lên vùng đất gò có đông dân cư tìm chỗ trú ngụ.
Bác sĩ khuyến cáo người dân phòng ngừa rắn cắn bằng cách phát quang bụi rậm quanh nhà, mang ủng chân, đeo giăng tay khi đi rẫy. Nếu không may bị rắn cắn, nạn nhân không nên tìm thầy trị rắn cắn mà phải đưa ngay đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời trước khi đưa lên tuyến trên.
Thiên Phước
nguồn:http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-mi%E1%BB%81n-t%C3%A2y-s%E1%BB%91ng-chung-v%E1%BB%9Bi-r%E1%BA%AFn-005400513.html
===================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đang nấu ăn, chị Phường hoảng hồn quăng đũa bỏ chạy vì rắn trên mái nhà rơi xuống chảo cá kho. Còn ông Sử toát mồ hôi, nín thở chờ rắn bò qua người lúc nằm xem tivi.
>> Danh sách thua lỗ ngày càng dài ra
>> Không được mổ thai lưu, sản phụ tử vong
Miền Tây, rắn bò vào tận giường ngủ, đong đưa trước hiên nhà là chuyện không hiếm vì vùng này cây cối um tùm, nhà dân xen với ruộng lúa, vườn cây ăn trái. Chị Lý Thị Phường ở đường Lê Hồng Phong, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) cho biết, ba ngày trước khi đang nấu ăn phải quăng đũa bỏ chạy vì rắn lục rơi vào chảo cá kho. Đứa cháu 4 tuổi đứng cạnh dì khóc thét vì nước sôi bắn vào tay do trước khi chết rắn “quậy” tung chảo cá.“Nhà tôi gần chợ nhưng rắn bò vào nhà thường xuyên vì xung quanh vườn tược um tùm. Có tháng tôi đập chết 3-4 con rắn lục và hổ ngựa chui vào phòng ngủ của mấy đứa cháu”, chị Phường kể.
Anh Hoàng suýt chết vì bị rắn cắn lúc làm vườn. Ảnh: Tây Đô |
“Không biết nó trốn ở đâu nên thợ sửa xe gần nhà phải mở bung giàn ốp ngoài thân xe nhưng vẫn không thấy con vật nguy hiểm. Sợ rắn cắn, thợ sửa xe nhẹ tay đút ống nhựa vào hộp công tơ mét rồi xịt hơi làm con rắn lục đuôi đỏ cuống cuồng phóng ra chạy mất”, chị nhớ lại.
Tham gia “bắt rắn trong xe”, anh Minh kể năm ngoái tận mắt chứng kiến một thanh niên ở phường 8, TP Sóc Trăng quăng xe máy giữa đường vì phát hiện rắn lục thò đầu, thè lưỡi trên tay lái. Đây cũng là trường hợp bị rắn chui vào hộp công tơ mét, khi xe chạy rắn bị động bò ra ngoài tìm đường thoát thân làm chủ xe một phen khiếp vía.
Nông dân Nguyễn Văn Sử (Phước Long, Bạc Liêu) cho biết, mỗi khi ra vườn ông Sử với các con đều mang ủng. Gần nhà nông dân 58 tuổi này có 4-5 hang rắn nằm dọc theo mé ao. Đêm xuống rắn ra khỏi hang, bò ngang cửa nhà để đi tìm mồi. Tờ mờ sáng, rắn lại bò ngược về hang theo đường mòn cũ làm vợ chồng ông Sử lo lắng nhưng không dám đập vì “sợ dòng họ rắn hổ mang trả thù”.
Chị Lin Ca kể lại nơi ẩn nấp của con rắn lục đuôi đỏ trong hộp công tơ mét xe đậu trước nhà. Ảnh: Thiên Phước |
Không may như ông Sử, nửa năm trước, anh Nguyễn Kim Hoàng ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh, Vĩnh Long) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân khi đang làm cỏ vườn. Người đàn ông 39 tuổi chưa kịp cắt dây chuối nịt bắp chân đã ngã quỵ tại chỗ, choáng váng mặt mày. Rất may được người thân đưa đi cấp cứu kịp thời vì nhà gần Bệnh viện Quân y 121.
Còn tại Cần Thơ, rắn lục đuôi đỏ cũng xuất hiện nhiều và cắn một số người ở khu dân cư phường An Khánh, quận Ninh Kiều. Sinh viên Trần Thị Tường Vi (Đại học Cần Thơ) cho biết, hai tháng trước chị đi dạo quanh nhà trọ đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân. Được bạn bè đưa vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu nên nữ sinh 19 tuổi thoát chết.
Mới đây, ngày 3/9, anh Trần Tấn Lợi ở khu vực 3, phường An Khánh cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đi soi ếch gây nóng sốt, chân tê cứng. Thấy hai vết cắn có hai dấu răng gây chảy máu, thanh niên 31 tuổi liền bứt dây chuối nịt ngang bắp đùi trước khi nhờ người thân chở đi cấp cứu.
Ông Lê Hoàng Vũ (Phó chủ tich UBND phường An Khánh) cho biết trên địa bàn có nhiều khu đất trống được quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu quy hoạch nâng cấp đô thị. Do công trình chưa triển khai hết trên đất dự án nên nhiều nơi cây cối mọc um tùm, tạo điều kiện cho rắn trú ngụ. Để xua rắn ra khỏi đô thị, UBND phường An Khánh yêu cầu chủ đầu tư các dự án khẩn trương phát quang bụi rậm, đốn chặt lau sậy.
Bà Nước kể lại chuyện kinh hoàng hơn hai năm trước khi quê hương có đến 4 người bị rắn cắn chết. Con bà cũng là nạn nhân của loài bò sát. Ảnh: Duy Khang |
Bà Trương Thị Nước (mẹ Thúy) cho biết, sau khi bị rắn cắn Thúy còn tỉnh táo đón xe về nhà tắm. Thấy máu chảy nhiều nên gia đình lấy vải nịt lại vết cắn đưa đi tìm thầy chạy chữa. Qua đến gần cảng Trần Đề ghé nhà thầy trị rắn cắn nhưng ông này lắc đầu khi xem hai dấu răng. Tìm người thứ hai, ông thầy bảo Thúy gặp phải rắn hổ mang nên không đảm bảo cứu sống nhưng vẫn đồng ý đổ hai liều thuốc khi nghe người mẹ hết lời nài nỉ. Thế nhưng khi uống xong, chưa kịp đưa lên xe chuyển đi bệnh viện thì Thuý mờ mắt, đàm tràn đầy cổ họng rồi tắt thở.
Gần nhà bà Nước, chị Nguyễn Thị Tuyền đi đốn mía thuê cũng bị rắn cắn. Thấy vết cắn chảy nhiều máu, gia đình nạn nhân cho rằng không phải là rắn độc nên chậm rãi chạy ghe vượt cửa biển Định An qua Trà Vinh tìm thầy chữa trị nhưng Tuyền chết giữa đường. Giữa tháng 4/2010, bà Trần Thị Lẻn ở chợ Vàm Hồ (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) đang hái rau má sau vườn cũng bị rắn cắn vào tay. Người chồng nghe vợ kêu cứu vội lấy xe chở vào bệnh viện nhưng không kịp.
Theo Trạm Y tế xã An Thạnh Nam, loài bò sát cắn chết nhiều người ở địa phương này hơn hai năm trước là rắn hổ mang. Cù Lao Dung nằm giữa bốn bề sông nước nên những ngày triều cường dâng cao rắn chạy lên vùng đất gò có đông dân cư tìm chỗ trú ngụ.
Bác sĩ khuyến cáo người dân phòng ngừa rắn cắn bằng cách phát quang bụi rậm quanh nhà, mang ủng chân, đeo giăng tay khi đi rẫy. Nếu không may bị rắn cắn, nạn nhân không nên tìm thầy trị rắn cắn mà phải đưa ngay đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời trước khi đưa lên tuyến trên.
Thiên Phước
nguồn:http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-mi%E1%BB%81n-t%C3%A2y-s%E1%BB%91ng-chung-v%E1%BB%9Bi-r%E1%BA%AFn-005400513.html
===================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001