Hãy lưu ý đến 6 điểm quan trọng dưới đây để tạo sự khác biệt:
1/ Chipset
Trong các thông số kỹ thuật thì chipset của máy luôn nằm trong số ít được quan tâm nhất, đặc biệt là trong thời điểm “giao thời” giữa hai thế hệ. Phổ biến nhất hiện nay là sự “nhập nhèm” giữa Intel HM76 Express Chipset và Intel HM65 Express Chipset.
Intel HM76 Express Chipset là nền tảng mới nhất, ra đời tháng 4/2012 được Intel xếp hàng “Performance” giúp hiệu năng hệ thống mạnh hơn, khai thác tối đa khả năng của CPU, hỗ trợ cả vi xử lý Core I thế hệ 3 và thế hệ 2. Ngoài ra, đây cũng nền tảng đầu tiên được hỗ trợ chính thức USB 3.0 với tốc độ nhanh gấp 10 lần USB 2.0 trước đó. Khả năng hỗ trợ hiển thị 3 màn hình độc lập (kết nối cùng lúc với màn hình chính và màn hình phụ qua cổng VGA và HDMI).
Trong khi đó Intel HM65 Express Chipset là nền tảng cũ, được Intel xếp vào hàng “Value”, thiên về giá bán rẻ. Nền tảng này ra mắt tháng 1/2011, hiệu năng hệ thống thấp hơn, không hỗ trợ USB 3.0 và chỉ có thể xuất hình ảnh ra tối đa 2 màn hình.
Trên thị trường các mẫu laptop chipset mới thường chỉ được trang bị trong các model cao cấp. Rất ít hãng như Toshiba trang bị chipset mới nhất trên các dòng máy phổ thông C800, L800, M800 series ra đời năm 2012.
Nhiều người dùng khi chọn mua laptop thường chỉ để ý đến tốc độ của chip xử lý mà quên đi các thông số khác cũng gây ra ảnh hưởng lớn tới hiệu suất máy. Ví dụ: Dual Core, Core 2 Duo thì khá dễ phân biệt nhưng với dòng chip Core i3, i5 hoặc i7 lại có tới ba thế hệ nên sẽ khiến nhiều người dùng phổ thông khó nhận biết. Trong bộ ba này thì Core I đời đầu là dễ nhận biết nhất nhờ chỉ có 3 chữ số và một hậu tố phía sau như Core i3-520UM trong khi hai phiên bản còn lại đều có tới 4 chữ số và một hậu tố như Core i7-2820QM.
Để phân biệt giữa thế hệ Core I thứ hai và thứ ba người dùng cần nhìn vào chữ số đầu tiên trong ký hiệu của vi xử lý. Nền tảng Sandy Bridge thường bắt đầu với chữ số “2” trong khi nền tảng Ivy Bridge bắt đầu với chữ số “3”.
Các mẫu laptop cách thế hệ vi xử lý dù cùng tốc độ nhưng có khoảng cách về mặt chi phí khá lớn, lên đến 2-3 triệu đồng. Ví dụ như Core I đời đầu tiên giờ đã khá cũ và chỉ còn giá trong khoảng dưới 10 triệu đồng, giá Core I thế hệ hai vào khoảng 10 đến 12 triệu đồng trong khi thế hệ 3 đắt hơn tới 14-15 triệu đồng. Hoặc như Intel i7-3720QM sẽ là tên mã của một bộ vi xử lý Ivy Bridge vừa được giới thiệu, trong khi đó tên mã của Sandy Bridge là Intel Core i7-2820QM.
3/ Card đồ họa
Với hàng loạt dãy số và ký hiệu, sẽ rất khó để người dùng nắm bắt được dòng card đồ họa nào mạnh hơn trong các mẫu máy. Thông thường chỉ dựa vào bộ nhớ VRAM là không đủ, một số nơi còn ghi cả bộ nhớ chia sẻ từ RAM để tăng giá trị sản phẩm và khiến người dùng mất định hướng chính xác.
Để tiện hơn trong việc so sánh hiệu năng các dòng card đồ họa, người sử dụng có thể truy cập vào bảng đánh giá thực tế của Notebookcheck theo đường link bên dưới.
http://www.notebookcheck.net/Mobile-Graphics-Cards-Benchmark-List.844.0.html
Một số ví dụ từ thực tế trên thị trường hiện nay, các dòng card phổ biến được trang bị trên một số model như Dell Inspiron N5110 sử dụng card Nvidia GT525M (xếp hạng 158), card GT630 (xếp hạng 134) trên các model như Dell Inspiron 5420 (khoảng18tr), Asus K43SM, K45VM, K55VM (khoảng 19,8tr). Với dòng card của AMD là ATI HD7450 (xếp hạng 232) sử dụng trong Dell Vostro 1450, N4050, N4110 (khoảng 14tr) hay HP với các dòng 431, 450 và 1000 (khoảng 12,4tr). Riêng card HD7610 (xếp hạng 160) được Toshiba sử dụng trong C840-1012X (khoảng 10,9tr) hay chip HD7670M (xếp hạng 127) được sử dụng trong L840-1031X/1032X và M840-1016X (khoảng 15tr).
Thông thường khi xem ổ cứng, chỉ dung lượng được đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, còn các thông số khác quan trọng không kém như tốc độ quay của thiết bị. Hiện cho laptop thường có hai loại là 5.400 vòng/phút và 7.200 vòng phút. Thông thường loại chậm hơn có dung lượng lớn hơn loại kia tới gần 200 GB nhưng giá vẫn chỉ tương đương. Xét về mặt tốc độ thì ổ 5.400 chỉ chậm hơn 7.200 khoảng hơn 30% nhưng khi mở nhiều ứng dụng tốc độ sẽ dễ cảm nhận được sự chênh lệch.
Các mẫu laptop giá rẻ hiện nay trong khoảng dưới 12 triệu đồng hầu hết đều trang bị ổ cứng dung lượng lên tới 640 GB nhưng tốc độ chỉ dừng ở mức 5.400 vòng/phút. Chính vì vây, tùy vào nhu cầu sử dụng, người dùng nên cân nhắc giữa dung lượng và ổ cứng.
Tuy nhiên, ở dòng phổ thông, hầu hết các laptop đều sử dụng tốc độ 5.400 vòng/phút nên một số loại tích hợp thêm công nghệ chống sốc như trên laptop Toshiba (giảm thiểu rủi ro hỏng hóc khi va đập, chấn động mạnh). Đây cũng là công nghệ nhiều hãng sử dụng nhưng vẫn hay bị “khuyết” ở các dòng giá rẻ.
Ngoài hai loại có tốc độ như trên, thị trường còn một số loại khác như SSD (ổ cứng thể rắn) có tốc độ đọc/ghi gấp nhiều lần so với HDD thường hoặc loại ổ lai (kết hợp giữa SSD và HDD)
nhưng đều được ghi khá rõ ràng trên máy.
5/ Bộ nhớ RAM
Hầu hết các loại RAM gắn theo laptop trên thị trường hiện tại đều đã là DDR3, chỉ còn một số rất ít các mẫu giá rẻ hoăc máy cũ là DDR2. Trên thị trường Việt Nam phổ biến có hai loại RAM DDR2 là tốc độ xung nhịp 1066 (xung nhịp thực 533 MHz) và 1333 (xung nhịp thực 666 MHz). Thông thường các trang thông tin sản phẩm chỉ ghi dung lượng bộ nhớ RAM và loại DDR3 hoặc DDR2 nên người dùng cần tìm hiểu kỹ để biết rõ lý do một vài model đắt hơn dù cùng cấu hình.
Một yếu tổ khác cũng ảnh hưởng không nhỏ là số khe RAM được trang bị phía trong máy. Cùng bộ nhớ RAM nhưng bo mạch chỉ hỗ trợ một khe cắm đôi khi cũng rẻ hơn được tới 500.000 đồng so với loại có nhiều khe cắm hơn. RAM là chi tiết dễ nâng cấp nhất trong các phần cứng của laptop giúp máy chạy nhanh hơn nếu trong trường hợp chỉ có một khe cắm, người dùng phải bán loại cũ với giá rẻ và phải mua loại mới với dung lượng lớn hơn. Trong khi các máy có hai hoặc nhiều hơn khe cắm, người dùng chỉ cần mua thêm để lắp và đỡ tốn chi phí hơn khá nhiều.
Các mẫu laptop tầm trung trên thị trường như Toshiba C, M Series, HP G Series hầu hết đều sở hữu hai khe cắm RAM trở lên trong khi một vài dòng giá rẻ trên thị trường như Lenovo B Series, Asus X44 lại chỉ có một khe nên rẻ hơn.
6/ Các công nghệ, trang bị khác
Hầu hết các hãng máy tính đều tích hợp vào sản phẩm của mình những công nghệ riêng để tạo sự khác biệt. Tuy nhiên, nói chung các công nghệ như giúp máy hoạt động mát mẻ hơn, tiết kiệm pin hơn, khởi động nhanh hơn đều là những tiến bộ về mặt sản xuất của “đời máy” qua các năm thay vì là một tùy chọn nâng cấp.
Trong khi đó, một số tính năng được thêm vào như khe nhận dạng vân tay, webcam chuẩn HD, pin dung lượng lớn hơn 6 cell thông thường, màn hình độ phân giải cao hơn cũng sẽ khiến máy đắt hơn nhưng dễ dàng nhận biết. Ví dụ như Hi-Speed Start tăng tốc độ khởi động, chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D, tăng độ nét video Resolution+ của Toshiba, HP QuickWeb giúp lướt web nhanh.
Kết luận: khi lựa chọn một chiếc laptop, người dùng nên xem xét kỹ những điểm lưu ý quan trọng trên để so sánh giá một cách xác thực hơn là chỉ đơn giản nhìn vào bảng cấu hình chung chung được niêm yết tại cửa hàng. Từ đó, bạn sẽ tìm được model thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng và xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.
Theo TTVN
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001