Nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye
Phong Thu, thông tín viên RFA
2012-12-25
Ngày 19 tháng 12, cả thế giới kinh ngạc khi bà Park Geun-hye, con gái của cố Tổng Thống độc tài nổi tiếng của Nam Hàn là ông Park Chung-hee, trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Nam Hàn nhiệm kỳ 2013 đến 2018.Bước đột phá lịch sử
Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà khá thăng trầm.
Số phận của bà đã gắn liền với ánh sáng và bóng tối của di sản trong quá
khứ mà cha bà để lại trong 18 năm cầm quyền đất nước Hàn Quốc.
Đối với một đất nước xem đàn ông đóng vai trò quan trọng
quyết định trong gia đình thì cuộc thắng cử ngoạn mục của bà Park
Geun-hye đã làm đảo lộn mọi giá trị bảo thủ truyền thống của Hàn Quốc về
quyền bình đẳng giới. Bà thắng ông Moon Jae-in với số phiếu là 51.55%.
so với 48.02%.
Bà Park đã có một bước đột phá lịch sử, đánh dấu bước đi quyền lực
của phụ nữ trên một đất nước mà đàn ông nắm toàn bộ quyền hành ở tất cả
các lĩnh vực chính trị thương mại. Trong khi đó, phụ nữ chỉ chiếm 15% số
ghế trong Quốc Hội, và chỉ có 12% nắm vị trí quản lý trong số 1.500
các công ty lớn (*).Nhà văn Nguyễn Hồng Nhung hiện đang ở Hà Nội. Bà tốt nghiệp Khoa Ngôn Ngữ và Văn Học tại trường Đại Học Budapest, Hungary. Bà cũng đã từng làm việc cho Viện Xã Hội Học thuộc Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Bà đã trình bày quan điểm của mình như sau:
Chuyện bà Park Geun Hye trở thành nữ Tổng Thống Nam Hàn đó là niềm tự hào của chúng tôi. Thật là tuyệt vời.“Nếu như người ta nhìn từ góc độ Tổng Thống hay Phó Tổng Thống hay là Bộ Trưởng nghĩa là ở góc độ Tư Pháp, góc độ Hành Chính người ta rất hay phân biệt đàn ông hay đàn bà. Bởi vì người ta hay có quan niệm cổ điển rằng phụ nữ thì phải lo cho gia đình, nội trợ còn đàn ông thì lo về chuyện xã hội. Nhưng nếu nhìn ở quan điểm khác tức là phải có tài, phải có chí, có đức hạnh và phải cương quyết, tức là phải có đức tính của một con người có tri thức thì lúc đó người ta sẽ không bao giờ còn phân biệt đàn ông hay đàn bà nữa. Bởi vì có những người đàn ông không bằng người đàn bà và ngược lại có những chuyện chỉ có đàn ông mới có khả năng giải quyết, nhưng người đàn bà không có khả năng để giải quyết. Nếu trong cuộc sống càng bớt đi sự phân biệt, sự phân chia những phạm trù tất nhiên như thế thì mình sẽ càng nhìn vấn đề nó tổng quát hơn. Vì ở trong cương vị, vị trí lãnh đạo bà phải có những điều đó. Bà phải cương quyết và tìm hành động cũng như ra một quyết định. Nếu bà đạt tiêu chuẩn của một người lãnh đạo thì tôi cho đó là một sự may mắn cho đất nước.”Bà Haly
Theo Wikipedia, bà Park Geun-hye sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại thành phố Daegu. Bà tốt nghiệp Đại học Sogang ở Seoul và Đại Học Văn Chương trường Đại Học Moonward của Đài Loan.
Gia đình bà có 3 anh chị em, bà là con gái đầu của Tổng Thống Park Chung-hee. Ông là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Nam Hàn. Năm 1961, ông đã cầm đầu cuộc đảo chính và lên nắm quyền lâu nhất từ 1961 cho đến 1979. Ông là người được mệnh danh là ông vua có bàn tay sắt. Trong thời gian ông cầm quyền, ông đã bắt giam rất nhiều người bất đồng chính kiến. Ông đã bị Kim Jae-kyu, vị chỉ huy tình báo mà ông tin cậy bắn chết tại Trụ Sở Trung Ương Tình Báo năm 1979 do sự bất đồng về đường lối cai trị độc tài của ông trong suốt thời gian cầm quyền.
Mẹ của bà là Đệ Nhất Phu Nhân Yuk Young-soo, đã bị người có cảm tình với Bắc Hàn ám sát chết vào ngày 15 tháng 8 năm 1974, nhân ngày Hàn Quốc Độc Lập tại Seoul.
Khi mẹ chết, bà Park mới 22 tuổi nhưng bà đã trở về bên cha để lo việc nước. Người dân Nam Hàn gọi bà là “Đệ Nhất Tiểu Thư”. Nhưng sau cái chết của cha. Bà đã biến mất khỏi chính trường. Sau gần hai thập niên vắng bóng, bà Park được biết đến sau khi đã cứu Nam Hàn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh. Bà được vinh danh và bầu vào Quốc Hội năm 1998.
Năm 2004 đến năm 2006, bà Park là Chủ Tịch của đảng bảo thủ Đại Dân Tộc (GNP). Năm 2012, Đảng này đổi tên là Đảng Saenuri. Bà là thành viên của Quốc Hội Nam Hàn liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ. Và là một trong những chính khách có ảnh hưởng nhất Hàn quốc. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 4 năm 2012, Đảng của bà đã thắng lớn và chiếm được 152 trên tổng số 300 ghế Đại Biểu.(**)
Năm 2007, bà có dự định ra tranh cử Tổng Thống nhưng Đảng của bà đã chọn ông Lee Myung-bak. Năm nay, bà ra tranh cử. Cuộc bầu cử lần này rất gay go, căng thẳng vì bà phải vượt qua hai ứng cử viên nam khá nổi tiếng: Thứ nhất là ông Moon-Jae-in, ứng cử viên đối lập 59 tuổi, là một luật sư tranh đấu nhân quyền lâu đời tại Hàn Quốc từ khi ông còn là một sinh viên. Vào thập niên 1970, ông là Chủ Tịch sinh viên, cầm đầu những cuộc biểu tình chống lại đường lối cai trị độc tài của Park Chung-hee và bị bắt giam. Ông cũng từng là tham mưu trưởng của cựu Tổng Thống Roh-Moo-hyun (2003-2008). Vị Tống Thống này đã nhảy xuống vực thẳm tự sát vì bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng và làm rối loạn nền kinh tế quốc gia.
Ứng cử viên thứ hai là ông Ahn Chul-soo, một giáo sư Đại Học và là một tỉ phú sáng giá. Nhưng ông đã rút lui vào tháng 11 vừa qua để tăng sự ủng hộ cho ông Moon-Jae-in kiếm thêm phiếu để đánh bại bà Park.
Dù thời tiết hết sức giá lạnh nhưng cử tri lần này đi bầu đông hơn năm 2007. Chiến dịch vận động tranh cử của bà là khơi lại cái chết bi thảm của cha mẹ mình. Vào tháng 9 vừa qua, bà đã xin lỗi người dân Nam Hàn về những gì cha bà đã làm sai trái trong qua khứ. Nhưng bà cũng cho biết giai đoạn đó không thể làm gì khác hơn là phải có cuộc đảo chính để cứu vãn tình hình đất nước. Bà Park cam kết quan tâm đến vấn đề hòa giải dân tộc, đối thoại với Bắc Hàn, cải thiện dân chủ, chú trọng phát triển kinh tế, và tăng phúc lợi xã hội đồng đều cho tất cả mọi người. Bà cũng quan tâm đến những tập đoàn kinh tế lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Người dân là gia đình
Những người ủng hộ bà đã đánh giá bà là một nhà lãnh đạo ôn hoà, bình tĩnh nhưng cũng rất mạnh mẽ và đáng tin cậy.Trong suốt cuộc vận động tranh cử, bà Park cũng tuyên bố rằng bà không bao giờ kết hôn. Vai trò của người phụ nữ như bà sẽ là tài sản để lãnh đạo quốc gia mà bà yêu mến trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bà nói: “Tôi không có gia đình để chăm sóc. Tôi không có con cái để kế thừa tài sản của tôi. Bạn, người dân là gia đình duy nhất của tôi mà tôi muốn mang lại cho bạn hạnh phúc. Đó là lý do vì sao tôi làm chính trị.”(***)Ông Choi Jin
Sau những đau thương mất mát, ngày nay bà đã trở về với “Blue House”, nơi mà cách đây hơn 50 năm bà đã từng sống, làm việc với cha mình. Ánh hào quang của ông Park Chung-hee vẫn còn được dân chúng vẫn tôn trọng và tưởng nhớ. Ông chú trọng đến chương trình kỹ nghệ hoá đất nước và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang các nước, đã đưa kinh tế Nam Hàn cất cánh từ trong đổ nát sau chiến tranh Thế Giới Thứ II, xây dựng được một tầng lớp trung lưu tại Nam Hàn. Đó là nền tảng để Nam Hàn sau này trở thành là một trong những quốc gia giàu có, văn minh vào bậc nhất Đông Nam Châu Á. Hiện nay, tổng sản lượng quốc gia chia trên đầu người bình quân là 30.000 mỹ kim chỉ đứng sau Nhật Bản là 34.000 mỹ kim.
Dư luận cho rằng bà chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này là do bà có một lợi thế quan trọng là đã từng xuất hiện bên cha trong nhiều năm. Điều đó đã giúp bà chinh phục được khối cử tri nam.
Bà Haly, một người Hàn Quốc đã rời đất nước sang Hoa Kỳ trên 30 năm. Hiện bà đang sinh sống tại Elicotte City, tiểu bang Maryland. Khi hay tin bà Park Geun-hye đắc cử bà rất vui. Bà nói trong niềm tự hào về ông Park Chung-hee như sau:
“Thời gian đó người Mỹ đã đến miền Tây của Hàn Quốc. Ông Park Chung-hee và cha tôi cũng đang phục vụ trong quân đội. Ông Park và cha tôi đã từng học chung một trường Cao Đẳng Tham Mưu Quân Sự tại Nhật Bản. Nhờ có ông mà đất nước Nam Hàn mới thoát khỏi nghèo đói. Người dân Nam Hàn chiến thắng và có cuộc sống giàu có, thịnh vượng như hôm nay. Mặc dù cha tôi ở trong một đảng đối lập với ông Park. Nhưng cha tôi rất tin tưởng và quý trọng ông, người dân rất kính trọng ông và xem ông là một vị cứu tinh. Không có ông đất nước Nam Hàn sẽ giống Bắc Hàn rồi. Ngay cả bây giờ nền kinh tế thế giới đang suy trầm nhưng kinh tế Hàn Quốc vẫn phát triển. Những công ty kỹ nghệ xe hơi của Nam Hàn vẫn cất cánh, vẫn phát triển và vượt qua cả Nhật Bản. Chuyện bà Park Geun Hye trở thành nữ Tổng Thống Nam Hàn đó là niềm tự hào của chúng tôi. Thật là tuyệt vời.”
Bà Nguyễn Như An, một người theo dõi thời cuộc, quan tâm đến tình hình Việt Nam và các nước Á Châu. Bà là một phụ nữ khá quen thuộc trong nhiều hoạt động của cộng đồng tại Seattle. Bà rất vui khi hay tin bà Park đắc cử và trở thành Tổng thống Nam Hàn. Bà chia sẻ quan điểm như sau:
“Đây là cuộc bầu cử tự do mà bà đã thắng một cách vẽ vang là mà chiếm trong số 51.6% của phiếu bầu thì như vậy tôi thấy điều này rất là mừng cho nữ giới mà có được sự công nhận quyền bình đẳng, một suy nghĩ, một kiến thức, một bản lĩnh mà được quần chúng công nhận. Tôi hy vọng rằng bên đất nước Châu Á phải có phụ nữ nhiều hơn để thấy rằng càng ngày phụ nữ không thể chấp nhận những vấn đề, những điều ràng buộc vô lý mà theo từ xưa đã áp đặt lên người phụ nữ mất khá nhiều quyền hạn của người phụ nữ thì tôi hy vọng như vậy”.
Tôi không có gia đình để chăm sóc. Bạn, người dân là gia đình duy nhất của tôi mà tôi muốn mang lại cho bạn hạnh phúc. Đó là lý do vì sao tôi làm chính trị.Theo báo New York Time, Asian Pacific, phát hành ngày 20 tháng 12. Một ngày sau khi đắc cử, bà Park đã viếng thăm song thân tại Nghĩa Trang Quốc Gia. Bà cũng đã mở một cuộc họp báo và bà phát biểu rằng “ Tôi sẽ tiếp nhận tất cả ý kiến của người dân cho dù họ ủng hộ hay chống đối tôi.” Bà cam kết sẽ xây dựng một xã hội công bằng, hài hoà không phân biệt giới tính, và thế hệ. Bà cũng hứa hẹn sẽ chia sẻ thành quả của tăng trưởng kinh tế, giải quyết khoảng cách thu nhập ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến dịch hoạt động sắp tới của bà. Bà Park cũng đã gặp gỡ các vị Đại Sứ của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga về vấn đề Bắc Hàn phóng phi đạn khiêu khích vừa qua và chương trình vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa của Bắc Triều Tiên. Bà sẽ đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng thật thận trọng, bà sẽ viện trợ nhân đạo nhưng đi đôi với điều kiện về sự tiến bộ trong việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.(****)TT Park Geun-hye
Cuộc đời chính trị của bà là một bi kịch. Ông Kim Ji-yoon, đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Á Châu tại Seoul đã nói rằng “Những luật lệ cha bà đưa ra đã để lại một di sản đầy cay đắng, chính quyền dưới thời của ông Park Chung-hee, đã tra tấn bỏ tù những người bất đồng chính kiến nhiều nhất-những người mà ông cho rằng họ có cảm tình với cộng sản Bắc Hàn. Thậm chí ông cấm hát nhạc rock và phụ nữ không được mặc váy ngắn. Bà thắng cử vì bà là con gái của Park.”
Ông Choi Jin, người đứng đầu Viện Lãnh Đạo của phủ Tổng thống đã khẳng định“Những người ủng hộ bà đã đánh giá bà là một nhà lãnh đạo ôn hoà, bình tĩnh nhưng cũng rất mạnh mẽ và đáng tin cậy.”(*****)
Theo dòng chảy của thời gian và sự biến thiên của lịch sử, những nhà nghiên cứu lịch sử cận đại thường so sánh cuộc nội chiến Việt Nam và Hàn quốc. Người ta tìm thấy sự giống nhau của hai nước bị chia cắt “Bắc-Nam”. Năm 1961, ông Park Chung-hee đã lật đổ Tổng Thống Yun Bo-seon (1897-1990) và lên nắm quyền. Tại Việt Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và sát hại. Hàn Quốc đã giữ vững chế độ cộng hoà, dân chủ và tự do cho đến ngày nay. Riêng miền Nam Việt Nam lại bị mất vào tay cộng sản Bắc Việt năm 1975.
Sau khi chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới tan rã, người dân Nam Hàn có dịp so sánh, soi sáng lại quá khứ. Họ có phần nào hiểu, thông cảm với niềm đau khổ bất hạnh của bà Park Geun-hye. Cuộc bầu cử vừa qua là một phần thưởng để “cô Đệ Nhất Tiểu Thư” trở lại Blue House đóng trọn vai trò của mình trên quê hương Hàn Quốc và trên chính trường quốc tế.
---
Tài liệu tham khảo: Quý vị nào muốn biết thêm chi tiết và kiểm chứng nội dung xin vào các website dưới đây:
*http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1243955/1/.html
**Wikipedia
**http://www.koreasociety.org/policy/policy/the_park_chung_hee_era_the_transformation_of_south_korea.htm
***(http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/october/26/newsid_2478000/2478353.stm#startcontent)
***http://www.koreasociety.org/policy/policy/the_park_chung_hee_era_the_transformation_of_south_korea.htm
***http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1243955/1/.html
****http://world.time.com/2012/12/19/strongmans-daugther-chosen-as-south-koreas-first-female-president
**** http://www.guardian.co.uk/world/video/2012/dec/20/south-korea-elects-first-female-president-video
*****http://www.nytimes.com/2012/12/21/world/asia/park-geun-hye-south-korean-president-elect-calls-for-reconciliation.html?pagewanted=all&_r=0
http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/park.htm
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/southkorea/9755820/Park-Geun-hye-becomes-South-Koreas-first-female-president.html
http://news.xinhuanet.com/english/world/2012-12/19/c_124120180.htm
http://www.washingtonpost.com/world/under-park-geun-hye-a-cautious-s-korea-open-to-dialogue-with-the-north/2012/12/20/3956102a-4a80-11e2-b6f0-e851e741d196_story.html
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/president-park-geun-hye-pt-12252012101703.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001