Từ sai lầm chiến lược đến đối tác toàn diện
Thái Bình
Quan hệ Việt-Mỹ qua chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
theo Vietnamnet: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm xây
dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ”.
Hai cựu thù sau khi đánh nhau đẫm máu gần hai mươi năm với những mất mát rất nặng nề của cả hai bên về người, tiền của; sau chiến tranh lại mất thời gian rất dài – 20 năm – để thiết lập quan hệ ngoại giao, gần 40 năm mới nhận ra được sự cần thiết cũng như nhu cầu phải “xác lập quan hệ đối tác toàn diện”.
Tại sao lại có tình hình đau lòng và trớ trêu trên cho cả hai dân tộc Việt-Mỹ?
Chỉ có thể giải thích do nhận thức sai lầm tai hại về tầm nhìn chiến lược của cả hai bên.
Trước hết nói về Mỹ.
Thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, Mỹ sợ chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản mượn bàn tay Bắc Việt bành trướng Đông Nam Á mà trước hết là Nam Việt Nam, vì thế Mỹ tìm cách ngăn cản làn sóng cộng sản bằng cách giúp chế độ Sài Gòn chống lại sự tấn công của Bắc Việt. Khi nhận thấy chính quyền Sài Gòn không thể đứng vững, Mỹ đã lên kế hoạch đưa binh lính và vũ khí vào tham chiến trực tiếp tại chiến trường Nam Việt. Đây là tính toán sai lầm lớn nhất của Mỹ. Mỹ cùng các đồng minh Nam Hàn, Úc… đổ vào Nam Việt Nam hàng trăm ngàn quân cùng những trang bị vũ khí tối tân nhất, đẩy cuộc chiến tại Nam Việt Nam trở nên vô cùng tàn khốc. Cùng cuộc chiến Nam Việt, Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá bằng không quân và hải quân ra Bắc Việt.
Kết thúc chiến tranh, hàng triệu người Việt cùng hàng chục ngàn lính Mỹ và quân đồng minh đã bị giết, Mỹ tiêu tốn cho cuộc chiến này hàng trăm tỷ đô la. Đây là cuộc chiến đẫm máu nhất từ sau Thế chiến II. Nếu Mỹ có tầm nhìn chiến lược, dự báo được thời cuộc mà sự sụp đổ của một loạt nước Cộng sản Đông Âu cuối thế kỷ trước, liệu Mỹ có giúp chính quyền Sài Gòn và đổ người đổ của vào cuộc chiến Việt Nam? Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất ngày 20/01/2009, Tổng thống Obama nói “Hãy nhớ rằng thế hệ cha anh chúng ta đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không chỉ bằng tên lửa và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và bằng niềm tin bền bỉ”.
Nếu người Mỹ những năm 50 và 60 của thế kỷ trước mà nhìn nhận được những gì xảy ra sau đó vài chục năm như Tổng thống Obama nhận xét trong diễn văn nhậm chức thì chắc chắn người Mỹ có hành động khác.
Mỹ cũng không thể biết rằng hơn mười năm (1960 đến 1972) tắm máu tại chiến trường Việt Nam và sau 40 năm (1973) lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, Mỹ xác định đối tác toàn diện với cựu thù Việt Nam.
Đối tác toàn diện được các báo nêu gồm:
1/ Chính trị, ngoại giao
2/ Kinh tế và thương mại
3/ Khoa học, công nghệ
4/ Hợp tác giáo dục
5/ Môi trường, y tế
6/ Các vấn đề hậu quả chiến tranh
7/ Quốc phòng, an ninh
8/ Bảo vệ thúc đẩy quyền con người
9/ Văn hóa và du lịch, thể thao.
Về Việt Nam.
Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, nếu những người cầm quyền Việt Nam đánh giá và nhìn nhận được vấn đề phải “xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ” như chuyến thăm mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa kỳ thì chắc chắn khi đó phải có những giải pháp hay hơn, hiệu quả hơn là sử dụng chiến tranh để chống lại chiến tranh can thiệp Mỹ cùng đồng minh và chính quyền Sài Gòn. Chiến tranh là biện pháp cuối cùng, thực ra biện pháp này giành chiến thắng đã phải đổi với giá quá đắt.
Cũng vào thời gian trên quan điểm của chúng ta là “đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển” mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ. Trớ trêu thay đế quốc Mỹ không những không bị tiêu diệt mà còn là quốc gia liên tục phát triển hùng mạnh nhất hiện nay về kinh tế và quân sự, để đến nay là đối tác toàn diện của ta.
Chín nội dung hợp tác trên là cốt lõi của sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Hoa kỳ, các nội dung hợp tác rất đa dạng phong phú và đầy đủ. Đáng chú ý là hợp tác về quốc phòng và an ninh, nội dung hợp tác về quốc phòng và an ninh cho Việt Nam hay Hoa kỳ thì mọi người đã rõ.
Không riêng tầm nhìn chiến lược của ta với Hoa Kỳ có vấn đề mà ngay trong khối ASEAN ta cũng đánh giá không đúng, có thời ta đánh giá khối này là “khối quân sự trá hình và theo đuôi Mỹ”, nhưng sau đó ta đã tham gia khối này năm 1995.
Ngạn ngữ Việt có câu “gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”, qua rất nhiều lựa chọn, cuối cùng ta đã chọn Mỹ là đối tác toàn diện trong bối cảnh có nhiều đối tác chiến lược. Dân tộc Việt Nam hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện tại và tương lai có tầm nhìn chiến lược chính xác, tránh những sai lầm trong đối nội cũng như đối ngoại, sớm đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đưa dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường dân giàu, nước mạnh, dân chủ văn minh.
Hà Nội ngày 31/07/2013
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/18145
======================================================================
Hai cựu thù sau khi đánh nhau đẫm máu gần hai mươi năm với những mất mát rất nặng nề của cả hai bên về người, tiền của; sau chiến tranh lại mất thời gian rất dài – 20 năm – để thiết lập quan hệ ngoại giao, gần 40 năm mới nhận ra được sự cần thiết cũng như nhu cầu phải “xác lập quan hệ đối tác toàn diện”.
Tại sao lại có tình hình đau lòng và trớ trêu trên cho cả hai dân tộc Việt-Mỹ?
Chỉ có thể giải thích do nhận thức sai lầm tai hại về tầm nhìn chiến lược của cả hai bên.
Trước hết nói về Mỹ.
Thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, Mỹ sợ chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản mượn bàn tay Bắc Việt bành trướng Đông Nam Á mà trước hết là Nam Việt Nam, vì thế Mỹ tìm cách ngăn cản làn sóng cộng sản bằng cách giúp chế độ Sài Gòn chống lại sự tấn công của Bắc Việt. Khi nhận thấy chính quyền Sài Gòn không thể đứng vững, Mỹ đã lên kế hoạch đưa binh lính và vũ khí vào tham chiến trực tiếp tại chiến trường Nam Việt. Đây là tính toán sai lầm lớn nhất của Mỹ. Mỹ cùng các đồng minh Nam Hàn, Úc… đổ vào Nam Việt Nam hàng trăm ngàn quân cùng những trang bị vũ khí tối tân nhất, đẩy cuộc chiến tại Nam Việt Nam trở nên vô cùng tàn khốc. Cùng cuộc chiến Nam Việt, Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá bằng không quân và hải quân ra Bắc Việt.
Kết thúc chiến tranh, hàng triệu người Việt cùng hàng chục ngàn lính Mỹ và quân đồng minh đã bị giết, Mỹ tiêu tốn cho cuộc chiến này hàng trăm tỷ đô la. Đây là cuộc chiến đẫm máu nhất từ sau Thế chiến II. Nếu Mỹ có tầm nhìn chiến lược, dự báo được thời cuộc mà sự sụp đổ của một loạt nước Cộng sản Đông Âu cuối thế kỷ trước, liệu Mỹ có giúp chính quyền Sài Gòn và đổ người đổ của vào cuộc chiến Việt Nam? Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất ngày 20/01/2009, Tổng thống Obama nói “Hãy nhớ rằng thế hệ cha anh chúng ta đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không chỉ bằng tên lửa và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và bằng niềm tin bền bỉ”.
Nếu người Mỹ những năm 50 và 60 của thế kỷ trước mà nhìn nhận được những gì xảy ra sau đó vài chục năm như Tổng thống Obama nhận xét trong diễn văn nhậm chức thì chắc chắn người Mỹ có hành động khác.
Mỹ cũng không thể biết rằng hơn mười năm (1960 đến 1972) tắm máu tại chiến trường Việt Nam và sau 40 năm (1973) lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam, Mỹ xác định đối tác toàn diện với cựu thù Việt Nam.
Đối tác toàn diện được các báo nêu gồm:
1/ Chính trị, ngoại giao
2/ Kinh tế và thương mại
3/ Khoa học, công nghệ
4/ Hợp tác giáo dục
5/ Môi trường, y tế
6/ Các vấn đề hậu quả chiến tranh
7/ Quốc phòng, an ninh
8/ Bảo vệ thúc đẩy quyền con người
9/ Văn hóa và du lịch, thể thao.
Về Việt Nam.
Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, nếu những người cầm quyền Việt Nam đánh giá và nhìn nhận được vấn đề phải “xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ” như chuyến thăm mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa kỳ thì chắc chắn khi đó phải có những giải pháp hay hơn, hiệu quả hơn là sử dụng chiến tranh để chống lại chiến tranh can thiệp Mỹ cùng đồng minh và chính quyền Sài Gòn. Chiến tranh là biện pháp cuối cùng, thực ra biện pháp này giành chiến thắng đã phải đổi với giá quá đắt.
Cũng vào thời gian trên quan điểm của chúng ta là “đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển” mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ. Trớ trêu thay đế quốc Mỹ không những không bị tiêu diệt mà còn là quốc gia liên tục phát triển hùng mạnh nhất hiện nay về kinh tế và quân sự, để đến nay là đối tác toàn diện của ta.
Chín nội dung hợp tác trên là cốt lõi của sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Hoa kỳ, các nội dung hợp tác rất đa dạng phong phú và đầy đủ. Đáng chú ý là hợp tác về quốc phòng và an ninh, nội dung hợp tác về quốc phòng và an ninh cho Việt Nam hay Hoa kỳ thì mọi người đã rõ.
Không riêng tầm nhìn chiến lược của ta với Hoa Kỳ có vấn đề mà ngay trong khối ASEAN ta cũng đánh giá không đúng, có thời ta đánh giá khối này là “khối quân sự trá hình và theo đuôi Mỹ”, nhưng sau đó ta đã tham gia khối này năm 1995.
Ngạn ngữ Việt có câu “gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”, qua rất nhiều lựa chọn, cuối cùng ta đã chọn Mỹ là đối tác toàn diện trong bối cảnh có nhiều đối tác chiến lược. Dân tộc Việt Nam hy vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện tại và tương lai có tầm nhìn chiến lược chính xác, tránh những sai lầm trong đối nội cũng như đối ngoại, sớm đưa Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đưa dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường dân giàu, nước mạnh, dân chủ văn minh.
Hà Nội ngày 31/07/2013
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/18145
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001