Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Bâng khuâng hướng về Nam đất Việt 


Huỳnh Tâm (Danlambao) Gần một tháng trôi giạt trên miền biên giới Tây-Bắc quê hương tôi, thế mà nay đất cùng dân biên giới đã thuộc xứ người Phương Bắc, lòng đau đất Tổ đã mất, tình yêu này thấm vào cơ thể vốn thuần Việt Nam, tôi tự hỏi: tại sao quê hương bị mất vùng đất chiến lược, một gia tài Tổ quốc của Ông Cha để lại, vì ai nhỉ? Lòng càng bâng khuâng hướng về Nam đất Việt, ôi thương nhớ đất, thương chân trời bình minh cả người đồng sinh...

*

Đã hơn 9 giờ sáng, nắng lên cao nghiêng 60° xuyên qua cây tạo thành bóng râm, sương mù hầu như trả lại không gian quang đãng, nhưng hôm nay cảnh vật muôn loài ngưng động, khác nào thung lũng trái son Tây Hàng làng, nằm dưới hai sườn núi hơi thể thoi thóp, ngoài đường vắng bặt bóng người, thường ngày vào giờ này ít nhất có mươi trẻ em nô đùa dưới gốc cây cổ thụ giữa làng, thậm chí tiếng "Cờ tây" cũng không ham sủa, chỉ thấy một em bé H'mong ngồi bên vách đá đang ăn những thứ còn thừa của đêm hôm qua.

Em bé mồ côi H'mong, tại Tây Hành làng. Ảnh: HVD

Tôi thả bộ, lang thang không nhất định tới nơi nào, cứ đi theo đường trong làng, đặc điểm lòng đường 2 mét, mỗi bên lề đường rộng hơn 9 mét, cỏ xanh mọc tự nhiên óng mướt, có hơn 500 mái nhà tranh, mỗi tư gia cách nhau mãnh vườn nhỏ.

Chân rải bước đều, đôi tay vung vẩy thoải mái, mũi và tai cảm nhận được dưỡng khí núi rừng lành lạnh, chân cứ bước qua rác rưởi hôm qua để lại, những xác lá chuối rừng đủ màu xanh, vàng, thẩm, mo cây nứa, mo cây dừa ngổn ngang, những vòng hoa kết duyên đôi lứa của hôm qua, giờ này tơi tả vứt bên mặt đường. Mọi náo nhiệt thâu đêm, bây giờ trở lại đời thường, không còn tiếng ca hát những trò chơi rất thực đời đã tạo ra biết bao tình yêu cuộc sống mới.

Sực nhớ 4 cô xinh xinh ca hát trưa hôm qua, nhã ý hẹn mời tình cùng với Lành, Ái, Phước, Mỹ. Trong ý tưởng, tôi chúc 4 thằng bạn làm kẻ cướp bất đắc dĩ, đáp lời chân thành của những em miền sơn cước, hy vọng họ tiếp nhận được hạnh phúc đời đời.

Tôi dừng lại dưới gốc cây cổ thụ, chỗ đêm hôm qua đã từng ngồi yên lặng, chiêm ngưỡng những vũ điệu tuyệt vời, tiếng nhạc của trống, kèn, phèng la v.v... chính âm nhạc này đưa tôi đến gần với dân làng, không còn khoảng cách nào để con người phân chia giai cấp, sắc tộc rất tiếc một đêm náo nhiệt linh đình đã trôi qua hạnh phúc một đêm không dài lâu thế kỷ. Tại sao người đời chúc cho nhau hạnh phúc 100 nhỉ? mà không hạnh phúc 1.000 năm!

Gần một tháng trôi giạt trên miền biên giới Tây-Bắc quê hương tôi, thế mà nay đất cùng dân biên giới đã thuộc xứ người Phương Bắc, lòng đau đất Tổ đã mất, tình yêu này thấm vào cơ thể vốn thuần Việt Nam, tôi tự hỏi: tại sao quê hương bị mất vùng đất chiến lược, một gia tài Tổ quốc của Ông Cha để lại, vì ai nhỉ? Lòng càng bâng khuâng hướng về Nam đất Việt, ôi thương nhớ đất, thương chân trời bình minh cả người đồng sinh.

Tự lòng hỏi bâng quơ: "Ai bảo tôi lạc lõng đến đây để rồi suy nghĩ bông lông, ai đưa tôi đến miền đất biên giới lạ này?" Tự lòng cũng không trả lời được nửa câu: Thôi, cứ để mặc tự do cho thời gian kéo đời theo vận hành của nó.

Bỗng có âm thanh kỳ diệu sau lưng gọi:

- Anh, Ba Quang, anh từ đâu đến đây, sao anh ngồi ở đây, nhớ nhà hả? Tú Hiền em họ của anh đây nè.

Tôi chưa kịp đứng lên xoay lưng lại, đã có đôi bàn tay của người phụ nữ quàng ôm lấy cổ, cả thân người tôi bị đè nặng quằn lưng, cảm nghĩ trong đầu: Không nhẽ nào, cô em gái họ thời thơ ấu 10 tuổi nay đã nặng trên 50 kg. Từ lúc tôi về Sài Gòn cho đến nay hơn 27 năm chỉ gặp vài lần, không thể nào đứa em gái lại hiện diện tại miền nước độc rừng sâu này được. Tôi tung người đứng lên xoay lưng lại nhìn chằm đôi mắt, đứng lặng yên tư thế nghiêm trang, đôi chân mày vần trán châu lại để tìm lại những nét dạng của người phụ nữ này là ai, mà biết gọi cả thứ lẫn tên, thực sự vợ con tôi chỉ biết thứ Ba chứ không biết tên Quang của thời thơ ấu đã qua, khi tôi về Sài Gòn cha mẹ làm lại khai sinh mới tên Tâm.

Người phụ nữ đứng khóc nức nở, tiếng nói nghẹn ngào, hầu như không ra lời:

- Em là Tú Hiền đây, anh Ba đã thực sự quên em gái họ của anh rồi ư?

Trong đầu của tôi vẫn nhớ từng cử chỉ của Tú Hiền khi còn 6 tuổi, đôi khi Tú Hiền khóc, tôi chỉ biết cõng em trên vai đi một vòng, thế là em không còn khóc nữa, có lúc tôi còn làm con khỉ đột nhảy múa để mua vui cho em, em xem khỉ nhảy múa đến lúc cháng thì tôi làm con ngựa cho em cưỡi, hai vành tai của tôi trở thành dây cương, mỗi lần em thích thú miệng cười, tay giựt dây cương mạnh, vành tai của tôi muốn đứt, những kỷ niệm ấy đã hằn trong ký ức làm sao quên Tú Hiền được, thâm tâm tôi vẫn nhớ về tuổi thơ của Tú Hiền, đời em không may mắn lúc 3 tuổi gặp cảnh cô độc. Chú-thím mất sớm, gia tài bị cháy sạch vì chiến tranh Quốc-cộng, em phải về ở với Bác, cha mẹ tôi, cả nhà thương yêu Tú Hiền, nhất là chị Thu không xa rời Tú Hiền.

Bây giờ tôi mới định thần lại, quả nhiên Tú Hiền đứng trước mặt, em tôi đã là một phụ nữ không còn ngày lên 6, em đứng khóc nức nở đôi tay dụi vào mắt, cử chỉ này làm tôi xúc động, liền hỏi:

- Đúng là em gái của anh, bằng cách nào em biết anh ngồi tại nơi này?

- Thưa anh, chỉ cần thấy đôi vai của anh Ba là nhất định không sai, em có linh tính chính là anh chứ không ngoài ai khác, đôi vai và lưng của anh làm em khó quên được, tuy em không gặp anh thường xuyên nhưng lúc nào cũng theo dõi sinh hoạt của anh, nhất là những tấm ảnh của anh do Bác trai hay Bác gái đem về Nha Trang, Ninh Hòa để vào cuốn Album ảnh của gia đình, em đã xem qua, cho nên nhận diện anh Ba rất nhanh.

Tú Hiền khóc miệng mếu máo không khác ngày thơ ấu là bao, đôi tay của Tú Hiến nắm chặt tay tôi như sợ biến mất, đôi mắt của em, lệ tuôn mãi, tiếng nói mỗi lúc trầm lại và đứt khoản, tôi xúc động đau đớn vô cùng, Tú Hiền nói:

- Em van xin anh Ba, đừng bỏ em nhé ?

- Đương nhiên, anh em mình đã hội ngộ thì không có lý do nào xa nhau nữa, anh hứa không bỏ em ở trong rừng già này, em hãy an tâm, nhưng mà em phải chờ một thời gian nữa nhé?

Tú Hiền khóc lớn nói:

- Từ bây giờ anh ở đâu thì em ở đó, em rất sợ mất anh.

- Tại sao em sợ mất anh?

- Từ xưa nay anh ra khỏi nhà là khó tìm, không ai biết thời gian đi và hẹn ngày về, chính Bác trai, Bác gái và chị Ba cũng nói vậy. Cho nên em không buôn tay anh, nếu buôn tay ra là hết hy vọng gặp lại.

Tôi lắc đầu vì cô em họ không tin lời hứa, đáp:

- Được rồi cô ôm cổ anh như hồi nhỏ, để anh cõng em về chỗ anh đang tạm trú.

- Em lớn rồi không cần cõng nữa, nắm tay như thế này được rồi.

- Em nắm tay như vầy cả đời hay sao, nhỡ anh đi c... thì em cũng đi theo à?

- Em sẽ đứng ngoài cửa chờ anh.

- Anh thua cô rồi, nhưng em phải biết còn có cửa hậu, thôi được em đi theo anh.

Lòng phân vân nghĩ hôm nay là ngày giỗ của anh chị Thu Minh, nhân dịp này có nên cho Tú Hiền biết hay không, dù sao Tú Hiền cũng phải biết trước khi về nhà anh Dũng, tôi khẽ nói:

- Tú Hiền, hôm nay là ngày giỗ anh chị Thu Minh!

Bỗng Tú Hiền la một tiếng thật lớn:

- Hả...

Rồi ngất xỉu, cả thân người của Tú Hiền như một sợi bún, tôi không biết cách nào để diều trên 50kg đi cho vững, tôi để tay lên đầu cô em cảm thấy nóng hừng hực, hai tay tôi đành phải xốc nách dìu đi từ từ, đi được độ 30 mét, từ xa Nhất Biến chạy lại hỏi:

- Viên Dung làm cái trò khỉ gió gì thế, hồi đêm hôm qua đã làm gì với cô ta, sáng nay tự dưng biến mất, bây giờ Viên Dung xốc nách cô này đi đâu, lễ giỗ cho anh chị Thu Minh chưa lo tròn bổn phận, đã đuổi theo cô gái này ư? Quả thật tôi quá tin Viên Dung, tưởng là một kẻ sĩ lương thiện, nào dè cũng là tầm thường.

Tôi bị Nhất Biến sổ ra một tràng đại liên, do hiểu lầm, tôi không thể nào trách y được, chỉ chờ em Tú Hiền tỉnh lại sẽ phân giải sau, còn bây giờ có nói cũng bằng thừa, hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến, trước hết anh chó cách nào làm cô này tĩnh lại được không?

Nhất Biến gắt gỏng đáp lại:

- Thì đem về nhà nhờ chị Dũng trị liệu, bệnh đàn bà họ có cách trị riêng.

- Cảm ơn, ý của anh hay đấy, anh phụ một tay đưa cô này về nhà nhanh lên.

Nhất Biến đương nhiên là người ngoài cuộc bình tĩnh hơn, liền xốc em Tú Hiền lên vai cõng về nhà, tôi chạy lúp xúp theo sau.

Nhất Biến đặt Tú Hiền nằm xuống tấm phên tre nói:

- Thưa chị Hồng, nhờ chị xem cô này có mệnh hệ gì không?

Cả nhà ngơ ngác nhìn mặt Nhất Biến, còn Nhất Biến nhìn tôi cử chỉ trách cứ, chị Chỉ Hồng xem toàn thân Tú Hiền, rồi nói:

- Cô này không có bệnh gì cả, hình như bị xúc động mạnh rồi ngất xỉu, có thể vài phút nữa sẽ tĩnh lại, anh Nhất Biến an tâm.

Anh Dũng hỏi:

- Sáng nay cậu đi đâu vậy?

- Thưa anh, em lang thang trên đường làng ạ.

Nhất Biến xen vào nói:

- Tôi thấy y đang ôm cô này rất là nham nhở, không biết y làm gì với cô ta, lúc ấy cô này trong tư thế ngất xỉu, y nhờ tôi một tay đem về đây, anh Dũng ạ, mình thấy người nhưng không thấy lòng bởi thế tôi xốc cô này lên vai, đem về nhờ chị xem bệnh tình.

Mười lăm phút sau Tú Hiền tỉnh lại gọi:

- Anh... Quang em khát nước.

Tôi rót nước hơi ấm đưa cho Tú Hiền uống, hỏi:

- Thế nào em đã khoẻ chưa?

Tú hiền gật đầu hỏi:

- Anh Ba, em khoẻ rồi, còn ở đây là nhà của ai vậy?

- Em, an tâm đây là nhà của anh chị Dũng, người bạn thân thiết nhất của anh chị Thu Minh.

Tú Hiền oà lên khóc nức nở, nói:

- Tú Hiền chỉ có hai người thân nhất đó là chị hai Thu và anh ba Quang, tình cờ hôm nay gặp lại, em chưa hết xúc động này thì qua xúc động khác, vừa biết tin chị Thu anh Minh qua đời em chịu không nổi, sự đau khổ tinh thần này, em khó mà bình tĩnh.

Chị Chỉ Hồng suy nghĩ một lúc, rồi nói:

- Tôi hiểu rồi, ngày trước Thu có nói về em gái tên Tú Hiền học Văn-khoa, sau khi tốt nghiệp làm việc cho báo Điện Tín chủ nhiệm là ông Hồng Sơn Đông, về cậu Tâm, đúng là lúc nhỏ có cái tên Quang nhưng không ai còn nhớ nữa, bây giờ nghe em Tú Hiền gọi chị mới nhớ lại. Thế mà lâu nay chị nào biết trong làng này lại có một cô em gái của Thu và cậu Tâm.

Tú Hiền hỏi:

- Khi nãy em bị xỉu anh Ba đưa em về đây hả?

- Không phải, anh Nhất Biến cõng em trên vai chạy về đây đó, còn anh thì vô dụng, y còn sỉ vả anh đủ điều, nào là "Viên Dung làm cái trò khỉ gió gì thế, hồi đêm hôm qua đã làm gì với cô ta, sáng nay tự dưng biến mất, bây giờ Viên Dung xốc nách cô này đi đâu, lễ giỗ cho anh chị Thu Minh chưa lo tròn bổn phận, đã đuổi theo cô gái này ư? Quả thật tôi quá tin Viên Dung, tưởng là một kẻ sĩ lương thiện, nào dè cũng là tầm thường". Nhất Biến còn sỉ vả tiếp: "Tôi thấy y đang ôm cô này rất là nham nhở, không biết y làm gì với cô ta, lúc ấy cô này trong tư thế ngất xỉu, y nhờ tôi một tay đem về đây, anh Dũng ạ, mình thấy người nhưng không thấy lòng bởi thế tôi xốc cô này lên vai, đem về nhờ chị xem bệnh tình". Đúng là một kịch bản tồi của Nhất Biến phải không em Tú Hiền?

Tú Hiền đỏ mặt vì trước đây 1 giờ cả thân người trên vai của Nhất Biến, thẹn thùng nói:

- Em, xin lỗi anh Nhất Biến vì quá xúc động cho nên có tình trạng ngất xỉu làm hai anh hiểu lầm nhau, xin quý anh bỏ qua vì em mà bất hòa, theo em suy nghĩ anh Nhất Biến có tính lương thiện quá cứng, còn anh Ba bị kẹt trong thế không đính chính được, mới có chuyện, tất cả cũng tại em, đề nghị hai anh hòa nhã đi nhé? Em kính đa tạ anh chị Dũng rất nhiều.

Nhất Biến xin lỗi nói:

- Tôi xin lỗi Viên Dung nhé, vì đêm hôm qua tôi ngán ngẩm thằng Thượng sĩ Trung Quốc tên Tô Trì Phương nó sỗ sàng quá đáng với những cô dân tộc thiểu số, sáng nay thấy Viên Dung tôi hiểu lầm, luôn dịp xả một tràng chửi, thế mà Viên Dung không nói một câu nào, bây giờ thì tôi đã hối hận, hiểu rõ mọi việc, tôi xin lỗi Viên Dung.

Thực chất, Nhất Biến muốn bảo vệ danh dự cho bạn ư? Con người thực hay giả thì chưa rõ, ngoài ra Nhất Biến còn chứng tỏ đã làm được nhiều việc tốt vì bạn, nhưng không phải tính người hào sảng. Y không ngại mọi cảnh trở, bởi y sống trong một môi trường và sinh hoạt qua mọi hành động có tính toán, đôi khi y nhằm lẫn việc và người vốn không cùng một góc nhìn, tôi nói:

- Lúc nguy cấp, anh ép tôi vào chỗ có miệng mà không nói được, bởi vậy tôi im lặng có thế mới hòa nhã được, bây giờ xem như không có gì để chúng ta phải luận nữa, tất cả trở về như cũ và cảm thông hơn, phải nói tôi cảm ơn anh Nhất Biến mới phải.

Trong đầu tôi suy nghĩ, có ý phá vỡ không gian phiền muộn này, nói:

- Nếu sau này vợ của Nhất Biến bị bệnh thì phải xốc lên lưng, cõng chạy như vậy hạnh phúc biết là bao, người được cõng cũng an tâm có sự che chở tốt.

Mọi người đồng cười, vô tình làm Tú Hiền và Nhất Biến đỏ mặt, họ im lìm không giám phản ứng. Giờ lành đã đến, chúng tôi chuẩn bị làm lễ giỗ cho anh chị Thu Minh, anh chị Dũng đưa lễ vật lên bàn, đèn cũng đã thắp sáng chỉ còn dâng hương, nói:

- Cậu Tâm khấn vái hồn linh thiêng và cầu nguyện cho anh chị Thu Minh nhé?

- Dạ, chúng em chuẩn bị hành lễ đây ạ. Nào em Tú Hiền cầm 3 cây hương chỉnh tề để chính giữa trán khấn vái cho anh chị Thu Minh, đọc theo anh nhé: "Chúng em là HQuang và HTú Hiền đứng trước bàn hương án cầu nguyện anh chị Thu Minh được hưởng hồng ân của Thượng Đế, hưởng mọi ban bố an lành của Đức Mẹ thiêng liêng, hôm nay ngày giỗ của anh chị, cũng là ngày hai em vừa hội ngộ, xin anh chị phò trì cho em Tú Hiền vượt qua mọi trở ngại, xin anh chị chứng giám cho".

Cuối cùng anh Dũng, chị Chỉ Hồng các cháu và Nhất Biến đồng niệm hương cầu nguyện cho anh chị Thu Minh, riêng Nhất Biến hơi dè dặt, bới cú đấm tâm lý bất ngờ của tôi “Nếu sau này vợ của Nhất Biến bị bệnh thì phải xốc lên lưng, cõng chạy như vậy hạnh phúc biết là bao, người được cõng cũng an tâm có sự che chở tốt ".

Trong khi Nhất Biến đang khấn nguyện, tôi tặng một câu thâm thúy để Nhất Biến tự suy lấy mình, tôi bảo:

- Anh, Nhất Biến đọc theo tôi nhé ?

Nhất Biến gật đầu, đồng ý đọc theo:

- Tôi tên là Nhất Biến, chưa biết mặt, chưa hiểu người nhưng thấy HQuang và Tú Hiền như thể ba là một, kể từ hôm nay tôi xin kết nghĩa với người trên lưng, kính xin anh chị Thu Minh chứng giám.

Tôi liền phán: Lễ thành.

Anh chị Dũng đứng sau lưng Nhất Biến, múm mím cười không bật thành tiếng, ngó tôi cử chỉ hiểu ý, riêng Tú Hiền im lặng đôi má hồng, còn Nhất Biến miệng đọc từng lời, biết rằng Viên Dung trả thù tâm lý nhưng phải đành miễn cưởng đọc theo, vì đứng trước bàn hương ánh không thể cưỡng lại, Nhất Biến đọc có ấp úng nhưng đã đọc hết câu nguyện. Đương nhiên Nhất Biến tự biết mình, đây là một lời thề trước người khuất mặt chứng giám và người hiện diện chấp nhận.

Buổi lễ giỗ vừa thành, các anh Trương Hoán Tùng, Phó Như Bá, Hứa Bông Linh và tên Tô Trì Phương từ ngoài cửa bước vào nhà, mọi người đồng chào nhau thân thiện, anh chị Dũng mời dùng cơm trưa và giới thiệu:

- Thưa quý anh, đây là em họ, như ruột của hiền đệ Tâm, tên là Tú Hiền, tình cờ tìm được trong làng, nay chúng tôi đoàn tụ một nhà.

Nhất Biến âm thầm suy nghĩ:

- Kể từ hôm nay tất cả mọi lời nói trong gia đình này rất sâu sắc đối với mình, như anh Dũng nói "nay chúng tôi đoàn tụ một nhà" đương nhiên Nhất Biến không ngoại lệ, hình như mình có tình ý riêng cho nên mới rụt rè chăng?

Anh, Trương Hoán Tùng, ồ... lên một tiếng, nói:

- Thì ra cô Tú Hiền là em của hiền đệ Tâm, thảo nào có cá tính can trường, cô Tú Hiền nói tiếng Quan thoại rất chuẩn pha âm Thành Đô, cô ở kế dân tộc Choang và Mèo ai cũng kính trọng, thương yêu, chính cô giúp họ sản xuất lương thực nhiều nhất, hướng dẫn phương thức sấy khô ngũ cốc, và lưu trữ lương thực bằng thùng cây tránh sâu mọt, rất tiếc trong làng mình người đông quá cho nên tôi và chú Dũng không khám phá tài năng từng người. Hôm nay may mắn anh em hội ngộ, tôi thay mặt cả nhà chúc mừng cho hiền đệ Tâm gặp lại em gái Tú Hiền, phải nói nếu không có anh Nhất Biến thì làm sao mà có cảnh ngộ hôm nay, tôi chúc mừng.

Mọi người cụng ly lai rai, riêng Tú Hiền, chị Chỉ Hồng cụng ly trà thay rượu. Buổi tiệc kết thúc chúng tôi tiễn đưa hai anh Phó Như Bá, Hứa Bông Linh về lại Dòng nhà làng và Âu nhà làng, bằng xe quân đội Trung Quốc do tên Phương cầm lái, chở theo một số gia súc do Nhất Biến tặng. Xe lăng bánh mọi người vẫy tay chào:

- Chào anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, hẹn ngày gặp lại.

- Gặp lại nhé.

- Chúc anh, chị, em trong làng bình an.

Nhất Biến hỏi:

- Viên Dung bao giờ trở lại Côn Minh?

- Hôm nay chúng ta lên đường.

Tú Hiền bỗng khóc, và chạy đến nắm tay thật chặt nói:

- Anh Ba đừng bỏ em ở lại đây một mình, em rất sợ núi rừng này, từ hôm nay em thề rằng anh Ba đi đâu thì em theo đó.

- Lại câu nói như sáng nay, anh bảo em cứ ở lại đây, hay là em xin phép anh Tùng về trọ tại nhà anh chị Dũng, chuyện từ giã làng đã có anh lo, đây là lời hứa cuối cùng, nếu em bận bịu thế này không khác nào em làm khó cho anh.

Tôi liền nói thẳng thắn với anh Phó Hoán Tùng:

- Thưa đại ca Tùng, đệ đến đây mục đích duy nhất là tìm mọi cách đưa cả nhà anh chị Dũng về Côn Minh và nay có thêm cô em, có thể hai tháng nữa sẽ rời khỏi làng, đệ xin lỗi đại ca tha thứ cho, vì tương lai của các cháu buộc đệ phải thực hiện theo lời cam kết với anh chị Thu Minh. Hy vọng đại ca cảm thông.

Anh Tùng bùi ngùi, sau khi nghe lời nói thẳng thắn có tính quyết định, đương nhiên là không cản trở con đường sống thênh thang của mọi người, tuy nhiên người thân thương đột ngột rời khỏi làng, đáp:

- Hiền đệ đã quyết định rồi, anh nào cản bước chân được, trong thâm tâm của anh cũng hy vọng mọi người bình an và hạnh phúc ở miền đất tự do. Anh xúc động do tình thâm bao năm tháng của chúng ta, nay vì tương lai của các cháu anh không cản trở v.v...

Tú Hiền vẫn khóc nói:

- Anh Ba, em chỉ muốn đi bây giờ không thể chờ hai tháng sau, nếu xa anh Ba một khắc thì xem như mất tất cả. Nếu hôm nay, anh Ba không đồng ý cho em đi theo, e rằng em lấy quyết định mồ xanh cỏ rậm!

Tú Hiền khóc tủi phận. Tôi tự âm thầm nói: Đúng là cô em mình chưa biết gì về thế giới hung hãm ngoài làng, nhất là ở biên giới nguy hiểm này, nó đang theo dõi anh, chỉ chờ cơ hội, anh của em bị chúng lấy mất mạng. Tôi biết gì hơn phải nói lên một phần sự thật may ra cứu được cô em:

- Tại sao Tú Hiền cố chấp thế, anh đã bảo rồi, trái lại em không chịu nghe lời, việc khó làm cần bình tĩnh sẽ thành. Anh không có tài nào đưa em ra khỏi làng vào lúc này, khi chưa có thẻ nhận diện ID. Đây là lời dứt khoát để em hiểu, bây giờ anh cũng không còn dè dặt nữa, anh đang ở Pháp quốc chứ không phải ở Trung Hoa, anh đến đây vì tình thâm của anh chị Thu Minh và anh chị Dũng chứ không phải đi chơi. Em phải chờ đi cùng lúc với cả nhà anh chị Dũng.

Tú Hiền đáp:

- Thưa anh Ba, em rất sợ cảnh sống này lắm, đã gần 8 năm trôi qua, em có ý định quyên sinh mấy lần rồi, giờ này em chỉ van xin anh hãy cứu em với, em chỉ hy vọng nơi anh, và anh là người thân duy nhất của em.

Tôi buồn quá đứng lên, dự định ra ngoài thở một ít không khí trong lành, Nhất Biến gọi giật người tôi lại nói:

- Viên Dung hãy ngồi xuống để nghe tôi nói.

- Anh nói cái gì, con nhỏ này nó bướng bỉnh lắm, nó muốn cái gì được cái nấy hay sao, đã từng ấy tuổi đầu mà không lượng sức để sống, cứ hy vọng nương nhờ vào người anh thì biết bao giờ khá được, tôi đã hứa rồi, thế mà nó không nghe. Này cô em hãy học sự kiên nhẫn của anh chị Dũng đi?

Cả nhà chưa bao giờ thấy tôi bực dọc, kể cả Tú Hiền hôm nay là lần đầu trong đời, anh Tùng cắt ngang, nỗi ưu phiền của tôi nói:

- Hiền đệ Tâm, huynh hiểu thế nào rồi "lửa cơ đứt ruột dao hàn cắt da" hãy bình tĩnh để anh Nhất Biến phát biểu đã.

Nhất Biến nói:

- Thưa cả nhà, tôi có khả năng đưa cô Tú Hiền về Côn Minh, Viên Dung an tâm đừng buồn nữa.

- Anh có biết cái khó của người Việt tị nạn không? Tại sao người ta gọi làng người Việt tị nạn là "Lồng chim Trung Quốc" hay " Đất Việt nhà tù Trung Quốc". Anh nhận đưa Tú Hiền về Côn Minh thì dễ dàng, tôi đưa cũng được, nhưng làm thẻ nhận diện không đơn giản cũng như ăn ở, làm việc, sống thế nào.

Tôi cho anh biết em tôi đã có một lần bỏ làng đi về Côn Minh, hy vọng nhà Tổ họ Hoàng sẽ che chở, cuối cùng chỉ một buổi gặp mặt trong họ, em tôi tiếp nhận lắm điều thất vọng. Tôi cảm ơn anh, có ý tốt nhưng tôi không muốn ai đặt cho em tôi một niềm tin rồi sau đó tiếp tục thất vọng, bởi phụ nữ không chịu đựng sự kiên nhẫn lâu, cho nên phụ nữ cần phải có chỗ an thân trước, rồi những chuyện khác tính sau, anh chưa có vợ con, bởi thế không biết trên đôi vai gánh nào nặng hay nhẹ.

Nhất Biến khẳng định:

- Viên Dung lo như vậy cũng phải, tôi thán phục cách sống tình nghĩa này từ lâu, ví dụ Viên Dung đến được biên giới này cũng là một cách làm bất thường không phải ai cũng làm được, còn riêng tôi cũng muốn thử lửa một lần chứ, mỗi người có một cách hành động, suy nghĩ riêng, thậm chí đi chung mà sinh hoạt riêng, theo mỗi khả năng từng người, Viên Dung hãy tin nơi tôi hứa là thực hiện được, và hai tháng sau tôi sẽ thực hiện tiếp theo, đưa gia đình anh chị Dũng đi Nam Ninh, và anh Tùng cùng đi nhé?

Anh Tùng đáp:

- Lúc trước hiền đệ Tâm đã đề nghị với tôi rồi, nhưng tôi phải sống ở đây vì có những lý do tế nhị khác, cảm ơn anh Nhất Biến có thâm tình với tôi, chúc mọi người bạn tốt ra đi thành công.

Lúc này tôi nhìn em Tú Hiền, lòng thầm nghĩ: em họ của mình vẫn còn tính trẻ con như ngày nào, nó không thay đổi mấy, bảo:

- Tú Hiền về nhà lấy quần áo rồi đến đây đi cùng chúng anh.

- Anh đừng lừa em, một phút cũng không xa anh, em chỉ mặc một bộ đồ này đủ rồi.

- Tú Hiền không biết lạnh à?

- Lạnh thì em sợ, nhưng không bằng sợ mất anh.

- Con khỉ nhỏ này đúng là lì lợm.

Tú Hiền sực nhớ vợ con của anh Ba hỏi:

- Thưa anh Ba, hiện giờ chị Ba và 4 cháu thế nào rồi, cho em biết tin được không?

- Lại thêm một cái gánh trên vai, còn 30 ngày nữa chị và mấy cháu từ Tokyo, Nhật Bản qua Pháp đoàn tụ với anh, lúc ấy tự do của anh sẽ teo lại.

- Em hy vọng sẽ gặp lại chị Ba và mấy cháu.

- Cảm ơn cô, anh sẽ kể hết cuộc đời tị nạn của cô tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc cho chị Ba nghe, nhất là tính bướng bỉnh lớn theo từng ngày.

Nhân tiện tôi phán một câu:

- Thằng nào mà lấy cô sẽ khổ suốt đời.

Chị Hồng nói:

- Nếu em không về nhà lấy quần áo mặc thêm thì lạnh lắm vì chiều nay sương núi rừng xuống thấp.

- Cảm ơn chị, em không về đâu.

- Chị đề nghị, em cùng chị và anh Nhất Biến về nhà em lấy quần áo nhé? Em an tâm người lái xe là anh Nhất Biến.

- Thưa chị, cũng không được trừ phi anh Ba đi với em.

Tôi phán cô em mấy lời:

- Anh không dám gần em nữ rồi, đồ khỉ, đi về lấy quần áo nhanh lên.

Tú Hiền vâng lời, cùng lúc chị Chỉ Hồng, Nhất Biến đi ra khỏi nhà, tôi thở nhẹ người, ít nhất vào thời điểm này tôi vẫn dè dặt đối với Nhất Biến. Bây giờ y tạo dịp để em tôi về Côn Minh, y còn kê lưng gánh một trách nhiệm quá khó khăn. Tôi sẽ tìm dịp cảm ơn Nhất Biến.

Anh Tùng và anh Dũng cũng thấy Nhất Biến là người bạn đáng tin cậy, anh Tùng hỏi:

- Sau này anh em đi hết, trong làng chỉ còn có thằng đại ca này, suy nghĩ đến đây quá cô đơn, hai hiền đệ Dũng và Tâm có còn trở lại thăm đại ca không?

- Đại ca an tâm, đệ sẽ thay mặt anh chị Dũng thăm mỗi năm, có thể đệ ở luôn trên biên giới quê hương này.

Ít nhất một lời nói tình nghĩa, anh Tùng cũng an tâm. Huynh đệ chúng tôi, nói chưa hết ý thì cả ba người đã về đến nhà, Tú Hiền vội vã đem theo vài bộ quần áo mới, còn lại những áo quần lao động và vật dụng trong gia đình nhờ chị Chỉ Hồng xem ai cần thì tặng, chị Chỉ Hồng vội vã vào nhà lo ba phần ăn để đem theo dùng dọc đường.

Chúng tôi bắt tay chào nhau tạm biệt, trong lúc này cũng xuất hiện Lành, Ái, Phước, và Mỹ, tôi trao đổi vài lới:

- Tạm biệt bốn chú, chúng ta nhất định sẽ có ngày gặp lại, bốn chú nhớ khi anh Tùng gọi là có mặt nhé, hãy xem anh Tùng là đại ca. Sao hôm qua có đem lại kết quả nào không ?

- Dạ, chúng em thành công, bốn chúng em đã hẹn làm lễ hỏi và lễ cưới cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.

- Thế thì mời anh Tùng đại diện cho nhà Trai nhé?

Cả bốn cúi đầu thay cho cử chỉ vâng lời, anh Tùng cười nói:

- Bốn con khỉ đột này, sẽ đốt nhà anh nếu từ chối làm mai mối.

Mọi người đồng cười, chúng tôi tranh thủ lên xe, trên và dưới xe đồng vẫy tay chào, hẹn ngày tái ngộ. Tú Hiền ngồi ghế sau lưng tôi. Nhất Biến cho xe chạy ra khỏi đầu làng. Từ đây về doanh trại của Bộ Tư Lệnh tiền đồn Sư đoàn 189 còn xa lắm rất nhiều thời giờ trống không, nếu không khơi chuyện sẽ buồn chán, cũng cần tìm hiểu thêm về lòng chân thực của Nhất Biến, vì lúc nào tôi cũng đặt câu hỏi nghi ngờ về sự xuất hiện của y, ngõ hầu chuẩn bị đường binh nếu hậu quả sẽ đến với tôi, mọi tế nhị đang diễn biến trước bạn hay thù chưa thể nào biết trước, tôi hỏi:

- Trước tiên tôi xin cảm ơn anh Nhất Biến đã dành cho tôi quá nhiều tình cảm, tạo cơ hội cho Tú Hiền sống ở Côn Minh, thế thì anh đã có một viễn ảnh nào chưa, suy xét điều kiện thuận tiện chưa hay mới có ý định chưa thành hình?

Nhất Biến đáp:

- Thực ra, tất cả đều ở trong tầm tay, cô Tú Hiền đương nhiên là về ở với Mẹ tại Côn Minh mà có lần đã nói về quê Ngoại của tôi ở đó, còn làm thẻ nhận diện nếu Viên Dung làm được thì Nhất Biến cũng làm được, cái khó tìm cho được người bảo đảm không phát hiện được thẻ nhận diện ID.

Tôi nhạy cảm liền suy nghĩ: quả nhiên Nhất Biến làm mọi việc tốt cho mình, không phải vì tình bạn, bởi ngoài mục đích khác, y tìm mọi cách để biết thẻ ID xuất phát từ đâu mà có, hôm nay là cơ hội tốt cho y, Tú Hiền chỉ là lý cớ qua tình cảm, để rồi y kết thúc cuộc khai thác về tôi, có thể câu hỏi lớn nhất trong suy nghĩ của Nhất Biến: "Người nào đứng ra bảo kê làm thẻ ID cho Viên Dung". Tôi cười thầm: Thì ra chỉ có mấy bí quyết vụn vặt của tên ký giả CPC, có thể khẳng định Cát Thuần mới chính là tình báo nguy hiểm, đang lái xe.

Tôi không ngần ngại trả lời:

- Thực ra muốn làm một thẻ nhận diện không khó, vì truyền thống Trung Quốc có nói "tiền đi trước là đồng tiền khôn" theo tôi tùy đồng tiền nặng hay nhẹ, thẻ ID giả hay thực đều do giá trị ở đồng tiền, có tiền ai làm chẳng được, như tôi có thẻ ID phải mất 5.000 Nhân Dân Tệ, đặc biệt không thể nào biết người trao cho tôi là ai, chỉ biết đến ngày hẹn tại khách sạn. Hôm ấy có một em bé trao thẻ và lấy bao thư tiền. Hy vọng anh Nhất Biến làm được thẻ nhận diện cho Tú Hiền mà không mất đồng Nhân Dân Tệ nào, bởi anh quen biết nhiều, nhất là người của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, còn Bộ Nội Vụ chẳng qua tên cần vụ của đảng CSTQ.
Đồng Nhân Dân Tệ chồng chất theo chiều cao quyền lực 
của đảng viên CS Trung Quốc. Nguồn: Bài trừ tham nhũng Bắc Kinh.

Nhất Biến hỏi tiếp:

- Viên Dung thực sự không biết người cấp thẻ hay sao?

Tôi cảm nhận được Nhất Biến, muốn đi sâu vào vấn đề thẻ nhận diện ID, tránh né bằng cách nào đây? Tôi đáp:

- Thưa anh Nhất Biến, chính đảng CS Trung Quốc hướng dẫn đảng viên các cấp cho đến người dân lúc nào cũng đề phòng, và phản ửng tự vệ, bởi mỗi khi họ dính vào đồng tiền thì điên sao mà lộ mặt để cho đối phương biết. Làm thẻ nhận diện là chuyện tham nhũng, tuy nhiên đó chỉ là việc tham nhũng cỏn con. Theo tôi biết những phần tử có quyền lực bán quê hương Tổ quốc bằng nhiều cách rồi chia nhau để hưởng, đó mới đáng trách bọn tham nhũng, tại sao mình không trừ được nó nhỉ?

À kẻ tham nhũng cũng không hưởng được bao nhiêu, thế mà đến lúc xuôi tay vẫn lòng tham ấy, làm người như thế khổ nội tâm lắm, kẻ lòng tham nếu biết bỏ xuống cục đá ấy thì người nhẹ nhõm và sống ung dung, thoải mái hơn.

Ở Pháp, tôi có một ông Chú, lòng tham vĩ đại, trước 1975 trong tay có quyền lực, ông ta điều binh, khiển tướng, ho một tiếng đô-la, đá quí từ xa bay đến ào ào không có chỗ chứa, lúc mất miền Nam, ông định cư tại Mỹ rồi qua Pháp sống với cuộc đời cô độc thảm thương, lúc xuôi tay không có một bóng ma nào đến chia sẻ mãn phần.

Trong khi ấy tôi chu du khắp mọi nơi, không tiền vẫn chia vui với thiên hạ, đi đâu cũng không sợ chết, bởi quan niệm sống từng này tuổi đã quá đủ (40 tuổi), chết cũng không tiếc, nói vậy cũng có người tham sống sợ chết chẳng qua họ không biết giá trị ngày chào đời, ta hãy xem những công trùng tuổi thọ chỉ một sát-na, khi ấy ta mới biết vị trí nào của tự nhiên đã an bài, vị trí nào của vạn vật và vị trí nào của con người.

Nhất Biến nói:

- Thảo nào Viên Dung lạc quan theo tác phẩm, lấy con người làm điểm sống.

- Thế là anh Nhất Biến đã thấy điều đó trong tôi à. Hy vọng tha nhân không ra tay đày đọa tôi, nhưng nếu có cũng bằng thừa vì mục phiêu của tôi như thế, tôi đã thỏa mãn lắm rồi.

- Thực là Viên Dung không sợ chết hay sao?

- Nếu sợ chết thì tôi không đi biên giới Việt Nam-Trung Quốc làm gì, để rồi gặp phải hầm hố chông gai, mìn bẫy treo lơ lửng trên đầu nón, mìn cài dưới đôi bàn chân lạnh. Có lần Bố tôi nói: "Làm trai thà chết cho tha nhân, chứ chết trên mình vợ là nhục".

Nhất Biến hơi cau chân mày nói:

- Quả thực Viên Dung nói đã hết lời, bây giờ có dự phóng nào cho tương lai không?

- Tôi không có dự phóng nào cả, chỉ đơn giản làm người cần có tiếng nói trong suy nghĩ, tự do, dân chủ, công bằng, quyền lựa chọn cái đa nguyên và bỏ đi cái độc quyền. Bởi thế tôi định cư nước Pháp là do lẽ ấy.

Nhất Biến hỏi tiếp:

- Một người tị nạn mà có quyền lựa chọn hay sao.

- Tôi là người tị nạn của thế giới tự do, còn Tú Hiền bị tị nạn trong thế giới CS, hai thể chế khác nhau. Chính tôi hiện có trên tay thẻ tị nạn do nước Pháp cấp, nhưng tôi có quyền đi khắp thế giới, trừ phi tôi không có tiền.

Nhất Biến gật gù đáp:

- Quả nhiên Viên Dung lúc nào cũng thế, không quị lụy, phải thì chơi không phải thì tránh.

- Thưa anh Nhất Biến, cõi đời này có trên 5 tỷ người (1987), tôi chỉ cần vài người làm bạn là đủ lắm rồi, nhưng hiện nay tôi có trên 9 người bạn tốt như vợ con tôi, em gái Tú Hiền và Nhất Biến v.v... Hạnh phúc của tôi quá thừa. Trong khi ấy hạnh phúc của anh Nhất Biến được bao nhiêu?

Nhất Biến suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp:

- Từ khi đến Trung Quốc bạn thân không có, hạnh phúc gia đình cũng không có.

- Bởi anh sống trong sự lừa dối của chế độ CS, tôi hy vọng anh sẽ hạnh phúc như tôi.

- Đa tạ, tôi có thể hạnh phúc được hay sao?

Tôi nói thầm trong lòng: Xin lỗi tên tình báo Cát Thuần, mầy là đảng viên CS Trung Quốc muốn hạnh phúc phải sám hối tư tưởng, tuy vẫn sống trong chế độ nhưng phải có quyết định từ chối hành động CS, có như thế mới bước ra được và tìm đến hạnh phúc riêng, hưởng hạnh phúc cũng phải trả giá cho cuộc đời”. Tôi nói tiếp:

- Xin lỗi anh Nhất Biến, hạnh phúc của người đi trước đã gặp phải mong manh, người sau phải tránh.

Ý của tôi ám chỉ hạnh phúc Cha-mẹ của Nhất Biến bị đảng CSTQ chi phối, Nhất Biến đáp:

- Đa tạ, tôi hiểu lời nhắc nhở của Viên Dung.

Hôm nay tôi và Nhất Biến có đôi lời qua lại, nhưng vẫn còn là tình bạn, chưa đến nỗi trở mặt thành thù, hiện Nhất Biến là tình báo của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc được ủy nhiệm công tác theo dõi tôi.

Y nói:

- Tôi hành nghề ký giả cần vụ ho CPC, ngoài ra tôi cũng như anh.

- Câu này Nhất Biến tự khai, đương nhiên tôi biết anh từ lúc mới gặp nhau nhưng chưa rõ lắm, ký giả chỉ là bình phong, làm sao như tôi được .

Nhất Biến nói:

- Rất vui ở điểm Viên Dung bị tình nghi chứ không phải là địch thủ tình báo Trung Quốc. Tôi thừa biết Viên Dung chỉ là một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật và tìm hiểu nghệ thuật sống trong sinh động con người, còn một điểm khác tình báo Trung Quốc không chấp nhận Viên Dung len lỏi vào biên giới lần thứ hai.

Tôi nhận được lời cảnh cáo của Nhất Biến, đáp:

- Đa tạ, anh Nhất Biến nhắc nhở tôi, một lần nữa tôi được an tâm nhất là ở giây phút cảm xúc này.

Chúng tôi dừng xe bên đừng, ăn cơm chiều, không ngờ chị Chỉ Hồng kèm theo 1/4 rượu Đế của dân tộc Dao, thịt và xôi Gà thơm phức.

Tú Hiền làm từng mo cơm đưa cho tôi và Nhất Biến dùng, hỏi:

- Có rượu quý anh dùng không?

Nhất Biến đáp:

- Trong lúc này mà không có rượu thì chúng tôi điên mất, lấy một ít rượu để ấm lòng, chúng tôi thực sự thù tạc với nhau, từ đây hai chúng tôi là bạn chân thành.

Tú Hiền hỏi:

- Suốt dọc đường quý anh nói chuyện cùng ngôn ngữ Việt, thế mà em khó hiểu, tại sao lại có lúc nói chuyện trầm, có lúc như gay gắt, làm em lo quá, bây giờ em mới thấy thoải mái hơn.

Nhất Biến đáp:

- Thực ra, không nói cũng không được, có nói mới cứu được bạn, tôi có nhiệm vụ đưa còng số 8 vào tay Viên Dung, dẫn độ về cục anh ninh quân đội. Một hành trình mấy ngày tôi nhận xét anh Viên Dung chân thực, đến đây vì bạn, không phải là tình báo của bất cứ quốc gia nào, cho nên chúng tôi mượn rượu để vui mừng, và tôi bảo đảm anh Viên Dung của Tú Hiền không thương tích, còn việc tra hỏi của an ninh đương nhiên không tránh khỏi, chuyến đi này Tú Hiền chỉ là vô tình.

Tôi hứa đưa Tú Hiền về nhà Mẹ ở tạm chờ ngày nhận thẻ ID, sau đó Tú Hiền tự do đi lại và tìm việc làm sống qua ngày, vài tháng sau tôi sẽ vận động vào quốc tịch Trung Quốc, tùy Tú Hiền chọn lựa tương lai, cũng có thể anh Viên Dung bảo lãnh Tú Hiền đi Pháp.

Tú Hiền hỏi:

- Những ngày tới anh Nhất Biến sẽ ở đâu và sống thế nào?

- Tôi chưa biết, trong khi chờ cơ quan phân bổ công tác, tạm thời tôi ở nhà của Mẹ, hy vọng tôi được nghĩ vài tuần, sau đó tôi về Nam Ninh.

Tôi không muốn cô em họ sa vào tình cảm với Nhất Biến, bởi bí ấn gia thế Mẹ của Nhất Biến, cho đến giờ này không biết nguyên nhân nào bà ta có mặt tại Chợ Lớn và về lại Trung Quốc khi nào? Tôi cần phải đề phòng tình cảm của họ, tôi hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến. Tôi hơi tò mò, muốn biết thêm về cuộc chiến tranh giữa Việt Nam-Trung Quốc, họ tranh hùng tại mặt trận biên giới Tây-Bắc và Đông-Bắc của Việt Nam nhưng không ai am tường hơn ngoài anh, theo anh đánh giá thế nào về cuộc chiến này, nhất là con số.

Nhất Biến không từ chối câu hỏi của tôi, đáp:

- Thực chất chẳng qua cuộc chiến nằm trong đổ vở của mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, người ta cố tình ép duyên VN-TQ chung sống theo tình đồng chí trừu tượng, họ mượn lịch sử đã trải qua nhiều thập kỷ, và ảnh hưởng của hai quốc gia, khi đã là trừu tượng đương nhiên không còn ý nghĩa, cuối cùng chiến tranh cũng phải đến vào năm 1979. Bắc Kinh đã có những toan tính trước, cũng như vai trò của Đặng Tiểu Bình đã cầm trên tay chìa khóa chiến tranh, Trung Quốc đã chủ động chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, trang bị quân sự tấn công Việt Nam.

Cách thức tiến hành chiến tranh của Bắc Kinh mang màu sắc đặc thù Trung Quốc, như kế hoạch xua quân qua biên giới, mục tiêu quan trọng trong chiến tranh, và khi nào sử dụng sức mạnh quân sự, do họ Đặng truyền lệnh. Theo nhận định về thắng lợi hay hậu quả của cuộc xung đột ở cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự, những bài học này đã được rút tỉa dưới con mắt của nhiều học giả Trung Quốc.

Đầu năm 1979 Trung Quốc xâm lược Việt Nam, theo cách nói của lãnh đạo Trung Quốc là để "dạy cho Việt Nam một bài học nhớ đời". Mặc dầu Bắc Kinh tự cho thắng lợi nhưng nói chung trong giới học giả vẫn tranh cãi cho rằng: "cuộc chiến tranh đã không diễn ra như Trung Quốc mong đợi vì trong cuộc xung đột này Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QGPND) đã tác chiến hết sức tồi tệ. Chính Trung Quốc chứ không phải Việt Nam, bài học đã rút ra từ cuộc chiến Việt Nam tặng cho Trung Quốc".

Các tài liệu của Trung Quốc về cuộc chiến tranh này vẫn được niêm phong rất cẩn mật do đó các thông tin về cuộc chiến không chỉ chắp vá, chủ quan mà còn đáng ngờ về tính xác thực. Mặc dù đã có một ít tài liệu bằng tiếng Anh, nhưng phần nhiều chỉ là đồn đoán và không chính xác, loan truyền không chính thức ở Hồng Kông và Đài Loan. Gần đây do việc kiểm soát thông tin của Bắc Kinh có phần lỏng lẻo hơn, nên nhiều tài liệu lưu hành nội bộ về khả năng và kinh nghiệm của QGPND trong chiến tranh 1979, ngoài ra còn thấy xuất hiện rải rác trong các thư viện tại Mỹ, những biên khảo trong giới học giả Trung Quốc, thêm vào đó những hồi ký của một số sĩ quan cao cấp Trung Quốc cũng đã cho thấy nhiều thông tin giá trị.

Sự tàn phá Việt Nam qua cuộc chiến tranh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nhanh chóng pháo kích vào lãnh thổ của Việt Nam, tấn công những thành phố phía Bắc, kẹp lại chia thành khu vực, ví dụ tỉnh Cao Bằng, cứ mỗi Quân đoàn có từ 346 quân báo chịu trách nhiệm, xen kẽ quân đội chính qui gồm 126 đơn vị tăng tốc độ tấn công, Quân đoàn 42 là lực lượng chính tiến vào tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Các kiểu xe tăng 59, 62 chuyển quân bộ binh nhanh chóng hình thành xen kẽ với các cuộc tấn công nhanh, giải quyết thành công phía Tây-Bắc qua Cao Bằng, Lạng Sơn về phía Đông-Nam Trung Quốc có thể là một vị trí chiến lược. Trong quá trình số lượng xe tăng chở bộ binh cũng vậy, lên đến 20 người mỗi xe tăng.
Chính phủ Trung Quốc cho biết: Hai khu vực thành trì dân quân bảo vệ biên giới của Việt Nam là Cao Bằng và Lào Cai cần phải tiêu diệt sạch. Tuy nhiên, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị thương vong nặng nề khó biện giải chiến thắng.

Theo báo cáo của CPC:

Giai đoạn đầu tiến quân

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bắt đầu đột kích vào biên giới Việt Nam.

Ngày 17 và 18/2/1979, số lượng thương vong của quân đội Trung Quốc đạt con số 9.574 người.

Ngày 18/2/1979, Trung Quốc tiến quân, bị cản trở do một thành trì ngoan cố của quân dân VN bảo vệ biên giới. Một nhóm tình báo khác cho biết chiến lũy Cao Bằng, Lạng Sơn, vũ khí tên lửa của Bộ chỉ huy bị phá hủy, đường chiến đấu phải rút ​​về phía phía Lai Châu.
Ngày 19/2/1979, Quân đội Trung Quốc đã đột kích và chiếm đóng các quận và núi Trường Bạch.

Ngày 20/2/1979, Quân đội Trung Quốc làm chủ tình hình biên giới Việt Nam.

Ngày 21/2/1979, Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Cao Bằng.

Ngày 22/2/1979, Quân đội Trung Quốc chiếm đóng 6 tỉnh VN, hai sư đoàn ưu tú của Hà Nội bắt đầu triển khai từ Campuchia và Lào đã cố gắng đến Cao Bằng, Lai Châu chống lại các lực lượng Trung Quốc.

Ngày 23/2/1979, Lạng Sơn gần như chiến tranh bùng nổ khốc liệt, cùng ngày quân đội Trung Quốc chiếm đóng Hà Giang. Một phần hai bộ phận Không quân lực lượng thuộc Hải quân tấn công Móng Cái và Lu Ping.

Ngày 24/2/197, phía sau lực lượng Trung Quốc ở Cao Bằng, Lào Cai. Quân đội Việt Nam đã cố gắng xâm nhập lấy bạo lực đường phố chiến đấu.

Ngày 25/2/1379, tình hình chiến tranh bế tắc, bởi dân quân Việt Nam gắn bó với biên giới Lạng Sơn.

Ngày 02/03/1979, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc bị bắt làm tù binh khá nhiều, đánh bại mưu đồ Trung Quốc chuẩn bị thành lập Hành‒chính Trung Quốc tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai

Ngày 27/2/1979 đến 05/3/1979, Chính quyền Bắc Kinh thông báo: Việt Nam bắt giữ binh sĩ của Trung Quốc. Pháo đài quân sự, tiêu diệt các khu vực thành phố Lạng Sơn của quân đội Việt Nam.

Ngày 04/3/1979, Lạng Sơn được quân đội tăng cường vượt qua quân đội Việt Nam.

Ngày 05/3/1979, Trung Quốc thông báo rằng: "đã đạt được mục tiêu, bắt đầu tin tưởng quân đội hơn". Việt Nam tuyên bố lệnh tổng động viên, tình hình chiến tranh đã sẵn sàng.

Thông tin bổ túc:

Ngày 04/3/1979, trận chiến ở Lạng Sơn, một số lượng lớn quân đội Trung Quốc sử dụng pháo hạng nặng và móc-chê, tính theo diện tích thực tế tại Lạng Sơn về số lượng quân đội đã bắn đạn cá nhân, đạn pháo đủ loại, cứ so sánh 1 mét vuông có trên 3 vỏ đạn, và 3 mét vuông có 1 vỏ đạn cối, pháo, có thể nói chiến thuật Lạng Sơn của Trung Quốc hoàn toàn thực hành lý thuyết của mô hình Biển-người. Một pháo lớn (nhân vật Tình báo uy tín) báo cáo về CPC: "Cựu chiến binh của Ta có khả năng cướp ngục". Cùng lúc Quân đội Trung Quốc nhận lệnh từ Bắc Kinh, tháo chất nổ kết thúc Cao Bằng, Lạng Sơn và cho phá hủy hai nhà máy, trước đây Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, Trung Quốc gọi là để trả thù.


Một trong trăm ngàn vị trí hầm súng máy và vỏ đạn của Trung Quốc, 
chôn dưới lòng đất chiến trường tại 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Ảnh: HVD

Giai đoạn thứ ba
Ngày 06-16/3/1979, chính quyền Bắc Kinh cho biết: "Quân đội Trung Quốc thay thế đường rút lui làm sạch 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam".

Ngày 13/3/1979, trước khi mở tuyến đường rút quân, Trung Quốc tiếp tục dùng tên lửa tầm xa, bao gồm pháo binh phá hủy các phương tiện sản xuất hầm mỏ của Việt Nam, được biết rút quân quy mô lớn không có động tĩnh nào của quân đội Việt Nam đuổi theo.

Lúc 22 giờ 20, ngày 15/3/1979, chiếc quân xa cuối cùng trở về lại lãnh thổ Trung Quốc.

Ngày 16/3/1979, lệnh rút tất cả binh sĩ bộ binh Trung Quốc khẩn cấp ra khỏi Việt Nam.

Cùng ngày 16 /3/1979, Trung Quốc công bố việc hoàn thành thu hồi, chiến tranh kết thúc.

Trong thời điểm này chính quyền Bắc Kinh chưa công bố số lượng thương vong, tổn thất về quân sự, Việt Nam cũng thế. Chỉ có báo "Hàng ngày nhân dân" loan tải, và liệt kê thành tích rút quân, bao gồm chiến lợi phẩm, tù binh Việt Nam, phá hủy quy mô lớn những nhà máy, hầm mỏ, cầu kiều, cơ sở hạ tầng dân sự, quân sự. Tịch thu phương tiện sản xuất cho đến cơ sở hạ tầng dân sự, và quân sự của Việt Nam v.v...

Nhất Biến nói chưa hết con số của chiến tranh tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Bầu trời mây mưa kéo đến quá nhanh, toàn cảnh một vung xám xịt, cơn mưa đổ xuống như thác lũ, chúng tôi vội cuốn gói chạy lên xe cho khỏi ướt và tiếp tục hành trình, xe lăn bánh về hướng Đông, trên đường chiến lược Trung Quốc trong lãnh thổ biên giới của Việt Nam.

Huỳnh Tâm
danlambaovn.blogspot.com

___________________________________

Những phần đã đăng:


CS dùng dân tộc VN, đổi vũ khí cướp chính quyền
Anh nằm xuống bên kia chiến lũy
Hãy thấy rõ kẻ địch, người thù

Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ
Mùa Xuân khói lửa ngút trời
Biên giới tiếp tục tanh thuốc súng
Chân trời biên giới, gặp lại bạn hay thù
Binh đoàn mồ ma biên giới

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/bang-khuang-huong-ve-nam-at-viet.html#more
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001