Thứ năm, ngày 27 tháng mười hai năm 2012
Tôi không nghĩ viết blog mà một ngày được làm khách đón lễ Giáng Sinh
tại nhà bạn đọc ở tiểu bang Georgia, cách DC khoảng gần 700 miles
(1100km, bằng đoạn đường Hà Nội – Khánh Hòa), cả đi lẫn nghỉ khoảng 14
giờ xe hơi.
Thanh Chung đi xe bus từ New York xuống DC và từ đó đi xe hơi cùng nhà này. Trách nhiệm của Thanh Chung là pha trò để tài xế không buồn ngủ.
Vừa đi vừa nghỉ, từ 9 giờ sáng mãi gần 12 giờ đêm mới đến Macon. Chuyến đi mệt kinh hoàng, qua ba tiểu bang Virginia, North Carolina, South Carolina, hết cao tốc 95, đến 77, vào 20 mới đến nơi.
Macon – cái nôi xuất hiện nền văn minh nhân loại có từ 17.000 năm
Macon có rừng thông miền cao nguyên lên xuống trong sương mờ như Đà Lạt hay Sapa, rất hợp cho nghỉ mát. Nằm giữa bang Georgia ở độ cao gần 300m so với mặt biển, cách thủ phủ bang Atlanta khoảng 140km, Macon là điểm hội tụ của nền văn minh Ocmulgee cổ đại có cách đây từ 17 ngàn năm.
Châu thổ sông Ocmulgee có tộc Creek da đỏ sống phổ biến ở miền Đông Nam nước Mỹ bao gồm các bang Oklahoma, Alabama, Georgia, và Florida.
Tại đây còn nguyên vẹn vài hầm đắp đất mà phía trong có phòng họp mái vòm của bộ tộc, nền đất được giữ từ cách đây hàng ngàn năm. Hiện nay, khu đồi rộng lớn mấy chục hecta được bảo tồn Ocmulgee National Monument
Macon có tỷ lệ nhà thờ nhiều nhất thế giới, chỗ nào cũng thấy, phố nào cũng có, trong làng cũng vậy. Điển hình là nhà thờ Saint Joseph như tòa tháp đôi, một trong những kiến trúc cổ và cao 60m nhất nhì trong Macon. Được xây vào năm 1892 theo kiểu tựa Gothic, chóp cao và mái nhọn.
Gần đó có Hay House – ngôi nhà của dòng họ Hay hiến tặng cho quốc gia, nay thành nơi khách du lịch tới thăm đông nhất. Ngôi nhà cổ được xây từ năm 1855 đến 1859 do thương gia giầu có William Butler Johnston và người vợ trẻ hơn 20 tuổi Anne Clark Tracy cùng xây dựng nên.
Hai người cưới nhau và đi tuần trăng mật bên châu Âu, thăm hàng trăm viện bảo tàng và các phòng tranh. Họ đã mua về rất nhiều tranh, bát sứ, tượng như là những kỷ vật của chuyến đi. Ấn tượng vì kiến trúc phục sinh châu Âu, đôi vợ chồng này đã quyết xây dựng ngôi nhà này và nay trở thành biểu tượng kiến trúc cổ của Macon.
Hai vợ chồng mất, con gái là Mary Ellen và chồng là William H. Felton đã sống trong ngôi nhà nhà sau khi đã sửa sang và thêm điện nước bên trong. Đôi vợ chồng này mất, con cháu nhà Felton đã bán nhà này cho thương gia chuyên về bảo hiểm là Parks Lee Hay. Cuối cùng gia đình Hay đã hiến tặng cho chính phủ.
Là thành phố lớn thứ 4 ở tiểu bang, với dân số khoảng 150.000 người, Macon ngày nay khá nhộn nhịp. Tuy vậy, so với toàn tiểu bang, Macon khá nghèo. Theo số liệu thống kê năm 2010, thu nhập trung bình khoảng 28.366$/nhà so với tiểu bang Georgia có mức 49.347$/gia đình. GDP khoảng 17.000$/người/năm, còn 24.1% gia đình hay tương đương với 30.6% dân số còn sống dưới mức nghèo.
Đi từ cao tốc 20 vào Macon, dù trong đêm tối, chỉ cần nhìn đường, những ngôi nhà thấp thoáng ánh đèn lờ mờ hai bên đường, cũng thấy nhiều nơi còn khá chật vật.
Tuy thế, trung tâm Macon lại giầu có, rất nhiều nhà cổ đẹp. Shopping Mall Macon không khác gì ở DC, nhiều chỗ còn đẹp hơn và nhiều hàng hóa hơn.
Giấc mơ Việt ở Macon
Người Việt lưu lạc ở Macon không nhiều vì hầu hết bà con tập trung ở Atlanta. Tại đây chỉ khoảng vài chục gia đình và mối liên hệ không chặt chẽ như thường thấy ở nơi khác.
Khi viết blog, mình hay nhắc đến Ba Lan nên anh Trần Đạt như tìm được mối chia sẻ “đồng hương du học” và vì vậy hay comment trong HM blog. Vài lần đi New York, anh dừng chân ở DC thành ra hai gia đình thân nhau.
Anh Trần Đạt chọn Macon vì ở Atlanta với ít tiền khó mà tồn tại nên về đây lập nghiệp. Cuộc đời của anh như cuốn phim dài về một người tham gia toàn cầu hóa trước khi Friedman viết cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng”.
Đi thực tập sinh Ba Lan từ năm 1991, anh Đạt chuyên nghiên cứu bào tử phấn hoa, ngành đi giữa sinh vật và địa chất. Vì mưu sinh nên anh phải tự túc tiền đi lại, tự lo nhà cửa, với hy vọng đổi đời.
Vừa làm nghiên cứu khoa học, vừa đi bán hàng rong ở Putusk cách Warsaw khoảng 60km. Ban ngày bán hàng, tối đi xe bus về trung tâm, đêm khuya mò đi gom hàng, từ quần bò, áo cánh dơi, đồ điện tử của các “soái”, để hôm sau ra chợ, ngày kiếm khoảng 100$, thời đó lãi khá to.
Thế rồi anh chuyển sang mở cửa hàng bán lặt vặt ở sân vận động 10 năm (Stadion Dziesięciolecia), nơi buôn bán nổi tiếng của người Việt. Làm ăn khó khăn, anh mở cửa hàng ăn bên khu Praga, phía bên kia sông Wisla của Warsaw.
Làm ăn tấn tới, anh Đạt mở tiếp vài cửa hàng, rồi đưa các em từ Việt Nam sang lập nghiệp. Cứ thế vợ chồng và hai đứa con trai thành đạt nơi xứ người.
Nghe nói luật pháp Mỹ cho phép con đẻ trên lãnh thổ thì sẽ được quốc tịch. Năm 2002 còn một tháng nữa vợ đẻ, anh liền đưa chị sang “du lịch” ra cô con út Hồng Hạnh có hộ chiếu Hoa Kỳ. Và giấc mơ Mỹ có từ đó.
Có bao nhiêu tiền dành dụm, anh chị đưa cả nhà sang Mỹ mở tiếp nhà hàng mà anh đã có ở Warsaw, dưới danh nghĩa là công ty con. Làm ăn vài năm ở Macon đã có thẻ xanh cho cả nhà.
Anh mua lại cửa hàng Sakura của một người Việt khác với giá 100.000$ chuyển quyền thương hiệu và tiền thuê hàng tháng khoảng 4000$.
Thời gian đầu hai vợ chồng, con cái nai lưng ra nấu nướng, mua hàng, tiếp khách, đóng gói. Hai cậu con trai rất nhanh nhẹn, đứng quầy, nấu nướng, dọn nhà nhanh thoăn thoắt. Mình tới cửa hàng và thử món cơm rang hải sản thập cẩm ngon tuyệt vời. Khách tới mua mang về ăn là chính, ít khi ngồi trong quán. Luck và Bin làm bay hai đĩa cơm dành cho Tây.
Sau vài năm nay anh chị không phải vất vả nữa mà đã thuê người làm. Có thanh niên người Mường từ Hòa Bình sang đây làm trong nhà hàng. Thu nhập cũng tạm ổn, đủ chi phí và lãi đủ cho con cái đi học, anh chị đi về Việt Nam và du lịch khắp thế giới.
Cháu Định, con trai cả, tốt nghiệp đại học luật Mercer ở Macon và vừa cưới vợ. Cháu thứ hai là Đạo hiện đang học đại học.
Có lần tôi recom trên blog là có bạn đọc mà cả nhà tên vần đờ (Đ) và hờ (H), chính là gia đình anh Trần Đạt. Hai con trai là Định và Đạo. Các anh em trai của của anh Đạt là Đăng, Đàn, Đưc, ông bố tên là Độ.
Con gái toàn vần H (hờ). Các chị và em có tên Hội, Hoa, Hương, Hưởng. Con gái út Hồng Hạnh học tiểu học gần nhà. Cô bé hơn Bin 1 tuổi, kém Luck 1 tuổi. Sau vài ngày đã thấy ba anh em ríu rít, chơi với nhau rất thân.
Ngôi nhà hai tầng giá gần 200 ngàn đô la, vườn trước vườn sau, trong một khu có qui hoạch rất đẹp, có bể bơi chuẩn Olympic, giữa khu rừng thông như Đà Lạt.
Con cái ngoan, nói tiếng Việt hoàn hảo, tiếng Anh khỏi phải nói, tiếng Ba Lan thì như quí tộc xứ Krakow, có thể nói, anh Trần Đạt đã toại nguyện với giấc mơ, để xóa nghèo tại Việt Nam, phải lưu lạc sang Ba Lan, nhưng cuối cùng lại định cư tại Mỹ.
Viết entry này để cảm ơn gia đình người Việt ở Macon vì sự đón tiếp niềm nở. Sau chuyến đi, mình kết luận, muốn tìm bạn bốn phương nên viết Blog như Thanh Chung và Tổng Cua
Hiệu Minh. Macon 26-12-2012
Vài ảnh về Macon gửi tặng bạn đọc. Ảnh tối thui vì trời mưa, rét, vẫn đăng để chứng tỏ là Tổng Cua đã đến đây
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/27/vai-ngay-o-macon-georgia/
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Thanh Chung đi xe bus từ New York xuống DC và từ đó đi xe hơi cùng nhà này. Trách nhiệm của Thanh Chung là pha trò để tài xế không buồn ngủ.
Vừa đi vừa nghỉ, từ 9 giờ sáng mãi gần 12 giờ đêm mới đến Macon. Chuyến đi mệt kinh hoàng, qua ba tiểu bang Virginia, North Carolina, South Carolina, hết cao tốc 95, đến 77, vào 20 mới đến nơi.
Macon – cái nôi xuất hiện nền văn minh nhân loại có từ 17.000 năm
Macon có rừng thông miền cao nguyên lên xuống trong sương mờ như Đà Lạt hay Sapa, rất hợp cho nghỉ mát. Nằm giữa bang Georgia ở độ cao gần 300m so với mặt biển, cách thủ phủ bang Atlanta khoảng 140km, Macon là điểm hội tụ của nền văn minh Ocmulgee cổ đại có cách đây từ 17 ngàn năm.
Châu thổ sông Ocmulgee có tộc Creek da đỏ sống phổ biến ở miền Đông Nam nước Mỹ bao gồm các bang Oklahoma, Alabama, Georgia, và Florida.
Tại đây còn nguyên vẹn vài hầm đắp đất mà phía trong có phòng họp mái vòm của bộ tộc, nền đất được giữ từ cách đây hàng ngàn năm. Hiện nay, khu đồi rộng lớn mấy chục hecta được bảo tồn Ocmulgee National Monument
Macon có tỷ lệ nhà thờ nhiều nhất thế giới, chỗ nào cũng thấy, phố nào cũng có, trong làng cũng vậy. Điển hình là nhà thờ Saint Joseph như tòa tháp đôi, một trong những kiến trúc cổ và cao 60m nhất nhì trong Macon. Được xây vào năm 1892 theo kiểu tựa Gothic, chóp cao và mái nhọn.
Gần đó có Hay House – ngôi nhà của dòng họ Hay hiến tặng cho quốc gia, nay thành nơi khách du lịch tới thăm đông nhất. Ngôi nhà cổ được xây từ năm 1855 đến 1859 do thương gia giầu có William Butler Johnston và người vợ trẻ hơn 20 tuổi Anne Clark Tracy cùng xây dựng nên.
Hai người cưới nhau và đi tuần trăng mật bên châu Âu, thăm hàng trăm viện bảo tàng và các phòng tranh. Họ đã mua về rất nhiều tranh, bát sứ, tượng như là những kỷ vật của chuyến đi. Ấn tượng vì kiến trúc phục sinh châu Âu, đôi vợ chồng này đã quyết xây dựng ngôi nhà này và nay trở thành biểu tượng kiến trúc cổ của Macon.
Hai vợ chồng mất, con gái là Mary Ellen và chồng là William H. Felton đã sống trong ngôi nhà nhà sau khi đã sửa sang và thêm điện nước bên trong. Đôi vợ chồng này mất, con cháu nhà Felton đã bán nhà này cho thương gia chuyên về bảo hiểm là Parks Lee Hay. Cuối cùng gia đình Hay đã hiến tặng cho chính phủ.
Là thành phố lớn thứ 4 ở tiểu bang, với dân số khoảng 150.000 người, Macon ngày nay khá nhộn nhịp. Tuy vậy, so với toàn tiểu bang, Macon khá nghèo. Theo số liệu thống kê năm 2010, thu nhập trung bình khoảng 28.366$/nhà so với tiểu bang Georgia có mức 49.347$/gia đình. GDP khoảng 17.000$/người/năm, còn 24.1% gia đình hay tương đương với 30.6% dân số còn sống dưới mức nghèo.
Đi từ cao tốc 20 vào Macon, dù trong đêm tối, chỉ cần nhìn đường, những ngôi nhà thấp thoáng ánh đèn lờ mờ hai bên đường, cũng thấy nhiều nơi còn khá chật vật.
Tuy thế, trung tâm Macon lại giầu có, rất nhiều nhà cổ đẹp. Shopping Mall Macon không khác gì ở DC, nhiều chỗ còn đẹp hơn và nhiều hàng hóa hơn.
Giấc mơ Việt ở Macon
Người Việt lưu lạc ở Macon không nhiều vì hầu hết bà con tập trung ở Atlanta. Tại đây chỉ khoảng vài chục gia đình và mối liên hệ không chặt chẽ như thường thấy ở nơi khác.
Khi viết blog, mình hay nhắc đến Ba Lan nên anh Trần Đạt như tìm được mối chia sẻ “đồng hương du học” và vì vậy hay comment trong HM blog. Vài lần đi New York, anh dừng chân ở DC thành ra hai gia đình thân nhau.
Anh Trần Đạt chọn Macon vì ở Atlanta với ít tiền khó mà tồn tại nên về đây lập nghiệp. Cuộc đời của anh như cuốn phim dài về một người tham gia toàn cầu hóa trước khi Friedman viết cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng”.
Đi thực tập sinh Ba Lan từ năm 1991, anh Đạt chuyên nghiên cứu bào tử phấn hoa, ngành đi giữa sinh vật và địa chất. Vì mưu sinh nên anh phải tự túc tiền đi lại, tự lo nhà cửa, với hy vọng đổi đời.
Vừa làm nghiên cứu khoa học, vừa đi bán hàng rong ở Putusk cách Warsaw khoảng 60km. Ban ngày bán hàng, tối đi xe bus về trung tâm, đêm khuya mò đi gom hàng, từ quần bò, áo cánh dơi, đồ điện tử của các “soái”, để hôm sau ra chợ, ngày kiếm khoảng 100$, thời đó lãi khá to.
Thế rồi anh chuyển sang mở cửa hàng bán lặt vặt ở sân vận động 10 năm (Stadion Dziesięciolecia), nơi buôn bán nổi tiếng của người Việt. Làm ăn khó khăn, anh mở cửa hàng ăn bên khu Praga, phía bên kia sông Wisla của Warsaw.
Làm ăn tấn tới, anh Đạt mở tiếp vài cửa hàng, rồi đưa các em từ Việt Nam sang lập nghiệp. Cứ thế vợ chồng và hai đứa con trai thành đạt nơi xứ người.
Nghe nói luật pháp Mỹ cho phép con đẻ trên lãnh thổ thì sẽ được quốc tịch. Năm 2002 còn một tháng nữa vợ đẻ, anh liền đưa chị sang “du lịch” ra cô con út Hồng Hạnh có hộ chiếu Hoa Kỳ. Và giấc mơ Mỹ có từ đó.
Có bao nhiêu tiền dành dụm, anh chị đưa cả nhà sang Mỹ mở tiếp nhà hàng mà anh đã có ở Warsaw, dưới danh nghĩa là công ty con. Làm ăn vài năm ở Macon đã có thẻ xanh cho cả nhà.
Anh mua lại cửa hàng Sakura của một người Việt khác với giá 100.000$ chuyển quyền thương hiệu và tiền thuê hàng tháng khoảng 4000$.
Thời gian đầu hai vợ chồng, con cái nai lưng ra nấu nướng, mua hàng, tiếp khách, đóng gói. Hai cậu con trai rất nhanh nhẹn, đứng quầy, nấu nướng, dọn nhà nhanh thoăn thoắt. Mình tới cửa hàng và thử món cơm rang hải sản thập cẩm ngon tuyệt vời. Khách tới mua mang về ăn là chính, ít khi ngồi trong quán. Luck và Bin làm bay hai đĩa cơm dành cho Tây.
Sau vài năm nay anh chị không phải vất vả nữa mà đã thuê người làm. Có thanh niên người Mường từ Hòa Bình sang đây làm trong nhà hàng. Thu nhập cũng tạm ổn, đủ chi phí và lãi đủ cho con cái đi học, anh chị đi về Việt Nam và du lịch khắp thế giới.
Cháu Định, con trai cả, tốt nghiệp đại học luật Mercer ở Macon và vừa cưới vợ. Cháu thứ hai là Đạo hiện đang học đại học.
Có lần tôi recom trên blog là có bạn đọc mà cả nhà tên vần đờ (Đ) và hờ (H), chính là gia đình anh Trần Đạt. Hai con trai là Định và Đạo. Các anh em trai của của anh Đạt là Đăng, Đàn, Đưc, ông bố tên là Độ.
Con gái toàn vần H (hờ). Các chị và em có tên Hội, Hoa, Hương, Hưởng. Con gái út Hồng Hạnh học tiểu học gần nhà. Cô bé hơn Bin 1 tuổi, kém Luck 1 tuổi. Sau vài ngày đã thấy ba anh em ríu rít, chơi với nhau rất thân.
Ngôi nhà hai tầng giá gần 200 ngàn đô la, vườn trước vườn sau, trong một khu có qui hoạch rất đẹp, có bể bơi chuẩn Olympic, giữa khu rừng thông như Đà Lạt.
Con cái ngoan, nói tiếng Việt hoàn hảo, tiếng Anh khỏi phải nói, tiếng Ba Lan thì như quí tộc xứ Krakow, có thể nói, anh Trần Đạt đã toại nguyện với giấc mơ, để xóa nghèo tại Việt Nam, phải lưu lạc sang Ba Lan, nhưng cuối cùng lại định cư tại Mỹ.
Viết entry này để cảm ơn gia đình người Việt ở Macon vì sự đón tiếp niềm nở. Sau chuyến đi, mình kết luận, muốn tìm bạn bốn phương nên viết Blog như Thanh Chung và Tổng Cua
Hiệu Minh. Macon 26-12-2012
Vài ảnh về Macon gửi tặng bạn đọc. Ảnh tối thui vì trời mưa, rét, vẫn đăng để chứng tỏ là Tổng Cua đã đến đây
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/27/vai-ngay-o-macon-georgia/
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001