Thứ sáu, ngày
28 tháng mười hai năm 2012
Bài của Hà Linh – Nhật Bản.
Blog: http://halinhnb.wordpress.com/
Lại gần tới New Year( Tết Dương lịch- Tết Tây) hay là osyougatu ( tiếng Nhật). Càng sống lâu thêm, càng thấy thời gian trôi nhanh. Mi mắt vừa chạm nhau đã hết một năm, đã lại thêm một New Year, một osyougatu . Chẳng bù cho ngày xưa, chờ cho qua 12 tháng để được manh áo mới cảm giác lâu đến độ như có lẽ sẽ chẳng bao giờ đến.
Nhớ mãi New Year – osyougatsu đầu tiên ở quê hương mới. Tâm trạng đã thật là trống rỗng, ngơ ngác, pha lẫn chút buồn tủi, cô đơn. Đường phố vắng lặng, ngay cả trong khu dân cư cũng chỉ lác đác người qua lại, nếu thi thoảng gặp hàng xóm hay người quen mới nhỏ nhẹ “Akamashite omedeto gozaimasu ..” mà hồi đó mình đã nghĩ là rất đỗi công thức, khuôn sáo thiếu tình cảm.
Những món ăn cho ngày truyền thống chưa kịp quen mùi vị thấy sao nhạt nhẽo.Chẳng phải tíu tít ghé thăm nhà này, tới chúc Năm mới người kia .. ” Ớ, osyougatu là thế này sao?”.
Mình bị nhầm lẫn, không biết nên hiểu thế nào. Ừ thì đó là những ngày cuối năm cũ, bắt đầu năm mới, cũng những tục lệ với người đã khuất, cũng đêm Tất niên, cũng ngày mồng Một…nhưng sao mình không có được những cảm xúc như hằng có .
Mình làm theo mọi thủ tục như cái máy, vì mọi người làm thế thì mình làm thế, mọi người nói thế, thì mình nói thế. Cái osyougatu đó đã không lay động từ trong tâm khảm mình. Có lẽ vì đó là New Year, là Osyougatu chứ không phải là TẾT.
Khác cả về ngôn ngữ đã đành, khác cả về thực tế. Trong không khí không có mùi hương trầm hòa quyện làm ấm cả trời đông giá lạnh. Tuyệt nhiên không có những âm thanh dao thớt xủng xèng, chan chat vang cả xóm khi người ta bằm, chặt chuẩn bị đồ cúng,thức ăn Tết.
Không có những món ăn đầy hương vị, thật đậm đà dưa hành giòn cay, bánh chưng xanh ngăn ngắt niềm vui Tết. Chẳng tìm đâu những ồn ã, rổn rảng vui tươi của những người chúc Tết nhà nhau với những lời chúc tụng trang trọng và như dành cho riêng mỗi người.
Thiếu những khuôn mặt người đi xa nay trở về quê đón Tết, say sưa kể về những miền đất lạ. Thiếu những câu hỏi của người ở quê về những miền xa. Không thấy những đoàn người rồng rắn đi hết nhà này nhà kia. Đám trẻ con chí chóe khoe quần áo mới, bánh kẹo.
Không có khung cảnh đêm ba mươi, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, mẹ không dám nêm nếm, cha trang trọng quần áo nghiêm chỉnh, đứng khấn khứa trước bàn thờ, đốt hương lên, bọn mình đi qua đi lại rón rén y như sợ chỉ tiếng thở mạnh thôi cũng đủ thất lễ với ông bà đang về tận hưởng thơm thảo của cháu con.Ba tuần hương trôi đi trong phập phồng, bồn chồn.
Với mình đọng lại nhiều về Tết có lẽ là bàn thờ và những cây hương. Ngày Tết bàn thờ thật sạch sẽ, bày biện đủ thứ ngon lành, hiếm hoi, trước hết dâng biếu tổ tiên, những người đã khuất. Những cây hương lập lòe kiên nhẫn cháy, những làn khói vòng vèo bay lên, hương tỏa nồng nàn.
Bàn thờ và những cây hương như là một thế giới khác –thiêng liêng và mong manh – trong căn nhà và đời sống thực tại. Bàn thờ là nơi cư ngụ của những linh hồn trở về tận hưởng Tết dương gian,sau làn khói hương nghi ngút chấp chới như có bao cặp mắt dìu dịu của bao thế hệ từ xa xăm ngắm nhìn hậu thế. Khói hương diệu kỳ ngoằn ngoèo như con đường gian nan nối dương gian và trần thế, hương thơm ngan ngát quấn quýt , quẩn quanh như tiền nhân trở về mà không muốn chia xa, như hậu thế lưu luyến chẳng muốn rời.
Năm đầu tiên xa Tết quê nhà,Tết thật sự, lòng quay quắt nhớ.Ngày đó lại là ngày thường của xứ này, mọi người vẫn đi học, đi làm như không hề biết ở nơi xa nào đó bao người, bao nhà đang náo nức, bận rộn, chộn rộn với Tết. Mình ngẩn ngơ, xốn xang với những hình ảnh Tết, những kỷ niệm Tết.
Trong không khí vắng lặng của ngày bình thường ở đây, mình nghĩ về gia đình ở Việt Nam, đoán giờ này cha đang làm gì, mẹ đang chuẩn bị cái gì, em út đang lo cái gì, tưởng tượng ra khung cảnh Tết của xóm làng ra làm sao. Mình đã sống trong tâm trạng Tết lúc đó.
Tết sống dậy náo nhiệt trong lòng dưới cái vỏ của một con người vẫn di chuyển, làm việc bình thường. Có lúc đang trôi trong tâm trạng Tết yên lành như vậy, mình thảng thốt khi nhìn ra xung quanh vẫn là một không gian yên ắng, nhịp sống chẳng có gì đổi thay.
Đã có khi mình nghĩ thật chẳng ra làm sao cả, hình như từ ngày bước chân xa xứ là không còn những cái Tết đúng nghĩa cả về “hình thức và nội dung”-trùng khớp thời gian và tâm trạng, gắn quyện ý nghĩ và hành động . Tết của quê “người ta” thì chưa phải Tết của mình, mà Tết của mình thì chẳng phải Tết của “người ta”.
Khi người ta có những kỷ niệm, tâm trạng New Year hay osyougatu thì mình lại nghĩ Tết còn lâu mới đến, khi đến Tết của mình thì người ta chẳng có cảm xúc gì vì đó là ngày bình thường của người ta.
Thế nhưng rồi có con, rồi sống lâu thêm, gắn bó hơn với đất này thì rồi mình cũng quen. Mỗi khi Osyougatu tới cũng lo chuẩn bi gửi Thiệp mừng, lo chuẩn bị các thứ dùng cho những ngày đó, lo sắm cây nêu, lo dọn dẹp, lo chuẩn bị lì xì cho con..đi chúc mừng bố mẹ, anh em, gặp gỡ bạn bè.
Cũng cảm động khi được nhận lời chúc Happy New Year hay Akemashite..cũng thấy hớn hở khi con khoe “otoshidama “( lì xì), cũng thấy thiêng liêng khi đi chùa ngày mồng 1 tháng January, đôi khi còn kéo nhau nửa đêm đi ra biển để đón mặt trời lên vào sáng đầu tiên của Năm Mới.
Cũng thấy bồi hồi, cũng thấy bâng khuâng mỗi khi tháng Mười Hai tới rồi mỗi ngày thêm một tờ lịch rơi xuống để tờ cuối cùng còn lại hân hoan.
Và giờ thì mình nghĩ tình trạng như mình cũng có cái hay, vừa được đón New Year hay Osyougatu nhưng lại còn có cả TẾT đằm sâu những kỷ niệm, những cảm xúc lung linh mà chỉ riêng mình mới có, mới hiểu tại sao cái từ đó bật ra trên đầu lưỡi mà vang dội tới sâu thẳm trong tim của người Việt ở xứ người.
Hà Linh. Gửi từ Tokyo – Nhật Bản.
Cùng tác giả: Quê hương yêu dấu
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/28/osyougatu-xu-hoa-anh-dao/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Blog: http://halinhnb.wordpress.com/
Lại gần tới New Year( Tết Dương lịch- Tết Tây) hay là osyougatu ( tiếng Nhật). Càng sống lâu thêm, càng thấy thời gian trôi nhanh. Mi mắt vừa chạm nhau đã hết một năm, đã lại thêm một New Year, một osyougatu . Chẳng bù cho ngày xưa, chờ cho qua 12 tháng để được manh áo mới cảm giác lâu đến độ như có lẽ sẽ chẳng bao giờ đến.
Nhớ mãi New Year – osyougatsu đầu tiên ở quê hương mới. Tâm trạng đã thật là trống rỗng, ngơ ngác, pha lẫn chút buồn tủi, cô đơn. Đường phố vắng lặng, ngay cả trong khu dân cư cũng chỉ lác đác người qua lại, nếu thi thoảng gặp hàng xóm hay người quen mới nhỏ nhẹ “Akamashite omedeto gozaimasu ..” mà hồi đó mình đã nghĩ là rất đỗi công thức, khuôn sáo thiếu tình cảm.
Những món ăn cho ngày truyền thống chưa kịp quen mùi vị thấy sao nhạt nhẽo.Chẳng phải tíu tít ghé thăm nhà này, tới chúc Năm mới người kia .. ” Ớ, osyougatu là thế này sao?”.
Mình bị nhầm lẫn, không biết nên hiểu thế nào. Ừ thì đó là những ngày cuối năm cũ, bắt đầu năm mới, cũng những tục lệ với người đã khuất, cũng đêm Tất niên, cũng ngày mồng Một…nhưng sao mình không có được những cảm xúc như hằng có .
Mình làm theo mọi thủ tục như cái máy, vì mọi người làm thế thì mình làm thế, mọi người nói thế, thì mình nói thế. Cái osyougatu đó đã không lay động từ trong tâm khảm mình. Có lẽ vì đó là New Year, là Osyougatu chứ không phải là TẾT.
Khác cả về ngôn ngữ đã đành, khác cả về thực tế. Trong không khí không có mùi hương trầm hòa quyện làm ấm cả trời đông giá lạnh. Tuyệt nhiên không có những âm thanh dao thớt xủng xèng, chan chat vang cả xóm khi người ta bằm, chặt chuẩn bị đồ cúng,thức ăn Tết.
Không có những món ăn đầy hương vị, thật đậm đà dưa hành giòn cay, bánh chưng xanh ngăn ngắt niềm vui Tết. Chẳng tìm đâu những ồn ã, rổn rảng vui tươi của những người chúc Tết nhà nhau với những lời chúc tụng trang trọng và như dành cho riêng mỗi người.
Thiếu những khuôn mặt người đi xa nay trở về quê đón Tết, say sưa kể về những miền đất lạ. Thiếu những câu hỏi của người ở quê về những miền xa. Không thấy những đoàn người rồng rắn đi hết nhà này nhà kia. Đám trẻ con chí chóe khoe quần áo mới, bánh kẹo.
Không có khung cảnh đêm ba mươi, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, mẹ không dám nêm nếm, cha trang trọng quần áo nghiêm chỉnh, đứng khấn khứa trước bàn thờ, đốt hương lên, bọn mình đi qua đi lại rón rén y như sợ chỉ tiếng thở mạnh thôi cũng đủ thất lễ với ông bà đang về tận hưởng thơm thảo của cháu con.Ba tuần hương trôi đi trong phập phồng, bồn chồn.
Với mình đọng lại nhiều về Tết có lẽ là bàn thờ và những cây hương. Ngày Tết bàn thờ thật sạch sẽ, bày biện đủ thứ ngon lành, hiếm hoi, trước hết dâng biếu tổ tiên, những người đã khuất. Những cây hương lập lòe kiên nhẫn cháy, những làn khói vòng vèo bay lên, hương tỏa nồng nàn.
Bàn thờ và những cây hương như là một thế giới khác –thiêng liêng và mong manh – trong căn nhà và đời sống thực tại. Bàn thờ là nơi cư ngụ của những linh hồn trở về tận hưởng Tết dương gian,sau làn khói hương nghi ngút chấp chới như có bao cặp mắt dìu dịu của bao thế hệ từ xa xăm ngắm nhìn hậu thế. Khói hương diệu kỳ ngoằn ngoèo như con đường gian nan nối dương gian và trần thế, hương thơm ngan ngát quấn quýt , quẩn quanh như tiền nhân trở về mà không muốn chia xa, như hậu thế lưu luyến chẳng muốn rời.
Năm đầu tiên xa Tết quê nhà,Tết thật sự, lòng quay quắt nhớ.Ngày đó lại là ngày thường của xứ này, mọi người vẫn đi học, đi làm như không hề biết ở nơi xa nào đó bao người, bao nhà đang náo nức, bận rộn, chộn rộn với Tết. Mình ngẩn ngơ, xốn xang với những hình ảnh Tết, những kỷ niệm Tết.
Trong không khí vắng lặng của ngày bình thường ở đây, mình nghĩ về gia đình ở Việt Nam, đoán giờ này cha đang làm gì, mẹ đang chuẩn bị cái gì, em út đang lo cái gì, tưởng tượng ra khung cảnh Tết của xóm làng ra làm sao. Mình đã sống trong tâm trạng Tết lúc đó.
Tết sống dậy náo nhiệt trong lòng dưới cái vỏ của một con người vẫn di chuyển, làm việc bình thường. Có lúc đang trôi trong tâm trạng Tết yên lành như vậy, mình thảng thốt khi nhìn ra xung quanh vẫn là một không gian yên ắng, nhịp sống chẳng có gì đổi thay.
Đã có khi mình nghĩ thật chẳng ra làm sao cả, hình như từ ngày bước chân xa xứ là không còn những cái Tết đúng nghĩa cả về “hình thức và nội dung”-trùng khớp thời gian và tâm trạng, gắn quyện ý nghĩ và hành động . Tết của quê “người ta” thì chưa phải Tết của mình, mà Tết của mình thì chẳng phải Tết của “người ta”.
Khi người ta có những kỷ niệm, tâm trạng New Year hay osyougatu thì mình lại nghĩ Tết còn lâu mới đến, khi đến Tết của mình thì người ta chẳng có cảm xúc gì vì đó là ngày bình thường của người ta.
Thế nhưng rồi có con, rồi sống lâu thêm, gắn bó hơn với đất này thì rồi mình cũng quen. Mỗi khi Osyougatu tới cũng lo chuẩn bi gửi Thiệp mừng, lo chuẩn bị các thứ dùng cho những ngày đó, lo sắm cây nêu, lo dọn dẹp, lo chuẩn bị lì xì cho con..đi chúc mừng bố mẹ, anh em, gặp gỡ bạn bè.
Cũng cảm động khi được nhận lời chúc Happy New Year hay Akemashite..cũng thấy hớn hở khi con khoe “otoshidama “( lì xì), cũng thấy thiêng liêng khi đi chùa ngày mồng 1 tháng January, đôi khi còn kéo nhau nửa đêm đi ra biển để đón mặt trời lên vào sáng đầu tiên của Năm Mới.
Cũng thấy bồi hồi, cũng thấy bâng khuâng mỗi khi tháng Mười Hai tới rồi mỗi ngày thêm một tờ lịch rơi xuống để tờ cuối cùng còn lại hân hoan.
Và giờ thì mình nghĩ tình trạng như mình cũng có cái hay, vừa được đón New Year hay Osyougatu nhưng lại còn có cả TẾT đằm sâu những kỷ niệm, những cảm xúc lung linh mà chỉ riêng mình mới có, mới hiểu tại sao cái từ đó bật ra trên đầu lưỡi mà vang dội tới sâu thẳm trong tim của người Việt ở xứ người.
Hà Linh. Gửi từ Tokyo – Nhật Bản.
Cùng tác giả: Quê hương yêu dấu
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/28/osyougatu-xu-hoa-anh-dao/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001