Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Manabu Sasaki, The Asahi Shimbum
Ngày 19 tháng 12 năm 2012
Manabu Sasaki, The Asahi Shimbum
Ngày 19 tháng 12 năm 2012
HÀ NỘI
– Các nhà lập pháp tại đây đã được trang bị với một vũ khí mạnh mẽ để
kiểm tra các lãnh đạo hàng đầu – đe dọa bãi nhiệm [lấy phiếu tín nhiệm
để bãi nhiệm] – nhưng chủ đề này vẫn còn nhiều hoài nghi sâu xa về những
nỗ lực cải cách từ trên xuống dưới trong chế độ độc đảng do Đảng Cộng sản tại cầm quyền Việt Nam.
Ngày 21
tháng Mười một vừa qua, Quốc hội đã giới thiệu và thông qua hệ thống
lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng và
các quan chức cấp cao khác.
Các nhà
lập pháp sẽ theo dõi những biểu hiện của các quan chức hàng đầu và bỏ
phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần kể từ năm thứ hai trong nhiệm kỳ năm
năm. Những người không đủ số phiếu nhất định trong Quốc hội có thể sẽ bị
bãi nhiệm.
Cuộc bỏ
phiếu đầu tiên dự định sẽ thực hiện sớm nhất là vào đầu tháng Hai tới
đây. Cuộc bỏ phiếu này sẽ bao gồm 49 quan chức do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn, trong đó gồm cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Hệ
thống này đã được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngờ vực đối
với các chính trị gia vì nền kinh tế èo uột và tham nhũng dai dẳng.
Trong
một phiên họp Quốc hội chốt lại vào ngày 23 tháng Mười một, ông Dũng đã
phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về nạn tham nhũng tràn lan liên
quan đến các tập đoàn kinh tế nhà nước và nhiều doanh nghiệp phải phá
sản.
Ông
cũng bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm con trai của ông vào một chức vụ chủ
chốt trong Đảng [Cộng sản], cùng lúc người con gái của ông giữ chức vụ
giám đốc trong ngành ngân hàng.
Trong một báo cáo của chính phủ vào cuối tháng Mười, ông Dũng đã buộc phải thừa nhận những lỗi lầm trên.
“Tôi nghiêm trọng nhận trách nhiệm chính trị và thừa nhận những yếu kém và thiếu sót của chính phủ”, ông nói.
Tuy nhiên, lời xin lỗi bất thường hiếm thấy đó vẫn không đủ để xoa dịu dư luận.
Trong
một cuộc họp quốc hội được truyền hình trực tuyến hôm ngày 14 tháng Mười
một, một đại biểu Quốc hội đã kêu gọi ông Dũng nên từ nhiệm, nói rằng
Việt Nam cũng cần có “nền văn hóa từ chức”.
Cựu đại
biểu Nguyễn Minh Thuyết cho biết Quốc hội, một cơ quan bù nhìn của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đang ngày càng giành được thêm nhiều quyền lực.
Ông
Thuyết, một đảng viên Đảng Cộng sản đã từng là đại biểu Quốc hội cho đến
mùa xuân vừa rồi, cho biết rằng sau khi Việt Nam bước sang thời kỳ Đổi mới
với những cải cách kinh tế vào năm 1986 thì không khí đã từ từ thay
đổi, cho phép các đại biểu Quốc hội có cơ hội phát biểu một cách tự do
hơn.
Trong
năm 2010, Quốc hội đã bác đề nghị của chính phủ đối với dự án đường sắt
cao tốc nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với lý do lợi nhuận
thấp.
Tuy
nhiên, ông Thuyết nói rằng rất khó khăn để Quốc hội có thể bác các quyết
định của Đảng Cộng sản vì hầu như đảng bao trùm quyền lực tuyệt đối đối
với tất cả các vấn đề.
Nếu
Quốc hội nghiêng về một quyết định nào đó [khác ý Đảng], thì các cơ quan
của Đảng sẽ gây áp lực lên các đại biểu để buộc họ thay đổi quyết định,
ông Thuyết chia sẻ.
Các đại biểu cũng có thể bị đe dọa bởi các quan chức Đảng Cộng sản khi đến thời gian bầu cử, một nhà phân tích cho biết.
“Hệ
thống [bãi nhiệm] mới này sẽ không đưa đến kết quả cụ thể nào, trừ khi
tất cả các đại biểu Quốc hội được phép bày tỏ ý chí của họ một cách tự
do”, ông Thuyết nói.
Nhưng
đó không phải là vấn đề. Quốc hội Việt Nam được giao nhiệm vụ giám sát
chính phủ, nhưng thành phần đại biểu Quốc hội lại bị chi phối bởi hầu
hết trong số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản. Điều đó có nghĩa là các
đại biểu không nhất thiết đại diện cho dân số nói chung.
Tổng số
dân số tại Việt Nam hiện nay có 88 triệu người nhưng Đảng Cộng sản chỉ
chiếm 3,2 triệu người – tức khoảng 4% dân số. Tuy nhiên, chỉ có 8% hoặc
42 đại biểu trong tổng số 500 đại biểu Quốc hội được bầu hồi tháng Năm
năm 2011 là những người không thuộc đảng chính trị.
Các ứng
cử viên có thể gặp một số hạn chế, đáng chú ý nhất là sự sàng lọc từ
phía Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức có ảnh hưởng và hỗ trợ Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Trong
các cuộc bầu cử Quốc hội, cử tri đi bầu đã luôn đứng trên 90%. Trong năm
2011, các cử tri đi bỏ phiếu đến lên đến 99,51%, nếu số liệu chính thức
này đáng tin cậy.
Nhiều
công dân tại Việt Nam nói rằng họ chưa bao giờ đi bầu. Thay vào đó, họ
nói rằng các thành viên trong gia đình hoặc người đại diện của các tổ
chức mà họ tham gia, đã bỏ phiếu thay cho họ. Cho nên không có gì đáng
ngạc nhiên khi nhiều người Việt Nam bác bỏ các cuộc bầu cử và cho rằng
đó chỉ là các kịch bản rẻ tiền.
Nhiều người thậm chí không biết những ứng viên đứng ra tranh cử là ai trong các cuộc bầu cử.
Các
thỏa thuận ngầm dường như đã được đồng ý ủy quyền trong các cuộc bầu cử
nhằm tìm kiếm kết quả cao để đảm bảo tính chính danh của các đại biểu
Quốc hội và các quan chức khác.
Việc
này này đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng Việt Nam bị ám ảnh “căn bệnh
xã hội” với các tỷ lệ cử tri đi bầu cao ngất ngưỡng.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn:http://phiatruoc.info/viet-nam-phieu-tin-nhiem-se-khong-hieu-qua-neu-cac-dai-bieu-khong-duoc-bay-to-y-chi-mot-cach-tu-do/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001