Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Kẻ Ngồi Hàng Rào - BAO GIỜ QUỐC HỘI BIẾT ĐI? 
Kẻ Ngồi Hàng Rào


Quốc Hội bắt đầu họp ngày 22/10/2012, chỉ một tuần sau khi bế mạc Hội Nghị TƯ6.

Nằm ở trong cái bóng của Đảng CSVN, dĩ nhiên QH vẫn còn là con rối của Đảng. Việc Thủ Tướng phải chịu sự kiểm soát của QH và phải tường trình trước QH về tình trạng sức khoẻ của đất nước là sự thể hiện trách nhiệm của lãnh đạo đối với nhân dân. Nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi nào trong QH có đảng đối lập, nếu không nó chỉ là một sự dàn dựng và bao che cho nhau để ru ngủ quần chúng.

Cơ chế độc đảng không cho phép sự hiện hữu của đối lập thì làm sao có được sự kiểm soát đích thực của nhân dân qua các đại diện của mình ở QH.

Cách đây hơn một thập niên, vào giữa và cuối 1990s có một sự tranh luận sôi nổi xảy ra trên báo chí là các nước cộng sản nên theo mô hình của Nga (thay đổi thể chế chính trị trước và thay đổi kinh tế sau) hay của Trung Quốc (thay đổi kinh tế trước và thay đổi thể chế chính trị sau) và đa số các nhà phân tích lúc đó cho rằng nên theo mô hình TQ vì họ thấy rằng ở Nga sau khi thay đổi thể chế chính trị thì tình trạng xã hội bất ổn, với những vụ tóm thu tài sản quốc gia vào tay một thiểu số gia đình có thế lực với cái giá rẻ mạt của một bài ca, tạo nên tầng lớp oligarchs thao túng và những vụ thuê mướn giết người đối thủ cạnh tranh (contract killings) và suy vi kinh tế. Trong khi đó họ thấy ở TQ sau biến cố Thiên An Môn 1989 thì Đặng Tiểu Bình cởi trói kinh tế, xã hội ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, có một thiểu số chiến lược gia khác lúc đó tiên đoán rằng về lâu về dài thì Nga sẽ chạy thong dong trên con đường phát triển mà không bị trở ngại về chế độ chính trị. Để bơi được trong cái bể dân chủ thì ban đầu phải xuống nước và tập bơi. Giai đoạn ban đầy này sẽ bị uống nước và sặt sụa nhưng sau một thời gian thì sẽ biết bơi. TQ sẽ đâm đầu vào tường về chế độ chính trị sau khi kinh tế đã phát triển, trừ khi TQ thay đổi qua dân chủ để thích ứng với nền kinh tế thị trường đã trưởng thành, nếu không cách mạng sẽ xảy ra.

Thực vậy, ta thấy ở Nga ông Putin tuy có tham vọng trường trị nhưng vẫn phải tôn trọng Hiến Pháp Nga, rời ghế tổng thống sau hai nhiệm kỳ và khi ông trở lại đã gặp những phản ứng khá mãnh liệt của đối lập. Tuy những phản ứng này không ngăn cản nổi tham vọng của ông, nhưng nó là một cái thắng cần thiết để ông chỉ có thể manh động ở vùng xám chứ không thể lấn sâu vào vùng đen của sự độc tài. Nga ngày nay chỉ lo về mặt phát triển kinh tế và nếu có chống độc tài thì chỉ chống cá nhân ông Putin chứ không ai chống chế độ chính trị với hiến pháp dân chủ đa đảng.

Trong khi đó ở TQ và Việt Nam, chế độ chính trị đã đụng vào chân tường của sự bế tắc. Tập Cận Bình có thể là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại CS nếu các thay đổi chính trị có tính cách đột phá không xảy ra. Với Internet và các mạng xã hội thì sự bùng nổ của dân chúng sẽ to lớn và khắp cùng chứ không phải chỉ ở Bắc Kinh. Cách biệt giàu nghèo quá xa với cái đáy một tỷ người còn hết sức khốn đốn, Tây Tạng tranh đấu mãnh liệt hơn với khoảng 60 người đã tự thiêu trong hai năm qua, nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất cảng và đầu tư công đang từ từ khựng lại từ khoảng 11% xuống khoảng 7% vì thế giới ít mua hàng và ít đầu tư vào TQ hơn, biểu tình và đình công tiếp tục gia tăng với cả trăm ngàn vụ một năm... Cũng như Việt Nam, TQ đang đứng trước các khủng hoảng xã hội và các chọn lựa chính trị. Chọn kinh tế thị trường với chế độ dân chủ pháp trị, hay chọn kinh tế thị trường không chịu đứt đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" của độc đảng độc tài để đi duy trì tư bản hoang dã và các khủng hoảng không chấm dứt của xã hội, do không có một chế độ chính trị thích hợp để bảo vệ các nhóm lợi ích khác nhau và mâu thuẫn hay xung đột lẫn nhau. Điển hình là nhóm của bà Đặng Thị Hoàng Yến-ông Đặng Thành Tâm và nhóm Nguyễn Thanh Phượng-Trầm Bê như ta đang thấy.

Đảng CSVN đã đến lúc phải thu hình trở về để thành một chính đảng bình thường trong một chế độ chính trị có một nền pháp trị đứng trên, với Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao như Hiến Pháp đã định. Ông thần ve chai đã đến lúc phải chun vào chai trở lại nếu không muốn bị tan theo mây khói vì đã hết linh. Hãy nhìn hội nghị trung ương 6 vừa qua và nghe thái độ người dân nghĩ gì về đảng.

Quốc Hội đã đến lúc bước ra khỏi cái bóng của Đảng và nên tự đi trên hai cái chân của mình, đến lúc phải chứng tỏ mình đã là người lớn chứ không còn là một đứa bé để chờ nghe lệnh Đảng. Cho nên, QH nên ra luật chính đảng để khép Đảng vào khung luật pháp chứ không thể để Đảng tiếp tục đứng ngoài và đứng trên luật pháp như bấy lâu nay. Nguyên nhân của tham nhũng là do đó chứ không phải chỉ vì ông Dũng mà thôi.

Quốc Hội cũng nên vì cuộc khủng hoảng này mà dùng quyền hạn cao nhất nước của mình để hình thành đảng cầm quyền và đảng đối lập, chấm dứt việc trị nước bằng nghị quyết như bấy lâu nay.

Trung Quốc sẽ không ủng hộ việc này nhưng Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật, Úc và rất nhiều cường quốc trên thế giới ủng hộ. Đơn giản bởi vì khi bang giao với nhau không ai muốn nói chuyện với kẻ không có thực quyền quyết định như ông Phạm Bình Minh hay ông Nguyễn Tấn Dũng hiện nay mà phải chờ đợi sự đồng ý của 14 ông vua tập thể của Bộ Chính Trị.

Biết đâu vì Việt Nam dám can đảm đi trước trong việc thay đổi thể chế chính trị mà TQ không chịu nổi cảnh môi hở răng lạnh và áp lực quần chúng của chính nước mình nên phải đi theo, đưa đến việc đảo ngược lại từ thế lấn hiếp của nước lớn độc tài vô pháp luật thành thế thương thảo văn minh của hai quốc gia dân chủ dựa vào luật pháp quốc tế như giữa Úc và Timor hay giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại hay Mễ Tây Cơ.

Và quan trọng không kém, nếu Quốc Hội VN quyết định đa đảng thì ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở VN sẽ dễ được cân bằng, vì vậy mà độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN sẽ dễ được bảo vệ hơn.

Nó sẽ tránh được cách mạng đang âm ỉ sẽ xảy ra. Ông Chủ Tịch Nước đang vận động quần chúng ủng hộ mình chống tham nhũng. Ủng hộ như thế nào nếu dân chúng không xuống đường để hưởng ứng lời kêu gọi của ông? Có lẽ vì vậy mà 3,500 cảnh sát cơ động đã tập dượt đàn áp biểu tình trong những ngày qua ở tỉnh Điện Biên.

Chúng ta đã cùng ăn vụng và có tình ngoài, vì thế chúng ta đã tha cho chúng mình, chúng ta đang tự diễn biến thì bây giờ nên là lúc ly dị văn minh.

Kẻ Ngồi Hàng Rào
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2012/10/ke-ngoi-hang-rao-bao-gio-quoc-hoi-biet-i.html?utm_source=BP_recent
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Chu Mộng Long - Tham vọng của một thứ công cụ quyền lực 

Chu Mộng Long
Bài viết dưới đây (trên blog Chu Mộng Long) có nội dung rất đáng đọc trừ cái tiêu đề là sai. “Quyền lực thứ tư” ư? Đó là “Tham vọng của một thứ công cụ quyền lực” thì đúng hơn. Làm gì có thứ hai, thứ ba để mà có thứ tư trên cái đất nước này hiện nay? Cứ làm như nước Việt Nam đang theo chế độ tam quyền phân lập không bằng? Các nhà báo của hệ thống báo chí nhà nước chỉ dọa được dân đen về cái mác “quyền lực thứ tư” mà họ đang ảo tưởng thôi. Thực ra họ cũng chỉ là một thứ công cụ của một lực lượng quyền lực duy nhất trong “chế độ độc nhất vô nhị quyền” này. Vì là công cụ nên họ được (bị) sử dụng nhưng cũng chẳng được coi trọng, nhiều lúc họ còn bị những người đang sử dụng họ bắt nạt trở lại (**). Chính vì thế họ đòi được coi trọng, được trả công hoặc chia phần xứng đáng hơn trong nội bộ chính cái “hệ thống độc nhất quyền” ấy mà thôi! Nhân dân chẳng được gì cả trong những chuyện như thế này! Đi cùng nhân dân để đòi lại đầy đủ những quyền dân sự chính đáng cho nhân dân (trong đó có chính mình) cũng như các quyền dân sự chính đáng cho hoạt động nghề nghiệp của mình, đừng ham hố mấy cái đặc quyền “công vụ” ấy thì mới là các nhà báo chân chính! Lúc ấy mới mong đến ngày có THỨ HAI, THỨ BA rồi THỨ TƯ thực sự theo đúng nghĩa của nó.
Hahien’s Blog
_________________________________________________________

Chu Mộng Long - Tham vọng của thứ quyền lực thứ tư

Ngày 26 tháng 10 năm 2012, tại nghị trường, ông dân biểu Hà Minh Huệ, phó Chủ tịch Hội Nhà (b)áo đề xuất: “Việc coi báo chí là cơ quan thực thi công vụ cũng cần được đưa vào luật. Việc này sẽ bảo vệ cho báo chí, phóng viên. Ví dụ trong quá trình phóng viên tác nghiệp, nếu người nào cản trở thì sẽ phạm tội danh chống người thi hành công vụ, có thể chuyển qua xử lý theo luật hình sự”.
Một đề xuất bề ngoài tưởng chính đáng nhưng bên trong chứa đầy tham vọng: tham vọng nắm lấy quyền lực vô biên!
Nếu Quốc hội thông qua đề xuất này, từ nay một phóng viên có quyền hạn như một công an, một đặc vụ, thậm chí kinh khủng hơn, một công an, đặc vụ chỉ thực thi pháp luật trong vòng pháp luật cho phép với những ràng buộc khắt khe, còn đám phóng viên choi choi kia sẽ chuyển quyền lực thứ tư đang có của chúng thành một thứ quyền lực vô biên. Nhà báo có lương tri thì ít, hoặc đã bị đốt hoặc bị tù đày, loại nhà báo vô lương tri thì đông như quân Nguyên ngồi xổm trên pháp luật, bất chấp đạo đức, văn hóa tối thiểu. Lợi nhuận của thứ lá cải trong thời buổi kinh tế thị trường bị mất kiểm soát cùng với chiếc bùa hộ mệnh là “thực thi công vụ” sẽ làm cho đám yêu quái này nhảy choi choi giữa trần gian tự do hoành hành: rình rập, soi mói, vặn vẹo, đâm bị thóc thọc bị gạo, vòi vĩnh, kiếm chác, thậm chí trấn áp bất cứ đối tượng nào mà chúng muốn hoặc kiếm ăn hoặc tiêu diệt.
Rất nguy hiểm, vì động cơ hành động của chúng sẽ đâu phải chỉ để tự vệ hay cần được pháp luật bảo hộ như ông nghị trên kia biện hộ, chúng đang có thứ quyền lực thứ tư là tạo ra công luận sẵn sàng ném đá vào bất cứ ai, bây giờ lại còn thêm thứ quyền sinh quyền sát là “thực thi công vụ” trong tay nữa thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng!
Nghe mà vãi đái. Trước hết là đám quan chức từ cơ quan sự nghiệp nhà nước đến các loại doanh nghiệp vãi đái. Nhưng quan chức còn có quyền và tiền để bảo hộ, dùng công quỹ cúng tế cho yêu quái để an thân. Thứ đến là nhân dân, chính người dân không tấc sắt mới là nạn nhân thảm khốc. Bởi dân bây giờ lại là đối tượng để bọn yêu quái đội lốt “thi hành công vụ” tấn công quậy phá một cách tự do mà tuyệt nhiên không có gì bảo hộ.
Cứ thông qua điều luật này đi, quần chúng ta lại thêm một phen tơi tả cho bọn báo chí quốc doanh chĩa mũi chĩa mồm vào đó mà kiếm ăn, trục lợi!
Lợi dụng tự do của thứ quyền lực ảo mang danh dự cá nhân, tổ chức người ta ra bôi nhọ và cho dư luận ném đá là một kiểu nhục hình man rợ của thời trung cổ mà báo chí mệnh danh “chính thống” gần đây đã làm, và làm một cách man rợ mà không ai ngăn chặn!
Tự do như thế là quá lắm rồi, ông nghị Hà Minh Huệ ơi! Sự tham vọng quá mức nào cũng chỉ có thể là sự tự lưu đày vào địa ngục của quỷ sứ chứ không mang lại điều tốt cho ông và đồng nghiệp của ông đâu!
Đã có bao nhiêu thế lực lợi dụng “thực thi công vụ” làm khổ dân rồi, thêm báo chí với lực lượng đông như quân Nguyên “thực thi công vụ” nữa thì không biết dân chúng phải chạy dạt về đâu???
Nếu Quốc hội vì “nguyện vọng” của ông nghị đại diện Hội Nhà (b)áo kia mà thông qua điều luật trao “quyền thực thi công vụ” cho mấy triệu nhà báo thì tôi chắc rằng, người Việt, từ quan đến dân, sẽ có một phen chạy loạn hơn cả chạy giặc cướp!
Theo tôi, trong điều kiện nhân cách của nhà báo quốc doanh hiện nay, nếu các ông dân biểu thực sự là đại biểu của dân thì hãy thông qua cái điều luật ngược lại: Những tờ báo không bảo vệ dân mà tấn công vào dân thì cứ cho dân ném cà chua và trứng thối mỗi khi đám phóng viên của chúng xuất hiện! Những nhà báo thuộc hàng giá áo túi cơm hèn hạ chỉ biết lợi dụng tự do nhảy choi choi giữa trần gian, chĩa mũi, chĩa mồm vào quần chúng nhân dân, tổ chức cơ quan để kiếm ăn, lũng đoạn truyền thông để làm cái việc tuyên truyền phản tuyên truyền thì hãy bịt mồm chúng lại, ném chúng trở lại cái địa ngục vốn là nơi cư trú của chúng!
Thưa Quốc hội, với xu hướng lá cải hóa báo chí gọi là “chính thống” hiện nay để làm hại dân hại nước thì chỉ có điều luật tiêu diệt hơn là bảo hộ!
Sau đây xin giới thiệu bài viết của tác giả Hữu Long gửi cho Blog Chu Mộng Long bàn về cái nội dung đề xuất của ông nghị Hà Minh Huệ. Bài viết hay, súc tích với trình độ lí luận tỉnh táo, sắc sảo, nhưng rất tiếc cái tiêu đề không thích hợp lắm. Xin thưa tác giả, chúng không “đầu đất” tí nào mà ranh ma xảo quyệt với tham vọng độc quyền sinh sát trong thời buổi chiếc bùa trấn yêu quái của pháp luật, đạo đức, văn hóa không đủ mạnh để trấn dẹp chúng.
Theo blog Chu Mộng Long
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/chu-mong-long-tham-vong-cua-mot-thu-cong-cu-quyen-luc
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Đào Tuấn - Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ 

Đào Tuấn
Trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu phát biểu tại Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã dùng sai một chữ: Đó là chữ “tăng”.
Chắc phải gãi đầu gãi tai chán, Chính phủ và Bộ Tài chính mới đành, bất đắc dĩ, quyết định tăng lương, dù mức tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người, tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng lương theo lộ trình.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay tại Quốc hội, để có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, CP đã buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng 10 ngàn tỷ; phải tiết kiệm chi thường xuyên. Và thậm chí, phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỷ khác trong khi đã “thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013”.
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục: 28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi cho việc tăng lương.


Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tình đúng như dự báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, chưa nói đến tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản bèo bọt gọi là “tăng” này thực ra không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường, có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020, rằng: Tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng với 100 ngàn an ủi này, Đề án đã khởi đầu với sự tồi tệ đến không thể tồi tệ hơn.
Sáng nay, có đại biểu QH đã nói về kỳ vọng vào việc tăng lương, như một “biện pháp kích cầu”. Có đại biểu còn lạc quan đề xuất “CP cần giải quyết căn cơ trong việc tăng lương lần này”. Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao được khi việc “tăng lương” không đủ bù cho tăng giá. Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng giá, (có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được tăng lương). Và lạc quan sao được khi một vị Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH có lần đã bình luận: Mỗi lần cải cách (tiền lương) là một lần chắp vá.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu người, tức là ¼ dân số “hưởng lương”. Nhiều đến vô lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt nguồn từ một con số vô lý “cơ bản” khác: Sau 4 năm thực hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được tinh giản. Tuy nhiên, sau “tinh giản”, biên chế bộ máy hành chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau “tinh giản”, đã lên tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Huệ đã có câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến mức: “trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền”. Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ trưởng nói thật cũng không sai.
Innova gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/dao-tuan-bo-truong-hue-da-dung-sai-mot-chu
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Hai Lúa - Khi kẻ trộm cướp không chỉ là kẻ bần cùng 

Hai Lúa
Hồi còn bé, những bài học làm người đầu tiên là những bài học mà Lúa tích cóp được từ mẹ. Có thể vì Lúa là con gái, gần mẹ nhiều nhất lại rất hay để ý... Một lần, Lúa nhìn thấy mẹ ngồi nấp trong bụi tre, nhìn một ông hàng xóm chặt trộm buồng chuối sim sau nhà, khi Lúa ra đến nơi, mẹ đưa tay lên miệng yêu cầu Lúa không được la lên, đợi ông ta vác buồng chuối bước xuống xuồng và chèo đi, mẹ ngồi dậy rồi bước vào nhà. Lúa hỏi, sao mẹ không la lên cho ông ấy bỏ buồng chuối lại? mẹ nhìn Lúa rồi bảo “họ nghèo, nhà đông con nên mới ăn cắp... thôi hãy ngoảnh mặt đi cho người ta đở tủi thân… mình còn nhiều buồng chuối khác…”
Ca dao Việt Nam có câu “nhàn cư vi bất thiện”, hiểu nôm na là không có công ăn việc làm thì sẽ nảy sinh những việc làm sai trái . Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì con người ai cũng cần có cái ăn để mà sống, vì thế nếu không có công ăn việc làm, không có thu nhập đủ để trao đổi, mua lấy những nhu cầu tối thiểu sẽ dễ dẫn tới những hành động sai trái, khuất tất, lỗi đạo khi họ không muốn chết. Một câu tục ngữ khác có lẽ mang tính chất khẳng định hơn “bần cùng sinh đạo tặc”, tức là khi con người bị đẩy vào thế bần cùng sẽ sinh ra trộm cướp, họ biết là họ phải vi phạm đạo đức, vi phạm luật pháp nhưng vẫn vi phạm vì họ đã bần cùng rồi.
Xã hội tiến bộ là một xã hội mà ở đó người ta khống chế con số những người bần cùng này, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có điều kiện để lao động. Khi đó họ không nhàn cư nữa để mà bất thiện, họ cũng có thu nhập thì không thể rơi vào cái thế của kẻ bần cùng. Trong trường hợp không thể tìm việc làm, họ có một khoản trợ cấp gọi là trợ cấp thất nghiệp, đủ cho nhu cầu tối thiểu về thực phẩm của họ. Ở Nhật, nếu bị bắt gặp ăn cắp một lần thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đi ăn mày mà sống vì không một nơi nào, một cơ quan nào chịu nhận một kẻ có cái điểm đen trong lý lịch là “ăn cắp”. Tuy nhiên, nếu ăn cắp một hộp cơm, khi bị bắt chỉ cần bạn nóí, tôi đói quá, lập tức sẽ được tha bổng và không bị ghi chú trong lý lịch. Họ coi việc một người bị đói là trách nhiệm của xã hội, công việc được phân công như thế nào, nguồn quỹ cho phúc lợi xã hội ra sao mà lại có người phải đi ăn cắp vì họ đói.
Thế nhưng một xã hội mà người ta vẫn có việc làm nhưng thu nhập lại không đủ bù đắp, tái tạo sức lao động đã bỏ ra; như thế, sức lao động sẽ ngày càng bị mai một, liên tục bị “thâm hụt” cũng sẽ dẫn đến tình trạng bần cùng nếu chẳng may họ bị bệnh mà số tư bản tích lũy không đủ khả năng chi trả cho việc chữa bệnh. Vì thế thu nhập (từ lương) luôn được tính toán sao cho con người ít nhất cũng đáp ứng được những chi phí đó. Trong trường hợp ngược lại thì người lao động bị “lỗ vốn sức khoẻ” hay nói một cách dễ hiểu là “thu không đủ chi”.
Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỉ lệ tham nhũng là quốc nạn. Trước đây người ta còn né tránh, không nói đến nó nhưng bây giờ thì tất cả, tất cả từ cao xuống thấp, từ trên xuống dưới quan chức đều công nhận. Tham nhũng chính là hình thức ăn cướp của công làm của tư thông qua quyền lực, ảnh hưởng mà cá nhân đó, tổ chức đó có được. Vậy thì, ai, ai là người có quyền lực, có quyền ra những cái quyết định để tạo ra những kẻ hở cho tham nhũng hoành hành? Chắc không phải là những người dân nghèo, thấp cổ bé họng. Bây giờ, hóa ra cái bài học những kẻ ăn cắp thường là những kẻ nghèo xem ra không còn đúng nữa, mà những kẻ ăn cắp này giàu, rất giàu, chúng không hề nhàn cư nhưng vẫn bất thiện, chúng không hề bần cùng nhưng vẫn là đạo tặc. Và chúng không chỉ câu trộm con cá, bắt trộm con gà, chặt trộm buồng chuối để ăn vì thiếu thốn, vì đói; mà chúng ăn những thứ to lớn hơn, “cồng kềnh hơn”, từ sắt thép, tàu thuyền, ụ nổi,…. chúng cũng không phải ăn cắp của một người hay vài người mà ăn cắp của cả xã hội, ăn cắp của cả những người dân nghèo khổ, những người tất tả lao đao vì kiếm sống, những người với đàn con xanh mắt vì đói, mòn mỏi chờ những đồng cứu trợ của những tấm lòng hảo tâm gửi đến.
Bài học mà mẹ dạy cho Lúa đã hơn 20 năm qua có lẽ nào đã là lạc hậu, cũ kỹ rồi chăng? Hay chính cái đạo đức, luân lý đã bị đảo lộn?
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/hai-lua-khi-ke-trom-cuop-khong-chi-la-ke-ban-cung
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Nguyễn Hưng Quốc - Dân chủ và nhân quyền 

Nguyễn Hưng Quốc
Trong lãnh vực chính trị, phát hiện lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 vừa qua không phải là vấn đề dân chủ. Mà là nhân quyền. Quyền làm người của mọi người.
Trước, mọi chế độ dân chủ đều ít nhiều có chút khuyết tật.
Trên nguyên tắc, một chế độ dân chủ dược xây dựng trên quyền quyết định của dân chúng và nhắm đến việc phục vụ lợi ích của dân chúng.
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết các chế độ dân chủ đều loại trừ nếu không phải một số người này thì cũng một số người khác.
Xưa, ở Hy Lạp và La Mã, nó loại trừ toàn bộ phụ nữ, những người nô lệ, những người nhập cư và những người dưới hai mươi tuổi. Trong hai thế kỷ 18 và 19, ở hầu hết các quốc gia được gọi là dân chủ ở Tây phương, cái gọi là dân chủ chỉ áp dụng cho những người đàn ông da trắng. Phụ nữ bị loại trừ. Những người da màu cũng bị loại trừ. Những người dân ở các thuộc địa, bất kể nam hay nữ, đều bị loại trừ.
Sang đến thế kỷ 20, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mệnh danh là dân chủ, thậm chí, còn được tuyên truyền là dân chủ nhất, một số đông dân chúng thuộc các giai cấp phi-vô sản vẫn bị loại trừ; những người bất đồng quan điểm chính phủ lại càng bị loại trừ, hay nói theo chữ khá thông dụng hơn ở Việt Nam sau năm 1975, bị xem là phó-thường-dân. Một thứ công dân hạng hai hay hạng ba. Chứ không phải là công dân thực sự.
Ý thức được các khuyết tật ấy, nhân loại, một mặt, thừa nhận các khác biệt về văn hóa trong ý niệm dân chủ; mặt khác, không ngừng tìm cách để hoàn thiện dân chủ trên phạm vi toàn cầu. Dù có những khác biệt nhất định, một nền dân chủ thực sự ở đâu cũng bao gồm bốn yếu tố chính: cơ chế (mechanism), thiết chế (institution), xã hội dân sự (civil society) và quyền công dân (citizen rights). Không có cơ chế (chủ yếu qua cách bầu cử tự do theo nhiệm kỳ) và thiết chế (vừa phân lập và độc lập, đặc biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) thích hợp, không thể có dân chủ thực sự. Nhưng nếu không có xã hội dân sự và quyền công dân, mọi cơ chế và thiết chế, dù “hiện đại” đến mấy, cũng không thể bảo đảm được dân chủ.
Trong bốn yếu tố kể trên, khái niệm quyền công dân gắn liền với khái niệm nhân quyền hay quyền làm người.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền. Nhưng định nghĩa căn bản nhất là: đó là quyền căn bản mà người ta có chỉ vì đơn giản: người ta là con người. Là người, bất kể màu da, tôn giáo hay giai cấp, ai cũng có những quyền ấy. Đó là những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng. Phổ quát: ở đâu cũng có. Đồng đều: ai cũng có. Thiêng liêng: không ai được chiếm đoạt của người khác.
Trong các quyền gọi là căn bản ấy, có các quyền chính như:
- Quyền được sống (right to live)
- Quyền được xét xử một cách công bình (right to a fair trial)
- Quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech)
- Quyền được tự do tư tưởng và tôn giáo (freedom of thought and religion)

Trong phạm vi một quốc gia, hầu hết các quyền làm người căn bản ở trên đều trùng hợp với các quyền công dân. Sự khác biệt căn bản là: quyền làm người có tính chất toàn cầu, liên quốc gia, bất chấp các thể chế.
Mang một kích thước rộng lớn và căn bản như vậy, khái niệm nhân quyền không đồng nhất với khái niệm dân chủ. Dân chủ, như đã trình bày ở trên, bao gồm cả cơ chế và thiết chế; nhân quyền chủ yếu là những giá trị, với chúng, các cơ chế và thiết chế chỉ là những phương tiện để hiện thực hóa chứ không phải là cứu cánh. Dân chủ nhắm đến việc trang bị quyền lực cho nhân dân, với tư cách một tập thể; nhân quyền nhắm đến việc trang bị quyền lực cho từng người, với tư cách cá nhân. Liên quan đến chính trị, dân chủ quan tâm đến vấn đề ai cai trị ai; nhân quyền quan tâm đến việc người ta cai trị như thế nào.
Chính vì vậy, một số quốc gia tuy trên danh nghĩa là dân chủ, ở đó, chính quyền cũng do dân bầu lên đàng hoàng (electoral democracy), nhưng ở đó, nhân quyền vẫn ít nhiều bị chà đạp.
Tuy nhiên, ở đây, có mấy điểm cần được nói ngay:
Một, khái niệm dân chủ dựa trên bầu cử chỉ là cách hiểu thông thường, đơn giản và phiến diện nhất. Nó chỉ đáp ứng được một trong bốn yếu tố nòng cốt của dân chủ nêu trên mà thôi. Đó không hẳn là dân chủ thực sự. Chính vì vậy, người ta mới phân biệt dân chủ tuyển cử (electoral democracy) với dân chủ thực sự (effective democracy hoặc liberal democracy).
Hai, nếu có một số quốc gia dân chủ nhưng không tôn trọng nhân quyền thì, trên thế giới, không hề có quốc gia nào tôn trọng nhân quyền mà lại không dân chủ.
Nói cách khác, ở đây, có hai luận điểm chính:
Thứ nhất, việc tôn trọng nhân quyền nhất thiết sẽ dẫn đến dân chủ như một cơ chế để hiện thực hóa sự tôn trọng ấy.
Thứ hai, nhân quyền chính là một nội dung thiết yếu để dân chủ thực sự là dân chủ. Có thể nói những phát hiện và những sự thừa nhận về nhân quyền từ giữa thế kỷ 20 đến nay đã cung cấp cho khái niệm dân chủ một nội hàm mới khiến nó hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn. Đó là một thứ dân chủ không có tính loại trừ. Dân chủ cho mọi người. Tất cả mọi người.
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 28/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121028/nguyen-hung-quoc-dan-chu-va-nhan-quyen
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Tuấn Khanh - Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không? 

Tuấn Khanh
Một ngày sau phiên xử án hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ở Saigon, tôi gọi điện cho một anh bạn nhà văn và hỏi đùa “Nghe án tù cho nghệ sĩ chưa? Sợ không?”. Tôi nghe bên kia đầu dây bật lên một tiếng cười sảng khoái, một giọng cười miền Nam an nhiên.
Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình có lẽ cũng đã an nhiên nhận những mức án rất nhiều năm cho các bài hát của họ - những bài hát hoàn toàn phản ánh hiện thực đời Việt Nam hơn là thù địch, chống phá gì đó như lời của những vị quan tòa không rõ mặt đã nêu trong buổi sáng ngày 30-10-2012. Những bài hát đã vụt nổi tiếng bất ngờ ngay sau tiếng búa tòa, vượt quá tầm kiểm soát của những người căm ghét nó, hoặc đang giả vờ căm ghét nó.
Đây không phải là lần đầu tiên giới nghệ sĩ Việt Nam chứng kiến những án tù cho đồng nghiệp của mình. Từ những năm xa xôi của thế kỷ 20, người ta đã chứng kiến án tù cho Hoàng Hưng, Phan Đan, Đặng Đình Hưng… những lưu đầy của Phùng Quán, Văn Cao… Sau năm 1975, đã lần lượt có các án tù cho Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu… nhưng rất lâu rồi, chuyện bắt tội một nghệ sĩ với quyền tự do sáng tác của họ trở thành chuyện xa xưa, tưởng chừng như đã chỉ còn trong những ngày tháng mông muội nào đó.
Nói như vậy, để hiểu rằng trong lịch sử riêng của giới văn nghệ sĩ Việt Nam, án lệ và lao tù không phải là chuyện lạ. Nhưng dường như bất chấp những nguy nan đó, bản năng sáng tạo và phản ánh hiện thực của giới nghệ sĩ qua cách viết, cách hát, vẫn xuất hiện một cách rất an nhiên.
Việc bắt giữ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã tạo nên một làn sóng phản ứng khó lường. Thậm chí với cộng đồng người Việt đã xa quê hương và xa những con người Việt thế hệ mới trong nước, họ cũng đã bày tỏ sự sửng sốt của mình, khi nghe có những con người đang đối diện với lao tù chỉ vì ca hát, bằng cách xuống đường và chia sẻ những chữ ký hết sức ấn tượng.
Nhưng đâu chỉ là chuyện người Việt với nhau, tuy xa cách địa lý, nhưng dường như sợi dây vô hình của nền văn minh loài người đều tạo ra những phản ứng nối kết tương đồng, như cái cách thế giới đã phản ứng trước việc cô bé Malala Yousafzai bị Taliban bắn vào đầu hay việc Putin cho giam giữ nhóm nhạc Pussy Riot.
Đôi khi những phán quyết đưa ra, nó không chỉ làm hủy hoại đời của một con người, mà ngược lại còn có thể tạo ra một lực phản hồi, phá hủy mọi danh tiếng và sự bền vững của hệ thống đưa ra bản án đó. Chưa bao giờ viên đạn của phe Taliban đã bắn vào đầu của cô bé Yousafai, 14 tuổi, trở thành viên đạn bắn thẳng vào lương tâm thế giới như lúc này. Chưa bao giờ người ta nhìn ra sự tồi tệ của chính quyền công an trị Putin ở nước Nga như lúc này, qua song sắt của cả 3 cô gái nhóm Pussy Riot. Và ở Việt Nam, chưa bao giờ những kẻ bị kết án là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại được quan tâm, chia sẻ như bây giờ.
Đôi khi, tôi tự hỏi không biết những người soạn bản án cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình có thật sự lắng nghe những bài hát của họ hay không? Vì nếu chỉ dựa trên những con chữ để định đoạt số phận, tôi nghĩ công bằng nhất là nên mở một loạt phiên tòa nghiên cứu tái xét xử tất cả các nghệ sĩ, hay dễ dàng hơn là với các nhạc sĩ Việt Nam, từ Trịnh Công Sơn đến Phạm Duy và nhiều người khác nữa. Dĩ nhiên, trong đó có cả tôi.
Có lẽ trong phiên toà, những người xét xử cũng ngại ngùng và cố gắng tránh đi công việc ấu trĩ đó, nên đã không dành thời gian bàn sâu về các bài hát, mặc dù án vẫn định. Lẽ ra những bài hát đó phải được mở lên ngay tại toà, hoặc photo đầy đủ cho tất cả mọi người xem - nghe, như một chứng cứ cụ thể.
Nói tới lắng nghe, tôi chợt nhớ đến nhiều tình huống khó quên. Trong Schindler’s list của đạo diễn Steven Spielberg, khi những tên lính phát xít Đức đang rầm rộ tiến vào các ngôi nhà của người Do Thái, đã đứng sững và lặng yên nghe đến lúc dứt khúc nhạc dương cầm của một người đánh đàn tuyệt vọng. Hoặc trong phim the Pianist của đạo diễn Roman Polanski, viên sĩ quan Đức Quốc Xã đã lột bỏ toàn bộ trạng thái thù địch để lắng nghe một nghệ sĩ Do Thái đàn những khúc nhạc được sáng tác các quốc gia đang đối đầu như Nga hay Ba Lan. Kẻ thù vẫn biết lắng nghe nhau, chẳng lẽ những người chung dòng máu và khát vọng dân tộc lại câm điếc với nhau?
Trong các tuyên bố chính trị ở Việt Nam lúc này, người ta hay đọc thấy cụm từ “nhóm lợi ích”. Rõ ràng là phải có những nhóm lợi ích kinh tế bí mật nào đó đang đục khoét quốc gia và đang bị đánh động. Nhưng liệu có hay không những nhóm lợi ích bí mật về chính trị nào đó, đang cảm thấy bị bối rối và tức giận trước những cảnh báo về hiện thực tổ quốc từ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, nên đã vội vàng khép tội họ? Nếu không, tôi hoang mang tự hỏi, họ đã phạm tội gì khi hát bằng tình yêu tổ quốc mình?
Những con người đó không làm chính trị. Họ chỉ phản ánh hiện thực xã hội theo cảm nhận nghệ sĩ của mình. Quyền phản ánh hiện thực – không phản bội lại nhân cách của mình, là một giá trị tuyệt đối của người nghệ sĩ. Quyền đó được nhìn nhận bằng lương tâm và giá trị văn minh của con người, bất chấp một thể chế chính trị nào phủ nhận nó. Chà đạp và từ chối quyền đó, cũng đồng nghĩa vinh danh giá trị của người nghệ sĩ và khẳng định thêm về sự trì trệ và lạc hậu của chính hệ thống đương trị.
31-10-2012
Tuấn Khanh

Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012 
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/tuan-khanh-an-tu-cho-nghe-si-co-so-khong
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Nguyễn Hàm Thuận Bắc - Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc 

Nguyễn Hàm Thuận Bắc
Kính gửi BBT Dân Luận, Nguyễn Hàm Thuận Bắc xin trân trọng gửi đến Dân Luận một bài viết mới để kịp thời khích lệ mẹ Nguyễn Thị Nhung của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị giam gữ tại trại tạm giam TP Tân An, tỉnh Long An.
Xin trân trọng
Nguyễn Hàm Thuận Bắc
Lời Dẫn: Ngày 23/10/2012, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An đã thừa nhận là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị tạm giam nhưng cho biết là cô đã bị chuyển đi nơi khác và không tiết lộ đó là địa điểm nào.
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, nói khi bà tìm được tới nơi con gái đang bị giữ ở trại tạm giam 159 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Tân An, tỉnh Long An, thì bà chỉ được phép gửi quà. Bà cho biết:
“Xin gặp không được, xin nhìn con từ xa cũng không được. Cuối cùng, tôi chỉ xin gửi cho con gái ba chữ ‘Mẹ yêu con’ trên tờ giấy gửi quà, nhưng cho dù tôi năn nỉ thế nào, khóc lóc thế nào, họ vẫn hoàn toàn vô cảm và rất tàn nhẫn.”

HÔM ĐẾN TRẠI TẠM GIAM TÂN AN MẸ KHÓC?

Con nghe nói
Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc?
Vì công an không cho mẹ gặp Phương Uyên
Mẹ đành viết lên trên giấy gói quà ba chữ
“Mẹ Yêu Con!” rồi họ đuổi về liền

Có mang nặng đẻ đau mới thấm nỗi lòng này của mẹ
Nơi Bình Thuận quê nghèo chưa được phút bình yên
Nhớ ngày nhỏ Phương Uyên hiền, líu lo như chim hót
Yêu mẹ cha, yêu cô thầy, yêu bè bạn hồn nhiên!

Chúng con đã mấy lần theo Phương Uyên về thăm mẹ
Mẹ luộc củ mì đãi chúng con vừa lượm mãi đồng xa
Lũ học trò vô tư thì nghịch như bầy quỷ
Mẹ mỉm cười nhìn chúng con bao âu yếm thiết tha!

Nay Phương Uyên bị tạm giam, chúng con đều xa mẹ
Đứa đi học, đứa đi làm, đứa cầm súng ở đảo xa
Nhưng mẹ Nhung ơi! Xin mẹ đừng khóc nữa
Bởi vì Phương Uyên chỉ yêu nước thương nhà!

Và thưa mẹ!
Phương Uyên bị tạm giam vẫn còn đỡ khổ hơn nhiều thiếu nữ
Phải cởi hết quần áo trần truồng trước mặt bọn Hàn, Đài
Nhằm kiếm một tấm chồng đặng thoát nghèo bớt khổ
Mà phải đến xứ người để chết chẳng toàn thây!

Phương Uyên ở trại giam còn đỡ nhục hơn nhiều cô gái
Bị lừa bán qua biên giới Việt Trung làm vợ lũ cuồng điên
Thậm chí bị nhốt trong nhà hầm để lũ đàn ông đồi bại
Hành hạ xác thân không kể suốt ngày đêm!

Thà ở trại giam còn hơn đi làm “Ô Sin” khắp thế giới
Ngày giúp việc gia đình, đêm làm vợ không công
Chồng gà trống nuôi con nhận đồng tiền hờn tủi
Hỏi cả thế gian còn nơi nào như ở nước này không?

Chính vì thế mà Phương Uyên quyết hi sinh tranh đấu
Chống bè lũ tham nhũng độc tài đang dày xéo nhân dân
Bán biển đảo, bán rừng, bán tài nguyên... cho Tàu cộng
Để kiếm đô la gửi nước ngoài mưu danh lợi vinh thân

Mẹ Nhung ơi! Viết đến đây, cặp mắt con nhòa lệ
Phương Uyên ở trại giam không biết sống ra sao?
Bị tra tấn, bị ép cung... em rất cần bên mẹ
Bên bè bạn, bên thầy cô, bên ruột thịt đồng bào!

Nhưng con tin tưởng một Phương Uyên mạnh mẽ
Khi đã xác định cho mình lý tưởng để dấn thân
Mẹ Nhung ơi! Phương Uyên là gương soi ngàn thế hệ
Trên đất nước của Vua Hùng lịch sử bốn nghìn năm!

“Vì danh dự Tổ Quốc chống giặc Tàu xâm lược!”
“Vì tương lai đất nước chống tham nhũng bạo quyền!”
Phương Uyên ơi! Ôi giá chi anh được
Ngày ngày đưa cơm cho em
Để em được bình yên!

Đảo Sơn Ca, 31/10/2012
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/nguyen-ham-thuan-bac-hom-den-trai-tam-giam-tan-an-me-khoc
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Titanic ngoại truyện 

Chuyện kể rằng, ban đầu, đoàn làm phim Titanic định quay ở VN.
Đêm. Đại dương đen ngòm. Bầu trời đầy sao. Trên chòi cao, người hoa tiêu của tàu Titanic chăm chú nhìn về phía trước. Bỗng anh hốt hoảng:
- Có một núi băng phía trước tàu khoảng 10 km.
Tin đó lập tức được gửi tới phòng hoa tiêu trưởng. Ông này bận dự lễ cắt băng khánh thành câu lạc bộ bida trên tàu. Nhận được tin, ông lắc đầu:
- Phải mang ra phường xác nhận xem núi băng đó thuộc về ai thì tôi mới có hướng giải quyết.
Một bức điện cấp tốc được gửi về phường xin xác nhận ngay, nhưng cô văn thư giữ con dấu lại nghỉ vì nhà có đám giỗ, còn chủ tịch phường thì hiện đang đi nghỉ mát theo lời mời của Ban quản lý dự án giải phóng mặt bằng.
- Núi băng còn cách tàu 5 km - Hoa tiêu lại báo xuống.
Tin được chuyển ngay xuống thuyền phó. Ông ta vội vã triệu tập một cuộc hội thảo với chủ đề Băng trôi - Thực trạng và giải pháp. Giấy mời hội thảo đề 3AM, nhưng 4AM vẫn chưa đủ số đại biểu vì chưa rõ là có tiền ăn sáng hay không, đồng thời nhân viên cũng báo cáo lại là một số đại biểu đang mải chơi tú Strip nên không thèm nhận giấy mời. Cuối cùng thì buổi hội thảo cũng vẫn được tổ chức lúc 4.30AM sau khi Chủ tọa tuyên bố có tiệc đứng sau buổi họp. Các tham luận đều không đưa ra hướng cụ thể gì, chỉ nhấn mạnh là cần phối hợp giải quyết nhịp nhàng và đây là trách nhiệm của tất cả các ban ngành. Cuối buổi, Chủ tọa kết luận dõng dạc:
- Cuộc họp hôm nay chúng ta đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu có giá trị cao về cả lý thuyết lẫn thực tế. Các ý kiến đã chỉ ra được tầm nguy hiểm của hiện tượng băng trôi và đưa ra một số giải pháp giải quyết. Các giải pháp tuy còn nhiều tính chất "trừu tượng" và đôi chỗ mâu thuẫn với nhau, nhưng thật khó để có thể kết luận ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Đây chính là tiền đề để chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức một buổi Hội thảo nữa vào ngày này năm sau. Xin cám ơn quý vị và mời quý vị dùng tiệc. (Clap clap)
- Băng còn cách tàu 100m - hoa tiêu hét lên.
Tin này đến tai thuyền trưởng. Ông vội vã ra lệnh:
- Lái tàu, lùi lại.
- Dạ báo cáo anh, em chưa học lái tàu đi lùi ạ.
- Thế sao bảo có bằng lái tàu thủy???
- Dạ, thú thiệt là bằng này em... "mua" ạ.
- Hả???... RẦM!!!
Sườn tàu va vào núi băng. Nước ào ào chảy vào các phòng.
Trên giường ngủ, diễn viên nam do DiCaprio thủ vai thức dậy trước tiên. Anh lay những người xung quanh:
- Dậy mau lên, nước ngập.
Mọi người ngái ngủ ngó xuống rồi càu nhàu:
- Mưa thì nước ngập, có chi đâu.
- Nhưng mà ngập đến đầu gối rồi!
- Bực quá, khu phố tôi ở mỗi khi mưa dù là mưa nhỏ mà đều ngập đến bụng cơ, thế này nhằm nhò gì - Rồi họ ngủ tiếp.
Hốt hoảng, DiCaprio rút điện thoại di động gọi cho diễn viên nữ Kate Winslet để báo tin. Trong máy vang lên một giọng ngọt ngào: "Thuê báo quí khách vừa gọi hiện đang ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt máy, xin vui lòng liên lạc lại sau. The number you've called...".
Kêu trời vì thất vọng, DiCapio chạy ào lên phòng người yêu, kéo cô chạy lên bong.
Đôi tình nhân dìu nhau lên những bậc thang chật hẹp. Lúc này trong tàu đã nhốn nháo vô cùng.
Dòng người đang xô đẩy bỗng chựng lại.
- Kẹt xe.
DiCaprio cáu:
- Trong tàu thuỷ làm sau kẹt xe được?
Bà con giải thích:
- Được. Xe mấy ông thuỷ thủ nhập lậu giấu kỹ, bây giờ nước ngập ai cũng lôi ra nên kẹt cứng rồi.
Đôi uyên ương lao tới chỗ để xuồng cấp cứu. Còn rất nhiều chỗ trống. Hai người định nhảy xuống xuồng thì một nhân viên chặn lại:
- Yêu cầu anh chị mua vé.
- Chúng tôi mua vé tàu rồi mà? - Winslet kêu to.
- Vé tàu khác, vé xuồng khác - Anh nhân viên giải thích - Y như ở công viên, vé vào cửa đâu kèm vé trò chơi!
DiCaprio đành thò tay vào túi, rút ra tờ 100 USD. Người bán vé cầm lấy, điện thoại vào đất liền hỏi tỉ giá chính thức. Cô trực tổng đài cho biết là 8 giờ sáng mới có giá mới, còn nếu tính theo giá hôm qua thì DiCaprio bị thiệt 2 chục ngàn. Đang giằng co thì có một bà béo chạy lại đon đả:
- Anh giai để em đổi theo giá ngoài, vừa nhanh vừa cao hơn.
Tính ra theo cái "giá ngoài" đó thì DiCaprio chỉ bị thiệt có 18 ngàn mà thôi.
Đúng lúc nguy cấp thì điện tắt phụt. Thiên hạ la rầm trời đất. Thuyền trưởng chạy tới quay điện thoại hỏi lý do. Suốt tiếng đồng hồ máy bên kia cứ bận liên tục, cuối cùng thuyền trưởng phải cử thuyền phó xuống tận nơi thì được thông báo:
- Một con chuột chạy lụt mắc kẹt ở đường dây và đã bị nướng chín vàng khiến đường dây chập mạch. Phải tìm ngay một con mèo.
Lúc này mối nguy hiểm đã cận kề. Tàu Titanic kêu răng rắc như răng bà lão và gãy làm đôi. Tất cả tranh nhau xuống xuồng và tranh nhau phao cấp cứu. Lượng phao ít hơn lượng người nên đôi tình nhân chỉ được có một chiếc. Họ cứ nhường nhau, nước mắt đầm đìa rất cảm động. Âm nhạc nổi lên tha thiết. Hơn một ngàn rưởi hành khách sắp chết đuối vì thiếu phao. Tàu sắp chìm sâu xuống đại dương. Bỗng nhiên thuyền trưởng vụt nhớ lại kỳ thi tốt nghiệp THPT của mình. Ông cởi chiếc phao trên thân, đưa vào máy Photocopy nhanh chóng in ra hàng ngàn chiếc. Thế là hành khách ai cũng có đủ, thậm chí một người được dăm bảy loại phao. Một điều lạ là trên các loại phao này lại ghi chi chít những công thức toán học, các bài văn mẫu. Nhưng lúc nước sôi lửa bỏng thế này, có phao là tốt rồi nên cũng không ai để ý mà đều ôm phao nhảy ào xuống biển.
Titanic chìm xuống. Tất cả mọi người đều nổi lên. Pháo bông bắn rực trời. Trên nền trời đêm hiện lên dòng chữ: Tỷ lệ "nổi" đạt 100%. Caprio và Winslet ôm nhau hôn thắm thiết!
Bộ phim kết thúc.
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012 
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/titanic-ngoai-truyen
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Những đồ chơi ”biểu tình” gây trở ngại cho cảnh sát Nga 

Miriam Elder, từ Moscow
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Dân Luận: Đây là một tin cũ, từ tháng giêng năm 2012, nhưng hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho những nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, để họ tìm ra những phương thức phản đối đầy sáng tạo, thu hút được đông đảo giới trẻ quan tâm.
Cảnh sát ở một thành phố ở vùng Siberi yêu cầu bên công tố nghiên cứu tính hợp pháp của cuộc biểu tình của những búp bê bé nhỏ cầm các biểu ngữ phản đối chính phủ.

barnaul-russia-protest-to-006.jpg
Hình người Lego, trứng Kinder và các đồ chơi nhỏ khác đang đóng vai ”người biểu tình” ở Nga (Hình chụp bởi Sergey Tephlyakov).

Cảnh sát ở thành phố Barnaul thuộc Siberi đã yêu cầu phía công tố nghiên cứu tính hợp pháp của một cuộc biểu tình gần đây, trong đó những đồ chơi bé nhỏ: gấu bông, hình người của Lego, các nhân vật trong South Park v.v…, đã tập hợp ngoài trời với những tấm biển có dòng chữ ”Chúng tôi ủng hộ bầu cử trong sạch” và ”Chỗ dành cho một tên trộm là trong tù, chứ không phải ở điện Kremlin”.
”Các lực lượng chính trị đối lập đã sử dụng các phương thức mới để tổ chức các sự kiện công chúng – dùng đồ chơi với biểu ngữ nhỏ xíu để biểu tình”, Andrei Mulintsev, Phó phòng cảnh sát thành phố, đã nói trong một buổi họp báo vào tuần qua, báo chí địa phương cho biết. ”Theo quan điểm của chúng tôi, đây vẫn là một sự kiện không hợp pháp”.
Các nhà hoạt động xã hội đã dàn dựng cuộc biểu tình bằng đồ chơi này sau khi nhà chức trách liên tiếp từ chối yêu cầu của họ là được tổ chức một cuộc biểu tình hợp pháp - tương tự như những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Moscow để phản đối cuộc bầu cử quốc hội đầy tranh cãi và việc quay trở lại ghế Tổng thống của Vladimir Putin sau cuộc bầu cử Tháng Ba.
Những người đi qua đã chiêm ngưỡng cuộc biểu tình bằng đồ chơi với sự thú vị, nhưng cảnh sát thì coi đây là sự việc nghiêm trọng, và họ đã nghiên cứu mọi chi tiết, thậm chí ghi chép lại cả những gì viết trên biểu ngữ.
”Nỗ lực hạn chế quyền công dân của nhà cầm quyền, không cho họ bày tỏ chính kiến đã trở thành lố bịch,” Lyudmila Alexandrova, một sinh viên cao học 26 tuổi và là người tổ chức cuộc biểu tình, đã nói. ”Chúng tôi muốn phóng đại sự lố bịch và tức cười này và cho người dân thấy nhà cầm quyền đã nỗ lực như thế nào trong việc hạn chế quyền tự do của họ”.
Họ không phải là nhóm đầu tiên làm việc này. Nhóm Blue Buckets của Nga, đã tập hợp lại để phản đối quan chức chính phủ Nga lạm dụng quyền ưu tiên giao thông, đã chạy qua đầu xe của chính phủ với một cái xô trên đầu, đã khiến chính quyền hết sức giận dữ.
Voina, một hội nghệ thuật mang tính ”nổi loạn”, đã nhận được sự chú ý trên toàn thế giới sau khi vẽ một cái dương vật dài 65m trên một chiếc cầu cất ở thành phố Saint Petersburg, mà khi cầu được kéo lên, sẽ đối mặt với trụ sở chính của Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga (FSB). Các thành viên của hội đã liên tục bị bắt giữ.
Các nhà hoạt động tại Barnaul nói họ không có giải pháp nào khác ngoài việc phải sử dụng tới những biện pháp sáng tạo. Nhà cầm quyền địa phương đã từ chối cấp giấy phép cho các cuộc biểu tình phản đối kể từ 10/12/2011, ngày đầu tiên của cuộc phản đối trên toàn quốc ở Nga. Khoảng 2000 người đã xuống đường ở Barnaul vào hôm đó, một con số chưa từng có cho thành phố nhỏ này.
Cảnh sát đã tìm cách gây sức ép để buộc họ chấm dứt cuộc biểu tình bằng đồ chơi, những người tổ chức cho biết. ”Họ cố thuyết phục chúng tôi rằng việc chúng tôi làm là bất hợp pháp – họ thậm chí nói rằng việc để đồ chơi trên mặt tuyết phải có sự đồng ý và phải trả tiền thuê mặt bằng cho chính quyền thành phố”, Alexandrova nói.
Tất cả các cơ quan chính quyền đang được đặt ở mức cảnh báo cao, khi mà Nga đang chuẩn bị bước vào ngày phản đối toàn quốc kế tiếp vào 4/2/2012, một tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống mà Putin hy vọng sẽ quay trở lại điện Kremlin. Vào thứ Năm, văn phòng thị trưởng Moscow đã chấp thuận yêu cầu của phía đối lập cho phép 50 ngàn người tập trung và tuần hành qua trung tâm thành phố.
Đám cảnh sát dễ giật mình nhất là ở Kaliningrad, một bộ phận tách rời của nước Nga ở vùng Baltic. Khoảng hai tá thanh niên theo chủ nghĩa dân tộc đổ ra đường đi bộ để khuyến khích một lối sống lành mạnh, mang theo cờ truyền thống có màu đen, vàng và trắng của mình – cảnh sát đã nhảy vào đoàn diễu hành, vì nhầm đây là một cuộc tuần hành của người đồng tính. Quyền đồng tính luyến ái vẫn chưa được thừa nhận rộng rãi ở Nga, và các cuộc tuần hành của người đồng tính thường là bị cấm. Cảnh sát đã chất vấn các nhà hoạt động xã hội này trước khi trả tự do cho họ, báo chí địa phương cho biết.
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/nhung-do-choi-bieu-tinh-gay-tro-ngai-cho-canh-sat-nga
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Huỳnh Ngọc Chênh - Con ơi đừng có chống Tàu! 

Bà nội tôi chỉ có hai người con trai là bác và ba tôi. Thấy hai người đang học chữ Nho tự dưng nghe theo phong trào Duy Tân, chuyển sang học chữ Quốc Ngữ, rồi hớt tóc ngắn, mặc đồ tây bà lo sợ lắm. Bà suốt ngày canh chừng và căn dặn: Hai con đừng có làm phản chống Tây mà triều đình bắt xử chém.
Đúng thế, thời đó triều đình Nhà Nguyễn được mẫu quốc Tây cho một ít đất miền Trung để ngồi làm vì cai quản cho oai nên rất cúc cung tận tụy với mẫu quốc, ai tỏ ý chống Tây là bắt tù và xử trảm ngay. Bao nhiêu người ở quê Quảng Nam tôi, thời đó bị tù đày hoặc bị xử trảm vì tội chống Tây. Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... bị tù. Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Thái Phiên...bị chém đứt đầu, chưa nói hàng chục người khác đứng lên biểu tình chống xâu thuế cũng bị xử trảm. Người dân quê tôi nhìn vào đó mà không khỏi không rùng mình sợ hãi.


Nội tôi sợ đến mức lúc nhắm mắt còn trăn trối lại với hai ông con trai: "Con ơi đừng có chống Tây!" đâu biết rằng cả hai ông con trai đều theo Việt Minh chống Tây từ đời nào.
Cả nước thời đó đều như vậy. Ai sợ thì sợ, ai chống Tây thì cứ chống Tây. Hết lớp nầy đến lớp khác, hết cách nầy đến cách khác, bao nhiêu thế hệ bị tù đày, hy sinh không thể nào kể ra hết...

Lịch sử dường như được lặp lại. Không biết thời nầy đất nước mình có độc lập tự do thật sự hay chưa, nhà cầm quyền của mình có bị thằng Tàu bảo hộ hay không mà ai tỏ ý chống Tàu xâm lược đều cũng bị truy bức và bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Cù Huy Hà Vũ bị tù vì đã đòi kiện Thủ Tướng về việc cho Tàu vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên và nhiều chuyện khác.
- Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị tù vì biểu tình và viết bài chống Olympic Bắc Kinh để phản đối việc Tàu thành lập thành phố Tam Sa.
- Bùi Hằng bị đưa đi cải tạo vì liên tục tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.
- Cô gái trẻ Phạm Thanh Nghiên bị tù vì treo biểu ngữ chống Tàu cộng xâm lược.
- Đảng viên trẻ Nguyễn Chí Đức bị bắt thô bạo và bị đạp vào mặt vì tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.
- Các bạn sinh viên, các bạn trẻ yêu nước, các blogger trẻ như Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Trầm Tử, Paulo Thành Nguyễn, Gió Lang Thang, Hành Nhân, Người Yêu Nước, Thụy Nga, Uyên Vũ, Thi Đen, Tào Lao, Diên An Lê, Vy tong...bị công an bắt, bị hành hung, bị côn đồ luôn bám theo hành hung, bị gây khó dễ trong cuộc sống...cũng vì "tội" tham gia biểu tình chống Tàu xâm lược.
- Mới đây nhất, đang gây rúng động dư luận trong và ngoài nước là sự kiện em sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị mất tích sau đó được thông báo là do an ninh bắt vì tội làm thơ chống Tàu và chụp hình truyền đơn chống Tàu.
- Cũng đang gây ra sự căm phẫn trong dư luận là vụ xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Hai nhạc sĩ ấy đã bị tuyên tổng cộng 10 năm tù vì "tội" sáng tác ra các bài ca yêu nước và chống Tàu.
Nếu bà nội tôi còn sống lại ở thời nay chắc cũng sợ hãi mà la to: Các con ơi đừng có chống Tàu mà triều đình bắt nhốt tù.

Nhưng cũng như thời còn Tây bảo hộ, dân ta có sợ chi ai. Có thằng trời nào bảo hộ, dân ta cũng lớp lớp đứng lên chống đến cùng và chống luôn cả những thằng chấp nhận sự bảo hộ ô nhục đó.
Innova gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/huynh-ngoc-chenh-con-oi-dung-co-chong-tau
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Bùi Văn Bồng - "Đũa thần" ở đâu? 

Bùi Văn Bồng
Bế mạc HNT.Ư 6: Mục đích thực hiện NQT.Ư 4 là Tám chữ vàng: "cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe"...


Trung ương 6 "thành công tốt đẹp!"- Một Hội nghị chưa từng có trong lịch sử 82 năm của Đảng ta.(!)
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
Không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay được tình hình như "một chiếc đũa thần". Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.
Nhưng, sau Hội nghị Trung ương 6, cán bộ đảng viên và nhân dân trong cả nước bị “dội gáo nước lạnh”, quá bất ngờ. Và khi đó, người ta mới nghiệm ra rằng “đũa thần” khó kiếm lắm, mà tính tiên phong của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng bị mất tiêu luôn. Đọc và suy nghiệm, thấy TBT biết khả năng chống tham nhũng không mấy dễ dàng, cho dù Ban Chỉ đạo PCTN có thuộc Bộ Chính trị do TBT giữ chức Trưởng ban cũng chưa chắc làm ra tấm ra miếng gì.
Khi con người ta thiếu bản lĩnh, không chí quyết thì chẳng làm được việc gì có chất lượng, huống hồ chống được tham nhũng tràn lan như dịch sâu thì càng là việc khó, cần phải thể hiện quyết tâm bản lĩnh rất cao. Vì vậy, ông cũng tinh khôn rào trước đón sau: “… đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”…
Vâng, biết là “khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”. Cả nước biết rồi, tham nhũng nổi lên và thấy rõ ít nhất cũng hơn 20 năm nay, 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng đều thấy nêu sang sảng trong Nghị quyết là “kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Nay còn xác định lâu dài chắc thế hệ 10X hiện nay đã thành cố nội rồi mà tham nhũng càng dầy thêm tham nhũng, kẻ tham nhũng vẫn là ẩn số: “đồng chí X", rồi "các đồng chí Y, Z, W…” trong phương trình mà những người giải quên hết, hoặc cố tình bỏ qua công thức...(?!).
Còn khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng thay ông Phan Văn Khải (từ nhiệm trước nhiệm kỳ 1 năm), đã hứa một câu xanh rờn: “Làm Thủ tướng, không chống đựơc tham nhũng thì tôi xin từ chức!”. Nay, bước sang nhiệm kỳ thứ hai rồi, tham nhũng càng lấn sâu, thủ đoạn tinh vi, cấu kết nhóm lợi ích càng chặt chẽ, khó giằng ra lắm! Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng không làm gì có hiệu quả, cho nên Đảng cầm quyền không chịu được, mới bàn cách: “Thôi, tốt nhất để Đảng làm, vì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”. Chỉ riêng động thái đó cũng thấy rằng phòng chống tham nhũng dù Ban Chỉ đạo chuyên trách đã gần 10 năm hoạt động hầu như không phòng được gì và cũng không chống được ai, nhất là các vụ lớn, cán bộ có chức quyền cao, làm thất thoát của nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, lại sinh ra nợ xấu kìm hãm, gây ách tắc cho nền kinh tế, kéo lùi sự nghiệp đổi mới. Thế mà ngay như kỷ luật Đảng coi như "chịu trách nhiệm về chính trị” mức nhẹ hều là khiển trách cũng không có, nói gì đến từ chức?
Hóa ra, Thủ tướng chỉ là “nói dzậy mà hổng phải dzậy”, có thấy ai từ chức đâu. Hơn nữa, qua 129/175 lá phiếu tại Hội nghị Trung ương 6 mới rồi, người ta càng thấy rõ là ông TBT NPT nói cũng không sai: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm”.
Vậy nên, cái "đũa thần" mà TBT đã nêu không ở đâu xa. Đó là lòng dân, là thực thi dân chủ một cách thực sự có hiệu quả cao, là Nhà nước pháp quyền - "sống là làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" - như pa-nô, khẩu hiệu đỏ rực. Đó là thực hiện nghiêm nguyên tắc điều lệ Đảng, kỷ cương phép nước, có bản lĩnh tự chủ, tự quyết, không thỏa hiệp với bất cứ ai hoặc làm theo sự chỉ đạo của bất kỳ thế lực nào....
Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng "thực tế khách quan", không xem xét "khách quan, khoa học, biện chứng", tùy tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình... (chắc Phật nghĩ: Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).
Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”. Rõ là họ đã rất tiên phong. Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
Bùi Văn Bồng
- Này con, hỏi ý kiến của con, nhà ta "dân chủ" mà! Coi như bố có lỗi, con đánh bố đi!
- Thôi, kỳ lắm, ai lại ngược đời, con lại đánh bố bao giờ, mang tội "dưới kỷ luật trên", bất hiếu lắm! ... Hì, hì.. con chưa đánh, bố đã mếu máo rồi, thấy "xương nhắm", tha cho bố đấy!
- A! Thằng này giỏi, biết ý tứ! Vậy là con tha cho bố? ... Hí hí, he he... thế là bố công khai với mọi người: "Ta không có lỗi gì cả!"...
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/bui-van-bong-dua-than-o-dau
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Nguyễn Quang Lập - Lịch sử sẽ phán xét?!?

Nguyễn Quang Lập

Mình không tin bất kì một phán xét nào của phiên tòa nếu như phiên tòa đó diễn ra thiếu minh bạch. Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, theo bác Lê Hiếu Đằng kể lại (tại đây) nó na ná phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội: “Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự”. Sự thiếu minh bạch của phiên tòa chỉ xảy khi mấy ông quan tòa không có lý do chính đáng để kết tội một công dân yêu nước. Đó là một điều chắc chắn.
Trên FB Huy Đức đã viết status thể hiện rất rõ ràng quan điểm của anh, như thế này:
Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là “nỗi lòng” của Việt Khang trước việc “Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông”.
Theo toà thì hai anh còn tham gia một tổ chức có tên “Tuổi trẻ yêu nước”. Cho dù “tổ chức này có mục đích tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” như các anh thừa nhận thì “cá thể hoá trách nhiệm hình sự” là một nguyên tắc bất di bất dịch của tố tụng.
Người dân có thể bất tín nhiệm một đảng vì tình trạng tham nhũng nhưng chỉ có thể bỏ tù từng cá nhân bởi những hành vi tham nhũng mà các cơ quan tố tụng có thể chứng minh. Cũng như sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cho dù có ai đứng sau thì em cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về những tờ truyền đơn chống Trung Quốc (nếu đó là của em).
Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay.
“Lịch sử sẽ phán xét” là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở và đe nẹt “lịch sử sẽ phán xét” lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!
Thế đấy, đối với trâng tráo và trơ trẽn thì lịch sử phán xét chỉ là cái đinh gỉ.
Nguyễn Quang Lập
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012 
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/nguyen-quang-lap-lich-su-se-phan-xet
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Đoan Trang - Nợ công Việt Nam: Nguồn rủi ro nằm ở Doanh nghiệp Nhà Nước 

Đoan Trang
Nhà kinh tế Paul Blustein nhận định bài học rút ra là cách thức tuyên bố phá sản; phải làm sao để mọi sự diễn ra có trật tự, không đột ngột, để tránh gây sốc và thảm họa.
“Phá sản”, “vỡ nợ”, “bị phát mại, tịch biên gia sản” là những từ ngữ luôn có khả năng làm người nghe giật mình. Nói đến nợ quốc gia, người dân cũng thường lo sợ rằng những khoản nợ khổng lồ sẽ khiến nền kinh tế đổ vỡ và con cháu chúng ta sẽ phải nai lưng trả nợ cho cha ông. Tuy nhiên, thực chất vấn đề nợ quốc gia không hoàn toàn như số đông vẫn nghĩ. Với riêng Việt Nam, rủi ro nằm ở một chỗ khác…
Nợ quốc gia, hay còn gọi là nợ công, là các khoản nợ của chính quyền, tồn tại dưới hình thức các chứng khoán mà chính quyền phát hành và đang nợ. Tính đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã lên tới 58,7% GDP.
Khi Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) công bố con số nợ công, nhiều người băn khoăn không hiểu tỉ lệ 58,7% và 31,1% GDP trên đây là ít hay nhiều, liệu có khả năng các thế hệ tương lai của Việt Nam phải “è cổ gánh nợ” hay không và quan trọng nhất là: Sẽ ra sao khi một quốc gia phá sản? Thắc mắc càng trở nên đáng lo ngại khi đặt trong bối cảnh Hy Lạp vừa trải qua khủng hoảng nợ công, làm cả châu Âu phải dốc sức ứng cứu.

Quốc gia vỡ nợ thì làm sao?

Sử dụng tỉ lệ nợ công tính trên GDP là một trong những biện pháp chủ yếu để đánh giá nợ của một quốc gia. Chẳng hạn, một trong các tiêu chuẩn của EU để được gia nhập đồng euro là nợ của một quốc gia không được vượt quá 60% GDP của nước đó.



Biếm họa về khủng hoảng nợ công Hy Lạp trên tờ The Guardian: Bảo quản giá bán lẻ các khối đá của đền Parthenon.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cũng có những trường hợp tỉ lệ nợ công tính trên GDP không phải là vấn đề, mà quan trọng là khả năng trả nợ của quốc gia như thế nào. Ví dụ, nợ công của Nhật Bản lên tới 200% GDP, thuộc hàng cao nhất trong những nước phát triển nhưng do kinh tế tăng trưởng ổn định (dù không cao), vẫn đảm bảo thu được thuế, cho nên không ở tình trạng báo động về nợ công. Song cùng thời gian đó, ở châu Âu lại xảy ra khủng hoảng nợ công khiến nhiều nước lao đao, với tỉ lệ nợ công của Hy Lạp năm ngoái là 160% GDP, Ý 120% GDP, Hungary 76,1% GDP. Lý do là tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ thấp, thậm chí âm.
Bên cạnh đó, cơ cấu nợ cũng là một yếu tố để xem xét, chẳng hạn nếu có một cơ cấu trong đó nợ dài hạn được rải đều ra các năm, thì quốc gia có thể cân đối được các hoạt động vay nợ mới để trả nợ cũ, do đó không chịu sức ép của nợ nần.
Khi một quốc gia lâm vào tình trạng phá sản, nghĩa là họ không còn thanh toán được các khoản tín dụng nước ngoài hoặc không có ngoại tệ để chi trả cho nhập khẩu. Điều ít người biết là, theo nhà kinh tế học Ken Rogoff của ĐH Harvard, việc các nước bị vỡ nợ không phải là bất thường: “Nhiều nước đã phá sản mà thậm chí họ không biết; chuyện ấy thậm chí không được ghi lại trong sách lịch sử của họ. Nhiều nước phá sản ít nhất vài lần”. Hậu quả của vỡ nợ là quốc gia đó không còn khả năng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cần thiết, thậm chí thiết yếu; nạn tháo vốn bùng nổ; và nhất là trong một thời gian dài sẽ không nước nào dám cho họ vay mượn nữa. Đây là chuyện đã xảy ra với Argentina năm 2001, khi Tổng thống Adolfo Rodríguez Saá tuyên bố ngừng thanh toán nợ, tập trung vào “nghĩa vụ trong nước của nhà nước đối với dân chúng”. Hậu quả là nền kinh tế sụp đổ, biểu tình bạo loạn càng tồi tệ hơn, ngân hàng phải đóng cửa để ngăn chặn tháo vốn. Ác mộng kéo dài khoảng vài năm, cho đến khi vì đồng peso mất giá mà giá hàng hóa của Argentina lại thành ra rẻ trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gia tăng và ngoại tệ lại đổ về, các nước khác lại tiếp tục cho vay. Nhà kinh tế Paul Blustein nhận định bài học rút ra là cách thức tuyên bố phá sản; phải làm sao để mọi sự diễn ra có trật tự, không đột ngột, để tránh gây sốc và thảm họa.

Nợ công của Việt Nam: Rủi ro lại nằm ở… DNNN

Như trên đã phân tích, đặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp và doanh nghiệp phá sản hàng loạt dẫn đến thất thu thuế, tình trạng nợ công của Việt Nam hiện nay không phải là lành mạnh. Điều may mắn là xét về cấu trúc, các khoản nợ phần lớn là vay ưu đãi trong thời hạn dài với lãi suất thấp, cho nên hiện tại chưa có nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công nào.
Tuy nhiên, một điều cũng ít người biết là về lâu về dài, khối DNNN mới là mối đe dọa đối với nợ công. Rủi ro nằm ở những khoản vay mượn nước ngoài của DNNN, do Nhà nước đứng ra bảo lãnh (chính là “nợ chủ quyền” - “sovereign debt”) và trong tương lai sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi trả bằng tiền ngân sách. Sự hỗ trợ sẽ diễn ra dưới các hình thức khoanh nợ, giãn nợ (còn được gọi một cách kỹ thuật là “tái cấu trúc nợ”, chuyển từ vay ngắn hạn thành vay dài hạn), thậm chí xóa nợ. Trong một bài báo trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, tháng 9 năm ngoái, ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), đã cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm khoảng 75%-80% tổng dư nợ của VDB. Tình hình như hiện nay có rất nhiều đồng chí lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có văn bản gửi cho tôi đề nghị lùi nợ, giãn nợ”. Tính đến tháng 9-2011, tổng nợ của khối DNNN được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 17,5% dư nợ của DNNN. Khó mà khẳng định được tỉ lệ này là cao hay thấp nhưng với chất lượng điều hành và hoạt động kinh doanh ở các tập đoàn Nhà nước, cũng như xét những bê bối Vinashin, Vinalines… vừa qua, thì khả năng Nhà nước phải thâm hụt ngân sách vì nợ công là một rủi ro hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Rủi ro gia tăng về nghĩa vụ nợ dự phòng

Nợ công của Việt Nam vẫn đang ở mức bền vững, song mọi người ngày càng nhận thức rõ được rằng nghĩa vụ nợ dự phòng có thể là một mối nguy lớn. Tổng số nợ nước ngoài do chính phủ đi vay và được Chính phủ bảo lãnh tăng gần 50% kể từ năm 2008 (21,8 tỉ hoặc 21% GDP) cho đến cuối năm 2010 (32,5 tỉ hoặc 32,7% GDP) do Chính phủ áp dụng gói kích thích tài khóa. Mặc dù vay nợ của Chính phủ từ các nhà đầu tư nước ngoài tăng từ khoảng 3 tỉ USD trong năm 2008 lên 5,4 tỉ USD năm 2010, song 80% nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh vẫn là nợ dài hạn và nợ ưu đãi từ các nguồn viện trợ chính thức. Nợ công trong nước tăng từ khoảng 18% GDP trong giai đoạn 2006-2008 lên khoảng 21,5% GDP trong năm 2010, nguyên nhân cũng là do gói kích thích tài khóa.
Mặc dù mức nợ hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát, song những rủi ro về nghĩa vụ nợ tiềm ẩn từ các DNNN và khu vực tài chính là không nhỏ. Những nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trong số liệu thống kê về nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh là một nguồn gốc bất trắc đáng kể.
Chính phủ sẽ phải tìm cách để cân bằng một cách hợp lý giữa hai mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn và xây dựng một nền kinh tế hiệu quả và năng suất cao trong dài hạn. Chính phủ quan niệm rằng phần lớn các tập đoàn kinh tế nhà nước đều hứa sẽ cắt giảm chi phí thông qua cải thiện hiệu quả hoạt động. Nếu như DN không có khả năng làm ăn có lãi hay tự mình đứng vững được thì Chính phủ lại phải bù đắp cho họ thông qua ngân sách.
Tuy nhiên, dư địa tài khóa cho những biện pháp kiểu trợ cấp như thế này không còn nhiều!
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tháng 6-2012
ĐOAN TRANG
Admin gửi hôm Thứ Tư, 31/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121031/doan-trang-no-cong-viet-nam-nguon-rui-ro-nam-o-doanh-nghiep-nha-nuoc
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001