Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Các ông Cục trưởng, Viện trưởng nói chuyện “tiếu lâm” về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận! 

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

“Quan điểm của Việt Nam là: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam nên cần thực hiện hết sức chặt chẽ. Việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư phát triển các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 phải bảo đảm được ba yêu cầu cơ bản là: Bảo đảm an toàn, an ninh cao nhất. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư xây dựng và phù hợp với tài liệu hướng dẫn của IAEA. Yêu cầu thứ ba là dự án phải có hiệu quả kinh tế”.
Đó là ba yêu cầu của lãnh đạoViệt Nam trước khi đi đến quyết định có nên phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam hay không, được nêu ra trong bài phóng sự của phóng viên Hồng Vân, báo Nhân Dân ngày 25/10/2012.
Thử xem dự án điện hạt nhân Việt Nam có bảo đảm thỏa mãn ba yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng này không.
Bảo đảm an toàn an ninh cao nhất?
Cho đến thời điểm này ông Trần Trí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Hạt nhân, tại cuộc trao đổi với báo chí trong cuộc họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế “khuyến mãi” điện hạt nhân 2012 tại Hà Nội – thị trường nhà máy điện hạt nhân béo bở dể ăn dể bảo trị giá tổng cộng hơn 30 tỷ USD, cho biết họ vẫn còn đang đi lanh quanh. Ông Trần Trí Thành nói đang “tìm hiểu và lựa chọn công nghệ mới và an toàn nhất cho dự án hạt nhân của nước ta”. Cho đến khi nào mới tìm ra được một công nghệ tuyệt đối an toàn như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện đảng và nhà nước Việt Nam yều cầu, trong khi ai ai đều biết rằng không có một công nghệ điện hạt nhân nào trên thế giới trong lúc này và cả sau này sẽ tuyệt đối an toàn. Ngay đến dư luận hiện nay trong cả nước như báo điện tử Vietnam Net cho biết an toàn hạt nhân là vấn đề “NÓNG”, đồng nghĩa với chưa biết rỏ có được an toàn hay không, chứ không nói đến tuyệt đối an toàn!
Chúng ta có thể kết luận rằng cho đến thời điểm này chưa có công nghệ nào BẢO ĐẢM AN TOÀN AN NINH CAO NHẤT chứ chưa nói đến AN TOÀN TUYỆT ĐỐI như theo yêu cầu của lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, và “nếu không tuyệt đối an toàn thì không làm” theo lệnh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thưc hiện đúng qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam về vận hành và sản xuất điện hạt nhân?
Theo bài vết trên báo Nhân Dân ngày 25/10/2012: Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Trần Chí Thành cho biết Việt Nam đang trong quá trình xây dựng văn bản pháp quy về điện hạt nhân, và sẽ cập nhật những quy chế được thắt chặt của IAEA.
Như vậy là cho đến thời điểm này tại Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật hay pháp qui nào qui định về vận hành và sản xuất năng lượng hạt nhân. Có chăng chỉ là thỏa thuận ban đầu với chính phủ Nhật Bản trong thời gian gần đây qua đó chính phủ Nhật Bản giúp soan thảo pháp qui về năng lượng hạt nhân.
Việt Nam chưa có các pháp qui về xây dựng, vận hành, an toàn, giãi quyết các chất phế thải phóng xạ (rác phóng xạ), chế độ bồi thường và qui trách nhiệm mà chúng ta lại giao khoán cho các tập đoàn sản xuất và lắp ráp toàn quyền làm theo ý của họ theo kiểu chìa khoá trao tay mà nhiều công trình xây dựng tại Việt Nam đang bị chết dở sống dở vì bên nhà thầu xây dựng chơi xấu, là việc làm tắc trách. Đặc biệt nguy hiểm hơn đối với dự án nhà máy điện hạt nhân với kỹ thuật vô cùng phúc tạp và đòi hỏi trình độ cao của viên chức kiểm tra mà Việt Nam bây giờ và trong một thời gian nhiều năm nữa cũng không có ai có đủ khả năng và kinh nghiệm vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Chúng ta lại một lần nữa có thể kết luận là không có gì bảo đảm rằng các tập đoàn thầu xây cất nhà máy điện hạt nhân thực hiện đúng hay sai hay thiết bị lắp ráp không bị tráo đổi và rút ruột, vì Việt Nam KHÔNG có pháp qui về năng lượng hạt nhân để làm thước đo việc thực hiện công trình là ĐÚNG!
Bảo đảm dự án phải có hiệu quả kinh tế?
“Chưa xác định giá thành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam!” – Đó là một phần của câu trả lời có thể nói rằng rất “tiếu lâm” của ông Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Trần Trí Thành trước câu hỏi của phóng viên về giá thành của nhà máy điện hạt nhân khị bổ sung công nghệ mới đã được Việt Nam tính toán chưa?
Một dự án khổng lồ với chi phí cho mỗi nhà máy khoản 10 tỷ USD theo dự tính ban đầu, và tất cả khoảng 30 tỷ USD cho 3 nhà máy như theo kế hoạch, mà những người lãnh đạo dự án lại vô tư tuyên bố “chưa” xác định giá thành. Thật là không tưởng tượng nổi tư duy “tiền chùa”, “tiền âm phủ” và kinh doanh theo định hướng XHCN – con chung không ai khóc – của họ.
Kinh nghiệm về xây cất nhà máy điện hạt nhân tại các nước tiên tiến Âu Mỹ, cho thấyviệc các tập đoàn thầu xây dựng NMĐHN lập lờ trong các hợp đồng ĐHN là rất tràn lan. Hậu quả là giá thành nhà máy điện hạt nhân bị nâng giá lên thêm từ 30% đến 50% trên giá thoả thuận ban đầu.
Không những giá thành của nhà máy điện hạt nhân chưa xác định, chi phí giải quyết chất thải rác nguyên tử, cơ sở nhà máy sẽ rất tốn kém, tương đương với chí phi xây dựng ban đầu. Nguồn kinh phí này sẽ đến từ đâu trong khi đất nước đang nghèo đói? Ngoài ra phải cần ít nhất 30 năm với chi phí tương đương với giá thành khi xây nhà máy (hơn 10 tỷ USD cho mỗi nhà máy) để thu dọn nhà máy và làm sạch (?) môi trường với hàng ngàn tấn rác nguyên tử đầy phóng xạ chết người cần phải có nơi an toàn để chôn cất trong nhiều thế kỷ, mà trên đất nước nhỏ hẹp Việt Nam không có nơi nào đủ điều kiện để chứa loại rác diệt chủng này! Nước Đức, Mỹ đang điên đầu với rác nguyên tử vì không tìm được nơi đủ an toàn để chứa các thanh nhiên liệu và chất thải hạt nhân.
Chúng ta lại một lần nữa kết luận rằng dự án điện hạt nhân không có chứng cứ thuyết phục là hiệu quả kinh tế vì ngay đến giá thành của dự án cũng không thể xác định là 10 tỷ, 15 tỷ hay 20 tỷ USD cho mỗi nhà máy thì làm sao tính toán được hiệu quả kinh tế của dự án!
Đại diện cơ quan quản lý Việt Nam lại cứ vô tư cho biết Việt Nam vẫn thực hiện đúng lộ trình trước đó, và nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận sẽ được khởi công vào năm 2014. Đây là lời tuyên bố vô trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng các điều kiện mà lãnh đạo đảng và nhà nước đề ra, đặc biệt ba yêu cầu cơ bản được nêu bên trên.
Dự án phát triển điện hạt nhân Việt Nam không bảo đảm đươc ba yêu cầu tối thiểu này thì không có lý do gì được phép thực hiện bằng mọi giá như theo phát biểu của ông Trần Trí Thành, ban quản lý dự án và các nhóm lợi ích điện hạt nhân trong và ngoài nước.
Đất nước Việt Nam nghèo khổ bất hạnh không thể nào cứ tiếp đi theo vết xe đổ của các tập đoàn nhà nước Vinashin, Vinalines, Petrovietnam, Than và Khoáng sản, Điện Việt Nam, hệ thống ngân hàng… Khi mà nhà máy điện hạt nhân đổ – nổ – thì không chỉ quăng qua cửa sổ vài chục ngàn tỷ như các tập đoàn mà nó sẽ xóa sổ cả đất nước Việt Nam.
Con đường duy nhất cho dự án điện hạt nhân là phải hủy bỏ nó vĩnh viễn! Không những đất nước và dân tộc tránh được tai họa kinh tế, mà quan trong nhất là tránh nguy cơ thảm họa hạt nhân có thể đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc.
Tài liệu tham khảo:

- Chưa xác định giá thành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam! http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/khoa-h-c/ch-a-xac-nh-gia-thanh-nha-may-i-n-h-t-nhan-vi-t-nam-1.373784
– Điện hạt nhân VN: Vẫn ‘nóng’ chuyện an toàn!
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/94049/dien-hat-nhan-vn–van–nong–chuyen-an-toan.html
– Soaring costs threaten to blow nuclear plans apart
http://www.thetimes.co.uk/tto/business/industries/utilities/article3406852.ece
– Bài học tồn vong từ thảm họa (hạt nhân)
http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=BaiHocTonVongTuThamHoa-20121019
– Thật khủng khiếp về “Sự tuyệt vời của Điện Hạt Nhân” !
http://tamnhin.net/Canhbao/21881/That-khung-khiep-ve-Su-tuyet-voi-cua-Dien-Hat-Nhan-.html
- THẬT KHỦNG KHIẾP! MÁY MÓC CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN DO TẬP ĐOÀN ĐIỆN HẠT NHÂN NGA “ROSATOM” LẮP RÁP LÀ HÀNG DỎM!
http://www.bellona.org/articles/articles_2012/podolsk_corruption
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/that-khung-khiep-may-moc-cua-lo-phan.html
Tiền xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới “Mikhail Lomonosov” bị ăn cắp
http://webwarper.net/ww/~av/www.boxitvn.net/bai/38961
– Nước Đức với 50 năm điện hạt nhân và báo Tia Sáng: không có gì để ăn mừng (chỉ toàn ân hận)
https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20121013_nuocduc50namdhn
– MỸ NGỪNG XÂY CẤT VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRÊN TOÀN QUỐC
http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/08/my-ngung-xay-cat-va-hoat-ong-cua-cac.html
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/NRC_Freezes_All_Nuclear_Reactor_Construction_and_Operating_Licenses_in_US_999.html
http://www.boxitvn.net/bai/40570
– Chương trình phóng sự truyền hình 60 phút Úc: Fukushima bây giờ gây nhiễm xạ cho mọi người
http://www.youtube.com/watch?v=BAzrWJXBIM0&feature=related
– Bản dịch những lời đối thoại của chương trình phóng sự truyền hình 60 phút
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/10/chuong-trinh-phong-su-truyen-hinh-60.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42221
======================================================================
Luật giám sát điện hạt nhân Việt Nam “chưa rõ”

Lãnh đạo Cục An toàn hạt nhân nói luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về chức năng kiểm tra an toàn.
Ông Vương Hữu Tấn nói việc cấp phép hiện nay đang có quá nhiều đầu mối
Ông Vương Hữu Tấn nói việc cấp phép hiện nay đang có quá nhiều đầu mối
Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học Công nghệ, nói với các phóng viên tại Hà Nội rằng về cơ chế giám sát cần phải có hai yếu tố.
“Chủ đầu tư phải đủ năng lực để quản lý, đảm bảo an toàn cho nhà máy và cơ quan quản lý hay còn gọi là cơ quan pháp quy phải thực hiện tốt chức năng giám sát.
“Nhưng luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng, hiệu quả với cơ quan pháp quy có chức năng thanh, kiểm tra tính an toàn của nhà máy”.
Ông Tấn được truyền thông trong nước dẫn lời nói với các phóng viên tại triển lãm quốc tế Điện hạt nhân 2012 diễn ra tại Hà Nội rằng cấp phép hiện nay đang chia quá nhiều đầu mối.
“Cấp phép xây dựng là Bộ Khoa học Công nghệ, cấp phép vận hành là Bộ Công thương. Trong khi Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản, vi phạm nguyên tắc độc lập trong vấn đề quản lý an toàn quốc tế”.
‘Tham vọng bậc nhất’
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nằm giáp vùng biển
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nằm giáp vùng biển
Lãnh đạo Cục An toàn hạt nhân cũng liên hệ tới điều mà ông gọi là Nhật Bản cũng đã bị phê phán rất nhiều vì tình trạng này [chồng chéo giám sát vận hành] và đã thay đổi.
“Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật Năng lượng nguyên tử, chúng ta cũng đang nghiên cứu một mô hình quản lý giám sát về điện hạt nhân, đảm bảo các quyết định không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì, nếu nhà máy không đảm bảo an toàn sẽ không được vận hành”, ông Tấn nói thêm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về lo ngại cho rằng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam khó đáp ứng được nhu cầu cho kế hoạch triển khai điện hạt nhân, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam nói “nhân lực là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất, đang được viện này tích cực triển khai”.
“Nhân lực là một trong những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất tuy không thể làm được trong ngày một ngày hai”
Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử ViệtNam
“Tuy nhiên, không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà phải đưa ra chương trình, chiến lược để phát triển tốt nguồn nhân lực”.
Mặc dù gặp một số phản đối, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong một nghị quyết ban hành hành tháng Một năm nay, khẳng định điều họ gọi là “tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II”.
“không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ”
Giáo sư Phạm Duy Hiển
Vào tháng Ba năm nay, báo New York Times có bài về ViệtNam triển khai chương trình điện hạt nhân họ gọi là “tham vọng vào loại bậc nhất trên thế giới”.
Bài báo dẫn lời Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng Quốc gia nói ông “không hiểu vì sao Nhật Bản đang cố gắng xuất khẩu tới các nước kém phát triển một thứ gì đó mà trong nước họ đã chối bỏ”.
Trình chính phủ
Báo cáo thanh tra về sự cố Fukushima cho rằng thảm họa có yếu tổ về lỗi của con người
Báo cáo thanh tra về sự cố Fukushima cho rằng thảm họa có yếu tổ về lỗi của con người
Được biết tại triển lãm quốc tế Điện hạt nhân, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Phan Minh Tuấn đã cho biết các dự án Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 đang được triển khai ở giai đoạn ông gọi là “các bước khảo sát địa điểm và lập báo cáo nghiên cứu khả thi”.
“Theo dự kiến, năm 2013, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2 được hoàn thành và trình Chính phủ”.
Nhật Bản, một trong những nước đối tác của Việt Nam trong kế hoạch phát triển điện hạt nhân vào tháng trước công bố lộ trình giảm dần cho tới không dùng điện hạt nhân vào năm 2030.
Thay đổi cơ bản về chính sách được quyết định sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima vào năm ngoái, sau động đất và sóng thần.
Quyết định này có nghĩa Nhật sẽ cùng Đức là hai nước dựa nhiều vào điện hạt nhân có chủ trương “nói không với điện hạt nhân”, mặc dù kế hoạch ngưng dùng điện hạt nhân của Đức được triển khai tốc độ nhanh hơn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ra lệnh đóng phân nửa nhà máy điện hạt nhân nước này vào năm ngoái và cam kết thay điện hạt nhân bằng nguồn năng lượng khác trong thập niên sau.
Trước khi xảy ra sự cốFukushima, điện hạt nhân cung cấp khoảng một phần ba nguồn điện tại Nhật Bản.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121027_vn_nuclear_power.shtml
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42249
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001