Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Ngô Văn Hải - Phát triển học thuyết Mác - Lênin 

Ngô Văn Hải

“Người quân tử được ngôi cao để thi hành cái đạo
Kẻ tiểu nhân được ngôi cao để tìm cách kiếm lợi”

Như vậy tôi đã trình bầy, nhận thức lại một số phần phép biện chứng, biện chứng lịch sử xã hội và kinh tế chính trị của học thuyết Mác - Lênin. Nhưng vấn đề cơ bản của triết học Mác lênin tôi chưa xem xét, vậy những nhận thức của nó đã phù hợp, đúng với thực tế chưa.

I. Trước tiên chúng ta xem xét về vật chất

Giáo trình triết học Mác lênin định nghĩa vật chất:
Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác. Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, và giải thích nội dung định nghĩa:
- Vật chất là phạm trù triết học là phạm trù rộng và khái quát, không thể hiểu theo nghĩa thông thường.
- Thuộc tính cơ bản của vật chất là "thực tại khách quan" tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Đó chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và các gì không phải là vật chất.
- Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Điều đó khẳng định sự vật "thực tại khách quan" là vật chất, là cái có trước, còn cảm giác (ý thức) là cái có sau.
- Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại... Điều đó nói lên thực tại khách quan là vật chất được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể bằng cảm giác ý thức con người có thể nhận thức được. Vật chất là nguồn gốc nội dung của ý thức.
Trước tiên tôi thừa nhận định nghĩa này vì tôi không thấy định nghĩa nào cũng như tôi không thể định nghĩa được chính xác vật chất mang hàm triết học.
Nhưng giải thích 3 và 4 nó mâu thuẫn: Giải thích 3 cho rằng vật chất là cái có trước, còn cảm giác (ý thức) là cái có sau. Theo tôi để đánh giá đúng chúng ta phải so sánh trừu tượng với trừu tượng, cụ thể với cụ thể, gốc với gốc, ngọn với ngọn, trong với trong, ngoài với ngoài mới thấy vấn đề. Trong khi đó vật chất ở đây là phạm trù triết học lại đi so sánh với ý thức của con người, mà con người là dạng vật chất cao nhất của trái đất mới có thuộc tính ý thức như vậy là khập khễnh nửa vời. Ta chỉ có thể so sánh vật chất với thuộc tính vận động của nó, "vật chất con người" với ý thức của con người nó mới thống nhât phù hợp với nguyên lý phát triển.
Giải thích 4 mâu thuẫn với chính giải thích 1 vật chất đang là phạm trù triết học là phạm trù rộng và khái quát lại thành vật chất cụ thể.
Định nghĩa vật chất ở đây theo tôi nó chỉ định nghĩa vật chất mang tính triết học, rộng và khái quát chứ không giải thích cụ thể "vật chất con người". Những ý tứ sau chỉ muốn nói, tuy vật chất mang tính triết học, rộng và khái quát nhưng nó có thực chứ không phải trừu tượng, không có thực là hiện tượng chung của vật chất. Đồng thời nó tồn tại khách quan không lệ thuộc vào cảm giác con người dù chúng ta có nhận thấy hay không nhận thấy, thể hiện sự độc lập tương đối nhưng vẫn có mối liên hệ phổ biến và sự tồn tại khách quan là thuộc tính chung, là bản chất của vật chất.
Giáo trình triết học Mác lênin thừa nhận vật chất có vận động.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu không tách rời vật chất. Vật chất tồn tại bằng vận động, thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
Vật chất tồn tại khách quan thì vận động cũng tồn tại khách quan, không ai có thể sáng tạo ra và tiêu diệt, do đó cũng không thể tiêu diệt được sự vận động của vật chất.
Nguyên nhân vật chất vận động do tương tác qua lại giữa các mặt, các yếu tố, bộ phận khác nhau trong lòng sự vật gây ra.
Như vậy vận động là thuộc tính cơ bản của vật chất, vận động do mâu thuẫn trong lòng sự vật, nó là thuộc tính cố hữu của vật chất, không ai có thể sáng tạo ra và tiêu diệt được. Nó mang tính triết học chung của sự vật còn ý thức là thuộc tính riêng của "vật chất con người", nó vận động do mâu thuẫn lợi-hại, thiện- ác, riêng - chung...không ai có thể sáng tạo ra và tiêu diệt được. Tuy nhiên những người có quyền lực có thể bẻ cong và làm nhanh hoặc chậm sự vận động xã hội.
Các hình thức vận động cơ bản của vật chất: giáo trình cho rằng có 5 hình thức cơ bản là cơ học, vật lý học, hóa học, sinh học, xã hội.
Theo tôi cơ học đã thuộc trong vật lý học do vậy 5 hình thức vận động cơ bản là Vật lý học, hóa học, sinh học, tự nhiên và xã hội.
Vận động và đứng im: hiện tượng đứng im chỉ là biểu hiện của trạng thái vận động, vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng. Nhưng vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt.
Hiện tượng đứng im chỉ xẩy ra đối với một hình thức vận động trong một lúc nào đó và trong một quạn hệ nhất định chứ không phải mọi quan hệ trong cùng một lúc.
Không có đứng im thì không có sự vật nào tồn tại, vì vậy vận động là tuyệt đối đứng im là tương đối, tạm thời.
Tôi hoàn toàn đồng ý chỉ bổ sung, sự đứng im đây chỉ là sự thống nhất tạm thời, có đứng im để thống nhất mới có tồn tại. Nhưng vận động phát triển là thuộc tính cố hữu, khi vận động là do mâu thuẫn làm thể thống nhất cũ bị phá vỡ lên nó phải đứng im tạm thời để tạo sự thống nhất mới. Nếu không thống nhất được thì sự vật sẽ tiêu vong biến đổi thành sự vật khác và khi nó thống nhất được tạm thời thì nó lại vận động, đó là chu kỳ phát triển của sự vật.

II. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu ý thức những nhận thức nào chưa rõ ràng sáng tỏ.

1. Theo giáo trình triết học Mác - lênin nguồn gốc tự nhiên của ý thức: do quá trính phát triển lâu dài của vật chất và gắn với hình thức phản ánh ý thức.
Theo tôi cần xác định rõ con người là vật chất được phát triển cao nhất của trái đất, khi vật chất phát triển cao thành "vật chất con người" thì mới có ý thức. Tức là nguồn gốc cơ bản của ý thức là từ thuộc tính của vật chất, từ đơn giản mà phát triển dần lên thành ý thức con người(thuộc tính riêng của con người).
Nguồn gốc xã hội: do lao động và vai trò của lao động.
Tôi đồng ý nhưng chỉ lưu ý lao động đây là lao động chung nó bao hàm cả lao động trí lực và lao động thể lực.
2. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và thừa nhận ý thức là của con người, chỉ có con người mới có ý thức.
Theo tôi bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan mới là cái vỏ, là nội dung, là hiện tượng, là cái chung của sự vật còn cái lõi, cái hình thức, cái bản chất, cái riêng là thuộc tính nhận thức của "vật chất con người". Nếu không có bản chất thuộc tính nhận thức "vật chất con người" thì động vật và sự vật cũng có ý thức vì hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan động vật, sự vật cũng có.
Như vậy bản chất của ý thức là sự kết hợp thuộc tính chung hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan với thuộc tính riêng nhận thức trừu tượng hóa, hình tượng hóa thế giới khách quan thành ý tưởng, tư duy tinh thần, để hiện thực ra thế giới khách quan và trở thành thuộc tính riêng của "vật chất con người".
Khi có nhiều con người thì có nhiều ý thức chủ quan, từ nhiều ý thức chủ quan riêng của nhiều con người mà có ý thức tương đối giống nhau thì thành ý thức chung. Nhưng ý thức chung này chưa phải đã là chân lý mà nó phải được thời gian, thực tiễn kiểm chứng nếu đúng theo các nguyên lý, các quy luật mới trở thành chân lý tương đối.
3. kết cấu ý thức.
Theo chiều ngang: Ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như: Tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí, trong đó tri thức là yếu tố cốt lõi.
Ý thức theo chiều ngang được phát triển từ đâu theo tôi nó được cơ bản phát triển từ thuộc tính mhận thức riêng của vật chất con người kết hợp thuộc tính phản ánh chung của vật chất mà phát triển lên thành ý thức. Vật chất tồn tại khách quan thì thuộc tính vận động cũng tồn tại khách quan, không ai có thể sáng tạo ra và tiêu diệt, do đó cũng không thể tiêu diệt được thuộc tính sự vận động của vật chất. Như vậy con người tồn tại khách quan thì ý thức cũng tồn tại khách quan không ai có thể sáng tạo ra và tiêu diệt được.
Theo chiều dọc ý thức bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức như vậy nó thừa nhận có vô thức trong khi đó ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (vậy cái gì tạo ra vô thức và ý thức chiều dọc được phát triển như thế nào)?
Nếu xét theo tính cụ thể hạt vật chất vật lý thì nó có bốn lực tương tác để tạo ra thuộc tính vận động, theo vật chất hóa học thì liên kết hóa học thay đổi vật chất thay đổi. Như vậy phải có sự vật cụ thể mới có hình ảnh chủ quan, từ hình ảnh chủ quan, để khái quát hóa, trìu tượng hóa được sự vật phải có thuộc tính vật chất con người. Xét theo chiều dọc thì ý thức được phát triển từ thuộc tính của vật chất mà tạo thành tự ý thức, tiềm thức, vô thức và linh cảm sự phân chia chỉ là tương đối vì chúng có sự biện chứng với nhau.
Học thuyết Mác-Lênin thừa nhận ý thức do vật chất sinh ra và quyết định. Song sau khi ra đời ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vật chất ở đây đã mang tính cụ thể chứ không còn mang tính triết học. Các vật chất cụ thể sinh ra và quyết định con người hay động vật, còn để sinh ra và quyết định ý thức phải do (vật chất con ngươi)chứ không phải do vật chất cụ thể bình thường. Nếu vật chất cụ thể bình thường mà sinh ra và quyết định được ý thức thì động vật cũng có ý thức. Con người là một dạng vật chất cấp cao của trái đất lên con người mới có thuộc tính nhận thức riêng để nhận biết con người khác sự vật, đồng thời nó vẫn tuân theo thuộc tính chung của vật chất mới tạo ra ý thức của con người. Như trên tôi đã phân tích vật chất phát triển thành vật chất con người, thuộc tính vật chất phát triển thành ý thức con người nó mới thống nhất, phù hợp với nguyên lý phát triển. Tóm lại có vật chất là có thuộc tính, có con người là có ý thức và chúng có mối liên hệ biện chứng chứ không phải vật chất có trước và quyết định ý thức hay ý thức có trước và quyết định vật chất.

III. Nhận thức

Giáo trình triết học Mác-Lênin cho rằng bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người, là một quá trình phản ánh biện chứng dựa trên hoạt động thực tiễn.
Ta thấy giáo trình triết học Mác - Lênin không tách biệt được giữa ý thức và nhận thức mà cho rằng về bản chất nó tương tự nhau. Theo tôi nhận thức là khả năng trừu tượng hóa, hình tượng hóa thế giới khách quan thành ý tưởng tư duy tinh thần, còn những vấn đề khác tôi đồng quan điểm. Còn phản ánh thế giới khách quan là một trong những thuộc tính chung của vật chất, chỉ có con người mới có thuộc tính riêng nhận thức, sự kết hợp giữa hai thuộc tính và hiện thực ra thế giới khách quan đã tạo ra ý thức của con người chúng ta. Ngay phần đầu giáo trình cũng thừa nhận: "Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. về nguồn gốc nhận thức, đấy là lúc con người đã đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận" nhưng đến phần nhận thức lại có đánh giá khác.
Phương pháp nhận thức, giáo trình đã đưa ra một số phương pháp như: phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử logic, trừu tượng đến cụ thể, thực tiễn và cấp độ nhận thức.
Theo tôi để nhận thức đúng vấn đề trước tiên ta phải thừa nhận tiền đề tồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới rồi xây dựng, công nhận một số cặp phạm trù cơ bản để làm công cụ nhận thức thế giới khách quan. Từ những cặp phạm trù ta xác định được những nguyên lý và quy luật cơ bản của thế giới khách quan, sau đó ta phải có phương pháp nhận thức khoa học, rồi nhận thức theo đúng trình tự cấp độ. Khi đã có nhận thức vấn đề ta phải kiểm chứng xem có thống nhất với quá trình nhận thức không, cũng như so sánh với quy luật tự nhiên, cuối cùng đưa vào thực tiễn để kiểm định nếu đúng trở thành khoa học, sai phải nhận thức lại. (sự nhận thức không đúng trình tự cấp độ sẽ trở thành tiên tri đoán mò)
Phương pháp biện chứng theo giáo trình: Nhận thức đối tượng trong mối liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng ràng buộc lẫn nhau.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại.
Tôi hoàn toàn đồng ý phương pháp biện chứng này và đang áp dụng để xem xét học thuyết Mác-Lênin có tuân thủ theo đúng theo phương pháp biện chứng và phép biện chứng không. Thực tế nó đang có những mâu thuẫn với chính phương pháp, phép biện chứng và tôi đang trình bày nhận thức lại.
Chở lại vấn đề cơ bản của triết học theo giáo trình triết học Mác - Lênin vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời được câu hỏi.
Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Như trên chúng ta thấy vật chất có thuộc tính cơ bản là vận động và con người là vật chất được phát triển cao nhất của trái đất, có thuộc tính ý thức và chỉ con người mới có thuộc tính ý thức. Như vậy đem so sánh vật chất với ý thức là khiêm cưỡng, bất cập ta chỉ có thể xem xét vật chất và thuộc tính của nó, con người và ý thức của mình chứ so sánh vật chất và ý thức là khập khễnh là vô lý, không thể hiện được cái riêng cái chung, cái cụ thể và trừu tượng, cái hiện tượng và bản chất. Nếu xét tính cụ thể thì thuộc tính vật chất là nguồn gốc của ý thức nhưng chỉ đến khi vật chất phát triển trở thành vật chất con người thì thuộc tính vật chất mới phát triển thành ý thức và khi ra đời ý thức có tính độc lập tương đối nên tùy điều kiện mà chúng quyết định nhau. Như vậy không thể vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức mà có vật chất là có thuộc tính, có con người mới có ý thức và sự quyết định nhau là sự biện chứng.
Việc triết học Mác-Lênin tách biệt duy vật và duy tâm là mâu thuẫn, khiêm cưỡng nó không phù hợp với phép biện chứng và tri thức lý luận chung. Chính Mác đã dùng ý thức trừu tượng (duy tâm) để xây dựng nhiều vấn đề trong học thuyết (duy vật) của mình đến nay thực tiễn chứng minh nhiều vấn đề đã nhận thức sai. Theo tôi nếu xác định duy vật là vật chất, thì duy tâm là thuộc tính theo triết học hay trên khía cạch xã hội cụ thể duy vật là vật chất (vật chất con người sử dụng), thì duy tâm là ý thức như vậy chúng sẽ có mối liên hệ biện chứng đúng như nó tồn tại.
Ta có thể nói vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt, mặt thứ nhất là vật chất và thuộc tính, cũng như khía cạch xã hội là tư duy và con người. (con người là tồn tại, tồn tại ở đây mang nghĩa triết học đang vận động, nghĩa phổ thông là đang sống, khi con người không tư duy là không tồn tại, nghĩa phổ thông là chỉ đang duy trì chứ không phải sống)
Mặt thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới, nhưng nhiều con người sẽ có nhiều nhận thức khác nhau, còn quy luật tự nhiên chỉ có một. Vậy nhận thức xã hội phải được thực chứng và đối chiếu với quy luật tự nhiên sẽ cho ta một chân lý tương đối. Đồng thời nhận thức là một quá trình như trên tôi đã trình bày vì vậy tri thức nhận thức đúng sai đều phải dựa vào thực tiễn, đúng trở thành khoa học, sai phải nhận thức lại. Trong khi đó học thuyết Mác-Lênin mới chỉ được xây dựng, kế thừa một phần tri thức loài người (đến nay khoa học còn chưa giải thích được hết về thế giới), cũng như chưa kiểm định lại xem có thống nhất với phép biện chứng và phương pháp biện chứng, hay chưa so sánh với quy luật tự nhiên để thấy sự bất cập, cuối cùng đưa vào thực tiễn để kiểm chứng đã thất bại do có nhiều nhận thức sai lầm. Sự xây dựng học thuyết này chỉ do một vài người nó chưa thể hiện nhận thức chung của nhiều người, khi mọi người tham gia nhận thức đánh giá thì cho là xét lại dẫn đến học thuyết này có vài vấn đề cực đoan, mẫu thuẫn nhưng vẫn cho là khoa học thống nhất và là chân lý là một sai lầm lớn.
Theo tôi học thuyết này đã có tính kế thừa, đã có tính hệ thống khi xem xét thế giới nhưng vẫn chưa đầy đủ toàn diện, một vài điểm còn mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp sau.
Một mặt phép biện chứng khẳng định phát triển là khuynh hướng chung, mang tính đa dạng, phong phú, phổ biến, mang tính khách quan, nhưng mặt khác lại con triết học của mình là điểm tận cùng trong sự phát triển.
Một mặt khẳng định nhận thức là một quá trình, mặt khác lại coi triết học của mình là chân lý tuyệt đối.
Một mặt thừa nhận tính phổ biến khách quan của mâu thuẫn mặt khác lại xây dựng lý thuyết một xã hội hài hòa không mâu thuẫn.
Tại sao lại có những mâu thuẫn phức tạp này là do chủ quan đứng trên quan điểm giai cấp nửa vời, duy ý chí khoa học, thể hiện việc cố tình xây dựng cho giai cấp vô sản một thế giới quan riêng. Một quy luật đúng và khoa học cho mọi sự vật chỉ có một, không thể có riêng quy luật cho một giai cấp trong thế giới loài người. Việc xem xét trên quan điểm giai cấp là nửa vời vì đã đi ngược lại phạm trù cái riêng cái chung và cái đơn nhất, đi ngược lại phép biện chứng và phương pháp biện chứng. Nếu học thuyết xem xét trên quan điểm con người (nhân quyền) mới đúng với phép biện chứng, phương pháp biện chứng, mới thực sự thống nhất và khoa học.
Ngay trong kinh tế chính trị của học thuyết mới chỉ xem xét kinh tế mà chưa xem xét chính trị. Việc xem xét kinh tế đã có sai lầm cơ bản nghiêm trọng không nhìn nhận thấy hết các yếu tố sản xuất do xem xét từ phương thức sản xuất tư bản mà không xem xét từ phương thức sản xuất Cộng Sản Nguyên Thủy để thấy sự phát triển của nó. Không nhìn nhận thấy hết các dạng hàng hóa chính là mọi nhu cầu của con người(vật chất và tinh thần)chỉ thấy hàng hóa nhu cầu tối thiểu mà không thấy hết sự đa dạng, tối đa.
Đã kết luận giá trị thặng dư là do người công nhân sáng tạo ra nhưng thực tế đã không thể phân phối hết cho công nhân để tạo sự công bằng.
Về chính trị đã không xem xét cụ thể, theo tôi khi xem xét mọi sự vật phải xem xét từ đơn giản đến phức tạp, từ cái riêng đến cái chung như vậy chính trị phải xem xét bắt đầu từ thời Cộng Sản Nguyên Thủy dần dần đến nay, từ con người đến giai cấp, đến xã hội. Quan trọng nhất phải thừa nhận khẳng định chính trị phát triển là khuynh hướng chung, mang tính đa dạng, phong phú, phổ biến, mang tính khách quan mới thống nhất với phép biện chứng và phương pháp biện chứng, không tạo sự độc quyền chính trị và mọi người dân đều có quyền công bằng tham gia chính trị. Theo Wikipedia đã khái quát về chính trị tôi không nhắc lại chỉ xem xét chính trị ở khía cạch hẹp: "chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước". Vậy chủ nghĩa cộng sản với lý tưởng xóa bỏ áp bức bóc lột trong kinh tế (khi giành được quyền lực vẫn không phân phối hết giá trị thặng dư cho người công nhân) còn trong chính trị có xóa bỏ áp bức độc quyền không??? Việc xem xét mẫu thuẫn xã hội phải xem xét từ đơn giản, từ cụ thể, từ cái riêng mỗi cá nhân con người mới thấy cái chung, cái phức tạp, cái đa dạng của xã hội, mới thấy được khuynh hướng phát triển và sự phát triển là không có điểm tận cùng. Việc mẫu thuẫn giữa các giai cấp chỉ là hiện tượng mà bản chất là mẫu thuẫn giữa con người với con người về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Con người sẽ luôn luôn đấu tranh loại bỏ những quyền lực, nhà nước độc quyền không đúng nghĩa nhà nước nhân dân để tạo sự công bằng bình đẳng cho mọi người, mọi giai cấp, mọi dân tộc, mọi đất nước trong chính trị và kinh tế.
Như vậy với việc nhận thức sai lầm về vật chất và ý thức, sai lầm về đối tượng đáng nhẽ phải xem xét từ con người lại đi xem xét từ giai cấp, dẫn đến học thuyết có nhiều mâu thuẫn. Việc mong muốn xoá bỏ áp bức bóc lột trong kinh tế nhưng không chỉ ra được đúng bản chất bóc lột để có sự phân phối công bằng. Không chỉ ra được sự độc quyền bóc lột trong chính trị mới quan trọng nhất nó làm mất độc lập tự do của mỗi con người, của mỗi dân tộc, của mỗi đất nước, sẽ cản trở sự phát triển khách quan của xã hội. Để xã hội phát triển khách quan nhất định không thể có độc quyền trong kinh tế cũng như trong chính trị.
“Biết mình biết người trăm trận trăm thắng
Biết mình không biết người năm ăn năm thua
Không biết mình, không biết người trăm trận trăm bại”

Mong rằng trận chiến kinh tế Việt Nam cũng chiến thắng
Như trận chiến thống nhất tổ quốc.

“Hỡi đồng bào chúng ta muốn dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhưng những nhận thức sai lầm, ít thực tiễn, những bọn cơ hội đã ngăn cản chúng ta.
Không! chúng ta không chịu chấp nhận, thời hội nhập đổi mới đã đến.
Hỡi những chính nhân quân tử trong mỗi con người chúng ta hãy thức tỉnh.
Giờ trận chiến kinh tế đến hồi quyết liệt, hãy tiến lên những chính nhân quân tử.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”.
"học tập theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh"
Người lao động Ngô Văn Hải, DĐ: 0948616562
Tổ 56a Phường Nguyễn Thái Học Thành phố Yên Bái Tỉnh Yên Bái.
Ngày 29 tháng 10 năm 2012

Khách gửi hôm Thứ Ba, 30/10/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121029/phat-trien-hoc-thuyet-mac-lenin-0
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001