(NLĐO)- Ông Đặng Thành Tâm cho biết, tổng nợ của toàn bộ công ty trong
gia đình, gồm Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tân Tạo của chị gái là cựu đại
biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến) không tới 500 triệu USD (khoảng 10.000
tỉ đồng) trong khi tổng vốn điều lệ là 20.000 tỉ đồng.
Sáng 30-10, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tầm đã
có chia sẻ về “nợ xấu” và khả năng trả nợ của doanh nghiệp gia đình
mình, trong đó ông là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn.
Ông Đặng Thành Tâm (phải) và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến tại kỳ họp 1, Quốc hội khóa XIII
Trả lời về vấn đề nợ xấu đang gây bức xúc và lo lắng trong đời sống kinh
tế xã hội, ông Đặng Thành Tâm nói: “Tổng nợ của toàn bộ công ty trong
gia đình, gồm Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tân Tạo của bà chị tôi (cựu đại
biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến), tất cả các ngân hàng không tới 500
triệu USD (khoảng 10.000 tỉ đồng), trong khi tổng vốn điều lệ là 20.000
tỉ đồng. Thống kê tất cả các DN trên sàn chứng khoán thì nợ vay trên vốn
điều lệ là 2,2 lần, trong khi chúng tôi chưa bằng 1 lần. Nếu xét về cấu
trúc nợ và vốn thì công ty của chúng tôi nợ an toàn hơn số đông còn
lại”.
Tiếp tục chia sẻ, ông Tâm cho biết: “Dù có ai nói xấu gì thì nói, tôi
cũng không muốn khoe khoang nhưng tôi có thể khẳng định, công ty của
chúng tôi có thể kiểm soát được nợ và tình hình”.
Dẫn chứng cho sự tự tin của mình, ông Tâm nêu ví dụ Tổng công ty Phát
triển đô thị Kinh Bắc (KBC) trên sàn chứng khoán vẫn nằm trong nhóm tốt
nhất hiện nay và năm nào cũng được tặng cờ của Chính phủ. “Đặc biệt lĩnh
vực thu hút đầu tư nước ngoài chẳng ai bằng tụi tôi, nếu tụi tôi chết
thì chẳng còn ai sống. Quan điểm của tụi tôi là chẳng sợ chê xấu, không
buồn phiền vì bị chê, Họ càng chê thì càng nhìn rõ mình. Vấn đề sợ nhất
là nội tại của mình có yếu hay không”.
Giải đáp về khả năng trả nợ của doanh nghiệp mình, ông Đặng Thành Tâm
cho biết, doanh nghiệp của gia đình ông là cho thuê khu công nghiệp
(KCN) và khách hàng chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài. Tổng dư nợ của nền
kinh tế Việt Nam vào khoảng hơn 150 tỉ USD nhưng Tập đoàn Tân Tạo và
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn khoảng 0,5 tỉ USD và nếu 100 doanh nghiệp tương
tự thì chỉ là 50 tỉ USD, bằng 1/3 tổng dư nợ vay của toàn nền kinh tế.
Trong khi, thu hút đầu tư nước ngoài của các KCN chiếm 10% tổng đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam và xuất khẩu trung bình 5-7 tỉ USD/năm (chiếm
gần 10% tổng xuất khẩu cả nước), tạo việc làm khoảng 70.000 người.
Do vậy, theo ông Tâm, không thể nói là doanh nghiệp của ông không thành
công. Đặc biệt, theo ông Tâm, doanh nghiệp của ông không mở rộng thêm,
không đầu tư bất động sản (nhà ở) ở nội thị mà chỉ cho thuê nhà xưởng
cho doanh nghiệp nước ngoài chứ không đổ tiền vào làm nhà ở “giá bong
bóng” nên sự tác động của nền kinh tế trong nước là rất hạn chế. Tuy
nhiên, hiện giá thuế đất vẫn giảm để thu hút và cố gắng lấp đầy các KCN
đã mở. Với mức đầu tư KCN Kinh Bắc (Bắc Ninh) với giá 500.000 đồng/m2
vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Ông Tâm cũng nhìn nhận tình hình kinh tế hiện nay đang khó khăn thì
doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn, còn nếu nói không khó khăn là che
đậy. Vấn đề là phải nhìn nhận khó khăn đến đâu để có biện pháp phù hợp
còn nếu "che giấu thì lăn đùng ra chết lúc nào không hay". “Như tôi ốm
thì tôi xin nghỉ họp Quốc hội, khi tôi đỡ thì tôi bò ra đi họp. Chứ tôi
cũng chẳng xấu hổ. Vì có đại biểu hôm qua hỏi tôi sao nghỉ hết kỳ nay
lại đi họp tôi nói là lúc yếu thật thì xin nghỉ” – ông Tâm bộc bạch.
Khi được hỏi “ông có ước mơ gì vào lúc này”, ông Tâm trải lòng: “Tôi ước được trở về ngày xưa, làm ít, nợ ít nhưng mà an tâm”.
Ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của các công
ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như: Công ty
Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công
ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Ông từng là người giàu nhất sàn chứng
khoán Việt Nam năm 2007 và thứ ba Việt Nam năm 2008, 2009 và 2010 dựa
trên giá trị cổ phiếu sở hữu.
Tin-ảnh: T.Dũng
------------------------
‘Nếu không dính vào ngân hàng, chúng tôi không khổ thế này’
Thừa nhận thất bại và tự rút bài học khi lấn sân đầu tư tài chính, Chủ
tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm ước mơ được quay trở về thời
xưa, làm ít, nợ ít, không phải sống trong lâu đài xa hoa mà canh cánh
nỗi lo nợ nần.
> Ông Đặng Thành Tâm trở lại Quốc hội> Ước mơ giản dị của người giàu nhất sàn chứng khoán 2007
Ngày thứ hai trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài, đại biểu Đặng Thành Tâm sáng nay đồng ý trả lời VnExpress.net với những trăn trở về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như công việc làm ăn, sức khỏe của riêng mình.
Ông Đặng Thành Tâm trả lời báo giới bên lề Quốc hội. Ảnh: Song Linh. |
- Từ góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá tình hình kinh tế 9 tháng qua thế nào?
- Về phát triển kinh tế 9 tháng vừa rồi, không phải chỉ cá nhân tôi mà
tất cả doanh nghiệp khác đều khá thất vọng. Chính phủ đã có nhiều nỗ
lực, lãi suất đã giảm nhiều, nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp vẫn khó khăn, thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng tín dụng 8 tháng
đầu năm âm và đến hết 9 tháng mới được hơn 2%. Để nền kinh tế vận hành
trở lại và doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng trưởng
tín dụng cả năm nay phải đạt ít nhất 10% như năm ngoái. Đây thực sự là
một thách đố, Nhà nước cũng không thể cho tín dụng tăng nhanh như vậy vì
sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại.
Phải thừa nhận là nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng còn rất yếu kém từ nội tại của mình. Nhưng doanh nghiệp
cũng như nền kinh tế của chúng ta mới phát triển, còn non trẻ, giống như
một cơ thể trẻ sẽ phục hồi rất nhanh khi được tiếp sức. Có điều đáng
mừng là chính sách kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, tín dụng tăng trưởng
dương trở lại, dòng vốn được lưu thông thì sản xuất kinh doanh sẽ sớm
phục hồi.
- Nợ xấu đang được cho là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế,
khiến dòng vốn không lưu thông được và doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn.
Còn ông nghĩ sao?
- Ai cũng nói là cục máu đông, điểm nghẽn đe dọa nền kinh tế, nhưng nếu
đúng nợ xấu như vậy và quy mô lên đến 300.000-400.000 tỷ đồng thì xét
theo quan điểm kinh tế, quốc gia đã phá sản từ lâu rồi, nền kinh tế bị
sập và 4-5 năm tới không thể hồi phục.
Tôi không bi quan như vậy. Hơn 50% trong số nợ xấu này phát sinh từ lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, mà nguyên nhân gốc rễ là một thời gian dài
dòng vốn bế tắc, lãi suất quá cao doanh nghiệp không có vốn làm ăn, dẫn
tới lỗ và dắt dây nợ nần không trả được. Nếu từ giờ trở đi, Ngân hàng
Nhà nước kiên quyết giữ lãi suất ổn định không quá 15%, doanh nghiệp
được vay vốn làm ăm thì họ sẽ sản xuất kinh doanh trở lại, chỉ cần lãi
ít nhất 1-2% là bắt đầu có thể trả được nợ ngân hàng. Và khi đã trả
được, thì không còn là nợ xấu nữa.
Tất nhiên, tôi nói như vậy là chỉ nhìn từ góc độ những người sản xuất
kinh doanh. Nợ xấu của chúng ta còn đến từ dịch vụ, tài chính và ngân
hàng. Ngân hàng Nhà nước có cái nhìn tổng thể hơn, và hơn ai hết họ biết
thực tế nợ xấu hiện nay thế nào, cần giải pháp gì.
- Tình hình nợ tại các doanh nghiệp của ông hiện nay ra sao?
- Tính cả tập đoàn của tôi và của chị tôi (bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ
tịch Tập đoàn Tân Tạo), chúng tôi đang nợ các tất cả các ngân hàng chưa
tới 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của
chúng tôi khoảng 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn điều lệ chưa đầy 1
lần, trong khi tỷ lệ của đa số các doanh nghiệp trên sàn là hơn 2 lần.
Như vậy nếu xét về cấu trúc, nợ của chúng tôi an toàn hơn.
- Vậy khả năng trả số nợ 500 triệu USD này thế nào?
- Chúng tôi là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp, chủ yếu thu hút
doanh nghiệp nước ngoài. Tính ra chúng tôi thu hút FDI chiếm hơn 10% của
cả nước. Tổng dư nợ của nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 150 tỷ USD, nếu
100 đơn vị nợ như chúng tôi thì cũng chỉ 50 tỷ USD, bằng một phần ba
tổng nợ vay của nền kinh tế. Nhưng 100 đơn vị như chúng tôi thu hút gấp
10 lần vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Xuất khẩu ở các khu công nghiệp
chúng tôi là 5-7 tỷ USD, gần 10% tổng xuất khẩu cả nước. Cứ 100 đơn vị
như chúng tôi đã làm ra 5 lần xuất khẩu cả nước, lại còn tạo công ăn
việc làm. Nói như vậy để thấy hiệu quả sử dụng 500 triệu USD vốn vay
ngân hàng của chúng tôi thế nào.
- Với tình hình hiện nay, định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh của tập đoàn ông năm 2013 thế nào?
- Mở rộng hay không phải nhìn vào kế hoạch của nhà nước. Kế hoạch nhà
nước xây dựng tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, đi kèm với đó là một loạt
các chỉ tiêu khác theo hướng thắt chặt hơn, trong đó có dòng tiền, tăng
trưởng tín dụng, lạm phát. Và với chỉ tiêu như vậy, doanh nghiệp cần tự
hiểu rằng năm 2013 tiếp tục khó khăn, cần liệu cơm gắp mắm, nếu không
co cụm sản xuất thì thôi chứ mở rộng lúc này chỉ có chết. Về phần mình,
trước mắt chúng tôi không mở rộng khu công nghiệp mà gia tăng tối đa các
quỹ hiện tại, làm sao để thu hút doanh nghiệp nhiều hơn, thậm chí cho
thuê giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng
trưởng khoảng 5,5% cho năm sau như vậy quá thấp. Chỉ cần dòng vốn được
khơi thông, sản xuất trở lại thì kinh tế Việt Nam năm sau ít nhất phải
tăng 6%.
- Thế còn hoạt động đầu tư tài chính, ông có kế hoạch gì với các kênh nhạy cảm như ngân hàng?
- Ở Việt Nam ai nghe tới ngân hàng cũng thích lắm, mình cũng thế thôi,
cứ thấy người ta ăn khoai thì mình vác mai đi đào. Có một thời kỳ người
ta đổ xô mua cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán và cứ nhắm mắt mua
là lãi. Đến giờ thì không ai dám tham gia nữa, cả nền kinh tế hôm nay
gánh hậu họa vì đã mù quáng lao như vậy, tôi cũng thế thôi. Giờ thì
đương nhiên chúng tôi phải tính lại, không phải bỏ chạy mà là một bài
toán thực tế, biết rõ thế mạnh của mình ở đâu để tập trung sức lực, còn
lĩnh vực không biết thì tốt nhất sống chết thế nào cũng phải giải phóng,
không thể đeo đuổi mãi. Đến nay, tôi và các cổ đông khác cùng tham gia
với tôi không còn nắm giữ một xu cổ phiếu Ngân hàng Phương Tây. Với các
ngân hàng khác, chúng tôi phải điều tiết lại, đắt hay rẻ cũng phải thoái
vốn để tập trung cho sản xuất kinh doanh chính của mình. Bài học chúng
tôi tự rút ra cho mình là lĩnh vực gì mình hay nhất thì nên tập trung
cho nó, dù nó có lời nhiều lời ít nhưng bao giờ cũng chắc ăn, vì mình
kiểm soát được, mình biết được. Còn những lĩnh vực khác không hiểu thì
không nên ham. Chẳng hạn đầu tư tài chính, mình không hiểu nên rót vốn
xong cứ phải ngồi chết khô chờ ông khác. Để mình phải phụ thuộc người
khác như vậy thì chẳng còn cái dại nào bằng.
- Vậy ông nhìn nhận đầu tư vào ngân hàng là một sự thất bại?
- Chả ai muốn nói mình là thất bại, nhưng nói không thành công cũng chỉ
là lịch sự thôi. Không riêng gì ngân hàng, mà hoạt động đầu tư tài chính
nói chung của chúng tôi hoàn toàn không thành công, thậm chí lỗ nặng.
Nói thật, nếu không vướng ngân hàng thì chúng tôi không khổ thế này. Khu
công nghiệp dù khó khăn chúng tôi vẫn thu tiền đều đều, dù ít vẫn có
lãi, vẫn ung dung hơn nhiều. Tự dưng sa đà vào cái đó, giờ thì thất bại,
phải tự rút kinh nghiệm thôi.
- Thực sự tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp của ông hiện nay thế nào?
- Có một điều chúng tôi thấy tự hào, đó là suốt một năm qua không ngân
hàng nào cho chúng tôi vay tiền, nhưng chúng tôi vẫn sống. Tất nhiên,
nếu cứ tiếp tục thế này thì chưa biết nay mai sống chết thế nào. Nhưng
chúng tôi tự nhìn vào thực lực của mình, nội bộ tự động viên nhau tiết
kiệm cùng vượt qua khó khăn.
- Ông từng tự hào vì là một doanh nhân biết kiểm soát được thời
gian, điều tiết được cuộc sống và công việc trước các áp lực trong kinh
doanh. Vậy tại sao thời gian vừa rồi ông lại đến mức đổ bệnh không thể
đi họp Quốc hội được?
- Kinh tế khó khăn, ngân hàng không cho vay, rồi lại còn nhiều áp lực
khác, không bệnh sao được. Người ta có thể kiểm soát được ý chí, tự bảo
mình quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, nhưng không ai có thể kiểm
soát được sức khỏe của mình nhất là khi chịu nhiều áp lực như thế. Tôi
không phải cố tỏ ra mình khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Ốm thì xin nghỉ,
đến khi có thể bò về được thì cố mà bò về để đi họp. Râu tóc tôi dài
ra, bạc đi, thì có gì đáng xấu hổ, vì bác sĩ yêu cầu phải để như thế để
họ theo dõi bệnh tình của tôi. Sợ nhất là bị chết, chứ trông xấu tí có
gì đáng lo.
- Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?
- Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh
khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như
vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như
thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là
của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của
mình, lại canh cánh nỗi lo. Nói vui vậy thôi, chứ tôi cho rằng nền kinh
tế hiện nay không đến nỗi tồi tệ. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu
tự tin hơn. Nếu chính sách vĩ mô vẫn duy trì tốt như hiện nay, thì sản
xuất sẽ nhanh chóng phục hồi và tôi tin không quá ba tháng là có thể xóa
được hết nợ xấu trong lĩnh vực này. Quan trọng nhất là chính sách vĩ mô
phải ổn định.
Song Linh
( Vnex press )
-------------------------------------
Các chiêu thức kiếm tiền của "bố già" Đặng Thành Tâm (1)
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 30 tháng mười năm 2012
Sự thật của chị em nhà cựu Nghị sĩ Đặng Thị Hoàng Yến thì dư luận đã rõ.
Tuy nhiên, nổi nghi ngờ về việc kinh doanh thật, người thật của ông
Nghị Đặng Thành Tâm cũng đang dần sáng tỏ những gì đứng sau hoạt động
của Tập đoàn cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI).
Các chiêu thức đầu tư tài chính và thông qua hoạt động của các nhà băng do ông Tâm nắm cán để lũng đoạn phục vụ lợi ích cho nhóm nhà họ Đặng là những bí mật và đang được "bật mí". Chúng ta hãy cùng vén những bức màn này xem nó kinh khủng như thế nào, có đáng xem là thâm độc như Quan làm báo của bà cựu Nghị?
Lũng đoạn nhà băng
Việc tăng vốn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép các ngân hàng nâng vốn điều lệ lên 30000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 , ông Đặng Thành Tâm đã chỉ đạo cho các cổ đông lớn (xác định là người nhà của ông Đặng Thành Tâm) trong Western Bank tiến hành tổ chức cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường 2011 tại Đà Lạt vào ngày 11/1/2011, để bàn bạc, xin ý kiến thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng và báo cáo xin đầu tư cổ phiếu của các công ty con thuộc Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) của ông Tâm gồm: SQC (Công ty năng lượng khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn), , Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn (SPT).
Một số cá nhân và tổ chức sáng lập ngân hàng này đều có liên quan đến gia đình ông Tâm.Cụ thể : em gái ông Đặng Thành Tâm là Đặng Thị Hoàng Phượng (Kế toán trưởng của Western Bank), vợ ông Tâm là bà Trần Thị Kim Thanh (cổ đông lớn chiếm gần 10 %), Hoàng Minh Hướng (đệ tử ruột của ông Tâm, chiếm 6%), tổ chức góp vốn lớn là SQC (chiếm gần 10%) và SPT (chiếm 10%) đều thuộc tập đoàn ông Tâm đa số những người điều hành ngân hàng này có liên quan đến tập đoàn.
Hiện nay những người có liên quan đến ông Tâm đang chiếm giữ khoảng 51% các cổ đông tại ngân hàng Phương Tây, khoảng 49% còn lại của các cổ động khác. Do vậy những người nhà ông Tâm đều có khả năng chi phối các hoạt động liên quan đến việc tăng vốn , cho vay, đầu tư cổ phiếu ….trong đại hội cổ đông bất thường của ngân hàng Phương Tây vào thời gian tới.
Thực chất vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả,các dự án bỏ hoang nên ông Đặng Thành Tâm chỉ đạo cho những người thân cận tiến hành tăng vốn của ngân hàng nhằm mục đích rút tiền của các nhà đầu tư và người dân một cách hợp pháp. Cụ thể, sau khi tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỉ đồng, thì toàn bộ số tiền mà các cổ đông đóng góp vào theo tỉ lệ cố phiếu hiện đang nắm giữ sẽ được chuyển thành tiền đầu tư vào cổ phiếu có các liên quan đến các công ty thuộc SGI.
Lễ khánh thành nhà máy xỉ Titan của SQC rất rùm beng để làm giá cổ phiếu? |
Như vậy, số tiền mà cá nhân , tổ chức có liên quan đến ông Tâm bỏ ra và
kể cả tiền của các cổ đông khác sẽ chảy về túi ông Tâm. Trong khi đó
ngân hàng Phương Tây vẫn có thể tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của
Nhà nước nhưng chỉ ở dưới dạng… giấy, vì số tiền mặt đã chuyển vào đầu
tư những cổ phiếu kém chất lượng của các công ty đang có những vấn đề về
tài chính và có dấu hiệu bị làm giả của ông Tâm.
Do đó, việc tăng vốn điều lệ và vốn huy động trong dân của ngân hàng bị rút ta đầu tư vào những cổ phiếu có chất lượng kém và sẽ làm mất tính thanh khoản của ngân hàng Phương Tây, bởi các công ty này thực tế không hề sinh lợi. Trong trường hợp các công ty con của ông Tâm có sự cố , số cổ phiếu ngân hàng đang nắm giữ bán ra sẽ không ai mua, cổ đông sẽ bị thiệt hại, ngân hàng bị sập đổ, việc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung của người dân đang gửi tiền tại các ngân hàng ổ ạt đổ xô đi rút tiền. Vì thế chiến lược Western Bank đưa vốn vào đầu tư cổ phiếu cho các cônh ty con của SGI là chuyện đương nhiên.
Làm giá cổ phiếu
Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (mã chứng khoán đang giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội SQC), trụ sở đóng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chuyên khai thác và chế biến titan, tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng (thực tế giá trị tài sản của nhà máy khoảng 300 tỉ đồng, nhưng được thổi lên 1.100 tỉ, sau khi lên sàn được thổi lên với vốn hóa trên dưới 9.000 tỉ đồng). Sau hơn một năm đi vào hoạt động (6.2010), nhà máy chưa xuất khẩu được tấn titan nào, hiện nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng giá cổ phiếu của SQC vẫn được llàm giá tăng cao. Điều này đã được Giám đốc Truyền thông SGI thừa nhận là có làm giá, muốn đưa lên cỡ nào cũng được.
Thực tế vào thời điểm năm 2010, giá cổ phiếu SQC vẫn đứng ở mức cao thứ ba trên sàn chứng khoán Hà Nội tuy nhiên mỗi ngày chỉ hơn 10 người đặt lệnh bán và hơn 20 người đặt lệnh mua (do người của ông Tâm sử dụng nhiều tài khoản giao dịch với nhau để làm giá, tự mua đi bán lại với nhau), mỗi lệnh đặt mua không vượt quá 500 cổ phiếu (tổng giá trị trên dưới 42 triệu đồng).
Tính theo lợi nhuận về đầu tư, ngày 17.1.2011, mỗi cổ phiếu SQC tăng chỉ 10.000 đồng, như vậy bỏ ra 42 triệu đồng mà chỉ cần lời có 50.000 đồng là điều khó hiểu, trong khi nhà đầu tư phải nộp các khoản phí như giao dịch và thuế lợi nhuận có được. Việc làm giá đã được phơi bày khi ngày 12.4.2010, Ủy Ban chứng khoán đã xử phạt 40 triệu đồng/ người đối với hai nhà đầu tư là ông Hoàn Minh Hướng và bà Quách Thị Nga (hai người này đều có liên quan đến ông Tâm) có hành vi tác động lên giá cổ phiếu SQC.
Và ngày 28.10.2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt SQC 80 triệu đồng, vì việc tạm ngừng và sản xuất cầm chừng tại Nhà máy sản xuất titan ba tháng nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường theo quy định.
Khi thủ thuật làm giá thành công, ông Đặng Thành Tâm đã bán luôn 22 triệu cổ phiếu Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), tương đương 20% cổ phần, chỉ trong vòng một tuần (1-8.8.2012) và bỏ vào túi con số khủng.
Mục đích đằng sau động thái này được các chuyên gia đánh giá trên tạp chí Nhịp cầu đầu tư là "trong bối cảnh các nguồn huy động vốn trong nước đang tắc, việc ông Tâm rút tiền mặt về để điều chuyển đến các dự án đang cần vốn của SGI là một lý giải có cơ sở".
Các chuyên gia tài chính đã đặt nghi vấn ở 2 điểm: đánh động sự chú ý của thị trường đến cổ phiếu SQC và giải quyết khó khăn tài chính. Điểm nghi vấn thứ nhất không hẳn là không có cơ sở. Bởi lẽ, ông Tâm đã chuyển nhượng một lượng cổ phiếu lớn và hoàn tất giao dịch rất nhanh chóng. Sau khi chuyển nhượng thành công 20% cổ phần, ông Tâm vẫn còn nắm đến 40% cổ phần tại SQC.
Tất cả nghi ngờ lẫn đánh giá nói trên đều sai lầm hoặc nội dung bài báo cố tình hướng dư luận vào quan điểm trên, thực tế, ông Nghị đang thực hiện việc “bỏ của chạy lấy người” và cố muốn thu vào được những gì có thể nắm được. Bởi SQC là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) với 53 công ty thành viên, nơi ông Tâm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Còn người nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị SQC lại là bà Đặng Thị Hoàng Phượng, em gái ông Tâm.
Nguy cơ sụp đỗ
Cũng liên quan đến tài chính, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc được ông Đặng Thành Tâm công bố là hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có vốn điều lệ gần 3.000 tỉ đồng, số vốn hoa là 10.000 tỉ đồng. Thế nhưng lợi nhuận hàng tháng tính từ công việ chính của đơn vị là trên dưới 150 triệu đồng, trong khi đó phần vốn lưu động hiện tự kê khai là 5.400 tỉ đồng.
Tổng tài sản có khoảng 10.200 tỉ đồng, tài sản tự có là 4.000 tỉ đồng, nợ gần 6.000 tỉ đồng. Như vậy, với doanh thu hiện có thì công ty này có rất nhiều vấn đề về tài chính. Đơn cử với 6.000 tỉ đồng đang nợ, trong đó 2.500 tỉ đồng nợ ngắn hạn đơn vị này sẽ bị áp lực về nguồn lãi vay khoảng 90 tỉ đồng, chưa kể tiền gốc.
Lĩnh vực công nghệ viễn thông mà ông Tâm đang theo đuổi cũng không phải là ngoại lệ. Hai công ty thành viên của SGI là SaigonTel (SGT) và Saigon Postel (SPT) đã có một năm kinh doanh không khả quan (năm rồi, SGI chính thức nắm giữ 41% cổ phần SPT).
Theo báo cáo tài chính của SGT, công ty này đã lỗ hơn 113 tỉ đồng năm 2011 và lỗ tiếp 57 tỉ đồng sau nửa năm 2012. SPT cũng không khá hơn. Năm 2011, công ty có lãi hơn 13 tỉ đồng chủ yếu từ lợi nhuận tài chính, sau nhiều năm lỗ liên tiếp. Sau thất bại ở mạng viễn thông S-Fone với Công ty Viễn thông SK Telecom của Hàn Quốc, SPT đang tính đường chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G. Chi phí cho việc này ước tính cả tỉ USD.
Do đó, việc tìm nguồn vốn tiếp tục đầu tư để vực dậy 2 công ty này như ông Tâm đã cam kết tại Đại hội cổ đông 2012 của SGT đang rất cần thiết.
Như vậy, với những chiêu thức mới nhằm dùng các cổ phiếu giá trị ảo để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng Phương Tây. Ngân hàng thì thành công trong việc tăng vốn để đối phó với yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước, các công ty thì được tiếng và giữ giá của các cổ phiếu này trên thị trường, bởi phần lớn đã được giữ lại và không đưa ra lưu hành trên thị trường và có thể làm giá bất cứ lúc nào nếu muốn làm đẹp sổ sách.
Như vậy, thực chất việc tăng vốn chỉ là lấy “vốn ảo” của các công ty con chuyển vào ngân hàng và ngân hàng thực chất cũng chỉ được tăng “vốn ảo”, bởi khi có việc gì cần tiền mặt các ngân hàng bán cổ phiếu này ra thì chẳng có nhà đầu tư nào dám mua.
Không chỉ vậy , đối với những cổ động còn lại của ngân hàng Phương Tây khi góp vốn thêm để tăng vốn điều lệ theo tỉ lệ tương ứng, thì khoản tiền thật này sẽ được các công ty con rút ra thông qua việc lấy cổ phiếu không có giá trị thật đổi ra tiền mặt.
Thực chất tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm đang trong tình trang vỡ nợ , hoạt động không hiệu quả, nợ nần chồng chất, đầu tư dàn trải, nhưng để đánh bóng thương hiệu của mình, ông Tâm đã lợi dụng số cổ đông áp đảo tại ngân hàng Phương Tây để hút vốn mua cổ phiếu của các công ty hoạt động thiếu hiệu quả của ông Tâm, gây rủi ro lớn cho ngân hàng Phương Tây nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty ông Tâm đang bị làm giá làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam méo mó phát triển thiếu ổn định và lành mạnh, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước .
Cơ quan tài chính cần vào cuộc đề thanh tra, kiểm tra toàn bộ ngân hàng và công ty có liên quan đến ông Tâm, để làm rõ sự việc , nhằm hạn chế tong thất kinh tế cho đất nước.
Do đó, việc tăng vốn điều lệ và vốn huy động trong dân của ngân hàng bị rút ta đầu tư vào những cổ phiếu có chất lượng kém và sẽ làm mất tính thanh khoản của ngân hàng Phương Tây, bởi các công ty này thực tế không hề sinh lợi. Trong trường hợp các công ty con của ông Tâm có sự cố , số cổ phiếu ngân hàng đang nắm giữ bán ra sẽ không ai mua, cổ đông sẽ bị thiệt hại, ngân hàng bị sập đổ, việc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý chung của người dân đang gửi tiền tại các ngân hàng ổ ạt đổ xô đi rút tiền. Vì thế chiến lược Western Bank đưa vốn vào đầu tư cổ phiếu cho các cônh ty con của SGI là chuyện đương nhiên.
Làm giá cổ phiếu
Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (mã chứng khoán đang giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội SQC), trụ sở đóng tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chuyên khai thác và chế biến titan, tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng (thực tế giá trị tài sản của nhà máy khoảng 300 tỉ đồng, nhưng được thổi lên 1.100 tỉ, sau khi lên sàn được thổi lên với vốn hóa trên dưới 9.000 tỉ đồng). Sau hơn một năm đi vào hoạt động (6.2010), nhà máy chưa xuất khẩu được tấn titan nào, hiện nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng giá cổ phiếu của SQC vẫn được llàm giá tăng cao. Điều này đã được Giám đốc Truyền thông SGI thừa nhận là có làm giá, muốn đưa lên cỡ nào cũng được.
Thực tế vào thời điểm năm 2010, giá cổ phiếu SQC vẫn đứng ở mức cao thứ ba trên sàn chứng khoán Hà Nội tuy nhiên mỗi ngày chỉ hơn 10 người đặt lệnh bán và hơn 20 người đặt lệnh mua (do người của ông Tâm sử dụng nhiều tài khoản giao dịch với nhau để làm giá, tự mua đi bán lại với nhau), mỗi lệnh đặt mua không vượt quá 500 cổ phiếu (tổng giá trị trên dưới 42 triệu đồng).
Tính theo lợi nhuận về đầu tư, ngày 17.1.2011, mỗi cổ phiếu SQC tăng chỉ 10.000 đồng, như vậy bỏ ra 42 triệu đồng mà chỉ cần lời có 50.000 đồng là điều khó hiểu, trong khi nhà đầu tư phải nộp các khoản phí như giao dịch và thuế lợi nhuận có được. Việc làm giá đã được phơi bày khi ngày 12.4.2010, Ủy Ban chứng khoán đã xử phạt 40 triệu đồng/ người đối với hai nhà đầu tư là ông Hoàn Minh Hướng và bà Quách Thị Nga (hai người này đều có liên quan đến ông Tâm) có hành vi tác động lên giá cổ phiếu SQC.
Và ngày 28.10.2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt SQC 80 triệu đồng, vì việc tạm ngừng và sản xuất cầm chừng tại Nhà máy sản xuất titan ba tháng nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường theo quy định.
Khi thủ thuật làm giá thành công, ông Đặng Thành Tâm đã bán luôn 22 triệu cổ phiếu Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), tương đương 20% cổ phần, chỉ trong vòng một tuần (1-8.8.2012) và bỏ vào túi con số khủng.
Mục đích đằng sau động thái này được các chuyên gia đánh giá trên tạp chí Nhịp cầu đầu tư là "trong bối cảnh các nguồn huy động vốn trong nước đang tắc, việc ông Tâm rút tiền mặt về để điều chuyển đến các dự án đang cần vốn của SGI là một lý giải có cơ sở".
Các chuyên gia tài chính đã đặt nghi vấn ở 2 điểm: đánh động sự chú ý của thị trường đến cổ phiếu SQC và giải quyết khó khăn tài chính. Điểm nghi vấn thứ nhất không hẳn là không có cơ sở. Bởi lẽ, ông Tâm đã chuyển nhượng một lượng cổ phiếu lớn và hoàn tất giao dịch rất nhanh chóng. Sau khi chuyển nhượng thành công 20% cổ phần, ông Tâm vẫn còn nắm đến 40% cổ phần tại SQC.
Tất cả nghi ngờ lẫn đánh giá nói trên đều sai lầm hoặc nội dung bài báo cố tình hướng dư luận vào quan điểm trên, thực tế, ông Nghị đang thực hiện việc “bỏ của chạy lấy người” và cố muốn thu vào được những gì có thể nắm được. Bởi SQC là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) với 53 công ty thành viên, nơi ông Tâm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Còn người nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị SQC lại là bà Đặng Thị Hoàng Phượng, em gái ông Tâm.
Nguy cơ sụp đỗ
Cũng liên quan đến tài chính, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc được ông Đặng Thành Tâm công bố là hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có vốn điều lệ gần 3.000 tỉ đồng, số vốn hoa là 10.000 tỉ đồng. Thế nhưng lợi nhuận hàng tháng tính từ công việ chính của đơn vị là trên dưới 150 triệu đồng, trong khi đó phần vốn lưu động hiện tự kê khai là 5.400 tỉ đồng.
Tổng tài sản có khoảng 10.200 tỉ đồng, tài sản tự có là 4.000 tỉ đồng, nợ gần 6.000 tỉ đồng. Như vậy, với doanh thu hiện có thì công ty này có rất nhiều vấn đề về tài chính. Đơn cử với 6.000 tỉ đồng đang nợ, trong đó 2.500 tỉ đồng nợ ngắn hạn đơn vị này sẽ bị áp lực về nguồn lãi vay khoảng 90 tỉ đồng, chưa kể tiền gốc.
Lĩnh vực công nghệ viễn thông mà ông Tâm đang theo đuổi cũng không phải là ngoại lệ. Hai công ty thành viên của SGI là SaigonTel (SGT) và Saigon Postel (SPT) đã có một năm kinh doanh không khả quan (năm rồi, SGI chính thức nắm giữ 41% cổ phần SPT).
Theo báo cáo tài chính của SGT, công ty này đã lỗ hơn 113 tỉ đồng năm 2011 và lỗ tiếp 57 tỉ đồng sau nửa năm 2012. SPT cũng không khá hơn. Năm 2011, công ty có lãi hơn 13 tỉ đồng chủ yếu từ lợi nhuận tài chính, sau nhiều năm lỗ liên tiếp. Sau thất bại ở mạng viễn thông S-Fone với Công ty Viễn thông SK Telecom của Hàn Quốc, SPT đang tính đường chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G. Chi phí cho việc này ước tính cả tỉ USD.
Do đó, việc tìm nguồn vốn tiếp tục đầu tư để vực dậy 2 công ty này như ông Tâm đã cam kết tại Đại hội cổ đông 2012 của SGT đang rất cần thiết.
Như vậy, với những chiêu thức mới nhằm dùng các cổ phiếu giá trị ảo để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng Phương Tây. Ngân hàng thì thành công trong việc tăng vốn để đối phó với yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước, các công ty thì được tiếng và giữ giá của các cổ phiếu này trên thị trường, bởi phần lớn đã được giữ lại và không đưa ra lưu hành trên thị trường và có thể làm giá bất cứ lúc nào nếu muốn làm đẹp sổ sách.
Như vậy, thực chất việc tăng vốn chỉ là lấy “vốn ảo” của các công ty con chuyển vào ngân hàng và ngân hàng thực chất cũng chỉ được tăng “vốn ảo”, bởi khi có việc gì cần tiền mặt các ngân hàng bán cổ phiếu này ra thì chẳng có nhà đầu tư nào dám mua.
Không chỉ vậy , đối với những cổ động còn lại của ngân hàng Phương Tây khi góp vốn thêm để tăng vốn điều lệ theo tỉ lệ tương ứng, thì khoản tiền thật này sẽ được các công ty con rút ra thông qua việc lấy cổ phiếu không có giá trị thật đổi ra tiền mặt.
Thực chất tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm đang trong tình trang vỡ nợ , hoạt động không hiệu quả, nợ nần chồng chất, đầu tư dàn trải, nhưng để đánh bóng thương hiệu của mình, ông Tâm đã lợi dụng số cổ đông áp đảo tại ngân hàng Phương Tây để hút vốn mua cổ phiếu của các công ty hoạt động thiếu hiệu quả của ông Tâm, gây rủi ro lớn cho ngân hàng Phương Tây nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty ông Tâm đang bị làm giá làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam méo mó phát triển thiếu ổn định và lành mạnh, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước .
Cơ quan tài chính cần vào cuộc đề thanh tra, kiểm tra toàn bộ ngân hàng và công ty có liên quan đến ông Tâm, để làm rõ sự việc , nhằm hạn chế tong thất kinh tế cho đất nước.
(QLB111)
( http://www.tintuchangngay.org/2012/10/cac-chieu-thuc-kiem-tien-cua-bo-gia-ang.html )
Được đăng bởi
Đào Phạm Viết vào lúc
14:05
nguồn:http://phamvietdao3.blogspot.com/2012/10/ong-ang-thanh-tam-cong-khai-nhung-khoan.html
======================================================================
Đặng Thành Tâm - "Nếu không dính vào ngân hàng, chúng tôi không khổ thế này"
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
======================================================================
Đặng Thành Tâm - "Nếu không dính vào ngân hàng, chúng tôi không khổ thế này"
‘Nếu không dính vào ngân hàng, chúng tôi không khổ thế này’
Thừa nhận thất bại và tự rút bài học khi lấn sân đầu tư tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm ước mơ được quay trở về thời xưa, làm ít, nợ ít, không phải sống trong lâu đài xa hoa mà canh cánh nỗi lo nợ nần.
Ngày thứ hai trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài, đại biểu Đặng Thành Tâm sáng nay đồng ý trả lời VnExpress.net với những trăn trở về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như công việc làm ăn, sức khỏe của riêng mình.
Ông Đặng Thành Tâm trả lời báo giới bên lề Quốc hội. Ảnh: Song Linh.
- Từ góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá tình hình kinh tế 9 tháng qua thế nào?
- Về phát triển kinh tế 9 tháng vừa rồi, không phải chỉ cá nhân tôi mà tất cả doanh nghiệp khác đều khá thất vọng. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, lãi suất đã giảm nhiều, nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn, thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm âm và đến hết 9 tháng mới được hơn 2%. Để nền kinh tế vận hành trở lại và doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng cả năm nay phải đạt ít nhất 10% như năm ngoái. Đây thực sự là một thách đố, Nhà nước cũng không thể cho tín dụng tăng nhanh như vậy vì sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại.
Phải thừa nhận là nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng còn rất yếu kém từ nội tại của mình. Nhưng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của chúng ta mới phát triển, còn non trẻ, giống như một cơ thể trẻ sẽ phục hồi rất nhanh khi được tiếp sức. Có điều đáng mừng là chính sách kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, tín dụng tăng trưởng dương trở lại, dòng vốn được lưu thông thì sản xuất kinh doanh sẽ sớm phục hồi.
- Nợ xấu đang được cho là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, khiến dòng vốn không lưu thông được và doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn. Còn ông nghĩ sao?
- Ai cũng nói là cục máu đông, điểm nghẽn đe dọa nền kinh tế, nhưng nếu đúng nợ xấu như vậy và quy mô lên đến 300.000-400.000 tỷ đồng thì nền kinh tế 4-5 năm tới không thể hồi phục.
Tôi không bi quan như vậy. Hơn 50% trong số nợ xấu này phát sinh từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà nguyên nhân gốc rễ là một thời gian dài dòng vốn bế tắc, lãi suất quá cao doanh nghiệp không có vốn làm ăn, dẫn tới lỗ và dắt dây nợ nần không trả được. Nếu từ giờ trở đi, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết giữ lãi suất ổn định không quá 15%, doanh nghiệp được vay vốn làm ăm thì họ sẽ sản xuất kinh doanh trở lại, chỉ cần lãi ít nhất 1-2% là bắt đầu có thể trả được nợ ngân hàng. Và khi đã trả được, thì không còn là nợ xấu nữa.
Tất nhiên, tôi nói như vậy là chỉ nhìn từ góc độ những người sản xuất kinh doanh. Nợ xấu của chúng ta còn đến từ dịch vụ, tài chính và ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước có cái nhìn tổng thể hơn, và hơn ai hết họ biết thực tế nợ xấu hiện nay thế nào, cần giải pháp gì.
- Tình hình nợ tại các doanh nghiệp của ông hiện nay ra sao?
- Tính cả tập đoàn của tôi và của chị tôi (bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo), chúng tôi đang nợ tất cả ngân hàng chưa tới 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của chúng tôi khoảng 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn điều lệ chưa đầy 1 lần, trong khi tỷ lệ của đa số các doanh nghiệp trên sàn là hơn 2 lần. Như vậy nếu xét về cấu trúc, nợ của chúng tôi an toàn hơn.
- Vậy khả năng trả số nợ 500 triệu USD này thế nào?
- Chúng tôi là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp, chủ yếu thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Tính ra chúng tôi thu hút FDI chiếm hơn 10% của cả nước. Tổng dư nợ của nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 150 tỷ USD, nếu 100 đơn vị nợ như chúng tôi thì cũng chỉ 50 tỷ USD, bằng một phần ba tổng nợ vay của nền kinh tế. Nhưng 100 đơn vị như chúng tôi thu hút gấp 10 lần vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Xuất khẩu ở các khu công nghiệp chúng tôi là 5-7 tỷ USD, gần 10% tổng xuất khẩu cả nước. Cứ 100 đơn vị như chúng tôi đã làm ra 5 lần xuất khẩu cả nước, lại còn tạo công ăn việc làm. Nói như vậy để thấy hiệu quả sử dụng 500 triệu USD vốn vay ngân hàng của chúng tôi thế nào.
- Với tình hình hiện nay, định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh của tập đoàn ông năm 2013 thế nào?
- Mở rộng hay không phải nhìn vào kế hoạch của nhà nước. Kế hoạch nhà nước xây dựng tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, đi kèm với đó là một loạt chỉ tiêu khác theo hướng thắt chặt hơn, trong đó có dòng tiền, tăng trưởng tín dụng, lạm phát. Và với chỉ tiêu như vậy, doanh nghiệp cần tự hiểu rằng năm 2013 tiếp tục khó khăn, cần liệu cơm gắp mắm, nếu không co cụm sản xuất thì thôi chứ mở rộng lúc này chỉ có chết. Về phần mình, trước mắt chúng tôi không mở rộng khu công nghiệp mà gia tăng tối đa các quỹ hiện tại, làm sao để thu hút doanh nghiệp nhiều hơn, thậm chí cho thuê giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm sau như vậy quá thấp. Chỉ cần dòng vốn được khơi thông, sản xuất trở lại thì kinh tế Việt Nam năm sau ít nhất phải tăng 6%.
- Thế còn hoạt động đầu tư tài chính, ông có kế hoạch gì với các kênh nhạy cảm như ngân hàng?
- Ở Việt Nam ai nghe tới ngân hàng cũng thích lắm, mình cũng thế thôi, cứ thấy người ta ăn khoai thì mình vác mai đi đào. Có một thời kỳ người ta đổ xô mua cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán và cứ nhắm mắt mua là lãi. Đến giờ thì không ai dám tham gia nữa, cả nền kinh tế hôm nay gánh hậu họa vì đã mù quáng lao như vậy, tôi cũng thế thôi. Giờ thì đương nhiên chúng tôi phải tính lại, không phải bỏ chạy mà là một bài toán thực tế, biết rõ thế mạnh của mình ở đâu để tập trung sức lực, còn lĩnh vực không biết thì tốt nhất sống chết thế nào cũng phải giải phóng, không thể đeo đuổi mãi. Đến nay, tôi và các cổ đông khác cùng tham gia với tôi không còn nắm giữ một xu cổ phiếu Ngân hàng Phương Tây. Với các ngân hàng khác, chúng tôi phải điều tiết lại, đắt hay rẻ cũng phải thoái vốn để tập trung cho sản xuất kinh doanh chính của mình. Bài học chúng tôi tự rút ra cho mình là lĩnh vực gì mình hay nhất thì nên tập trung cho nó, dù nó có lời nhiều lời ít nhưng bao giờ cũng chắc ăn, vì mình kiểm soát được, mình biết được. Còn những lĩnh vực khác không hiểu thì không nên ham. Chẳng hạn đầu tư tài chính, mình không hiểu nên rót vốn xong cứ phải ngồi chết khô chờ ông khác. Để mình phải phụ thuộc người khác như vậy thì chẳng còn cái dại nào bằng.
- Vậy ông nhìn nhận đầu tư vào ngân hàng là một sự thất bại?
- Chả ai muốn nói mình là thất bại, nhưng nói không thành công cũng chỉ là lịch sự thôi. Không riêng gì ngân hàng, mà hoạt động đầu tư tài chính nói chung của chúng tôi hoàn toàn không thành công, thậm chí lỗ nặng. Nói thật, nếu không vướng ngân hàng thì chúng tôi không khổ thế này. Khu công nghiệp dù khó khăn chúng tôi vẫn thu tiền đều đều, dù ít vẫn có lãi, vẫn ung dung hơn nhiều. Tự dưng sa đà vào cái đó, giờ thì thất bại, phải tự rút kinh nghiệm thôi.
- Thực sự tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp của ông hiện nay thế nào?
- Có một điều chúng tôi thấy tự hào, đó là suốt một năm qua không ngân hàng nào cho chúng tôi vay tiền, nhưng chúng tôi vẫn sống. Tất nhiên, nếu cứ tiếp tục thế này thì chưa biết nay mai sống chết thế nào. Nhưng chúng tôi tự nhìn vào thực lực của mình, nội bộ tự động viên nhau tiết kiệm cùng vượt qua khó khăn.
- Ông từng tự hào vì là một doanh nhân biết kiểm soát được thời gian, điều tiết được cuộc sống và công việc trước các áp lực trong kinh doanh. Vậy tại sao thời gian vừa rồi ông lại đến mức đổ bệnh không thể đi họp Quốc hội được?
- Kinh tế khó khăn, ngân hàng không cho vay, rồi lại còn nhiều áp lực khác, không bệnh sao được. Người ta có thể kiểm soát được ý chí, tự bảo mình quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, nhưng không ai có thể kiểm soát được sức khỏe của mình nhất là khi chịu nhiều áp lực như thế. Tôi không phải cố tỏ ra mình khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Ốm thì xin nghỉ, đến khi có thể bò về được thì cố mà bò về để đi họp. Râu tóc tôi dài ra, bạc đi, thì có gì đáng xấu hổ, vì bác sĩ yêu cầu phải để như thế để họ theo dõi bệnh tình của tôi. Sợ nhất là bị chết, chứ trông xấu tí có gì đáng lo.
- Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?
- Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo. Nói vậy thôi, chứ tôi cho rằng nền kinh tế hiện nay không đến nỗi tồi tệ. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tự tin hơn. Nếu chính sách vĩ mô vẫn duy trì tốt như hiện nay thì sản xuất sẽ nhanh chóng phục hồi và tôi tin không quá ba tháng là có thể xóa được hết nợ xấu trong lĩnh vực này. Quan trọng nhất là chính sách vĩ mô phải ổn định.
Song Linh
Innova gửi hôm Thứ Ba, 30/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121030/dang-thanh-tam-neu-khong-dinh-vao-ngan-hang-chung-toi-khong-kho-the-nay
======================================================================
Thừa nhận thất bại và tự rút bài học khi lấn sân đầu tư tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm ước mơ được quay trở về thời xưa, làm ít, nợ ít, không phải sống trong lâu đài xa hoa mà canh cánh nỗi lo nợ nần.
Ngày thứ hai trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài, đại biểu Đặng Thành Tâm sáng nay đồng ý trả lời VnExpress.net với những trăn trở về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như công việc làm ăn, sức khỏe của riêng mình.
Ông Đặng Thành Tâm trả lời báo giới bên lề Quốc hội. Ảnh: Song Linh.
- Từ góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá tình hình kinh tế 9 tháng qua thế nào?
- Về phát triển kinh tế 9 tháng vừa rồi, không phải chỉ cá nhân tôi mà tất cả doanh nghiệp khác đều khá thất vọng. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, lãi suất đã giảm nhiều, nhưng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn, thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm âm và đến hết 9 tháng mới được hơn 2%. Để nền kinh tế vận hành trở lại và doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng cả năm nay phải đạt ít nhất 10% như năm ngoái. Đây thực sự là một thách đố, Nhà nước cũng không thể cho tín dụng tăng nhanh như vậy vì sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại.
Phải thừa nhận là nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng còn rất yếu kém từ nội tại của mình. Nhưng doanh nghiệp cũng như nền kinh tế của chúng ta mới phát triển, còn non trẻ, giống như một cơ thể trẻ sẽ phục hồi rất nhanh khi được tiếp sức. Có điều đáng mừng là chính sách kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, tín dụng tăng trưởng dương trở lại, dòng vốn được lưu thông thì sản xuất kinh doanh sẽ sớm phục hồi.
- Nợ xấu đang được cho là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, khiến dòng vốn không lưu thông được và doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn. Còn ông nghĩ sao?
- Ai cũng nói là cục máu đông, điểm nghẽn đe dọa nền kinh tế, nhưng nếu đúng nợ xấu như vậy và quy mô lên đến 300.000-400.000 tỷ đồng thì nền kinh tế 4-5 năm tới không thể hồi phục.
Tôi không bi quan như vậy. Hơn 50% trong số nợ xấu này phát sinh từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà nguyên nhân gốc rễ là một thời gian dài dòng vốn bế tắc, lãi suất quá cao doanh nghiệp không có vốn làm ăn, dẫn tới lỗ và dắt dây nợ nần không trả được. Nếu từ giờ trở đi, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết giữ lãi suất ổn định không quá 15%, doanh nghiệp được vay vốn làm ăm thì họ sẽ sản xuất kinh doanh trở lại, chỉ cần lãi ít nhất 1-2% là bắt đầu có thể trả được nợ ngân hàng. Và khi đã trả được, thì không còn là nợ xấu nữa.
Tất nhiên, tôi nói như vậy là chỉ nhìn từ góc độ những người sản xuất kinh doanh. Nợ xấu của chúng ta còn đến từ dịch vụ, tài chính và ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước có cái nhìn tổng thể hơn, và hơn ai hết họ biết thực tế nợ xấu hiện nay thế nào, cần giải pháp gì.
- Tình hình nợ tại các doanh nghiệp của ông hiện nay ra sao?
- Tính cả tập đoàn của tôi và của chị tôi (bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo), chúng tôi đang nợ tất cả ngân hàng chưa tới 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ của chúng tôi khoảng 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn điều lệ chưa đầy 1 lần, trong khi tỷ lệ của đa số các doanh nghiệp trên sàn là hơn 2 lần. Như vậy nếu xét về cấu trúc, nợ của chúng tôi an toàn hơn.
- Vậy khả năng trả số nợ 500 triệu USD này thế nào?
- Chúng tôi là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp, chủ yếu thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Tính ra chúng tôi thu hút FDI chiếm hơn 10% của cả nước. Tổng dư nợ của nền kinh tế Việt Nam vào khoảng 150 tỷ USD, nếu 100 đơn vị nợ như chúng tôi thì cũng chỉ 50 tỷ USD, bằng một phần ba tổng nợ vay của nền kinh tế. Nhưng 100 đơn vị như chúng tôi thu hút gấp 10 lần vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Xuất khẩu ở các khu công nghiệp chúng tôi là 5-7 tỷ USD, gần 10% tổng xuất khẩu cả nước. Cứ 100 đơn vị như chúng tôi đã làm ra 5 lần xuất khẩu cả nước, lại còn tạo công ăn việc làm. Nói như vậy để thấy hiệu quả sử dụng 500 triệu USD vốn vay ngân hàng của chúng tôi thế nào.
- Với tình hình hiện nay, định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh của tập đoàn ông năm 2013 thế nào?
- Mở rộng hay không phải nhìn vào kế hoạch của nhà nước. Kế hoạch nhà nước xây dựng tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, đi kèm với đó là một loạt chỉ tiêu khác theo hướng thắt chặt hơn, trong đó có dòng tiền, tăng trưởng tín dụng, lạm phát. Và với chỉ tiêu như vậy, doanh nghiệp cần tự hiểu rằng năm 2013 tiếp tục khó khăn, cần liệu cơm gắp mắm, nếu không co cụm sản xuất thì thôi chứ mở rộng lúc này chỉ có chết. Về phần mình, trước mắt chúng tôi không mở rộng khu công nghiệp mà gia tăng tối đa các quỹ hiện tại, làm sao để thu hút doanh nghiệp nhiều hơn, thậm chí cho thuê giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm sau như vậy quá thấp. Chỉ cần dòng vốn được khơi thông, sản xuất trở lại thì kinh tế Việt Nam năm sau ít nhất phải tăng 6%.
- Thế còn hoạt động đầu tư tài chính, ông có kế hoạch gì với các kênh nhạy cảm như ngân hàng?
- Ở Việt Nam ai nghe tới ngân hàng cũng thích lắm, mình cũng thế thôi, cứ thấy người ta ăn khoai thì mình vác mai đi đào. Có một thời kỳ người ta đổ xô mua cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán và cứ nhắm mắt mua là lãi. Đến giờ thì không ai dám tham gia nữa, cả nền kinh tế hôm nay gánh hậu họa vì đã mù quáng lao như vậy, tôi cũng thế thôi. Giờ thì đương nhiên chúng tôi phải tính lại, không phải bỏ chạy mà là một bài toán thực tế, biết rõ thế mạnh của mình ở đâu để tập trung sức lực, còn lĩnh vực không biết thì tốt nhất sống chết thế nào cũng phải giải phóng, không thể đeo đuổi mãi. Đến nay, tôi và các cổ đông khác cùng tham gia với tôi không còn nắm giữ một xu cổ phiếu Ngân hàng Phương Tây. Với các ngân hàng khác, chúng tôi phải điều tiết lại, đắt hay rẻ cũng phải thoái vốn để tập trung cho sản xuất kinh doanh chính của mình. Bài học chúng tôi tự rút ra cho mình là lĩnh vực gì mình hay nhất thì nên tập trung cho nó, dù nó có lời nhiều lời ít nhưng bao giờ cũng chắc ăn, vì mình kiểm soát được, mình biết được. Còn những lĩnh vực khác không hiểu thì không nên ham. Chẳng hạn đầu tư tài chính, mình không hiểu nên rót vốn xong cứ phải ngồi chết khô chờ ông khác. Để mình phải phụ thuộc người khác như vậy thì chẳng còn cái dại nào bằng.
- Vậy ông nhìn nhận đầu tư vào ngân hàng là một sự thất bại?
- Chả ai muốn nói mình là thất bại, nhưng nói không thành công cũng chỉ là lịch sự thôi. Không riêng gì ngân hàng, mà hoạt động đầu tư tài chính nói chung của chúng tôi hoàn toàn không thành công, thậm chí lỗ nặng. Nói thật, nếu không vướng ngân hàng thì chúng tôi không khổ thế này. Khu công nghiệp dù khó khăn chúng tôi vẫn thu tiền đều đều, dù ít vẫn có lãi, vẫn ung dung hơn nhiều. Tự dưng sa đà vào cái đó, giờ thì thất bại, phải tự rút kinh nghiệm thôi.
- Thực sự tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp của ông hiện nay thế nào?
- Có một điều chúng tôi thấy tự hào, đó là suốt một năm qua không ngân hàng nào cho chúng tôi vay tiền, nhưng chúng tôi vẫn sống. Tất nhiên, nếu cứ tiếp tục thế này thì chưa biết nay mai sống chết thế nào. Nhưng chúng tôi tự nhìn vào thực lực của mình, nội bộ tự động viên nhau tiết kiệm cùng vượt qua khó khăn.
- Ông từng tự hào vì là một doanh nhân biết kiểm soát được thời gian, điều tiết được cuộc sống và công việc trước các áp lực trong kinh doanh. Vậy tại sao thời gian vừa rồi ông lại đến mức đổ bệnh không thể đi họp Quốc hội được?
- Kinh tế khó khăn, ngân hàng không cho vay, rồi lại còn nhiều áp lực khác, không bệnh sao được. Người ta có thể kiểm soát được ý chí, tự bảo mình quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, nhưng không ai có thể kiểm soát được sức khỏe của mình nhất là khi chịu nhiều áp lực như thế. Tôi không phải cố tỏ ra mình khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Ốm thì xin nghỉ, đến khi có thể bò về được thì cố mà bò về để đi họp. Râu tóc tôi dài ra, bạc đi, thì có gì đáng xấu hổ, vì bác sĩ yêu cầu phải để như thế để họ theo dõi bệnh tình của tôi. Sợ nhất là bị chết, chứ trông xấu tí có gì đáng lo.
- Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?
- Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo. Nói vậy thôi, chứ tôi cho rằng nền kinh tế hiện nay không đến nỗi tồi tệ. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tự tin hơn. Nếu chính sách vĩ mô vẫn duy trì tốt như hiện nay thì sản xuất sẽ nhanh chóng phục hồi và tôi tin không quá ba tháng là có thể xóa được hết nợ xấu trong lĩnh vực này. Quan trọng nhất là chính sách vĩ mô phải ổn định.
Song Linh
Innova gửi hôm Thứ Ba, 30/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121030/dang-thanh-tam-neu-khong-dinh-vao-ngan-hang-chung-toi-khong-kho-the-nay
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001