Ôn
Gia Bảo, thủ tướng, Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, là
những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có những nghi vấn về tài sản và tham
nhũng
REUTERS/Jason Lee
Sự kiện hiếm thấy tại Trung Quốc là hôm thứ Sáu, 30/11/2012,
cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo
của ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Vương Kỳ Sơn, đã tổ chức một
cuộc hội thảo, tại Bắc Kinh, với sự tham dự của các chuyên gia đến từ
các trường Đại học, cơ quan của chính phủ.
Theo tờ China Daily, số ra ngày hôm nay, trong cuộc hội thảo,
ông Vương Kỳ Sơn, người phụ trách Ban Thanh tra Kỷ luật của Đảng, đã nói
thẳng : « Lòng tin không bao giờ thay thế được sự giám sát ».
Ý kiến chung của tất cả các chuyên gia có mặt trong cuộc hội thảo là việc công khai hóa tài sản của các lãnh đạo Trung Quốc là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng và cần phải thực hiện công việc này càng sớm càng tốt.
Giáo sư Mã Hoài Đức (Ma Huaide), hiệu phó trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật, ở Bắc Kinh nói đến sự cần thiêt phải có một luật quy định về việc công khai hóa tài sản của giới lãnh đạo. Ông nói : « Điều cần thiết cấp bách là phải có quy định pháp lý về việc công bố thông tin, tài sản của các quan chức phải được khai báo cho các cơ quan chống tham nhũng và được công bố ».
Theo một số chuyên gia, các quan chức thông thường chỉ khai báo một phần nhỏ tài sản và che dấu phần còn lại, hoặc để cho người thân đứng tên. Do vậy, cần phải làm thí điểm tại một số nơi, rút kinh nghiệm, trước khi soạn thảo luật về vấn đề này. Đồng thời, chính phủ phải chấm dứt các chế độ ưu đãi, đặc quyền đặc lợi dành cho các quan chức.
Trong năm nay, công luận Trung Quốc đã bị choáng váng bởi các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực, ở cấp cao nhất, điển hình là trường hợp ông Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh. Trong thời gian trước khi có Đại hội Đảng lần thứ 18, truyền thông nước ngoài đã có những bài điều tra về những tài sản kếch sù của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ví dụ trường hợp 2,7 tỷ đô của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo. Cũng có thông tin nói rằng tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình lên tới hơn 300 triệu đô la.
Tại Trung Quốc hiện nay, không hề có văn bản pháp lý nào quy định là các quan chức Nhà nước, chính phủ phải khai báo tài sản hoặc công bố lương, thu nhập của họ. Tình trạng này đã dẫn đến việc lạm dụng quyền lực, tham nhũng. Cuối tháng 10 vừa qua, 5 quan chức tỉnh Quảng Đông đã bị điều tra do « vi phạm kỷ luật », cụm từ thường được dùng để chỉ hành động tham nhũng.
Tháng trước, một bí thư quận ủy thuộc thành phố Trùng Khánh, đã bị kỷ luật sa thải, ba ngày sau khi cuộn băng vidéo quay những cảnh nóng bỏng của ông với nhân tình, được phát tán trên internet. Trong quá khứ, cần phải mất nhiều tháng để điều tra, rồi mới kỷ luật, những trường hợp như vậy.
Theo báo chí Trung Quốc, trong cuộc hội thảo chống tham nhũng, ông Vương Kỳ Sơn đã chú ý lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia và cho rằng việc khai báo, công khai tài sản của các quan chức cần phải tiến hành từng bước, vì tình hình rất phức tạp.
Nhật báo Thanh Niên vừa qua đã công bố kết quả một cuộc điều tra, theo đó, 76,6% dân Trung Quốc mong muốn cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tăng cường trong thập niên tới. Hơn 62,8% số người được hỏi cho rằng việc công bố tài sản của các quan chức là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng.
Nói thì dễ, làm thì khó. Câu hỏi được đặt ra : Liệu giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc có thực sự muốn chống tham nhũng hay không ?
Trong Đại hội đảng lần thứ 18, ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm tổng bí thư và vào tháng Ba năm tới, sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nước, đã nhấn mạnh là cần phải tăng cường, đổi mới công tác chống tham nhũng và cảnh báo rằng nạn tham nhũng « sẽ giết chết Đảng và đất nước ». Phát biểu này không có gì mới, vì cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã từng có những cảnh báo như vậy.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-gioi-chuyen-gia-trung-quoc-kien-nghi-minh-bach-hoa-tai-san-cua-cac-lanh-dao
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Ý kiến chung của tất cả các chuyên gia có mặt trong cuộc hội thảo là việc công khai hóa tài sản của các lãnh đạo Trung Quốc là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng và cần phải thực hiện công việc này càng sớm càng tốt.
Giáo sư Mã Hoài Đức (Ma Huaide), hiệu phó trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật, ở Bắc Kinh nói đến sự cần thiêt phải có một luật quy định về việc công khai hóa tài sản của giới lãnh đạo. Ông nói : « Điều cần thiết cấp bách là phải có quy định pháp lý về việc công bố thông tin, tài sản của các quan chức phải được khai báo cho các cơ quan chống tham nhũng và được công bố ».
Theo một số chuyên gia, các quan chức thông thường chỉ khai báo một phần nhỏ tài sản và che dấu phần còn lại, hoặc để cho người thân đứng tên. Do vậy, cần phải làm thí điểm tại một số nơi, rút kinh nghiệm, trước khi soạn thảo luật về vấn đề này. Đồng thời, chính phủ phải chấm dứt các chế độ ưu đãi, đặc quyền đặc lợi dành cho các quan chức.
Trong năm nay, công luận Trung Quốc đã bị choáng váng bởi các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực, ở cấp cao nhất, điển hình là trường hợp ông Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh. Trong thời gian trước khi có Đại hội Đảng lần thứ 18, truyền thông nước ngoài đã có những bài điều tra về những tài sản kếch sù của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ví dụ trường hợp 2,7 tỷ đô của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo. Cũng có thông tin nói rằng tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình lên tới hơn 300 triệu đô la.
Tại Trung Quốc hiện nay, không hề có văn bản pháp lý nào quy định là các quan chức Nhà nước, chính phủ phải khai báo tài sản hoặc công bố lương, thu nhập của họ. Tình trạng này đã dẫn đến việc lạm dụng quyền lực, tham nhũng. Cuối tháng 10 vừa qua, 5 quan chức tỉnh Quảng Đông đã bị điều tra do « vi phạm kỷ luật », cụm từ thường được dùng để chỉ hành động tham nhũng.
Tháng trước, một bí thư quận ủy thuộc thành phố Trùng Khánh, đã bị kỷ luật sa thải, ba ngày sau khi cuộn băng vidéo quay những cảnh nóng bỏng của ông với nhân tình, được phát tán trên internet. Trong quá khứ, cần phải mất nhiều tháng để điều tra, rồi mới kỷ luật, những trường hợp như vậy.
Theo báo chí Trung Quốc, trong cuộc hội thảo chống tham nhũng, ông Vương Kỳ Sơn đã chú ý lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia và cho rằng việc khai báo, công khai tài sản của các quan chức cần phải tiến hành từng bước, vì tình hình rất phức tạp.
Nhật báo Thanh Niên vừa qua đã công bố kết quả một cuộc điều tra, theo đó, 76,6% dân Trung Quốc mong muốn cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tăng cường trong thập niên tới. Hơn 62,8% số người được hỏi cho rằng việc công bố tài sản của các quan chức là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng.
Nói thì dễ, làm thì khó. Câu hỏi được đặt ra : Liệu giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc có thực sự muốn chống tham nhũng hay không ?
Trong Đại hội đảng lần thứ 18, ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm tổng bí thư và vào tháng Ba năm tới, sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nước, đã nhấn mạnh là cần phải tăng cường, đổi mới công tác chống tham nhũng và cảnh báo rằng nạn tham nhũng « sẽ giết chết Đảng và đất nước ». Phát biểu này không có gì mới, vì cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã từng có những cảnh báo như vậy.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121203-gioi-chuyen-gia-trung-quoc-kien-nghi-minh-bach-hoa-tai-san-cua-cac-lanh-dao
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001