Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Độc quyền vàng miếng, dân không thiệt gì?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho hay, việc ban hành quyết định về trao độc quyền kinh doanh vàng miếng cho SJC không gây thiệt hại cho người dân và các doanh nghiệp khác.

Sơ suất hay lách luật?

Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật tổ chức sáng nay (24/12), bà Trần Thị Quốc Khánh (ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường QH) đã chất vấn về kinh doanh độc quyền vàng miếng.

Phó Thống đốc NHNN: Việc ban hành quyết định không gây thiệt hại cho dân. Ảnh: Lê Nhung

Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc ban hành quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.
"Căn cứ Hiến pháp, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật DN, đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa?", bà Khánh đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, trong công văn trả lời sau đó, Thống đốc NHNN lại chỉ nói về nghị định 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi của bà Khánh. Trong khi quyết định 1623 đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân và nhiều ĐBQH.
Nhân phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật, bà Khánh tiếp tục đeo đuổi câu chuyện độc quyền kinh doanh vàng. Bà đề nghị lãnh đạo NHNN trả lời rõ vì sao nghị định 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và DN khác bị thiệt hại.
"Vì sao trựớc khi ban hành không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân? Quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng tại sao lại không được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vậy có phải là sự sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản?", bà Khánh hỏi.
Bà Khánh cũng "truy" trách nhiệm của lãnh đạo NHNN và Thống đốc khi để xảy ra những thiệt hại với dân và DN do tác động của quyết định nêu trên.

'Không gây thiệt hại'

Tại phiên giải trình, ông Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc NHNN giải thích, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô bên cạnh thực hiện chính sách tiền tệ có yêu cầu rất quan trọng là ổn định thị trường vàng, thị trường ngoại tệ.
Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành nghị định 24 trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, trong đó có nói rõ trách nhiệm của NHNN là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ…
Theo ông Bình, sau khi nghị định có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không còn được đại trà như trước đây mà thuộc độc quyền của NHNN.
Và để thực hiện trách nhiệm của mình, thì mấy tháng sau đó, Thống đốc đã ban hành quyết định 1623 trong đó có nói rõ quyết định này quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.
"Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam và đây là quyết định riêng của Thống đốc Ngân hàng điều chỉnh quy định riêng của NHNN, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật", ông Bình quả quyết.
Ông Bình nói thêm, về trình tự thủ tục thì đây là một quy định riêng biệt của NHNN cũng tương tự các quy định về điều chỉnh lãi suất cho vay, chúng tôi cho rằng quyết định đó được ban hành rất hợp hiến, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục và đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM là chủ sở hữu của công ty SJC.
Về vấn đề liệu người dân và các DN khác có bị thiệt hại hay không, ông Bình giải thích, nghị định 24 đã nói rất rõ Nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân và không phân biệt đối xử với các thương hiệu vàng miếng khác SJC.
"Nghị định 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác chuyển sang thương hiệu SJC. Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC và người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50 nghìn đồng. Vì thế, tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân", ông Bình khẳng định.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục đứng lên truy: "Phó thống đốc trả lời việc ban hành quyết định 1623 không phải văn bản quy phạm pháp luật là chưa đúng. Bởi thực tế thì nội hàm quyết định này thuộc văn bản quy phạm pháp luật. Vì không có thời gian tranh luận tại đây, tôi đề nghị Ủy ban Pháp luật cũng như Bộ Tư pháp, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục kiểm tra, giám sát việc này".
Lê Nhung
_______________________

Hạn chế kinh doanh vàng miếng: Kẻ khó lách, người hưởng lợi


Muốn kinh doanh vàng miếng, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng trở lên

Các điều kiện được quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP đối với kinh doanh vàng miếng đã khiến các doanh nghiệp (DN) nhỏ trong lĩnh vực này thất vọng do không thể đáp ứng được, trong khi các DN lớn lại có thái độ hoàn toàn ngược lại.

Doanh nghiệp nhỏ: khó sẽ lách

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị nào không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phải ngừng kinh doanh mặt hàng này từ ngày 30/1/2013.
Theo đánh giá của giới kinh doanh vàng, khoảng 12.000 doanh nghiệp đang kinh doanh vàng miếng trên cả nước sẽ khó đáp ứng được các điều kiện khá chặt chẽ, đòi hỏi vốn điều lệ lớn…. Vì thế, dự báo, sẽ còn rất ít doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh mặt hàng này.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, hiện đã có 21 đơn vị trên địa bàn Thành phố xin phép kinh doanh vàng miếng và sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, có 19 đơn vị đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng (gồm 8 ngân hàng, 11 doanh nghiệp). Hồ sơ các đơn vị này đã được gửi tới NHNN xem xét.
Cũng theo ông Minh, các cửa hàng, công ty kinh doanh vàng bạc tư nhân sẽ quay trở về với mặt hàng truyền thống là mua bán, gia công đồ trang sức. “Song sẽ rất khó có thể loại trừ triệt để việc kinh doanh vàng miếng ở các cửa hàng nhỏ”, ông Minh thừa nhận.
Được biết, nhiều đơn vị không đủ điều kiện để cấp phép kinh doanh vàng miếng đã đến Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố xin chuyển đổi giấy phép từ kinh doanh vàng sang kinh doanh mặt hàng đá quý, tuy nhiên, việc các đơn vị này có âm thầm mua bán vàng miếng hay không thì rất khó có thể đưa ra nhận định chính xác.
Ông Huỳnh Trung Kháng, một chuyên gia trong lĩnh vực vàng đã cho rằng, việc hạn chế kinh doanh vàng miếng được NHNN thực hiện là nhằm thiết lập lại trật tự cho thị trường vàng, song về lâu dài, để quản được thị trường vàng là rất khó.

Doanh nghiệp lớn được hưởng lợi

Trong khi doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ lẻ đang buộc phải rút khỏi thị trường do không đáp ứng được các quy định mới, thì các doanh nghiệp lớn lại tỏ ra rất vui mừng. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc đáp ứng điều kiện để được cấp phép là quá dễ dàng. Hơn nữa, họ đã có sẵn mạng lưới kinh doanh, nên sẽ rất thuận lợi cho việc mua - bán vàng miếng.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Doji cho biết, Doji là một trong số ít doanh nghiệp được cấp phép sản xuất và kinh doanh vàng miếng và sẽ hỗ trợ rất tốt giúp TienPhong Bank có được lĩnh vực phát triển mũi nhọn, mang lại hiệu quả tích cực cho Ngân hàng. Đây chính là thị trường tiềm năng cho TienPhong Bank khai phá, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và có được số lượng khách hàng đáng kể trong thời gian tới.
“TienPhong Bank chỉ chờ được NHNN cấp phép chính thức sẽ triển khai nghiệp vụ kinh doanh vàng, tham gia ổn định thị trường vàng. Khách hàng chắc chắn sẽ sớm mua được vàng miếng tại các điểm giao dịch TienPhong Bank”, ông Phú cho biết thêm.
Trong khi đó, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ cho biết, thực hiện quy định tại Nghị định 24 của Chính phủ, PNJ không còn sản xuất vàng miếng nhãn hiệu PNJ, nhưng Công ty vẫn được kinh doanh bán lẻ và bán buôn (sỉ) vàng miếng SJC, do đã đáp ứng tốt tất cả các điều kiện theo quy định tại Nghị định. Vì thế, theo bà Dung, kế hoạch trong thời gian tới, PNJ sẽ đẩy mạnh vàng miếng thương hiệu SJC.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/www.baodautu.vn/Han-che-kinh-doanh-vang-mieng-Ke-kho-lach-nguoi-huong-loi/10045026.epi
Admin gửi hôm Thứ Tư, 26/12/2012          
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121226/doc-quyen-vang-mieng-dan-khong-thiet-gi
======================================================================
Miệng lưỡi nhà quan: Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân 



Bảo Cầm (TNO) - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.

Lách luật?

Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật chủ trì sáng nay, 24.12, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội (QH) Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục chất vấn lãnh đạo NHNN xoay quanh việc ban hành quy định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.

Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC và đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa. 

Tuy nhiên, văn bản trả lời, Thống đốc chỉ nói về Nghị định (NĐ) 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi về quyết định 1623.

Vì vậy, bà Khánh đề nghị lãnh đạo NHNN có mặt tại phiên giải trình làm rõ vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và doanh nghiệp (DN) khác bị thiệt hại. Vì sao trước khi ban hành quyết định này không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân?.

Đại diện NHNN cho rằng, quyết định 1623 không gây thiệt hại cho người dân - Ảnh: Đào Ngọc Thạch 

Ngoài ra, theo bà Khánh, quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng không hiểu vì sao văn bản này lại không được NHNN ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

“Vậy có phải sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của quyết định 1623 gây ra, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?”, bà Khánh chất vấn.

Có mặt tại phiên giải trình, Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình giải thích: Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành NĐ 24, trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng (Điều 16) là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng; có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ.

Không gây thiệt hại cho dân!

Cũng theo ông Bình, sau khi NĐ 24 có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không được đại trà như trước đây nữa mà thuộc độc quyền của NHNN.

Để thực hiện trách nhiệm của NHNN về vấn đề quyết định tổ chức sản xuất vàng miếng và phương thức thực hiện, ngày 23.8.2012 Thống đốc ban hành quyết định 1623, trong đó nói rõ phạm vi điều chỉnh của quyết định này là quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.

“Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi nghĩ rằng với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, chúng tôi cho rằng quyết định này được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp”, ông Bình nói.

Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định đã làm đúng trình tự thủ tục ban hành quy định, đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM (chủ sở hữu của Công ty SJC…).

Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến việc độc quyền vàng miếng SJC có gây thiệt hại cho dân không, ông Bình cho rằng, NĐ 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC.

Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC; người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50.000 đồng.

“Tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân”, Phó thống đốc NHNN quả quyết.

Bảo Cầm
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/mieng-luoi-nha-quan-oc-quyen-vang-mieng.html#more
======================================================================

Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001