Chủ nhật, ngày
16 tháng mười hai năm 2012
Người Mỹ có chuẩn Mỹ gọi là American Standard. Chuẩn từ ổ điện ba
chân đến vòi nước, kích cỡ cửa ra vào, chiều cao trần nhà, sơn cửa, đến
đường điện đi trong tường.
Vài cái chuẩn của trường học Mỹ
Trường học của Mỹ cũng thuộc vào chuẩn, diện tích bao nhiêu, rộng dài, bao nhiêu học sinh trong một lớp và bao nhiêu lớp đều có qui định.
Bạn đến trường PT cơ sở Sandy Hook ở Connecticut hay trường cu Bin đang học lớp 4 ở Virginia thì sẽ thấy kiến trúc khá giống nhau như các shopping mall kiến trúc na ná, từ cửa ra vào, khuôn viên, nơi vui chơi, sân chơi thể thao trong nhà (gym) đến hội trường, chỗ cho các em học sau giờ để đợi bố mẹ đi làm về đến đón.
Thường là nhà tòa nhà khép kín nửa nổi, nửa chìm, 2 tầng, tầng mặt bằng với cửa ra vào dành cho lớp nhỏ, tầng hầm nhìn ra khuôn viên dành cho lớp lớn.
Trường không có bảo vệ canh cửa, mà cửa ra vào thường thiết kế rất rộng, có hai lối ra vào toàn bằng kính. Kẻ giết người như Lanuza muốn vào chỉ cần lấy bang súng đập vào kính, có thể đột nhập dễ dàng.
Trường tiểu học trung bình khoảng 400-500 học sinh. Ở chỗ đông cư dân có thể cao hơn chút lên tới 600-700. Mỗi lớp thường có khoảng từ 15 đến 25 học sinh, lớp 1 thì ít hơn khoảng trên dưới 10 em. Bàn học không xếp hàng lối từ trên xuống như bên Việt Nam, mà các em ngồi bàn tròn, chia làm 3-4 nhóm học tập để tiện trao đổi.
Lớp của Bin (lớp 4) bắt đầu từ 9:00 giờ sáng đến gần 4:00 giờ chiều. Các em đón xe bus gần nhà khoảng 8:00 sáng tùy từng nơi xa trường hay gần nhưng thường trong khoảng bán kính 3-4 km.
Nếu bố mẹ đi làm cả ngày có thể gửi con từ sáng sớm và tối 6:00 chiều đón con. Khoảng thời gian ngoài giờ học đó phải trả tiền dịch vụ do quận cung cấp và trường không quản lý.
Học sinh tiểu học ra xe bus và khi về nhà đều phải có người lớn đón. Nếu không có ai đón thì lái xe lại đưa học sinh đó về trường và bố mẹ phải chi tiền trông trẻ.
Buổi trưa có ăn của dịch vụ cung cấp, có thể mua ăn theo tháng. Nhà nghèo thu nhập dưới 20.000 – 30.000$/người/năm được miễn phí, cao hơn chút phải đóng một phần, giầu chút thì đóng toàn bộ, khoảng 2$-3$/bữa.
Những cái không chuẩn
Đó là sách giáo khoa, về đồng phục, khẩu hiệu treo trước cửa, về giáo án… không trường nào giống trường nào.
Ví dụ trường Sandy Hook có khẩu hiệu (motto) “Think you can. Work hard. Get smart. Be kind. – Hãy nghĩ nếu bạn có thể. Hãy học hành chăm chỉ. Hãy trở thành thông minh. Và hãy tốt bụng”. Đến năm 2010, cô hiệu trưởng mới thường ngồi thân thiện với học trò đã thêm một hai từ “Have fun – hãy vui vẻ”.
Trường của Bin có khẩu hiệu “Nurture a lifelong love of learning and create contributing members of our local, national and global communities – Nuôi dưỡng tình yêu suốt đời đối với học hành và tạo ra đóng góp cho cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn cầu”
Trong trường không có giáo án qui định. Mỗi thầy/cô dạy theo một giáo án khác nhau và không có sách giáo khoa chuẩn của bộ Giáo dục qui định. Thầy cô gợi ý nên đọc thêm sách này, sách kia. Ra bài tập về nhà bằng những tờ in sẵn. Không lớp nào giống lớp nào.
Nhưng quận và tiểu bang có qui định cụ thể là dạy thế nào thì tùy, nhưng sau mỗi học kỳ, học sinh phải vượt qua được những kiểm tra tối thiểu về toán, văn, lịch sử, đọc và viết.
Trường tiểu học thì cô giáo rất nhiều, rất ít các thầy. Trường Sandy nơi xảy ra thảm họa, 6 cô giáo bị chết là vì thế.
Buổi sáng đón học sinh và chiều khi tan học, cô hiệu trưởng thường đứng trước cửa, chào các em, nhưng để quan sát xem học sinh đi đứng thế nào, xe đưa đón ra sao, cho tới khi các em vào lớp thì cô mới quay về phòng làm việc.
Mình nhớ cô hiệu trưởng ở Mosby Wood thời cu Bin và Luck học lớp 1 -2, cô ấy nhớ tên 600 học sinh. Mà năm nào cũng có khoảng 30% học sinh mới thay vào số đã chuyển đi nơi khác do bố mẹ có việc mới.
Bộ giáo dục Hoa Kỳ – Yếu nhất trong các bộ
Các bạn để ý, khi xảy ra sự việc Sandy Hook, không thấy ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ lên tiếng. Đó là vì Bộ Giáo dục Hoa bị dân chúng coi là bộ vô dụng, chẳng đóng vai trò gì trong giáo dục, ngoài việc đưa ra vài dữ liệu về giáo dục, thống kê trường học.
Dân Mỹ không thích chỉ đạo, nhất là chỉ đạo về giáo dục, nhỡ cái lão trùm sò ngu thì sao. Ngu mà chỉ đạo thì đó là thảm họa quốc gia, liên quan đến hàng trăm triệu người và nhiều thế hệ. Giáo dục do dân, vì dân, có lẽ từ đây mà ra chăng.
Hội Phụ huynh rất mạnh, có đủ thẩm quyền để can thiệp vào nội dung giáo dục. Nếu để lão Bộ trưởng chỉ đạo thì trí tuệ tập thể đâu còn. Trường của Bin có cái bảng cho phụ huynh. Họ viết về 100 cách cho bạn con thành công cùng với nhà trường. (Ảnh minh họa chụp hơi bị mờ, bà con có thể đọc tạm 100 lời khuyên bên California, hơi khác nhưng cũng hữu ích)
Bộ Giáo dục không có quyền chọn lựa giáo án, duyệt sách giáo khoa, hay đánh giá trường lớp, tuyển các thầy cô giáo. Tất cả việc này do chính quyền địa phương và tiểu bang chi phối.
Bộ chỉ có biên chế khoảng 5000 cán bộ và không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới các trường và hệ thống giáo dục tại địa phương.
Đã nhiều lần các ứng viên tổng thống như Reagan, sau này nhiều ứng viên Tổng thống muốn xóa sổ Bộ Giáo dục vì coi bộ này là vi hiến, nhất là đảng Cộng hòa, vì họ cho biết trong Hiến pháp không có từ nào là “education – giáo dục”.
Tuy nhiên đảng Dân chủ lại hết sức ủng hộ Bộ Giáo dục. Lần nào tranh cử Tổng thống thì vấn đề giáo dục cũng được đặt ra, và câu chuyện Bộ này có nên tồn tại hay không lại trở thành nóng.
Việc đưa bộ GD là thành viên của chính phủ thời Jimmy Carter năm 1979 được coi là một sự can thiệp không cần thiết của liên bang vào công việc nội bộ thuộc về gia đình, tiểu bang và địa phương.
Phe Cộng hòa nói rằng:“Chính phủ liên bang không có quyền hiến định can thiệp vào trong các chương trình giáo dục hay kiểm soát việc làm trong thị trường. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ phải loại bỏ Bộ Giáo dục, kết thúc sự can thiệp của liên bang vào trong trường học của chúng ta và khuyến khích sự chọn lựa của gia đình ở mọi cấp bậc giáo dục.”
Thành lập từ năm 1867 nhưng sau bị xuống cấp thành một văn phòng trong năm 1868, không có hàm Bộ trưởng trong chính phủ và sau này thành một văn phòng nhỏ thuộc Bộ Nội vụ.
Năm 1939, văn phòng giáo dục này được chuyển sang bên cục liên bang an ninh, rồi nhập vào bộ Y tế, giáo dục và phúc lợi. Mãi tới năm 1979, Tổng thống Carter mới quyết định thành lập Bộ Giáo dục và có bộ trưởng là thành viên chính phủ.
Dù chống đối mạnh mẽ như vậy, nhưng tới thời điểm này Bộ Giáo dục vẫn tồn tại dặt dẹo, họp QH không ai thèm chất vấn như bên mình.
Vài sưu tầm về GD gửi các bạn hiểu chút về trường lớp bên Mỹ. Bà con biết thêm thông tin, xin chia sẻ với bạn đọc, vì trong nước mọi người rất muốn trường ở các nước tiên tiến học hành như thế nào.
Chúc các bạn vui.
HM. 16-12-2012
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/16/doi-dieu-ve-truong-hoc-ben-my/#more-19456
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Vài cái chuẩn của trường học Mỹ
Trường học của Mỹ cũng thuộc vào chuẩn, diện tích bao nhiêu, rộng dài, bao nhiêu học sinh trong một lớp và bao nhiêu lớp đều có qui định.
Bạn đến trường PT cơ sở Sandy Hook ở Connecticut hay trường cu Bin đang học lớp 4 ở Virginia thì sẽ thấy kiến trúc khá giống nhau như các shopping mall kiến trúc na ná, từ cửa ra vào, khuôn viên, nơi vui chơi, sân chơi thể thao trong nhà (gym) đến hội trường, chỗ cho các em học sau giờ để đợi bố mẹ đi làm về đến đón.
Thường là nhà tòa nhà khép kín nửa nổi, nửa chìm, 2 tầng, tầng mặt bằng với cửa ra vào dành cho lớp nhỏ, tầng hầm nhìn ra khuôn viên dành cho lớp lớn.
Trường không có bảo vệ canh cửa, mà cửa ra vào thường thiết kế rất rộng, có hai lối ra vào toàn bằng kính. Kẻ giết người như Lanuza muốn vào chỉ cần lấy bang súng đập vào kính, có thể đột nhập dễ dàng.
Trường tiểu học trung bình khoảng 400-500 học sinh. Ở chỗ đông cư dân có thể cao hơn chút lên tới 600-700. Mỗi lớp thường có khoảng từ 15 đến 25 học sinh, lớp 1 thì ít hơn khoảng trên dưới 10 em. Bàn học không xếp hàng lối từ trên xuống như bên Việt Nam, mà các em ngồi bàn tròn, chia làm 3-4 nhóm học tập để tiện trao đổi.
Lớp của Bin (lớp 4) bắt đầu từ 9:00 giờ sáng đến gần 4:00 giờ chiều. Các em đón xe bus gần nhà khoảng 8:00 sáng tùy từng nơi xa trường hay gần nhưng thường trong khoảng bán kính 3-4 km.
Nếu bố mẹ đi làm cả ngày có thể gửi con từ sáng sớm và tối 6:00 chiều đón con. Khoảng thời gian ngoài giờ học đó phải trả tiền dịch vụ do quận cung cấp và trường không quản lý.
Học sinh tiểu học ra xe bus và khi về nhà đều phải có người lớn đón. Nếu không có ai đón thì lái xe lại đưa học sinh đó về trường và bố mẹ phải chi tiền trông trẻ.
Buổi trưa có ăn của dịch vụ cung cấp, có thể mua ăn theo tháng. Nhà nghèo thu nhập dưới 20.000 – 30.000$/người/năm được miễn phí, cao hơn chút phải đóng một phần, giầu chút thì đóng toàn bộ, khoảng 2$-3$/bữa.
Những cái không chuẩn
Đó là sách giáo khoa, về đồng phục, khẩu hiệu treo trước cửa, về giáo án… không trường nào giống trường nào.
Ví dụ trường Sandy Hook có khẩu hiệu (motto) “Think you can. Work hard. Get smart. Be kind. – Hãy nghĩ nếu bạn có thể. Hãy học hành chăm chỉ. Hãy trở thành thông minh. Và hãy tốt bụng”. Đến năm 2010, cô hiệu trưởng mới thường ngồi thân thiện với học trò đã thêm một hai từ “Have fun – hãy vui vẻ”.
Trường của Bin có khẩu hiệu “Nurture a lifelong love of learning and create contributing members of our local, national and global communities – Nuôi dưỡng tình yêu suốt đời đối với học hành và tạo ra đóng góp cho cộng đồng địa phương, quốc gia và toàn cầu”
Trong trường không có giáo án qui định. Mỗi thầy/cô dạy theo một giáo án khác nhau và không có sách giáo khoa chuẩn của bộ Giáo dục qui định. Thầy cô gợi ý nên đọc thêm sách này, sách kia. Ra bài tập về nhà bằng những tờ in sẵn. Không lớp nào giống lớp nào.
Nhưng quận và tiểu bang có qui định cụ thể là dạy thế nào thì tùy, nhưng sau mỗi học kỳ, học sinh phải vượt qua được những kiểm tra tối thiểu về toán, văn, lịch sử, đọc và viết.
Trường tiểu học thì cô giáo rất nhiều, rất ít các thầy. Trường Sandy nơi xảy ra thảm họa, 6 cô giáo bị chết là vì thế.
Buổi sáng đón học sinh và chiều khi tan học, cô hiệu trưởng thường đứng trước cửa, chào các em, nhưng để quan sát xem học sinh đi đứng thế nào, xe đưa đón ra sao, cho tới khi các em vào lớp thì cô mới quay về phòng làm việc.
Mình nhớ cô hiệu trưởng ở Mosby Wood thời cu Bin và Luck học lớp 1 -2, cô ấy nhớ tên 600 học sinh. Mà năm nào cũng có khoảng 30% học sinh mới thay vào số đã chuyển đi nơi khác do bố mẹ có việc mới.
Bộ giáo dục Hoa Kỳ – Yếu nhất trong các bộ
Các bạn để ý, khi xảy ra sự việc Sandy Hook, không thấy ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoa Kỳ lên tiếng. Đó là vì Bộ Giáo dục Hoa bị dân chúng coi là bộ vô dụng, chẳng đóng vai trò gì trong giáo dục, ngoài việc đưa ra vài dữ liệu về giáo dục, thống kê trường học.
Dân Mỹ không thích chỉ đạo, nhất là chỉ đạo về giáo dục, nhỡ cái lão trùm sò ngu thì sao. Ngu mà chỉ đạo thì đó là thảm họa quốc gia, liên quan đến hàng trăm triệu người và nhiều thế hệ. Giáo dục do dân, vì dân, có lẽ từ đây mà ra chăng.
Hội Phụ huynh rất mạnh, có đủ thẩm quyền để can thiệp vào nội dung giáo dục. Nếu để lão Bộ trưởng chỉ đạo thì trí tuệ tập thể đâu còn. Trường của Bin có cái bảng cho phụ huynh. Họ viết về 100 cách cho bạn con thành công cùng với nhà trường. (Ảnh minh họa chụp hơi bị mờ, bà con có thể đọc tạm 100 lời khuyên bên California, hơi khác nhưng cũng hữu ích)
Bộ Giáo dục không có quyền chọn lựa giáo án, duyệt sách giáo khoa, hay đánh giá trường lớp, tuyển các thầy cô giáo. Tất cả việc này do chính quyền địa phương và tiểu bang chi phối.
Bộ chỉ có biên chế khoảng 5000 cán bộ và không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới các trường và hệ thống giáo dục tại địa phương.
Đã nhiều lần các ứng viên tổng thống như Reagan, sau này nhiều ứng viên Tổng thống muốn xóa sổ Bộ Giáo dục vì coi bộ này là vi hiến, nhất là đảng Cộng hòa, vì họ cho biết trong Hiến pháp không có từ nào là “education – giáo dục”.
Tuy nhiên đảng Dân chủ lại hết sức ủng hộ Bộ Giáo dục. Lần nào tranh cử Tổng thống thì vấn đề giáo dục cũng được đặt ra, và câu chuyện Bộ này có nên tồn tại hay không lại trở thành nóng.
Việc đưa bộ GD là thành viên của chính phủ thời Jimmy Carter năm 1979 được coi là một sự can thiệp không cần thiết của liên bang vào công việc nội bộ thuộc về gia đình, tiểu bang và địa phương.
Phe Cộng hòa nói rằng:“Chính phủ liên bang không có quyền hiến định can thiệp vào trong các chương trình giáo dục hay kiểm soát việc làm trong thị trường. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ phải loại bỏ Bộ Giáo dục, kết thúc sự can thiệp của liên bang vào trong trường học của chúng ta và khuyến khích sự chọn lựa của gia đình ở mọi cấp bậc giáo dục.”
Thành lập từ năm 1867 nhưng sau bị xuống cấp thành một văn phòng trong năm 1868, không có hàm Bộ trưởng trong chính phủ và sau này thành một văn phòng nhỏ thuộc Bộ Nội vụ.
Năm 1939, văn phòng giáo dục này được chuyển sang bên cục liên bang an ninh, rồi nhập vào bộ Y tế, giáo dục và phúc lợi. Mãi tới năm 1979, Tổng thống Carter mới quyết định thành lập Bộ Giáo dục và có bộ trưởng là thành viên chính phủ.
Dù chống đối mạnh mẽ như vậy, nhưng tới thời điểm này Bộ Giáo dục vẫn tồn tại dặt dẹo, họp QH không ai thèm chất vấn như bên mình.
Vài sưu tầm về GD gửi các bạn hiểu chút về trường lớp bên Mỹ. Bà con biết thêm thông tin, xin chia sẻ với bạn đọc, vì trong nước mọi người rất muốn trường ở các nước tiên tiến học hành như thế nào.
Chúc các bạn vui.
HM. 16-12-2012
nguồn:http://hieuminh.org/2012/12/16/doi-dieu-ve-truong-hoc-ben-my/#more-19456
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001