Thứ năm, 6/12/2012, 18:02 GMT+7
Geminids, trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm với số sao băng đạt cực điểm 120 vệt mỗi giờ diễn ra cuối tuần sau. Đây cũng là hiện tượng thiên văn quan trọng cuối cùng của năm nay.
Vị trí chòm sao song sinh chứa tâm điểm mưa sao băng Geminids. Đồ họa: Space. |
Anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn
nghiệp dư TP HCM cho biết, người xem có thể quan sát các sao băng trong
khoảng thời gian từ ngày 4 đến 17/12. Theo dự báo của Tổ chức sao băng
quốc tế (IMO), cực điểm của hiện tượng vào lúc 6h30 sáng 14/12 giờ Hà
Nội, với tần suất xấp xỉ 120 sao băng mỗi giờ.
"Thời điểm diễn ra trận mưa sao băng trùng với trăng
non (không trăng), nếu thời tiết thuận lợi sẽ là cơ hội tốt cho những ai
yêu quan sát bầu trời", anh Duy nói.
Người xem có thể bắt đầu quan sát mưa sao băng ngay
khi màn đêm buông xuống tối ngày 13 cho tới rạng sáng ngày 14 (hoặc lận
cận khoảng thời gian này) khi chòm sao song sinh Gemini bắt đầu mọc lên
cao ở phía chân trời đông, gần chòm sao Orion nổi tiếng với 3 ngôi sao
thẳng hàng.
Khoảng sau 2h tới rạng sáng ngày 14/12, chòm sao chứa
tâm điểm ở gần đỉnh đầu, người xem sẽ thấy nhiều sao băng với tần suất
tăng dần, vì lúc này chòm Gemini lên cao và không bị lớp mây cùng khí
quyển dày gần chân trời che khuất.
Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 kéo theo
sự bí ẩn về nguồn gốc của nó, mãi cho đến năm 1983 bí ẩn này mới được Cơ
quan Vũ trụ Hàng không NASA làm sáng tỏ khi tìm ra được vật thể 3200
Phaethon - có thể là "thủ phạm" gây ra trận mưa sao băng nổi tiếng trên.
Vật thể Phaethon có đường kính khoảng 5 km, cấu tạo chủ yếu từ vật chất
rắn và một ít băng đá, chính vì thế nó giống như là một tiểu hành tinh
hơn là sao chổi. Các nhà khoa học tin rằng Phaethon chính là phần nhân
của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình của nó và
bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài.
Mưa sao băng Geminids năm ngoái. Ảnh: Space. |
Các chuyên gia thế giới ghi nhận Geminids là trận mưa
sao băng đứng đầu trong danh sách các trận mưa sao hàng năm, vượt trội
hơn về độ rực rỡ so với trận mưa sao Perseids giữa tháng 8 và Quandrantids đầu tháng 1.
Các sao chổi (hay tiểu hành tinh) trên hành trình tiến
lại gần mặt trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và
dưới áp suất của gió mặt trời, tạo nên các đuôi đá bụi, băng và khí. Các
vật chất nhỏ gồm bụi và đá băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung
quanh quỹ đạo của nó. Khi trái đất trong quỹ đạo quay quanh mặt trời đi
vào vùng bụi này vào khoảng thời gian nào đó trong năm sẽ xuất hiện các
trận mưa sao băng.
Hương Thu
nguồn:http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/12/sap-co-mua-sao-bang-dep-nhat-nam/
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001