Nguyễn Minh Cần - Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 1)
Nguyễn Minh Cần
Gần đây, trong nước lại rộ lên những lời bàn tán về chuyện ra Đảng và chuyện đa đảng, nhất là sau khi bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của Luật gia Lê Hiếu Đằng và bài “Phá xiềng” của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận được tung ra.
Người viết những dòng này hoan nghênh hai tác giả vừa nói trên đã gióng lên lời kêu gọi các đảng viên cộng sản hãy “tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới”, Đảng Xã Hội - Dân Chủ. Đáng lẽ, lời kêu gọi thức thời đó phải được tung ra từ rất lâu cơ! Nhưng chẳng sao cả, chậm còn hơn không!
Để đáp ứng lời kêu gọi thức thời đó của hai ông, thiết nghĩ các đảng
viên cộng sản có tư duy độc lập đang còn phân vân cần phải có gan “xét lại”
và nhận thức rõ thực trạng của hệ thống chính trị nước ta dưới sự thống
trị độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam để xác định cho mình một thái độ
dứt khoát với tinh thần trách nhiệm công dân cao.
Để các bạn hiểu rõ tôi hơn khi đọc những dòng trên, tôi xin thưa với các bạn rằng, khi mới 18 tuổi, tôi đã gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1946), và cũng đã từng vào sinh ra tử nhiều năm trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng gánh vác nhiều trách nhiệm quan trọng trong Đảng... Đến khi có những ý kiến bất đồng với ban lãnh đạo Đảng hồi cuối những năn 50 đầu những năm 60, tôi cùng với một số cán bộ cao cấp và trung cấp của Đảng bị quy “tội” “xét lại – chống Đảng”. Khi bị truy bức mạnh thì tôi đã rời bỏ Đảng Cộng Sản (ĐCS) vào lúc 36 tuổi (1964) lúc đang ở nước ngoài.
Suy cho cùng, cái “tội” mà các vị lãnh đạo ĐCS hồi đó đã quy, không biết những người khác nhận thức thế nào, còn đối với riêng tôi thì tôi cho là đúng! Tôi không phủ nhận! Đúng là tôi đã phạm “tội” “xét lại”! Chắc nhiều bạn đã sống cái thời cực kỳ ác liệt những năm 50, 60 thế kỷ trước đều biết cái “tội” “xét lại” hồi đó là đáng sợ lắm, vì Đảng coi “tội” ấy ngang với tội “phản động”, “phản đảng”, “phản quốc”! Thời đó các vị lãnh đạo đánh đồng (và đánh tráo) Đảng với Tổ quốc. Tôi nhận “tội” “xét lại”, nhưng quyết không nhận “tội” “phản quốc”, bởi lẽ tôi “xét lại” và phát biểu ý kiến với Đảng vì tôi yêu nước, thương dân, vì tôi không muốn Đảng đưa Đất Nước và Nhân Dân vào những thảm họa.
Làm sao mà không “xét lại” được, khi chính mắt mình thấy
hằng trăm, hằng nghìn người dân ở nông thôn bị bắn giết oan uổng trong
cải cách ruộng đất? khi thấy hàng nghìn gia đình bị điêu đứng trong cuộc
cải tạo công thương nghiệp và thủ công nghiệp ở thành phố? khi thấy cả
xã hội bị nghẹt thở vì chính sách quản lý hộ khẩu ngặt nghèo, vì các
quyền công dân, quyền con người, các quyền tự do dân chủ bị xóa bỏ? Vậy
thì tôi đã “xét lại” gì? Tôi “xét lại” đường lối của Đảng, nhưng trước hết, tôi “xét lại” chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao Trạch Đông mà Đảng dùng “làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động”.
Cuối cùng, tôi đã phủ nhận những thứ đó. Vì, sau khi đã kiểm nghiệm qua
thực tiễn của Đảng và Đất nước Việt Nam, cũng như kiểm nghiệm qua thực
tiễn của Đảng và Đất nước đã khai sinh ra phong trào cộng sản quốc tế là
Liên Xô, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng về mặt lý luận những thứ chủ
nghĩa đó, tôi nhận thức sâu sắc rằng những chủ nghĩa đó rất sai lầm và
rất nguy hại cho các dân tộc đã áp dụng chúng, kể cả cho dân tộc Việt
Nam, và cho toàn nhân loại. Tôi nghĩ rằng, không phải ngẫu nhiên mà Nghị
viện châu Âu đã ra Nghị quyết 1481 (2006) lên án Chủ Nghĩa Cộng Sản và
đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.
Nói cụ thể hơn: cú đẩy đầu tiên làm tôi phân vân về đường lối của Đảng là những sai lầm nghiêm trọng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956) và thái độ quanh co, giả dối của các lãnh tụ của Đảng trước những sai lầm đó. Còn cú đẩy mạnh nhất là “Nghị quyết 9” (tháng 12 năm 1963) đánh dấu một bước ngoặt căn bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam: đi theo con đường của Đảng Cộng Sản Trung Quốc1, tức là đi theo con đường của chủ nghĩa Mao, một thứ chủ nghĩa phiêu lưu vô cùng nguy hại. Từ đó, tôi thấy phải “xét lại” con đường của ĐCSVN, kể từ việc Đảng đưa miền Bắc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” đến việc ban lãnh đạo Đảng phát động cuộc chiến tranh Bắc Nam hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước.
Tôi cũng không phủ nhận cái “tội” “chống Đảng”, vì khi tôi nghiệm thấy những việc làm thực tế của các lãnh tụ Đảng cộng sản Việt Nam (khi tôi sống ở Việt Nam) và của các lãnh tụ Đảng cộng sản Liên Xô (khi tôi sống ở Nga) thì tôi thấy chế độ chính trị mà các ĐCS đã xây dựng lên để thống trị người dân ở Liên Xô, ở Việt Nam, ở một số nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ đều là những chế độ độc tài toàn trị bóp nghẹt mọi quyền tự do của người dân, mọi quyền con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội và tạo ra mọi tệ nạn xã hội trầm trọng, như sự dối trá, lừa bịp có hệ thống, nạn tham nhũng tràn lan, v.v... vì thế tôi nhận thức rằng cần phải chống những đảng độc tài toàn trị như thế để bênh vực cho người dân.
Và số phận dun dủi tôi là một người Việt Nam đã tham gia hai cuộc Cách mạng Tháng Tám trong đời mình: cuộc Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) ở Việt Nam lúc tôi mới 17 tuổi, vì ngây thơ về chính trị tôi đã vô ý thức đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam lên nắm chính quyền thống trị Đất nước, và cuộc Cách mạng Tháng Tám (19/8/1991) ở Nga lúc tôi đã 63 tuổi và là thành viên của tổ chức “Nước Nga Dân Chủ”, vì hồi đó tôi nhận thức rõ phải đấu tranh chống lại và hạ bệ Đảng Cộng Sản Liên Xô xuống để dân Nga và các dân tộc trong Liên Bang Xô Viết được tự do và tiến theo con đường dân chủ. Hành động đó của tôi rõ ràng là chống ĐCS nhưng tôi không hề cho rằng đó là một “tội”, mà đó là một việc làm chính đáng của một người trung thực có ý thức và thức thời.
Tôi phải kể rõ ràng như vậy để các đảng viên cộng sản còn ở trong Đảng thấy rằng có lắm khi việc “xét lại” dù rất khó khăn nhưng lại là rất cần thiết. Nhận thức của con người là một quá trình liên tục, có khi phải đấu tranh, dằn vặt rất gian khổ, phải kiểm nghiệm, lật đi lật lại nhận thức cũ của mình, vì chân lý không phải một lúc mà ta đã nhận thức được ngay. Nên đừng e ngại khi thấy cần phải “xét lại” những điều trước đây mình đã tưởng nhầm là chân lý, là lý tưởng. Viết đến đây, chúng tôi xin phép dẫn ra một câu rất sâu sắc của Vaclav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch và chiến sĩ dân chủ Czechoslovakia: “Chúng ta sống trong những điều kiện ép buộc con người vươn lên trên sự phá sản của lý tưởng”2. Đúng như thế, ngày nay, rất nhiều đảng viên ở nhiều ĐCS trên thế giới sau khi “xét lại” và nhận thức rõ sự lầm lạc của mình cũng đã “vươn lên trên sự phá sản của lý tưởng” và từ bỏ ĐCS. Tôi tin rằng trong số đó không ít người đã phải trải qua những dằn vặt đau đớn giống như tôi. Thế mà họ đã dứt khoát. Vì thế, ở nhiều nước, trước đây ĐCS đông đảo có đến hàng triệu đảng viên nay đã teo lại như “miếng da lừa”, thậm chí ở nhiều nước không còn ĐCS nữa. Đó là một thực tế cần phải thấy!
Tôi nghĩ răng rằng, thời điểm này hơn lúc nào hết - khi ĐCSVN đã hoàn toàn biến chất, đang bị khủng hoảng trầm trọng về mặt tư tưởng, về đường lối, về cán bộ, khi tổ chức của Đảng - nhất là ở thượng tầng - chia rẽ nặng nề, đấu đá nhau vì quyền lợi; khi ĐCS đã đưa Đất nước vào cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, cả về kinh tế, tài chính, cả về giáo dục, y tế, đạo đức, vào tình trạng xã hội vô cùng tồi tệ - thì chính lúc này, những người cộng sản trung thực còn ở lại trong ĐCSVN hãy nên nghe lời kêu gọi thức thời của hai đảng viên CS kỳ cựu Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận, mà can đảm “xét lại” và quyết định một thái độ rõ ràng, dứt khoát, đầy trách nhiệm công dân. Trước tình trạng Đất nước ngày nay, lẽ nào những con người có lương tri lại có thể thờ ơ, vô cảm?
Những điều tôi sẽ trình bày sau đây về thực chất cái chế độ mà ĐCSVN
đã dựng lên trên Đất nước ta là một chế độ độc tài toàn trị CS cực kỳ
khắc nghiệt, có thể nhiều bạn đã biết mà không dám nói ra, nhưng tôi xin
phép được nói một lần nữa, đặc biệt cho thế hệ trẻ chưa từng trải lắm
được thấu rõ.
Mọi người trung thực đều biết: ngay sau khi ĐCSVN cướp được chính quyền hồi tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ CS khác liền bắt tay xây dựng chế độ toàn trị (totalitarisme), trong đó ĐCS “độc quyền lãnh đạo” (từ ngữ của Lenin – hegemonia), tức là quyền lực của ĐCS độc tôn thống trị đất nước và dân tộc. Nhưng hồi đó, thế và lực của ĐCS còn yếu, nên các lãnh tụ CS phải dùng những thủ đoạn khéo léo che giấu cái chất CS của chế độ. Thậm chí có lúc họ còn giả vờ giải tán ĐCS (11/1946) và cho ra đời hai đảng “bỏ túi” là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội để làm cảnh, hòng đánh lừa dư luận trong nước và thế giới. Họ đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và có khi phải lập “Chính phủ liên hiệp”, mời những quan chức, vài đại biểu các đảng khác, vài nhân sĩ có uy tín dưới chế độ cũ đứng đầu các bộ quan trọng trong chính phủ (như nội vụ, ngoại giao, văn hóa...), nhưng những vị này chỉ “làm vì” chẳng có quyền hành thực tế, mà mọi thực quyền đều nằm trong tay các cán bộ CS.
Trái hẳn với những lời kêu gọi tốt đẹp của Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, ngay từ khi mới lên cầm quyền, các lãnh tụ CS đã cho thủ tiêu bí mật nhiều lãnh tụ các đảng yêu nước không CS (như Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt, v.v...), ngay cả những lãnh tụ đảng cùng ý thức hệ với họ, nhưng không CS (những người trốt-skít) cũng bị giết. Nhiều vị trong hàng giáo phẩm cao cấp, các chức sắc của các tôn giáo bị cô lập, bị bắt đi tù, bị ám hại (như Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ...). Ở các địa phương, nhiều người người đã làm việc dưới chế độ cũ bị thủ tiêu hoặc bị tù đày dài hạn không xét xử.
Song song với việc xóa bỏ các hội đoàn đã có từ trước, như tổ chức hướng đạo, các hội ái hữu, các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hội từ thiện... ĐCS ra sức phát triển các tổ chức quần chúng của họ trong mọi giới, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng... Do vậy, trong một thời gian ngắn, ĐCS đã nắm được toàn bộ xã hội Việt Nam trong tay, loại trừ được các đảng phái và tổ chức có thể cạnh tranh quyền lực với họ.
Đến khi cuộc kháng chiến bắt đầu, cơ quan đầu não của ĐCS phải rút lên chiến khu, thì ở các vùng gọi là “tự do” (như một số tỉnh ở Khu Bốn, Khu Năm, các vùng chưa bị Pháp chiếm ở những nơi khác), các lãnh tụ CS càng siết chặt chế độ toàn trị của họ. Ở các vùng đó, mọi quyền tự do của dân chúng bị xóa bỏ, lấy lý do vì đang trong thời chiến.
Đến năm 1949, khi ĐCS Trung Quốc nắm được chính quyền trên toàn Hoa lục, các lãnh tụ CSVN có được “chỗ dựa vững chắc như dãy Hy-mã-lạp-sơn” (lời ông Trường Chinh, Tổng bí thư ĐCS hồi đó). Và đúng như vậy, dựa vào sự ủng hộ to lớn về mọi mặt của ĐCSTQ, nhất là về mặt quân sự, Trung Cộng đã giúp ĐCSVN giành được thắng lợi trên nhiều chiến dịch, bắt đầu từ chiến dịch Biên giới (1950) cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) dẫn đến việc ký Hiệp định Genève chia nước Việt Nam thành hai miền: Bắc và Nam.
Tiếp nhận miền Bắc, thế và lực của ĐCS đã mạnh hơn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng, ĐCSVN công khai ra mắt dân chúng khoác cái tên mới là Đảng Lao động Việt Nam (1951), công nhiên tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện cái họ gọi là “chuyên chính dân chủ nhân dân” mà thực chất là chuyên chính vô sản. Ông Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS khác càng siết chặt hơn nữa sự kiểm soát toàn diện cuộc sống của dân chúng, từ kinh tế, đi lại, lao động cho đến tư tưởng, tín ngưỡng. Rập theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Cộng, trong thời kỳ này ĐCSVN đã thực hiện chế độ quản lý hộ khẩu rất ngặt nghèo, làm các cuộc “chỉnh huấn”, “phóng tay phát động cải cách ruộng đất” và dựng lên “vụ án Nhân Văn Giai Phẩm”, “vụ án Xét Lại Chống Đảng”... để đàn áp giới trí thức dân chủ trong và ngoài Đảng, gieo rắc sự khiếp sợ trong dân chúng, đè bẹp mọi ý hướng không đồng tình với ĐCS. Trong thời kỳ này, các quyền tự do dân chủ và quyền con người bị chà đạp vô cùng tàn bạo, nhiều trí thức, sinh viên, cán bộ, đảng viên bị cầm tù lâu dài và hàng chục ngàn người dưới chế độ cũ bị bắt nhốt vào các “trại cải tạo” theo nghị quyết 49/NQ/TVQH (20/06/1961) của Thường vụ Quốc Hội do ông Trường Chinh ký.
Dựa vào sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Cộng, các lãnh tụ CSVN đã tiến hành cuộc chiến tranh Bắc Nam dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam”. Biết bao xương máu của quân và dân cả hai miền Bắc và Nam đã đổ ra! Biết bao nhiêu triệu thanh niên, nam nữ của cả hai miền Bắc và Nam đã chết tức tưởi trong cuộc chiến tranh huynh đệ này! Đến khi chiếm được miền Nam và xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các lãnh tụ CS liền công nhiên đặt cả nước dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCS; đưa khoảng 200 ngàn quân nhân và viên chức dưới chế độ cũ vào tù, có tên là “trại cải tạo”; ngang nhiên “luật hóa” độc quyền ĐCS thống trị đất nước bằng điều 4 Hiến pháp (1980); công nhiên tuyên bố “đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga”; tuyên bố “nắm vững chuyên chính vô sản” để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước; công khai lấy lại tên ĐCSVN; còn tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì bị xóa bỏ mà đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai “đảng anh em” Dân Chủ và Xã Hội bị xóa sổ ngay và chế độ chính trị hiển nhiên trở thành “độc đảng” tuyệt đối (còn trước đây cũng là “độc đảng” nhưng có che đậy bằng “chiếc lá nho” hai “đảng anh em”).
Kể từ năm 1930, các lãnh tụ CS luôn luôn dùng khẩu hiệu “người cày có ruộng” để lừa mị, lôi kéo nông dân theo ĐCS thì đến năm 1980, họ đưa ra Hiến pháp mới với điều 17 (trong Hiến pháp tiếp sau là điều 19) xóa bỏ quyền tư hữu đất đai của người dân và tuyên bố tất cả ruộng đất chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân”, thực tế là tước đoạt toàn bộ ruộng đất của người dân, chủ yếu là của nông dân, biến thành sở hữu của ĐCS để cho cán bộ CS tha hồ thao túng. Đến lúc này thì Tổng Bí Thư ĐCS nghiễm nhiên đóng vai nguyên thủ quốc gia dù vẫn còn ngôi vị Chủ tịch Nước; các chỉ thị, nghị quyết của ĐCS có hiệu lực như các đạo luật; còn Quốc hội do “Đảng cử dân bầu” và các cơ quan nhà nước chỉ là bù nhìn của ĐCS, bình phong che đậy chế độ chuyên chế.
Tóm lại, chế độ độc tài toàn trị mà ĐCSVN dựng lên đã 68 năm nay là một cơ chế chính trị bao trùm tất cả và thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của xã hội, nó cho phép các lãnh tụ CS quản lý và can thiệp sâu vào đời sống của công dân. Dưới chế độ này, người dân hoàn toàn bị mất quyền tự do, bị nô dịch hóa một cách rất tinh vi, ngay cả suy nghĩ, phát biểu ý kiến, và đời sống nội tâm cũng phải theo chỉ đạo của ĐCS. Trong nước, chỉ có một giai cấp được hưởng tự do và toàn quyền thâu tóm các quyền lợi, đó là tầng lớp các quan chức CS. Bản thân họ và gia đình họ nghiễm nhiên trở thành những nhà tư bản đỏ, những tỷ phú, những địa chủ cường hào như thời xưa. Họ thật sự là giai cấp thống trị trong xã hội.Trong bài “Nghịch lý” Thái Bình - “Nghịch lý” Việt Nam” viết ngày 15/5/1998 nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình, chúng tôi đã đi đến kết luận: “...Những ‘nghịch lý’ đó nói lên điều gì? Chúng nói lên rằng: cuộc cách mạng nhân dân đã bị phản bội và đại chúng tham gia cuộc cách mạng đó đã bị phản bội.”... “Chính tập đoàn thống trị cùng với giai cấp quan liêu cầm quyền này đã phản bội cuộc cách mạng nhân dân.”3.
Chế độ độc tài toàn trị của ĐCS đã đem lại vô vàn hậu quả cực kỳ thảm khốc cho đất nước và nhân dân ta: hàng trăm lãnh tụ và cán bộ chủ chốt của các đảng yêu nước không CS đã bị giết hại, trên 172 ngàn người đã là nạn nhân oan uổng trong cuộc cải cách ruộng đất đẵm máu ở miền Bắc, khoảng 5-6 triệu quân nhân và thường dân của cả hai miền đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Bắc-Nam, hàng trăm ngàn người bị rục xác trong ngục tù CS, tình trạng chia rẽ, hận thù trong dân chúng vô cùng trầm trọng... Do đường lối, chính sách “xây dựng chủ nghĩa xã hội” mà ĐCS đã tàn phá nền kinh tế của đất nước, đẩy lùi nền văn hóa, giáo dục của dân tộc, làm cho nước ta bị lạc hậu gấp nhiều lần so với các nước láng giềng mà trước năm 1945 trình độ phát triển còn thấp hơn nước ta. Chế độ độc tài toàn trị đã tạo nên một xã hội đầy bất công, đầy tham nhũng, đầy tội ác; đạo đức con người băng hoại nặng nề không tưởng tượng nổi. Đặc biệt cần nói thêm, chế độ độc tài toàn trị của ĐCS đã tạo nên một lớp người khiếp sợ, khuất phục cường quyền, vô cảm, ích kỷ và... độc ác.
Một hậu quả cực kỳ nguy hiểm nữa mà chế độ độc tài toàn trị do tập đoàn cầm quyền CSVN đã gây ra cho đất nước và dân tộc ta là: do “chịu ơn sâu nặng” ĐCSTQ ngay từ thời những năm 1930, ông Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ CS đã mù quáng, không thấy rõ mưu đồ của Trung Cộng muốn xâm chiếm nước ta, nên có một thời gian dài họ đã mê muội thuần phục Mao Trạch Đông và các lãnh tụ Trung Cộng, đến nỗi để Trung Cộng lấn dần lãnh thổ của Tổ quốc ta, và thậm chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm (14.09.1958) “ghi nhận và tán thành” Công bố của Chính phủ Trung Quốc ngày 04.09.1958, thực tế là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gián tiếp phủ nhận chủ quyền của ta trên quần đảo Hoàng Sa! Còn khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bị sụp đổ thảm hại, lãnh đạo ĐCSVN đã vội vã bay đến Thành Đô (09.1990) để quỵ luỵ tìm chỗ dựa mới, hòng cứu ĐCS, cứu chế độ toàn trị của Đảng, mặc dù cách đấy không lâu, hồi năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh khốc liệt tàn phá nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam và lấn chiếm lãnh thổ của ta ở gần biên giới. Từ đó, tập đoàn cầm quyền Việt Nam từng bước nhân nhượng TQ về lãnh thổ và lãnh hải nước ta (Hiệp ước về biên giới trên đất liền 30.12,1999, Hiệp ước phân định lãnh hải 25,12.2000), tự nguyện quàng vào cổ dây thòng lọng “16 chữ vàng” và “4 tốt” để bè lũ Trung Cộng thực hiện cuộc xâm lăng “mềm”: Nhà cầm quyền Việt Nam đã để các đoàn lao động TQ xâm nhập sâu vào các nơi hiểm yếu trong nội địa nước ta, cho thuê dài hạn rừng vùng biên giới, để kinh tế TQ tràn ngập thị trường Việt Nam, văn hóa TQ tràn ngập đất nước bằng phim ảnh, sách báo, các trường dạy Hoa ngữ, v.v... tạo ra nguy cơ mất nước rất hiển nhiên. Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến chầu Thiên triều đỏ, một bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện quan trọng đã được ký chóng vánh trong một ngày 21.06.2013. Đây là sự khuất phục toàn diện vô cùng nhục nhã của tập đoàn thống trị CSVN trước kẻ thù của Dân tộc là bọn “đại bá” Trung Cộng.
Trước hiểm họa mất nước, các công dân yêu nước đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược thì lại bị ĐCS đàn áp rất tàn bạo, nhiều người bị tống vào tù ngục. Như vậy, trước mắt người dân Việt Nam, tập đoàn thống trị CSVN đã hiện nguyên hình là những tên “thái thú” của Trung Cộng. Có thể kết luận rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN thì hiểm họa mất Tổ quốc, mất Dân tộc vẫn còn tồn tại.
Các đảng viên cộng sản trung thực có tư duy độc lập cần sớm “xét lại” để tỉnh thức mà nhận rõ chế độ độc tài đảng trị của ĐCS áp đặt cho Dân tộc ta đã trên 68 năm. Phải nhận rõ ĐCSVN đã và đang là khối u ác tính trên thân thể Dân tộc ta, đang là trở lực lớn nhất trên con đường tiến lên của xã hội Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam, đã và đang là trở lực lớn nhất cho cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Đất nước, gìn giữ non sông yêu quý. Cần nhận rõ như vậy để tự mình xác định dứt khoát thái độ của một công dân yêu nước, thương dân.
Vẫn biết rằng mọi cuộc chia tay thường là đau buồn, khó khăn, bịn
rịn. Điều này, đối với cá nhân tôi và hai người bạn cùng cảnh ngộ là
Thượng tá Đỗ Văn Doãn, nguyên Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và Đại
tá Lê Vinh Quốc, nguyên phó Chính ủy Quân khu III thì lại càng thấm
thía. Cuộc chia taycủa chúng tôi với ĐCS hồi năm 1964 thật là vô cùng
đau đớn, vì, đối với chúng tôi, cuộc chia tay đó lại gắn liền với việc
chia lìa vợ con mà chúng tôi rất yêu quý, chia lìa bà con, họ hàng, xa
lìa Tổ quốc, quê hương! Biết bao đêm thao thức, nghĩ suy... Biết bao lần
chúng tôi đã bàn đi tính lại với nhau, trao đổi ý kiến với các bạn cùng
tư tưởng, như anh Trần Minh Việt, cựu phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, anh
Nguyễn Kiến Giang, cựu phó Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật... Những người
bạn này khi về nước thì bị bắt vào tù giam giữ nhiều năm, khi thả ra anh
Minh Việt kiệt sức qua đời, còn anh Kiến Giang thì sống vất vưởng trong
vòng kiềm tỏa ngặt nghèo cho đến nay.
Nhiều bạn bè đã khuyên chúng tôi: thôi cứ “đánh bài” “ngậm miệng qua thời”, cứ “hoan hô sự anh minh của Đảng”, “chúc tụng muôn năm lãnh tụ” cho xong chuyện để được gần vợ gần con, giữ lấy cái chức vụ đã có, v.v... Chúng tôi không nghe, quyết tâm ở lại và rời bỏ Đảng mà chúng tôi đã phục vụ 20 năm trời. Chúng tôi ở lại nước ngoài chẳng phải để hưởng thụ, nằm im... Nhưng những điều dự định làm thì... than ôi, mấy tháng sau, một cuộc đảo chính cung đình (1964) nổ ra đã thay đổi người lãnh đạo tối cao của nước bạn... Thế là mọi dự định tan thành mây khói! Khoảng 40 anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh hồi đó không về nước, rất thất vọng... cuối cùng, kẻ trước người sau, nhiều người rồi cũng lần lượt hồi hương. Văn Doãn, người bạn thân của tôi, chán nản nhảy từ tầng lầu 6 đập đầu xuống lề đường tự tử! Tôi đau đớn vô cùng, có lúc gần như điên loạn, một thời gian lâu mới trấn tĩnh được để lao vào những việc làm có ích: tôi say mê nghiên cứu, sinh hoạt tâm linh, bắt tay vào việc biên soạn từ điển, v.v... Đấy, tôi kể lại chuyện đời mình để thấy sự chia tay với Đảng thật là đau đớn, nó kéo theo nhiều thiệt thòi cho gia đình, cho anh em, cho bà con, bạn bè...
Nhưng, phải nói thật lòng rằng khi tâm hồn tôi đã bình tĩnh lại, nghĩ cho cùng, việc rời bỏ ĐCS đã đem lại cho tôi nhiều điều tốt.
Trước hết, tôi hoàn toàn được tự do về mặt tư tưởng và tinh thần, tôi thật sự làm chủ cái đầu, cái lưỡi và cây bút của tôi. Đó là điều sung sướng nhất đối với tôi! Tuy rằng với cái thẻ cư trú của một người tị nạn chính trị ở Liên Xô, tôi không được hoàn toàn có tự do về những mặt khác, chẳng hạn về việc đi lại: cũng như các công dân bình thường khác của Liên Xô hồi đó, tôi không được đi ra nước ngoài... Nhưng tự do tư tưởng và tinh thần, tự do nghiên cứu, viết lách đối với tôi là điều quý nhất.
Thứ hai, nếu tôi không thoát ly khỏi ĐCS mà ngoan ngoãn trở về nước thì rất có thể tôi phải chịu số phận bi thảm của các anh Trần Minh Việt, Nguyễn Kiến Giang và biết bao nhiêu cán bộ cao cấp, trung cấp khác, người thì bị chết trong tù, người sắp chết trong tù thì người ta vội vã đưa về nhà... chết, người thì âm thầm chết khi bị giam tại gia...
Thứ ba, tôi không phải trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, mà vì phản đối nó, tôi bị quy “tội” “xét lại-chống Đảng”. Cứ mỗi lần nghĩ đến điều này, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhõm vì đã giữ lập trường đúng và đã dám nói lên sự không đồng tình của mình với Đảng.4
Chỉ có một điều đau đớn day dứt trong lòng là vì tôi thoát ly khỏi Đảng mà vợ con tôi phải chịu biết bao điều khổ cực, biết bao nỗi oan trái do chính sách kỳ thị bất công của Đảng; các anh, các chị và các cháu tôi cũng bị vạ lây... Còn việc bộ máy tuyên huấn của Đảng ra sức vu khống, đặt lắm điều nói xấu tôi và các bạn tôi thì tôi chẳng bận tâm. Cho đến gần đây, báo của Đảng vẫn không ngừng nói xấu tôi. Tôi chẳng để ý, chỉ khi đọc bài của một blogger mà tôi chẳng hề quen đăng trên Đối Thoại phản bác lại tờ báo ấy thì tôi mới biết.5
Tôi kể cụ thể những điều trên để anh chị em đảng viên cộng sản – già cũng như trẻ – còn đang phân vân, hiểu rằng, hơn ai hết, là người “đã qua cầu”, tôi rất thông cảm các bạn. Sự ngập ngừng, do dự của các bạn là rất dễ hiểu. Nhưng, chắc chắn là các bạn sẽ không phải chịu những đau đớn ê chề như chúng tôi. Còn khi các bạn đã dám làm một bước quyết định là ra khỏi cái Đảng độc tài, thối nát, tham nhũng hiện nay rồi thì các bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường, “vòng kim cô” trên đầu bạn đã biến mất lúc nào không hay. Việc đó sẽ mở ra một chân trời mới để các bạn có thể cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho những công việc có ích cho Tổ quốc và Dân tộc, hơn là vẫn phải cúi đầu tiếp tục phục vụ cho tập đoàn thống trị mafia hóa, đội lốt CS, độc tài, tham nhũng./.
Ngày 26/8/2013
Nguyễn Minh Cần
__________________________________________________________
1. Tại hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp ở hội trường Ba Đình hồi tháng 1 năm 1964, ông Trường Chinh đã nói: “Cần đặc biệt lưu ý rằng thực chất của nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: Đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc”.
2. Vaclav Havel trả lời phỏng vấn của Michael Bongiovanni, Mai Việt Tú dịch, bài đăng trên Dân Luận.
3. Bài này được viết ngày 15/5/1998, đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 và in trong sách “Chuyện Nước Non” của Nguyễn Minh Cần, NXB Văn Nghệ, Westminster, CA, 1999.
4. Tôi tin chắc rằng đến bây giờ Trung Ương Đảng vẫn còn lưu giữ hồ sơ của Nguyễn Minh Cần, trong đó có bức thư tôi gửi cho Bộ Chính trị khi tôi ở lại Liên Xô, trong thư nói rõ: tôi không đồng tình với việc các vị lãnh đạo Đảng phát động chiến tranh “giải phóng miền Nam”, vì điều đó trái với Nghị quyết Đại hội III (1960) của Đảng mà tôi là một đại biểu của Đại hội đó. Tôi cũng nhắc lại Nghị quyết Đại hội III đã ghi rõ: Đảng chủ trương “hòa bình thống nhất đất nước”.
5. Bài viết của blogger Y Giáo đăng trên Đối Thoại ngày chủ nhật 03.02.2013 với tựa đề “Báo Quân Đội Nhân Dân đã nói sai sự thật về ông Nguyễn Minh Cần như thế nào?”
Nguồn: http://doithoaionline.wordpress.com/2013/02/03/bao-qdnd-da-noi-sai-su-that-ve-ong-nguyen-minh-can-nhu-the-nao/
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Năm, 05/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130905/nguyen-minh-can-chuyen-dai-ra-dang-va-da-dang-bai-1
=======================================================================
Nguyễn Minh Cần - CHUYỆN DÀI RA ĐẢNG VÀ ĐA ĐẢNG (Bài 2)
at 9/06/2013 09:04:00 AM
Nguyễn Minh Cần
Người viết những dòng này hoan nghênh hai tác giả vừa nói trên đã gióng lên lời kêu gọi các đảng viên cộng sản hãy “tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới”, Đảng Xã Hội - Dân Chủ. Đáng lẽ, lời kêu gọi thức thời đó phải được tung ra từ rất lâu cơ! Nhưng chẳng sao cả, chậm còn hơn không!
HÃY CAN ĐẢM “XÉT LẠI”...
Để đáp ứng lời kêu gọi thức thời đó của hai ông, thiết nghĩ các đảng
viên cộng sản có tư duy độc lập đang còn phân vân cần phải có gan “xét lại”
và nhận thức rõ thực trạng của hệ thống chính trị nước ta dưới sự thống
trị độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam để xác định cho mình một thái độ
dứt khoát với tinh thần trách nhiệm công dân cao.HÃY CAN ĐẢM “XÉT LẠI”...
Để các bạn hiểu rõ tôi hơn khi đọc những dòng trên, tôi xin thưa với các bạn rằng, khi mới 18 tuổi, tôi đã gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1946), và cũng đã từng vào sinh ra tử nhiều năm trong cuộc kháng chiến chống Pháp và từng gánh vác nhiều trách nhiệm quan trọng trong Đảng... Đến khi có những ý kiến bất đồng với ban lãnh đạo Đảng hồi cuối những năn 50 đầu những năm 60, tôi cùng với một số cán bộ cao cấp và trung cấp của Đảng bị quy “tội” “xét lại – chống Đảng”. Khi bị truy bức mạnh thì tôi đã rời bỏ Đảng Cộng Sản (ĐCS) vào lúc 36 tuổi (1964) lúc đang ở nước ngoài.
Suy cho cùng, cái “tội” mà các vị lãnh đạo ĐCS hồi đó đã quy, không biết những người khác nhận thức thế nào, còn đối với riêng tôi thì tôi cho là đúng! Tôi không phủ nhận! Đúng là tôi đã phạm “tội” “xét lại”! Chắc nhiều bạn đã sống cái thời cực kỳ ác liệt những năm 50, 60 thế kỷ trước đều biết cái “tội” “xét lại” hồi đó là đáng sợ lắm, vì Đảng coi “tội” ấy ngang với tội “phản động”, “phản đảng”, “phản quốc”! Thời đó các vị lãnh đạo đánh đồng (và đánh tráo) Đảng với Tổ quốc. Tôi nhận “tội” “xét lại”, nhưng quyết không nhận “tội” “phản quốc”, bởi lẽ tôi “xét lại” và phát biểu ý kiến với Đảng vì tôi yêu nước, thương dân, vì tôi không muốn Đảng đưa Đất Nước và Nhân Dân vào những thảm họa.
Nói cụ thể hơn: cú đẩy đầu tiên làm tôi phân vân về đường lối của Đảng là những sai lầm nghiêm trọng của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956) và thái độ quanh co, giả dối của các lãnh tụ của Đảng trước những sai lầm đó. Còn cú đẩy mạnh nhất là “Nghị quyết 9” (tháng 12 năm 1963) đánh dấu một bước ngoặt căn bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam: đi theo con đường của Đảng Cộng Sản Trung Quốc1, tức là đi theo con đường của chủ nghĩa Mao, một thứ chủ nghĩa phiêu lưu vô cùng nguy hại. Từ đó, tôi thấy phải “xét lại” con đường của ĐCSVN, kể từ việc Đảng đưa miền Bắc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” đến việc ban lãnh đạo Đảng phát động cuộc chiến tranh Bắc Nam hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước.
Tôi cũng không phủ nhận cái “tội” “chống Đảng”, vì khi tôi nghiệm thấy những việc làm thực tế của các lãnh tụ Đảng cộng sản Việt Nam (khi tôi sống ở Việt Nam) và của các lãnh tụ Đảng cộng sản Liên Xô (khi tôi sống ở Nga) thì tôi thấy chế độ chính trị mà các ĐCS đã xây dựng lên để thống trị người dân ở Liên Xô, ở Việt Nam, ở một số nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ đều là những chế độ độc tài toàn trị bóp nghẹt mọi quyền tự do của người dân, mọi quyền con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội và tạo ra mọi tệ nạn xã hội trầm trọng, như sự dối trá, lừa bịp có hệ thống, nạn tham nhũng tràn lan, v.v... vì thế tôi nhận thức rằng cần phải chống những đảng độc tài toàn trị như thế để bênh vực cho người dân.
Và số phận dun dủi tôi là một người Việt Nam đã tham gia hai cuộc Cách mạng Tháng Tám trong đời mình: cuộc Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) ở Việt Nam lúc tôi mới 17 tuổi, vì ngây thơ về chính trị tôi đã vô ý thức đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam lên nắm chính quyền thống trị Đất nước, và cuộc Cách mạng Tháng Tám (19/8/1991) ở Nga lúc tôi đã 63 tuổi và là thành viên của tổ chức “Nước Nga Dân Chủ”, vì hồi đó tôi nhận thức rõ phải đấu tranh chống lại và hạ bệ Đảng Cộng Sản Liên Xô xuống để dân Nga và các dân tộc trong Liên Bang Xô Viết được tự do và tiến theo con đường dân chủ. Hành động đó của tôi rõ ràng là chống ĐCS nhưng tôi không hề cho rằng đó là một “tội”, mà đó là một việc làm chính đáng của một người trung thực có ý thức và thức thời.
Tôi phải kể rõ ràng như vậy để các đảng viên cộng sản còn ở trong Đảng thấy rằng có lắm khi việc “xét lại” dù rất khó khăn nhưng lại là rất cần thiết. Nhận thức của con người là một quá trình liên tục, có khi phải đấu tranh, dằn vặt rất gian khổ, phải kiểm nghiệm, lật đi lật lại nhận thức cũ của mình, vì chân lý không phải một lúc mà ta đã nhận thức được ngay. Nên đừng e ngại khi thấy cần phải “xét lại” những điều trước đây mình đã tưởng nhầm là chân lý, là lý tưởng. Viết đến đây, chúng tôi xin phép dẫn ra một câu rất sâu sắc của Vaclav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch và chiến sĩ dân chủ Czechoslovakia: “Chúng ta sống trong những điều kiện ép buộc con người vươn lên trên sự phá sản của lý tưởng”2. Đúng như thế, ngày nay, rất nhiều đảng viên ở nhiều ĐCS trên thế giới sau khi “xét lại” và nhận thức rõ sự lầm lạc của mình cũng đã “vươn lên trên sự phá sản của lý tưởng” và từ bỏ ĐCS. Tôi tin rằng trong số đó không ít người đã phải trải qua những dằn vặt đau đớn giống như tôi. Thế mà họ đã dứt khoát. Vì thế, ở nhiều nước, trước đây ĐCS đông đảo có đến hàng triệu đảng viên nay đã teo lại như “miếng da lừa”, thậm chí ở nhiều nước không còn ĐCS nữa. Đó là một thực tế cần phải thấy!
Tôi nghĩ răng rằng, thời điểm này hơn lúc nào hết - khi ĐCSVN đã hoàn toàn biến chất, đang bị khủng hoảng trầm trọng về mặt tư tưởng, về đường lối, về cán bộ, khi tổ chức của Đảng - nhất là ở thượng tầng - chia rẽ nặng nề, đấu đá nhau vì quyền lợi; khi ĐCS đã đưa Đất nước vào cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, cả về kinh tế, tài chính, cả về giáo dục, y tế, đạo đức, vào tình trạng xã hội vô cùng tồi tệ - thì chính lúc này, những người cộng sản trung thực còn ở lại trong ĐCSVN hãy nên nghe lời kêu gọi thức thời của hai đảng viên CS kỳ cựu Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận, mà can đảm “xét lại” và quyết định một thái độ rõ ràng, dứt khoát, đầy trách nhiệm công dân. Trước tình trạng Đất nước ngày nay, lẽ nào những con người có lương tri lại có thể thờ ơ, vô cảm?
THỰC CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ HIỆN NAY
Những điều tôi sẽ trình bày sau đây về thực chất cái chế độ mà ĐCSVN
đã dựng lên trên Đất nước ta là một chế độ độc tài toàn trị CS cực kỳ
khắc nghiệt, có thể nhiều bạn đã biết mà không dám nói ra, nhưng tôi xin
phép được nói một lần nữa, đặc biệt cho thế hệ trẻ chưa từng trải lắm
được thấu rõ. Mọi người trung thực đều biết: ngay sau khi ĐCSVN cướp được chính quyền hồi tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ CS khác liền bắt tay xây dựng chế độ toàn trị (totalitarisme), trong đó ĐCS “độc quyền lãnh đạo” (từ ngữ của Lenin – hegemonia), tức là quyền lực của ĐCS độc tôn thống trị đất nước và dân tộc. Nhưng hồi đó, thế và lực của ĐCS còn yếu, nên các lãnh tụ CS phải dùng những thủ đoạn khéo léo che giấu cái chất CS của chế độ. Thậm chí có lúc họ còn giả vờ giải tán ĐCS (11/1946) và cho ra đời hai đảng “bỏ túi” là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội để làm cảnh, hòng đánh lừa dư luận trong nước và thế giới. Họ đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và có khi phải lập “Chính phủ liên hiệp”, mời những quan chức, vài đại biểu các đảng khác, vài nhân sĩ có uy tín dưới chế độ cũ đứng đầu các bộ quan trọng trong chính phủ (như nội vụ, ngoại giao, văn hóa...), nhưng những vị này chỉ “làm vì” chẳng có quyền hành thực tế, mà mọi thực quyền đều nằm trong tay các cán bộ CS.
Trái hẳn với những lời kêu gọi tốt đẹp của Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, ngay từ khi mới lên cầm quyền, các lãnh tụ CS đã cho thủ tiêu bí mật nhiều lãnh tụ các đảng yêu nước không CS (như Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt, v.v...), ngay cả những lãnh tụ đảng cùng ý thức hệ với họ, nhưng không CS (những người trốt-skít) cũng bị giết. Nhiều vị trong hàng giáo phẩm cao cấp, các chức sắc của các tôn giáo bị cô lập, bị bắt đi tù, bị ám hại (như Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ...). Ở các địa phương, nhiều người người đã làm việc dưới chế độ cũ bị thủ tiêu hoặc bị tù đày dài hạn không xét xử.
Song song với việc xóa bỏ các hội đoàn đã có từ trước, như tổ chức hướng đạo, các hội ái hữu, các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hội từ thiện... ĐCS ra sức phát triển các tổ chức quần chúng của họ trong mọi giới, công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng... Do vậy, trong một thời gian ngắn, ĐCS đã nắm được toàn bộ xã hội Việt Nam trong tay, loại trừ được các đảng phái và tổ chức có thể cạnh tranh quyền lực với họ.
Đến khi cuộc kháng chiến bắt đầu, cơ quan đầu não của ĐCS phải rút lên chiến khu, thì ở các vùng gọi là “tự do” (như một số tỉnh ở Khu Bốn, Khu Năm, các vùng chưa bị Pháp chiếm ở những nơi khác), các lãnh tụ CS càng siết chặt chế độ toàn trị của họ. Ở các vùng đó, mọi quyền tự do của dân chúng bị xóa bỏ, lấy lý do vì đang trong thời chiến.
Đến năm 1949, khi ĐCS Trung Quốc nắm được chính quyền trên toàn Hoa lục, các lãnh tụ CSVN có được “chỗ dựa vững chắc như dãy Hy-mã-lạp-sơn” (lời ông Trường Chinh, Tổng bí thư ĐCS hồi đó). Và đúng như vậy, dựa vào sự ủng hộ to lớn về mọi mặt của ĐCSTQ, nhất là về mặt quân sự, Trung Cộng đã giúp ĐCSVN giành được thắng lợi trên nhiều chiến dịch, bắt đầu từ chiến dịch Biên giới (1950) cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) dẫn đến việc ký Hiệp định Genève chia nước Việt Nam thành hai miền: Bắc và Nam.
Tiếp nhận miền Bắc, thế và lực của ĐCS đã mạnh hơn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng, ĐCSVN công khai ra mắt dân chúng khoác cái tên mới là Đảng Lao động Việt Nam (1951), công nhiên tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện cái họ gọi là “chuyên chính dân chủ nhân dân” mà thực chất là chuyên chính vô sản. Ông Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS khác càng siết chặt hơn nữa sự kiểm soát toàn diện cuộc sống của dân chúng, từ kinh tế, đi lại, lao động cho đến tư tưởng, tín ngưỡng. Rập theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Cộng, trong thời kỳ này ĐCSVN đã thực hiện chế độ quản lý hộ khẩu rất ngặt nghèo, làm các cuộc “chỉnh huấn”, “phóng tay phát động cải cách ruộng đất” và dựng lên “vụ án Nhân Văn Giai Phẩm”, “vụ án Xét Lại Chống Đảng”... để đàn áp giới trí thức dân chủ trong và ngoài Đảng, gieo rắc sự khiếp sợ trong dân chúng, đè bẹp mọi ý hướng không đồng tình với ĐCS. Trong thời kỳ này, các quyền tự do dân chủ và quyền con người bị chà đạp vô cùng tàn bạo, nhiều trí thức, sinh viên, cán bộ, đảng viên bị cầm tù lâu dài và hàng chục ngàn người dưới chế độ cũ bị bắt nhốt vào các “trại cải tạo” theo nghị quyết 49/NQ/TVQH (20/06/1961) của Thường vụ Quốc Hội do ông Trường Chinh ký.
Dựa vào sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Cộng, các lãnh tụ CSVN đã tiến hành cuộc chiến tranh Bắc Nam dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam”. Biết bao xương máu của quân và dân cả hai miền Bắc và Nam đã đổ ra! Biết bao nhiêu triệu thanh niên, nam nữ của cả hai miền Bắc và Nam đã chết tức tưởi trong cuộc chiến tranh huynh đệ này! Đến khi chiếm được miền Nam và xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các lãnh tụ CS liền công nhiên đặt cả nước dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCS; đưa khoảng 200 ngàn quân nhân và viên chức dưới chế độ cũ vào tù, có tên là “trại cải tạo”; ngang nhiên “luật hóa” độc quyền ĐCS thống trị đất nước bằng điều 4 Hiến pháp (1980); công nhiên tuyên bố “đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga”; tuyên bố “nắm vững chuyên chính vô sản” để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước; công khai lấy lại tên ĐCSVN; còn tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì bị xóa bỏ mà đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai “đảng anh em” Dân Chủ và Xã Hội bị xóa sổ ngay và chế độ chính trị hiển nhiên trở thành “độc đảng” tuyệt đối (còn trước đây cũng là “độc đảng” nhưng có che đậy bằng “chiếc lá nho” hai “đảng anh em”).
Kể từ năm 1930, các lãnh tụ CS luôn luôn dùng khẩu hiệu “người cày có ruộng” để lừa mị, lôi kéo nông dân theo ĐCS thì đến năm 1980, họ đưa ra Hiến pháp mới với điều 17 (trong Hiến pháp tiếp sau là điều 19) xóa bỏ quyền tư hữu đất đai của người dân và tuyên bố tất cả ruộng đất chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân”, thực tế là tước đoạt toàn bộ ruộng đất của người dân, chủ yếu là của nông dân, biến thành sở hữu của ĐCS để cho cán bộ CS tha hồ thao túng. Đến lúc này thì Tổng Bí Thư ĐCS nghiễm nhiên đóng vai nguyên thủ quốc gia dù vẫn còn ngôi vị Chủ tịch Nước; các chỉ thị, nghị quyết của ĐCS có hiệu lực như các đạo luật; còn Quốc hội do “Đảng cử dân bầu” và các cơ quan nhà nước chỉ là bù nhìn của ĐCS, bình phong che đậy chế độ chuyên chế.
Tóm lại, chế độ độc tài toàn trị mà ĐCSVN dựng lên đã 68 năm nay là một cơ chế chính trị bao trùm tất cả và thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của xã hội, nó cho phép các lãnh tụ CS quản lý và can thiệp sâu vào đời sống của công dân. Dưới chế độ này, người dân hoàn toàn bị mất quyền tự do, bị nô dịch hóa một cách rất tinh vi, ngay cả suy nghĩ, phát biểu ý kiến, và đời sống nội tâm cũng phải theo chỉ đạo của ĐCS. Trong nước, chỉ có một giai cấp được hưởng tự do và toàn quyền thâu tóm các quyền lợi, đó là tầng lớp các quan chức CS. Bản thân họ và gia đình họ nghiễm nhiên trở thành những nhà tư bản đỏ, những tỷ phú, những địa chủ cường hào như thời xưa. Họ thật sự là giai cấp thống trị trong xã hội.Trong bài “Nghịch lý” Thái Bình - “Nghịch lý” Việt Nam” viết ngày 15/5/1998 nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình, chúng tôi đã đi đến kết luận: “...Những ‘nghịch lý’ đó nói lên điều gì? Chúng nói lên rằng: cuộc cách mạng nhân dân đã bị phản bội và đại chúng tham gia cuộc cách mạng đó đã bị phản bội.”... “Chính tập đoàn thống trị cùng với giai cấp quan liêu cầm quyền này đã phản bội cuộc cách mạng nhân dân.”3.
Chế độ độc tài toàn trị của ĐCS đã đem lại vô vàn hậu quả cực kỳ thảm khốc cho đất nước và nhân dân ta: hàng trăm lãnh tụ và cán bộ chủ chốt của các đảng yêu nước không CS đã bị giết hại, trên 172 ngàn người đã là nạn nhân oan uổng trong cuộc cải cách ruộng đất đẵm máu ở miền Bắc, khoảng 5-6 triệu quân nhân và thường dân của cả hai miền đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Bắc-Nam, hàng trăm ngàn người bị rục xác trong ngục tù CS, tình trạng chia rẽ, hận thù trong dân chúng vô cùng trầm trọng... Do đường lối, chính sách “xây dựng chủ nghĩa xã hội” mà ĐCS đã tàn phá nền kinh tế của đất nước, đẩy lùi nền văn hóa, giáo dục của dân tộc, làm cho nước ta bị lạc hậu gấp nhiều lần so với các nước láng giềng mà trước năm 1945 trình độ phát triển còn thấp hơn nước ta. Chế độ độc tài toàn trị đã tạo nên một xã hội đầy bất công, đầy tham nhũng, đầy tội ác; đạo đức con người băng hoại nặng nề không tưởng tượng nổi. Đặc biệt cần nói thêm, chế độ độc tài toàn trị của ĐCS đã tạo nên một lớp người khiếp sợ, khuất phục cường quyền, vô cảm, ích kỷ và... độc ác.
Một hậu quả cực kỳ nguy hiểm nữa mà chế độ độc tài toàn trị do tập đoàn cầm quyền CSVN đã gây ra cho đất nước và dân tộc ta là: do “chịu ơn sâu nặng” ĐCSTQ ngay từ thời những năm 1930, ông Hồ Chí Minh cùng các lãnh tụ CS đã mù quáng, không thấy rõ mưu đồ của Trung Cộng muốn xâm chiếm nước ta, nên có một thời gian dài họ đã mê muội thuần phục Mao Trạch Đông và các lãnh tụ Trung Cộng, đến nỗi để Trung Cộng lấn dần lãnh thổ của Tổ quốc ta, và thậm chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công hàm (14.09.1958) “ghi nhận và tán thành” Công bố của Chính phủ Trung Quốc ngày 04.09.1958, thực tế là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gián tiếp phủ nhận chủ quyền của ta trên quần đảo Hoàng Sa! Còn khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bị sụp đổ thảm hại, lãnh đạo ĐCSVN đã vội vã bay đến Thành Đô (09.1990) để quỵ luỵ tìm chỗ dựa mới, hòng cứu ĐCS, cứu chế độ toàn trị của Đảng, mặc dù cách đấy không lâu, hồi năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh khốc liệt tàn phá nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam và lấn chiếm lãnh thổ của ta ở gần biên giới. Từ đó, tập đoàn cầm quyền Việt Nam từng bước nhân nhượng TQ về lãnh thổ và lãnh hải nước ta (Hiệp ước về biên giới trên đất liền 30.12,1999, Hiệp ước phân định lãnh hải 25,12.2000), tự nguyện quàng vào cổ dây thòng lọng “16 chữ vàng” và “4 tốt” để bè lũ Trung Cộng thực hiện cuộc xâm lăng “mềm”: Nhà cầm quyền Việt Nam đã để các đoàn lao động TQ xâm nhập sâu vào các nơi hiểm yếu trong nội địa nước ta, cho thuê dài hạn rừng vùng biên giới, để kinh tế TQ tràn ngập thị trường Việt Nam, văn hóa TQ tràn ngập đất nước bằng phim ảnh, sách báo, các trường dạy Hoa ngữ, v.v... tạo ra nguy cơ mất nước rất hiển nhiên. Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến chầu Thiên triều đỏ, một bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện quan trọng đã được ký chóng vánh trong một ngày 21.06.2013. Đây là sự khuất phục toàn diện vô cùng nhục nhã của tập đoàn thống trị CSVN trước kẻ thù của Dân tộc là bọn “đại bá” Trung Cộng.
Trước hiểm họa mất nước, các công dân yêu nước đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược thì lại bị ĐCS đàn áp rất tàn bạo, nhiều người bị tống vào tù ngục. Như vậy, trước mắt người dân Việt Nam, tập đoàn thống trị CSVN đã hiện nguyên hình là những tên “thái thú” của Trung Cộng. Có thể kết luận rằng chừng nào còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN thì hiểm họa mất Tổ quốc, mất Dân tộc vẫn còn tồn tại.
Các đảng viên cộng sản trung thực có tư duy độc lập cần sớm “xét lại” để tỉnh thức mà nhận rõ chế độ độc tài đảng trị của ĐCS áp đặt cho Dân tộc ta đã trên 68 năm. Phải nhận rõ ĐCSVN đã và đang là khối u ác tính trên thân thể Dân tộc ta, đang là trở lực lớn nhất trên con đường tiến lên của xã hội Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam, đã và đang là trở lực lớn nhất cho cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Đất nước, gìn giữ non sông yêu quý. Cần nhận rõ như vậy để tự mình xác định dứt khoát thái độ của một công dân yêu nước, thương dân.
CHIA TAY ĐAU ĐỚN, NHƯNG...
Vẫn biết rằng mọi cuộc chia tay thường là đau buồn, khó khăn, bịn
rịn. Điều này, đối với cá nhân tôi và hai người bạn cùng cảnh ngộ là
Thượng tá Đỗ Văn Doãn, nguyên Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và Đại
tá Lê Vinh Quốc, nguyên phó Chính ủy Quân khu III thì lại càng thấm
thía. Cuộc chia taycủa chúng tôi với ĐCS hồi năm 1964 thật là vô cùng
đau đớn, vì, đối với chúng tôi, cuộc chia tay đó lại gắn liền với việc
chia lìa vợ con mà chúng tôi rất yêu quý, chia lìa bà con, họ hàng, xa
lìa Tổ quốc, quê hương! Biết bao đêm thao thức, nghĩ suy... Biết bao lần
chúng tôi đã bàn đi tính lại với nhau, trao đổi ý kiến với các bạn cùng
tư tưởng, như anh Trần Minh Việt, cựu phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, anh
Nguyễn Kiến Giang, cựu phó Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật... Những người
bạn này khi về nước thì bị bắt vào tù giam giữ nhiều năm, khi thả ra anh
Minh Việt kiệt sức qua đời, còn anh Kiến Giang thì sống vất vưởng trong
vòng kiềm tỏa ngặt nghèo cho đến nay. Nhiều bạn bè đã khuyên chúng tôi: thôi cứ “đánh bài” “ngậm miệng qua thời”, cứ “hoan hô sự anh minh của Đảng”, “chúc tụng muôn năm lãnh tụ” cho xong chuyện để được gần vợ gần con, giữ lấy cái chức vụ đã có, v.v... Chúng tôi không nghe, quyết tâm ở lại và rời bỏ Đảng mà chúng tôi đã phục vụ 20 năm trời. Chúng tôi ở lại nước ngoài chẳng phải để hưởng thụ, nằm im... Nhưng những điều dự định làm thì... than ôi, mấy tháng sau, một cuộc đảo chính cung đình (1964) nổ ra đã thay đổi người lãnh đạo tối cao của nước bạn... Thế là mọi dự định tan thành mây khói! Khoảng 40 anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh hồi đó không về nước, rất thất vọng... cuối cùng, kẻ trước người sau, nhiều người rồi cũng lần lượt hồi hương. Văn Doãn, người bạn thân của tôi, chán nản nhảy từ tầng lầu 6 đập đầu xuống lề đường tự tử! Tôi đau đớn vô cùng, có lúc gần như điên loạn, một thời gian lâu mới trấn tĩnh được để lao vào những việc làm có ích: tôi say mê nghiên cứu, sinh hoạt tâm linh, bắt tay vào việc biên soạn từ điển, v.v... Đấy, tôi kể lại chuyện đời mình để thấy sự chia tay với Đảng thật là đau đớn, nó kéo theo nhiều thiệt thòi cho gia đình, cho anh em, cho bà con, bạn bè...
Nhưng, phải nói thật lòng rằng khi tâm hồn tôi đã bình tĩnh lại, nghĩ cho cùng, việc rời bỏ ĐCS đã đem lại cho tôi nhiều điều tốt.
Trước hết, tôi hoàn toàn được tự do về mặt tư tưởng và tinh thần, tôi thật sự làm chủ cái đầu, cái lưỡi và cây bút của tôi. Đó là điều sung sướng nhất đối với tôi! Tuy rằng với cái thẻ cư trú của một người tị nạn chính trị ở Liên Xô, tôi không được hoàn toàn có tự do về những mặt khác, chẳng hạn về việc đi lại: cũng như các công dân bình thường khác của Liên Xô hồi đó, tôi không được đi ra nước ngoài... Nhưng tự do tư tưởng và tinh thần, tự do nghiên cứu, viết lách đối với tôi là điều quý nhất.
Thứ hai, nếu tôi không thoát ly khỏi ĐCS mà ngoan ngoãn trở về nước thì rất có thể tôi phải chịu số phận bi thảm của các anh Trần Minh Việt, Nguyễn Kiến Giang và biết bao nhiêu cán bộ cao cấp, trung cấp khác, người thì bị chết trong tù, người sắp chết trong tù thì người ta vội vã đưa về nhà... chết, người thì âm thầm chết khi bị giam tại gia...
Thứ ba, tôi không phải trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, mà vì phản đối nó, tôi bị quy “tội” “xét lại-chống Đảng”. Cứ mỗi lần nghĩ đến điều này, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhõm vì đã giữ lập trường đúng và đã dám nói lên sự không đồng tình của mình với Đảng.4
Chỉ có một điều đau đớn day dứt trong lòng là vì tôi thoát ly khỏi Đảng mà vợ con tôi phải chịu biết bao điều khổ cực, biết bao nỗi oan trái do chính sách kỳ thị bất công của Đảng; các anh, các chị và các cháu tôi cũng bị vạ lây... Còn việc bộ máy tuyên huấn của Đảng ra sức vu khống, đặt lắm điều nói xấu tôi và các bạn tôi thì tôi chẳng bận tâm. Cho đến gần đây, báo của Đảng vẫn không ngừng nói xấu tôi. Tôi chẳng để ý, chỉ khi đọc bài của một blogger mà tôi chẳng hề quen đăng trên Đối Thoại phản bác lại tờ báo ấy thì tôi mới biết.5
Tôi kể cụ thể những điều trên để anh chị em đảng viên cộng sản – già cũng như trẻ – còn đang phân vân, hiểu rằng, hơn ai hết, là người “đã qua cầu”, tôi rất thông cảm các bạn. Sự ngập ngừng, do dự của các bạn là rất dễ hiểu. Nhưng, chắc chắn là các bạn sẽ không phải chịu những đau đớn ê chề như chúng tôi. Còn khi các bạn đã dám làm một bước quyết định là ra khỏi cái Đảng độc tài, thối nát, tham nhũng hiện nay rồi thì các bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường, “vòng kim cô” trên đầu bạn đã biến mất lúc nào không hay. Việc đó sẽ mở ra một chân trời mới để các bạn có thể cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho những công việc có ích cho Tổ quốc và Dân tộc, hơn là vẫn phải cúi đầu tiếp tục phục vụ cho tập đoàn thống trị mafia hóa, đội lốt CS, độc tài, tham nhũng./.
Ngày 26/8/2013
Nguyễn Minh Cần
__________________________________________________________
1. Tại hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp ở hội trường Ba Đình hồi tháng 1 năm 1964, ông Trường Chinh đã nói: “Cần đặc biệt lưu ý rằng thực chất của nghị quyết 9 chỉ có thể phổ biến bằng miệng, điều đó là: Đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc”.
2. Vaclav Havel trả lời phỏng vấn của Michael Bongiovanni, Mai Việt Tú dịch, bài đăng trên Dân Luận.
3. Bài này được viết ngày 15/5/1998, đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 và in trong sách “Chuyện Nước Non” của Nguyễn Minh Cần, NXB Văn Nghệ, Westminster, CA, 1999.
4. Tôi tin chắc rằng đến bây giờ Trung Ương Đảng vẫn còn lưu giữ hồ sơ của Nguyễn Minh Cần, trong đó có bức thư tôi gửi cho Bộ Chính trị khi tôi ở lại Liên Xô, trong thư nói rõ: tôi không đồng tình với việc các vị lãnh đạo Đảng phát động chiến tranh “giải phóng miền Nam”, vì điều đó trái với Nghị quyết Đại hội III (1960) của Đảng mà tôi là một đại biểu của Đại hội đó. Tôi cũng nhắc lại Nghị quyết Đại hội III đã ghi rõ: Đảng chủ trương “hòa bình thống nhất đất nước”.
5. Bài viết của blogger Y Giáo đăng trên Đối Thoại ngày chủ nhật 03.02.2013 với tựa đề “Báo Quân Đội Nhân Dân đã nói sai sự thật về ông Nguyễn Minh Cần như thế nào?”
Nguồn: http://doithoaionline.wordpress.com/2013/02/03/bao-qdnd-da-noi-sai-su-that-ve-ong-nguyen-minh-can-nhu-the-nao/
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Năm, 05/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130905/nguyen-minh-can-chuyen-dai-ra-dang-va-da-dang-bai-1
=======================================================================
Nguyễn Minh Cần - CHUYỆN DÀI RA ĐẢNG VÀ ĐA ĐẢNG (Bài 2)
at 9/06/2013 09:04:00 AM
Nguyễn Minh Cần
Khi kêu gọi các đảng viên cộng sản “tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng”, hai
ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận có nêu vấn đề “thành lập Đảng dân
chủ-xã hội”, nên chúng tôi muốn nói rõ thêm về chủ nghĩa xã hội-dân
chủ.
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI-DÂN CHỦ
Trước hết, xin nói về từ ngữ. Theo tôi, từ ngữ “xã hội-dân chủ” phản ánh
đúng thực chất của chủ nghĩa xã hội-dân chủ hơn là từ ngữ “dân chủ-xã
hội”. Vì sao? Vì cơ sở tư tưởng của phong trào “xã hội-dân chủ” là học
thuyết về chủ nghĩa xã hội, mà thứ chủ nghĩa xã hội đó là chủ nghĩa xã
hội dân chủ; nó khác hẳn thứ chủ nghĩa xã hội chuyên chính vô sản, chủ
nghĩa xã hội độc tài, tức là thứ chủ nghĩa xã hội của người cộng sản.
Từ ngữ chủ nghĩa xã hội-dân chủ lần đầu tiên được nhà văn Anh Bernard
Shaw dùng năm 1888. Sau này, tại Đại hội thành lập Quốc tế Xã hội chủ
nghĩa (gọi tắt là Quốc tế Xã hội - SI) tại Frankfurt năm 1951, từ ngữ
này đã được chính thức sử dụng. Qua những bước thăng trầm, ngày nay Quốc
tế Xã hội đã lớn mạnh, đến năm 1999 đã có 143 đảng gia nhập. Những
người cộng sản nước ta biết đến chủ nghĩa xã hội-dân chủ và các Đảng Xã
hội-Dân chủ, chủ yếu qua những bài mạt sát thậm tệ của Lenin, Stalin và
những người CS khác... đối với các lãnh tụ của phong trào này, như
Ferdinand Lassalle, Karl Kautsky, Eduard Bernstein, v.v.... Các đảng
viên CSVN vì bị bưng bít trên 70 năm trời, chỉ được nghe duy nhất một
tiếng nói của Lenin, Stalin... không hề được tiếp cận các nguồn tư liệu
khác, nên thường có lắm điều ngộ nhận.
Các Đảng Xã hội-Dân chủ châu Âu phần nhiều chịu ảnh hưởng của Ferdinand
Lassalle (1825–1864), người sáng lập ra Đảng Xã hội-Dân chủ Đức hồi năm
1863 và là chủ tịch đầu tiên của đảng. Mãi 26 năm sau khi Đảng Xã
hội-Dân chủ Đức ra đời, Friedrich Engels và một số người khác mới thành
lập Quốc tế Xã hội chủ nghĩa, còn gọi là Quốc tế II. Quốc tế này thu hút
các Đảng Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Đảng Xã hội-Dân chủ Đức. Trước
chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong hàng ngũ Quốc tế II có nhiều
phái khác nhau, trái nhau về quan điểm và đường lối. Đến năm 1914 vì
không thống nhất được với nhau về chiến lược cũng như phương thức đấu
tranh nên Quốc tế II phải giải tán.
Trong phong trào xã hội-dân chủ có một phái nhỏ những người theo chủ
nghĩa Marx, chủ trương cách mạng bạo lực giành chính quyền, đập tan bộ
máy nhà nước cũ, thiết lập chuyên chính vô sản để xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đó là Vladimir Lenin, Rosa Luxemburg, Karl Liebknecht... Về sau
những người này tách ra thành lập Đảng Cộng sản. Lenin và những người CS
căm ghét các lãnh tụ và đảng viên các Đảng Xã hội-Dân chủ, mạt sát họ
tàn tệ, còn khi nắm được chính quyền ở Nga thì thẳng tay đàn áp, thậm
chí tiêu diệt họ về thể xác.
Các phái khác trong phong trào xã hội-dân chủ thì ôn hòa hơn, họ chủ
trương xét lại chủ nghĩa Marx, từ bỏ con đường bạo lực cách mạng, phủ
nhận chuyên chính vô sản, v.v... như Karl Kautsky, Eduard Bernstein,
Rudolf Hilferding, Friedrich Adler... Những người này chú trọng công
bằng xã hội, chủ trương quốc hữu hóa những xí nghiệp quan trọng về chiến
lược, nhà nước can thiệp vào kinh tế, đối tác xã hội giữa những người
lao động và những người thuê nhân công, xây dựng một xã hội dân chủ đa
nguyên về tư tưởng, đa đảng về chính trị, dựa vào những nguyên tắc tự do
và tình huynh đệ, bảo đảm triệt để quyền con người, bảo vệ quyền lợi
của tất cả mọi người lao động – không chỉ giai cấp công nhân, mà cả giới
trí thức, nông dân, các trại chủ và tầng lớp trung gian, kể cả các
doanh nhân nhỏ và vừa. Họ cho rằng điều kiện quan trọng nhất để xác lập
chủ nghĩa xã hội đúng thực chất là thực hiện nền dân chủ chân chính
trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội.
Dân chủ chính trị phải bảo đảm cho người dân mọi quyền và quyền tự do
của công dân, bảo đảm tính đa đảng, chế độ nghị trường, quyền phổ thông
bầu cử, thượng tôn luật pháp và sự tham gia thực sự của người dân vào
việc điều hành công việc xã hội.
Dân chủ kinh tế nhằm chống lại sự tập trung quyền lực kinh tế vào tay
một thiểu số, để mỗi người đều có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
và phân phối. Vì thế dân chủ kinh tế phải nhằm xây dựng một hệ thống
kinh tế đảm bảo được việc sử dụng nguồn tài nguyên xã hội cho lợi ích
của mọi người. Theo quan niệm của những người xã hội-dân chủ, quyền lực
kinh tế trong xã hội không thuộc những người nắm phương tiện sản xuất,
mà thuộc về những người điều hành chúng. Vì vậy áp dụng dân chủ kinh tế
phải được bảo đảm không phải bằng việc tước đoạt sở hữu của những người
chủ xí nghiệp, mà bằng cách làm cho đông đảo người lao động tham gia
ngày càng nhiều vào việc điều hành doanh nghiệp, cả ở các xí nghiệp
riêng lẻ (qua các hội đồng sản xuất, kiểm tra lượng người làm, việc trả
công lao động và điều kiện lao động, hợp đồng tập thể giữa người lao
động và chủ các xí nghiệp), cũng như trong phạm vi toàn xã hội (qua việc
thành lập các cơ quan đối tác xã hội giữa người lao động và các nhà
kinh doanh, việc mở rộng lĩnh vực sở hữu của thị chính, của hợp tác xã,
của nghiệp đoàn, v.v...). Trước đây, những người xã hội-dân chủ chủ
trương quốc hữu hóa và kế hoạch hóa, ngày nay, họ nhấn mạnh vai trò của
thị trường, nhưng vai trò này phải được nhà nước điều tiết. Còn nhà nước
phải khá “ôn hòa” và không được gây trở ngại cho sáng kiến riêng của cá
nhân.
Dân chủ xã hội là mục tiêu cuối cùng của những người xã hội-dân chủ, nó
nhằm bảo đảm mọi quyền lợi xã hội của người lao động (các quyền lao
động, học vấn, nghỉ ngơi, trị bệnh, nhà ở, bảo đảm xã hội), cũng như
phải xóa bỏ mọi hình thức áp bức, kỳ thị, người bóc lột người, bảo đảm
các điều kiện để cho sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội-dân chủ phải đạt tới bằng những phương
tiện hòa bình và dân chủ, bằng sự tiến hóa dần dần của xã hội, nhờ những
cải cách, nhờ sự hợp tác giữa các giai cấp, dựa trên sự ủng hộ của nhà
nước dân chủ.
Những điều trình bày trên đây về chủ nghĩa xã hội-dân chủ không chỉ là
lý thuyết mà đã được thực hiện hàng chục năm rồi trong thực tiễn ở
nhiều nước châu Âu, đặc biệt ở Bắc Âu, như ở Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy,
Phần Lan; những nơi đó tự do dân chủ được đảm bảo tuyệt đối, xã hội rất
trong sạch, hầu như vắng bóng nạn tham nhũng, nên chất lượng đời sống
của người dân rất cao. Một vài nước châu Âu, như Đức, Pháp, Anh..., châu
Mỹ, như Canada, châu Úc, như nước Australia cũng đã đạt được nhiều
thành tựu của chủ nghĩa xã hội-dân chủ. Còn tình trạng các nước do các
ĐCS đi theo con đường của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhân dân bị thống trị bi
đát như thế nào, tưởng không cần phải nói.
Nói đến những nhân vật đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn ở nước ta ít
nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội-dân chủ thì tôi rất đồng tình
với hai ông Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh, là trước tiên phải nói đến nhà
chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926). Cụ là một nhà dân chủ Việt Nam không
kêu gọi bạo lực, không có đầu óc chuyên chính. Người thứ hai chịu ảnh
hưởng của chủ nghĩa xã hội-dân chủ là Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh
Phú Sổ (1920-1947). Ông đã sáng lập ra Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng
(ngày 21.09.1946), gọi tắt là Đảng Dân Xã. Đảng này theo nguyên tắc “chủ
quyền ở nơi toàn thể nhân dân”, chủ trương “toàn dân chánh trị” và
“chống độc tài bất cứ hình thức nào”. Nét độc đáo của Giáo chủ Huỳnh Phú
Sổ là tư tưởng xã hội-dân chủ hòa quyện với giáo lý đức Phật.
Chúng tôi viết nhiều về chủ nghĩa xã hội-dân chủ, mà ít nói đến Đảng Xã
hội-Dân chủ, vì nghĩ rằng, phấn đấu để thực hiện chủ nghĩa xã hội-dân
chủ, không chỉ có các Đảng Xã hội-Dân chủ. Đảng của những người xã
hội-dân chủ còn có thể mang nhiều tên khác, như Đảng Lao động, Đảng Công
nhân, Đảng Công bằng, Đảng Chính Nghĩa, v.v... Cái tên đảng không phải
là quan trọng, cái chính, cái thực chất là cương lĩnh, là mục tiêu đấu
tranh của đảng, tức là chủ nghĩa xã hội-dân chủ đích thực. Chúng tôi
nhấn mạnh chữ “đích thực”, vì trên đời này, khi có những thứ tốt thuộc
“hàng chính hiệu” thì thường cũng xuất hiện nhiều “hàng giả”, “hàng
nhái”. Điều này dễ thấy ở một vài nước CS gọi là “xã hội chủ nghĩa”: Khi
“hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới” bị sụp đổ hồi cuối những năm 80
đầu những năm 90 thế kỷ trước thì ban lãnh đạo một vài ĐCS vội vàng thay
đổi nhãn hiệu, đổi tên đảng thành Đảng Xã hội-Dân chủ, Đảng Xã hội,
Đảng Dân chủ, và tuyên bố theo chủ nghĩa xã hội-dân chủ, chỉ cốt để bảo
vệ quyền lực của giai cấp cầm quyền cũ, chứ thực ra họ vẫn giữ thực chất
CS. Đó là một thực tế, các chiến sĩ dân chủ cần cảnh giác.
Viết đến đây, chúng tôi không thể không nhắc đến ý kiến của Giáo sư Phan
Đình Diệu, một trong những nhà trí thức khả kính. Ý kiến của ông như
thế này: “Tôi hy vọng là Đảng (cộng sản) sẽ tự biến đổi thàng Đảng xã
hội dân chủ để lãnh đạo nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ,
như vậy thì cả vấn đề giữ quyền lãnh đạo cho Đảng (cộng sản) và tạo ra
một nền dân chủ của xã hội đều được giải quyết một cách trọn vẹn, và do
đó, nước ta sẽ sớm thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, hội nhập vào quốc tế.” Giáo sư Tiến sĩ
Phan Đình Diệu giỏi về toán học, ông là người khảng khái, chính trực,
nhưng chưa chắc ông đã giỏi về chính trị học. Bài toán khó khăn của Đất
nước mà Tiến sĩ giải cách này, chúng tôi tin chắc rằng “đáp số” sẽ làm
ông thất vọng nặng nề!
Nhân tiện, cũng xin nói thêm điều này: hiện nay ở Việt Nam, có những
nhân sĩ, trí thức... đề nghị đổi tên ĐCSVN thành Đảng Lao động Việt Nam,
đổi tên nước CHXHCNVN thành Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, tưởng như vậy
thì tình hình VN sẽ thay đổi hẳn, mọi sự sẽ tốt lên. Về chuyện đổi tên,
kẻ viết bài này có học được một bài học rất thấm thía do Chủ tịch Đảng
Hồ Chí Minh dạy cho. Xin chia sẻ cùng các bạn: Năm 1950, chúng tôi được
triệu tập đến căn cứ địa của Trung Ương để tham dự cuộc họp chuẩn bị cho
việc đổi tên ĐCS tại Đại hội Đảng năm 1951. Cụ Hồ bước lên bục giảng
giải đáp thắc mắc cho khoảng ba trăm cán bộ cao cấp và trung cấp đến
họp. Cụ mở nắp hộp thuốc lá thơm của cụ nhãn hiệu CRAVEN A. Giơ cao nắp
hộp phía có chữ CRAVEN A lên trước mặt chúng tôi, cụ lớn tiếng nói: “Đây
là ĐCS”, rồi cụ xoay nắp hộp mặt trái phía trong không có chữ, đưa lên
và nói tiếp: “Đây là Đảng Lao động”. Rồi cụ thủng thẳng hỏi: “Đã rõ
chưa? Có khác nhau gì không?” Cả hội trường ầm vang tiếng đáp: “Rõ rồi
ạ! Dạ, không khác nhau gì cả!”.
Đúng là bài học nhớ đời! Dưới thời ĐLĐVN cũng như dưới thời ĐCSVN, dưới
thời VNDCCH cũng như dưới thời CHXHCNVN, mọi tầng lớp nhân dân đều phải
chịu biết bao thảm kịch! Lẽ nào các nhà trí thức, các nhân sĩ và toàn
dân ta không thấy hay sao?
CẦN CÓ MỘT TƯ DUY ĐÚNG
Chúng tôi đánh giá cao tâm nguyện của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo
Hồ Ngọc Nhuận, khi hai ông kêu gọi các đảng viên cộng sản hãy “tuyên bố
tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới”, Đảng Xã hội-Dân chủ.
Lời kêu gọi xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, đa nguyên và kêu gọi
thành lập một Đảng Xã hội-dân chủ đáng trân trọng. Có người còn cho đó
là “bản tuyên ngôn về con đường nhất thiết phải đi...” mặc dù đó chỉ là
một lời kêu gọi thôi, không có cương lĩnh, mục tiêu, chương trình gì cụ
thể cả.
Thật ra, lời kêu gọi đó của hai ông không có gì mới. Khi nói đến “tuyên
ngôn”, thiết tưởng cần phải nhắc lại để mọi người nhớ: Cách đây trên 7
năm, lần đầu tiên trong lịch sử phong trào dân chủ nước ta, đã từng có
một bản tuyên ngôn của 118 công dân ở trong nước (xin nhấn mạnh ba chữ ở
trong nước) khao khát tự do dân chủ được công bố công khai ngày
08.04.2006. Đó là “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” (còn gọi
là Tuyên ngôn 8406). Tuyên ngôn đó đã nói rất rõ ràng và mạnh mẽ về mục
tiêu đấu tranh cho một chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, mục tiêu đấu
tranh cho mọi quyền tự do, dân chủ. Tuyên ngôn đó, được trên 5000 người
Việt Nam trong và ngoài nước công khai ký tên, và được 140 chính khách
quốc tế bảo trợ, trong đó có cố Tổng thống Vaclav Havel.
Tuyên ngôn 8406 vạch rõ rằng, sau khi cướp được chính quyền, ĐCS đã thủ
tiêu quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam, đã chà đạp thô bạo
tất cả những quyền thiêng liêng về tự do, dân chủ, cũng như quyền được
sống yên bình và mưu cầu hạnh phúc. Tuyên ngôn 8406 nhận định rằng, vì
“lấy chủ nghĩa Mác-Ăng-ghen-Lênin-Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết
hợp với thực tiễn Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi
hành động của Đảng” nên ĐCS đưa “bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn
đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam”, ... “đã triệt tiêu hầu hết
những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm
đô hộ, chiếm đóng lên cả hai mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc
Việt Nam”. Tuyên ngôn 8406 nói rõ “Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu
tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính
trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được
“đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là
phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh
tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa
đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của
Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải
được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm
của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.” Còn “Mục
tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây:
Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận...”, “Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập
đảng, bầu cử và ứng cử...”, “Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và
Quyền Đình công chính đáng...”, “Quyền Tự do Tôn giáo...”. Tuyên ngôn
8406 tuyên bố rõ ràng “Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình,
bất bạo động...” (các chữ in đậm trong các ngoặc kép là theo đúng nguyên
bản).
Chúng tôi nghĩ rằng Tuyên ngôn 8406 này rất xứng đáng làm bảng chỉ đường
cho phong trào đấu tranh giành Tự do, Dân chủ ở nước ta. Chính vì đấu
tranh cho một Cương lĩnh đúng đắn như vậy, nên đến nay dù bị khủng bố
rất ác liệt, hàng trăm chiến sĩ dân chủ của Khối 8406 đã bị truy bức,
sách nhiễu, đàn áp hết sức tàn bạo, bị tống vào tù ngục CS, bị quản chế
tại nhà, nhưng phong trào dân chủ vẫn được duy trì và ngày càng phát
triển. Cho đến nay đã có 190 thành viên của Khối 8406 là nạn nhân của sự
đàn áp như vậy, trong số đó 65 chiến sĩ dân chủ bị lãnh án tù giam từ 7
năm trở lên! Rất nhiều chiến sĩ của Khối 8406 đã nêu gương đấu tranh
kiên cường trong nhà tù. Chúng tôi không thể nêu hết tên của họ, vì sợ
chiếm nhiều chỗ trong bài.
Cũng cần nói thêm, Khối 8406 còn đề ra “Cương lĩnh Khối 8406” và công bố
“Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn & 8 bước”. Khối
8406 đã phát hành tờ bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận”, vừa là báo mạng
vừa là báo giấy có 32 trang A4 để vận động cho tự do dân chủ, chống chế
độ độc tài toàn trị. Từ ngày 15.04.2006 đến ngày 01.09.2013, bán nguyệt
san không xin phép này đã ra được 178 số. Khối 8406 còn thường xuyên ra
những lời tuyên bố, những lời kêu gọi, những nhận định, những kháng
thư... để hướng dẫn dư luận, phản đối nhà cầm quyền và động viên đại
chúng đấu tranh.
Chúng tôi nghĩ rằng cần phải nói những điều này để mọi người nhìn thấy
rõ những thành tựu đã có, không vì những hiện tượng mới bộc phát mà che
lấp những thành tựu đã thực hiện được bằng nỗ lực, bằng xương máu, nước
mắt và mồ hôi của hàng trăm, hàng nghìn người!
Khi đọc kỹ những bài viết và bài nói (trả lời phỏng vấn) của Luật gia Lê
Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, chúng tôi không thể không nói đến
tính hời hợt, thô thiển, chưa chín chắn của những lập luận của hai ông.
Nhiều người có nhận xét về điều ông Lê Hiếu Đằng đã cho biết: “Nằm trong
bệnh viện... tôi đã suy nghĩ, đọc một số bài báo rồi các nhà văn, nhất
là những nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu” rồi ông mới
“thấy sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở miền
Bắc, một xã hội không có bóng người”, ông chuyển biến tư tưởng và hạ bút
viết bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”. Người đọc có thể nghĩ
rằng sự hiểu biết của ông Lê Hiếu Đằng như thế là chưa sâu sắc. Nhưng
dẫu sao tôi cũng mong rằng nhận thức của ông Đằng còn chín chắn hơn
nhiều so với cái “hiểu loáng thoáng” của ông Nguyễn Tất Thành1 hồi năm
1920, khi ông này nhảy từ Đảng Xã hội Pháp sang Quốc tế III; mà vì cú
nhảy đó Đất nước và Dân tộc Việt Nam đã và đang chịu biết bao tai họa!
Chuyện ông Lê Hiếu Đằng chuyển từ ĐCS sang cổ động cho Đảng Xã hội-Dân
chủ làm ta nhớ đến “cú nhích chân” (cụm từ của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu) của
ông Nguyễn Tất Thành mà Tiến sĩ đã nhắc đến trong bài “Xưa nhích chân
đi, giờ nhích chân lại” bước từ Đảng Xã hội Pháp sang Quốc tế III của
Lenin, chỉ vì ông Nguyễn Tất Thành thấy “Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến
vấn đề thuộc địa”2, ...“Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa
Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là gì thì tôi (tức Nguyễn Tất Thành) chưa
hiểu”3. Thậm chí “Sơ thảo luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của
Lenin đăng trên báo L’Humanité ngày 16-6-1920 thì “ngay cả chữ nghĩa
trong văn bản” ấy ông Nguyễn Tất Thành “cũng chỉ hiểu loáng thoáng
thôi”4.
Về vấn đề thành lập đảng đối lập, ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã viết chí
lý trong bài “Căn bệnh khủng hoảng trí tuệ”: “...Là luật gia, là nhà
hoạt động chính trị, ông Đằng nói đến thành lập đảng đối lập với chính
quyền cộng sản có vẻ rất tài tử, khơi khơi. Ít nhất ông phải phác họa
vắn tắt về cái chủ trương, đường lối (của đảng ấy) như thế nào để người
đọc biết ý ông ra sao.”
Hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận nên xem lại mình có ngây thơ
không, khi nói rằng: “Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ
trương của Đảng, chứ chưa có một văn bản nào cấm điều này? Mà nguyên tắc
pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là
quyền công dân chính đáng của chúng ta.” Các ông quên rằng hai ông cũng
như toàn dân nước ta đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN
hay sao? Xưa nay có bao giờ ĐCS coi trọng luật pháp, coi trọng nguyên
tắc pháp lý đâu, tất cả những thứ đó trong mắt đám cầm quyền CS chỉ là
những quan niệm tư sản về pháp quyền phải vứt bỏ. Ngoài miệng họ vẫn nói
“thượng tôn pháp luật”, nhưng đó là thứ “pháp luật phi pháp” của họ
thôi mà họ bắt người dân phải theo! Thực ra họ có coi pháp luật ra cái
gì đâu? Thế thì mấy chữ của ông Lê Hiếu Đằng “Cần cho lập thêm các đảng
đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam” có nghĩa lý gì với họ?
Thành thật mà nói, đọc những điều hai ông nói và viết về dân chủ đa đảng
và về Đảng Xã hội-Dân chủ, chúng tôi thấy rằng nhận thức của hai ông
còn... – xin đừng giận vì lời nói thẳng – thô thiển và mơ hồ. Về vấn đề
này, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhà báo Ngô Nhân Dụng, viết
trong bài “Ông Hồ Ngọc Nhuận cần đổi cách suy nghĩ”. Ông Ngô Nhân Dụng
có lời khuyên rất chí lý: “Trong lúc tranh đấu để thiết lập một xã hội
dân chủ tự do chúng ta cần sống theo lối tự do dân chủ”. Chúng xin nói
thêm: Mà muốn sống theo lối tự do dân chủ thì phải hiểu thấu đáo xã hội
dân chủ tự do đích thực nó phải như thế nào?
Cũng như khi kêu gọi thành lập Đảng Xã hội-dân chủ thì phải hiểu thấu
đáo về chủ nghĩa xã hội-dân chủ, về lịch sử của phong trào xã hội-dân
chủ thế giới, về mục tiêu của chủ nghĩa đó qua các thời kỳ lịch sử cũng
như về cương lĩnh của Đảng Xã hội-dân chủ, phải nói rõ sự khác biệt to
lớn của mục tiêu của chủ nghĩa xã hội-dân chủ so với chủ nghĩa xã hội-
chuyên chính vô sản, tức là chủ nghĩa xã hội- độc tài của những người
cộng sản. Đáng tiếc là hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đã không
làm được điều đó. Có chỗ ông Lê Hiếu Đằng lại viết ông muốn “thành lập
một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ-Xã hội”. Người đọc cảm thấy
dường như ông chưa chắc chắn lắm, hoặc chưa quyết định dứt khoát. Thế
thì làm sao người ta có thể đáp ứng lời kêu gọi của ông?
Tôi ngạc nhiên khi nghe Luật gia Lê Hiếu Đằng trả lời phóng viên RFI,
ông nói rằng ông “phân tích theo quan điểm Mác-Lênin thôi”, dựa theo
những điều ông đã “học abc của chủ nghĩa Mác-Lênin” thì ông thấy chế độ
độc đảng là “vô lý, cái này nó phản lại (ý nói chủ nghĩa Mác-Lênin)”.
Như vậy là ông không biết rằng cái gọi là “chủ nghĩa Mác-Lênin” của
Lenin và Stalin bao giờ cũng chủ trương độc đảng, tức là chỉ một mình
đảng cộng sản độc tôn thống trị, cái đó Lenin gọi là “hegemonia” (Nhà
xuất bản Sự Thật dịch là độc quyền lãnh đạo) của ĐCS. Chính cái đó mới
đẻ ra chế độ độc tài toàn trị CS với nguyên tắc “chuyên chính vô sản” –
đó là nguyên nhân của mọi tai họa của Đất nước và Dân tộc VN ta! Thế mà
ông Lê Hiếu Đằng lại cho chế độ độc đảng là “vô lý, cái này nó phản lại”
chủ nghĩa Mác-Lênin!
Tôi giật mình khi thấy ông nói rằng: “Trong cuốn “Mao Trạch Đông ngàn
năm công tội” ông đại tá nói thời kỳ Mao già rồi cũng nghiêng về khuynh
hướng dân chủ xã hội của Đệ Nhị Quốc tế, rồi bản thân ông cũng đề nghị
như vậy”! Có thể nào một người đang kêu gọi thành lập Đảng Xã hội-Dân
chủ lại có thể mơ hồ đến thế về tên độc tài CS đẵm máu nhất nhì thế giới
của thế kỷ 20?
Hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi các đảng viên cộng sản ra
khỏi Đảng để thành lập Đảng Xã hội-Dân chủ đối lập với ĐCS. Có lẽ hai
ông chưa nghĩ sâu rằng: nếu một Đảng Xã hội-Dân chủ chỉ gồm rặt những
đảng viên cộng sản cũ thì cái Đảng Xã hội-Dân chủ đó có thể bảo đảm thực
hiện đúng tinh thần và thực chất của chủ nghĩa xã hội-dân chủ đích thực
hay không? Hay một thời gian nào đó, đảng ấy sẽ mất đi tính đối lập mà
quay trở lại thỏa hiệp với đảng cầm quyền? Một Đảng Xã hội-Dân chủ kiểu
đó có khả năng thâm nhập được vào đại chúng không? Hay nó chỉ tự đóng
mình trong câu lạc bộ “các cụ lão thành cựu đảng viên CS”? Vì sao hai
ông không đặt vấn để rộng rãi hơn, không kêu gọi các tầng lớp khác,
thanh niên, công nhân, lao động, trí thức, nông dân, doanh nhân, trại
chủ cùng tham gia Đảng Xã hội-Dân chủ? Chính những lớp người này không
bị những nếp nghĩ theo lối CS hằn sâu trong óc, không bị nhiễm sâu trong
máu những tư tưởng, phong cách CS mới có khả năng tiếp thụ chủ nghĩa xã
hội-dân chủ đích thực, mới có khả năng cạnh tranh với ĐCS và ít khuynh
hướng thỏa hiệp với ĐCS. Cạnh tranh thật sự với ĐCS, đối lập chính trị
thật sự với ĐCS thì mới có hy vọng thay đổi chính quyền qua các cuộc bầu
cử tự do, chứ nếu cứ nghĩ rằng “cùng hợp tác (với ĐCS) để thúc đẩy xây
dựng dân chủ cho nước Việt Nam” thì e rằng chẳng mấy chốc Đảng Xã
hội-Dân chủ chỉ gồm các cựu đảng viên CS sẽ trở thành “cái đuôi” của
ĐCS!
Dù chúng tôi có nhiều thiện cảm với chủ nghĩa xã hội-dân chủ, nhưng để
đấu tranh với ĐCS, chúng tôi nghĩ rằng không nhất thiết đảng đối lập
phải là (hoặc chỉ là) Đảng Xã hội-Dân chủ mà còn cần đến nhiều đảng khác
nữa, nhiều tổ chức, nhiều phong trào, nhiều diễn đàn, nhiều mặt trận,
nhiều liên minh, ngay cả nhiều hội đoàn có hay không có tính chính trị
nữa. Mỗi đảng, mỗi tổ chức đại biểu cho một lớp người có ý hướng, có
quyền lợi, có mục tiêu, có sở thích... giống nhau, tất cả những cái đó
hình thành một xã hội dân sự mạnh mẽ mới có khả năng đối lập với ĐCS và
chính quyền CS.
Dù rằng trong nhận thức, quan niệm hoặc cách diễn đạt hai ông Lê Hiếu
Đằng và Hồ Ngọc Nhuận còn có chỗ bất cập, thiếu sót, nhưng hai ông đã
can đảm gióng lên tiếng nói chính nghĩa trong lúc nhiều người còn mê
ngủ. Điều đó thật đáng hoan nghênh./.
Ngày 01/09/2013
Nguyễn Minh Cần
1.
Người viết cố ý không dùng tên Nguyễn Ái Quốc, vì đó là một bút danh
tập thể của một nhóm người mà ông Nguyễn Tất Thành đã chiếm làm của
riêng.
2. Trích từ sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên.
3. Trích từ bài “Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lenin” của Hồ Chí Minh.
4. Lời của Hồ Chí Minh được nhắc lại trong bài “Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh” của Lữ Phương.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/09/nguyen-minh-can-chuyen-dai-ra-ang-va_6.html
=======================================================================
Nguyễn Minh Cần - Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 3)
Trong cuộc cách mạng dân chủ nước Nga hồi cuối thập niên 80 đầu thập
niên 90, những người cộng sản cấp tiến đã đóng một vai trò đáng kể. Đặc
biệt phải kể đến một người trong Bộ Chính trị ĐCSLX là Nikolai Yakovliev
(1923-2005). Từ một đảng viên CS ông đã trở thành nhà dân chủ kiên định
suốt đời. Người ta coi ông là “kiến trúc sư của perestroika”.
Chính ông đã thuyết phục Tổng bí thư ĐCSLX Mikhail Gorbachev (1931-)
thực hiện perestroika, glasnost, nới rộng quyền tự do cho người dân,
thay đổi đường lối đối ngoại để làm dịu bớt căng thẳng trong quan hệ
quốc tế...
Từ khi Liên Xô thực hiện perestroika, glasnost, phong trào dân chủ ở Nga, nhiều nước ở Đông Âu và trong Liên bang Xô Viết ngày càng mở rộng và dâng cao. Trước đó, phong trào các dissident (những người bất đồng chính kiến với ĐCS) ở Liên Xô hầu như bị đánh bẹp hồi năm 1983 thì đến cuối năm 1986 do Liên Xô thực hiện perestroika, phong trào đó lại hồi sinh dưới các khẩu hiệu tự do dân chủ, từ sau khi Viện sĩ Andrei Sakharov (1921-1989) bị giam giữ gần 7 năm và 140 tù nhân chính trị được trả tự do. Viện sĩ A.Sakharov cùng các dissident liền dẫn đầu phong trào dân chủ ở Nga. Chính phong trào dân chủ đó đã dội mạnh vào tâm tư những người CS, thúc đẩy sự tỉnh thức của nhiều cán bộ và đảng viên CS, kể cả những người ở cấp cao, như Eduard Shevarnadze (1931-), ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX, Bộ trưởng Ngoại giao LX, Boris Yeltsin (1931-2007), ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị ĐCSLX. B.Yeltsin về sau là Tổng thống Liên bang Nga. Những người tiên tiến nhất trong phong trào dân chủ, như A.Sakharov, B.Yeltsin, G.Popov, Yu. Afanasiev, A.Sobchak, G.Starovoitova (bà bị ám sát năm 1998), I.Zaslavski, Yu.Chernenko... kêu gọi bỏ Điều 61 trong Hiến pháp, xóa bỏ độc quyền quyền lực của ĐCSLX, thực hiện kinh tế thị trường, ban hành các quyền tự do dân chủ, mở rộng quyền tự lập cho các nước cộng hòa. Những chủ trương này cũng được nhiều đảng viên CS cấp tiến hưởng ứng. Cuộc đấu tranh nghị trường của “Nhóm Dân biểu Liên khu”2 hiệp đồng với cuộc đấu tranh quần chúng ngoài đường phố đã đưa đến những thắng lợi rất ngoạn mục: ngày 15.03.1990, Đại hội Dân biểu lần thứ III của Liên Xô đã xóa bỏ điều 6 Hiến pháp; ngày 09.10.1990, Đại hội Dân biểu Liên Xô thông qua luật “Về các tổ chức xã hội” cho phép các đảng chính trị được đăng ký; ngày 12.06.1990, thông qua luật của Liên Xô bảo đảm quyền tự do cho các phương tiện thông tin đại chúng và cấm chỉ kiểm duyệt, v.v... Trong các quyết định quan trọng đó, nhiều dân biểu đảng viên CS cũng nhiệt liệt hưởng ứng các đòi hỏi của các dân biểu dân chủ và bỏ phiếu tán thành.
Những điều đó nói lên rằng khi có một phong trào dân chủ mạnh thì mới phá được sức ỳ do nỗi sợ truyền kiếp của nhiều đảng viên CS, mới có thể “cấp tiến hóa” tư duy và nhận thức của đảng viên CS, của quân đội, công an, của bộ máy nhà nước... để họ cùng đứng chung trong mặt trận chống chế độ độc tài toàn trị. Điều này rất dễ thấy: cuối những năm 80, khi phong trào dân chủ lên mạnh, đến năm 1990 – nghĩa là khoảng bốn năm sau – số lượng đảng viên của ĐCSLX từ 20 triệu người đã tụt xuống còn 15 triệu. Những đảng viên CS cấp tiến, khi đã có nhận thức triệt để, thường đóng vai trò quan trọng trong việc phá tan hệ thống độc tài từ trong lòng chế độ đó. Xin dẫn vài ví dụ: khi nhóm ủy viên bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSLX dấy lên cuộc phiến loạn hồi tháng 08.1991, đưa hàng đoàn xe tăng vào thủ đô Moskva, thì đã có một đội xe tăng tiến thẳng đến trước trụ sở Tổng thống Nga (Nhà Trắng), trương cờ nước Nga Dân chủ lên, quay súng bảo vệ nền dân chủ Nga; còn đêm 22 rạng ngày 23.08, khi đội quân đặc nhiệm Alpha rất tinh nhuệ được lệnh của người đứng đầu KGB nhảy dù xuống Nhà Trắng để tiêu diệt cơ quan đầu não của nước Nga Dân chủ thì đội Alpha đã không chịu thi hành.
Vì thể những người dân chủ cần có thái độ trân trọng đối với các đảng viên cấp tiến và quý trọng sự đóng góp của họ.
Nhưng đồng thời những người dân chủ cũng cần thấy nhược điểm của các đảng viên CS cấp tiến. Vì đã ở trong ĐCS lâu năm, đã quen với địa vị cai trị và phong cách độc đoán, đã hưởng thụ nhiều đặc quyền đặc lợi của Đảng ban cho, nên thường họ không thể trong một ngày mà xóa bỏ được lối tư duy, nếp nghĩ, quan niệm, cung cách, thói quen CS cũ được. Tàn dư của những thứ đó trong thời điểm nhất định nào đó có thể rất có hại cho sự nghiệp dân chủ.
Chúng tôi xin trình bày rất sơ lược về một con người cụ thể mà chúng tôi đã quan sát trong nhiều năm. Người đó là ông Boris Yeltsin. Ông đã đóng vai trò rất lớn, có tính quyết định trong thắng lợi và, đáng tiếc là cả trong thất bại của cuộc cách mạng dân chủ ở Nga.
Năm 1986, B.Yeltsin được Đại hội ĐCSLX bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ
Chính trị. Ông ủng hộ perestroika, glasnost rất nhiệt tình và chân
thành. Về mặt tư duy, ông nhận thức đúng đắn rằng: không thể sửa chữa
ĐCSLX được, mà phải thay thế đảng đó bằng một đảng khác tiến bộ hơn, mới
có hy vọng dân chủ hóa xã hội được. Như thế chứng tỏ là ông đã có nhận
thức triệt để. Ông thường đối nghịch với Tổng bí thư M.Gorbachev, vì cho
rằng ông này làm perestroika chậm chạp và vẫn cố sức duy trì địa vị độc
tôn của ĐCS, nên trong chủ trương, chính sách có tính nửa vời, không
triệt để. Sự mâu thuẫn giữa hai ông còn có thể do va chạm cá nhân nữa.
Một thời, B.Yeltsin có uy tín rất cao trong dân Nga: trong cuộc bầu cử
dân biểu Liên Xô ngày 26.03.1989, ở một khu vực bầu cử Moskva, nơi ông
ra ứng cử, ông đã thu được 91,52% phiếu bầu trong số 90% cử tri đi bỏ
phiếu. Tháng 07.1991, cùng với E.Shevarnadze, B.Yeltsin đã thành lập một
tổ chức để cạnh tranh với ĐCSLX tên là “Phong Trào Cải Cách Dân Chủ”
(DDP). Vì thế, ngày 16.08.1991, ông bị khai trừ ra khỏi ĐCSLX, mà thực
ra trước đấy, ngày 12.07.1990, tại Đại hội XXVIII, đại hội cuối cùng của
ĐCSLX, ông đã công khai tuyên bố ra khỏi đảng rồi! Còn khi nhóm ủy viên
bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSLX dấy lên cuộc phiến loạn ngày
19.08.1991, trên cương vị Tổng thống nước Nga Xô-Viết3, ông
tích cực lãnh đạo cuộc đấu tranh đánh bại bọn cầm đầu cuộc phiến loạn,
sau đó hạ bệ luôn ĐCSLX. Nói tóm lại, cho đến thời điểm đó, B.Yeltsin
xứng đáng là một trong những người đứng đầu phong trào dân chủ đã đưa
nước Nga đến thắng lợi lớn làm chế độ độc tài toàn trị đã rệu rã của
Liên Xô phải sụp đổ, làm lung lay và tan rã cả “hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới”.
Nhưng, thật đáng tiếc là ngay sau khi giữ cương vị Tổng thống nước Nga xô-viết3 thì B.Yeltsin đã phạm nhiều sai lầm. Một trong những sai lầm đó là ông đã không nghe theo đề nghị của nhiều người dân chủ: nhân đà thắng lợi của phong trào, cần phải giải tán ngay Xô Viết Tối Cao (cơ quan lập pháp) của nước Nga Xô Viết. Đang lúc cao trào mạnh mẽ, lòng dân đang phấn khởi sẵn sàng ủng hộ phe dân chủ, khi uy tín của ĐCS hầu như không còn gì, làm việc đó thì rất thuận lợi vì chắc chắn sẽ được sự đồng tình của đại chúng và ngay cả của nhiều dân biểu trong Xô Viết Tối Cao nữa. Cần phải làm việc này, vì Xô Viết Tối Cao hồi đó do “ĐCS cử dân bầu”, các đảng viên CS chiếm đến trên 97% số ghế, hoàn toàn không đại biểu cho ý chí của nhân dân. Phải giải tán Xô Viết Tối Cao đi để bầu một cơ quan dân cử mới theo luật bầu cử mới thật sự dân chủ để cơ quan này xứng đáng là “của dân, do dân, vì dân”. Thế mà Yeltsin chần chừ, e ngại, cuối cùng ông để yên cho cái Xô Viết Tối Cao đó tồn tại, để nó cứ nghiễm nhiên đóng vai trò cơ quan lập pháp tối cao! Cũng như đề nghị của những người dân chủ là cần thanh lọc bộ máy nhà nước, trước nhất là các cơ quan an ninh, thì ông có làm nhưng không triệt để.
Chính vì thế, về sau cơ quan nhà nước, phần lớn do các đảng viên CS đứng đầu, thường phá hoại ngầm (sabotage) các chính sách của Chính phủ dân chủ, còn Xô Viết Tối Cao thì dần dần trở thành một trở lực lớn: Với tư cách cơ quan lập pháp tối cao, Xô Viết cản trở mọi sáng kiến của Tổng thống và cơ quan hành pháp.
Sai lầm này, cũng như nhiều sai lầm khác mà chúng tôi không thể nói hết được, là nguyên nhân làm cho nhiều nhà dân chủ tích cực nhất xa lánh Yeltsin, trước tiên là Viện sĩ A.Sakharov4, Yu. Afanasiev, G. Popov, A.Sobchak, v.v...
Hậu quả lớn nhất của những sai lầm đó là nhiều chính sách của Chính phủ dân chủ đã bị cản trở, không được thực hiện. Đặc biệt nguy hiểm là đến cuối năm 1992, xung đột giữa Tổng thống B.Yeltsin và Xô Viết Tối Cao đã lên đến cực điểm. Xô Viết Tối Cao đặt vấn đề phế truất Tổng thống, tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn trong nước. Tổng thống B.Yeltsin ngày 20.03.1993 lên đài truyền hình tuyên bố với dân chúng là ông đã ký sắc lệnh về thi hành “chế độ điều hành đặc biệt”. Ngày hôm sau, Xô Viết Tối Cao kiện lên Tòa án Hiến Pháp cho rằng sắc lệnh đó vi phạm những nguyên tắc cơ bản về Hiến Pháp của Nhà nước Nga. Ngay tối hôm đó, Tòa án Hiến Pháp, dù chưa có sắc lệnh ấy trong tay, đã tuyên bố hành vi đó của Tổng thống là vi hiến và đặt vấn đề huyền chức Tổng thống. Tuy nhiên, vài ngày sau mới vỡ lẽ rằng sắc lệnh đã ký thật ra không có gì vi hiến. Cứ thế trận quyết đấu giữa hai bên ngày càng leo thang lên đến điểm đỉnh. Ngày 21.09.1993, Tổng thống tuyên bố ký sắc lệnh số 1400 chấm dứt hoạt động của Hội đồng Tối cao và Đại hội Dân biểu (cơ quan lập pháp), đồng thời quyết định ngày 11-12 tháng 12.1993 bầu cơ quan dân cử mới, có tên là Nghị hội liên bang của Liên bang Nga. Tòa án Hiến Pháp liền phát hiện sắc lệnh đó có những điểm vi hiến và cho rằng có cơ sở để phế truất Tổng thống. Ngày 23.09, Đại hội Dân biểu đưa vấn đề phế truất Tổng thống ra biểu quyết, nhưng không đủ số đại biểu có mặt hợp lệ. Tuy nhiên, Đại hội Dân biểu cũng cứ ra nghị quyết phế truất Tổng thống.
Trận quyết đấu pháp lý giữa hai bên – Tổng thống và cơ quan lập pháp – cuối cùng trở thành trận quyết đấu vũ trang! Các lực lượng bảo vệ của Tổng thống và của các dân biểu đối lập đã xung đột nhau. Các lực lượng vũ trang của các dân biểu đối lập đánh chiếm một phần tòa nhà thị chính Moskva và tiến đánh tòa nhà của Trung tâm truyền hình Ostankino. Hai bên giao chiến rất ác liệt. Boris Yeltsin tuyên bố tình trạng đặc biệt. Sau khi bàn bạc với người đứng đầu Chính phủ là Victor Chernomyrdin và Bộ trưởng Quốc phòng Pavel Grachev, Tổng thống Yeltsin ra lệnh tấn công tòa Nhà Xô Viết (còn gọi là Nhà Trắng), lúc đó là trụ sở của cơ quan lập pháp, đã trở thành “bản doanh bộ tham mưu” của các dân biểu đối lập. Trận tấn công này làm 123 người tử vong, 384 người bị thương. Sau khi giải tán Xô Viết Tối Cao, Tổng thống tập trung quyền lực vào tay mình. Hành động này của Yeltsin gây chấn động trong dân chúng Nga. Đây là những đòn giáng mạnh nhất vào uy tín của nền dân chủ non trẻ của nước Nga. Từ đó, do việc này và do những khó khăn về kinh tế-xã hội mà uy tín của Yeltsin ngày càng sa sút nặng nề. Đúng là “sai một li, đi một... ngàn dặm”!
Chúng tôi suy nghĩ nhiều về nguyên nhân của sai lầm nghiêm trọng này của B.Yeltsin. Theo thiển ý của chúng tôi, vì Yeltsin vốn là một người CS ở cấp lãnh đạo tối cao, ông có nhiều quan hệ bạn bè, thân thiết với các đồng chí cũ hiện đang ở trong Xô Viết Tối Cao và các cơ quan nhà nước, mà hồi đó – khi cách mạng dân chủ vừa thắng lợi – những người này thường ủng hộ ông, nên ông “không nỡ” có những quyết định quyết liệt, ông tưởng rằng cả về sau này họ cũng sẽ ủng hộ ông như trước. Thực ra, khi nước Nga gặp nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội thì nhiều người CS cấp tiến đã quay lưng lại với ông, nhiều người rời bỏ hàng ngủ dân chủ. Cũng không ít người CS cũ, khi cách mạng dân chủ vừa thắng lợi, họ mang danh nghĩa dân chủ ra ứng cử vào cơ quan dân cử địa phương, nhưng khi đắc cử rồi, họ quay lưng lại với dân chủ mà ủng hộ phe CS.
Một sai lầm rất nghiêm trọng nữa của ông B.Yeltsin, là trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba, khi sức khỏe của ông sa sút nặng, khi các đảng đối lập trong Duma Quốc gia (cơ quan lập pháp) mưu toan phế truất Tổng thống mà không thành (tháng 05.1999), thì đến tháng 08.1999 ông đã chọn Vladimir Putin, cựu trung tá KGB, một nhân vật hồi đó ít ai biết đến, đứng đầu Chính phủ và tuyên bố V. Putin sẽ là người kế nhiệm ông. Ngày 31.12.1999, B. Yeltsin từ nhiệm chức vụ Tổng thống, Chủ tịch Chính phủ là V. Putin được trao trách nhiệm quyền Tổng thống. Sự lựa chọn này của B. Yeltsin để lại hậu quả nặng nề cho nước Nga mãi đến tận ngày hôm nay. V. Putin qua mấy nhiệm kỳ Tổng thống đã sửa đổi Hiến pháp, thay đổi luật pháp, ra luật mới, xóa bỏ những thành quả dân chủ, biến chế độ dân chủ non trẻ, chưa hoàn thiện của nước Nga thành chế độ độc tài toàn trị, không phải là của CS như xưa, mà là của giới mật vụ và quan liêu. Thế là cuộc cách mạng dân chủ Nga đã thất bại!
Ông B.Yeltsin còn có nhiều sai lầm khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ trình bày một vài điểm đó thôi cũng đủ minh chứng cho kinh nghiệm thất bại của phong trào dân chủ Nga.
Một chân lý đúng muôn đời: Không ai cho ta tự do và dân chủ cả, mà
phải đấu tranh mới giành được. Nhưng, trong thực tiễn không phải lúc nào
người ta cũng nghĩ và làm như thế.
Có hai khuynh hướng có hại cho phong trào dân chủ là manh động phiêu lưu và thỏa hiệp với đảng cầm quyền. Trong tình hình hiện nay, khuynh hướng manh động phiêu lưu ít có điều kiện bộc lộ ra, còn khuynh hướng thỏa hiệp với đảng cầm quyền thì thường thấy hơn. Chẳng hạn, khi vận động cho một “tuyên ngôn” để khẩn cầu lãnh đạo của ĐCS ban bố tự do dân chủ cho người dân, chuyển đổi hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống chính trị đa đảng, mà một số người không dám nói một lời nào về ĐCS đã dựng nên chế độ độc tài toàn trị ở nước ta, không dám nói một lời nào về thực chất chế độ độc tài toàn trị của ĐCS, không dám nói một lời nào về trách nhiệm của ĐCS đã gây ra biết bao khổ nạn cho người dân. Trong lúc đó lại buộc trách nhiệm ấy cho mọi người Việt Nam, cho những người trí thức, nhân sĩ...! Mà thực ra ai cũng biết rõ là cách đây không lâu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ chính trị đã nhiều lần thẳng thừng bác bỏ mọi kiến nghị rất xây dựng, rất đáng trân trọng của các tổ chức dân chủ, các hàng giáo phẩm cao cấp của các tôn giáo, của “Nhóm 72” nhà trí thức, nhân sĩ... mà còn cao ngạo, hàm hồ buộc "tội" họ là "suy thoái tư tưởng".
Nhiều người cho rằng không thể nào thỏa hiệp với đảng cầm quyền được, những người dân chủ chỉ có một con đường đi đến thắng lợi là một mặt, ra sức mở rộng xã hội dân sự, mặt khác, vận động dân ta đấu tranh bất bạo động bằng mọi hình thức khác nhau để tạo nội lực mạnh có khả năng thay đổi chế độ toàn trị. Phong trào dân chủ phải dựa vào sức mạnh kỳ diệu của quần chúng và của xã hội dân sự thì mới áp lực được lên tập đoàn cầm quyền buộc họ phải chuyển hoá hay đổi thay chế độ toàn trị. Nếu họ ngoan cố thì sức mạnh của đại chúng sẽ biến thành trận sóng thần cuốn hết tập đoàn cầm quyền và chế độ độc tài ra Biển Đông.
Mọi ý đồ thỏa hiệp với ĐCS đều rất nguy hại cho cuộc đấu tranh chung! Nhất là trong tình hình hiện nay: khi ĐCS đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt và Đất nước ta đang ngập sâu vào cuộc tổng khủng hoảng nặng nề hầu như không lối thoát; khi quan thầy của tập đoàn cầm quyền nước ta là Trung Cộng cũng đang lúng túng trong khó khăn, nguy cơ bùng nổ xã hội ở đấy đang tới gần; và khi xu hướng chung toàn cầu là xóa bỏ độc tài toàn trị, xây dựng chế độ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.
1/ đấu tranh cho quyền lợi hằng ngày và thiết thân của dân chúng, như phong trào "dân oan" chống lại cưỡng chiếm đất đai, đòi quyền tư hữu đất đai, công nhân đòi tăng lương, bảo vệ quyền lao động, v.v...
2/ đấu tranh cho tự do dân chủ, như đấu tranh đòi tự do ngôn luận, đòi quyền con người, v.v...
3/ đấu tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chống bá quyền Trung Cộng, chống bọn "cõng rắn cắn gà nhà", v.v...
4/ các đảng viên tiến bộ, cấp tiến đấu tranh đòi lãnh đạo dân chủ hóa nội bộ, dân chủ hóa xã hội, v.v...
5/ cộng đồng người Việt hải ngoại ủng hộ, chi viện cho cuộc đấu tranh ở trong nước, vận động quốc tế tạo áp lực lên kẻ cầm quyền ở Việt Nam, v.v...
Chúng ta rất vui mừng nhận thấy rằng, cho đến nay, những cuộc đấu tranh trên các hướng đó đã được mở rộng và đi vào chiều sâu. Ngày nay, phong trào dân chủ nước ta tận dụng được thế mạnh của internet, của các mạng xã hội rộng lớn trong và ngoài nước, nhờ đó khí thế của phong trào tăng lên rõ rệt.
Phong trào đấu tranh của "dân oan" tiếp diễn không ngừng, ngày càng quyết liệt vì chính quyền cưỡng chế chiếm đoạt đất đai ngày càng nhiều. Vài năm gần đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh lớn của "dân oan" có tiếng vang mạnh trong xã hội, như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, vụ Văn Giang tỉnh Hưng Yên, vụ Giáo xứ Cồn Dầu tỉnh Quảng Nam, vụ Vụ Bản tỉnh Nam Định, v.v... Những "cuộc chiến giữ đất" ngày càng xảy ra ở nhiều nơi. Qua các cuộc đấu tranh này ý thức chính trị của người dân lên cao, nhiều người "dân oan" đã đã trở thành chiến sĩ dân chủ. Các cuộc đình công của người lao động diễn ra khắp nơi trong nước. Người lao động ngày càng thấy rõ ĐCS và công đoàn "nhà nước" không bênh vực họ mà «ăn cánh» với giới chủ nước ngoài.
Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ngày càng thu hút đông đảo quần chúng, nhất là giới trẻ; đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh mới, như picnic nhân quyền, việc tiếp xúc, trao kiến nghị về nhân quyền cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài, v.v... Những tờ báo dân chủ tiếp tục xuất bản âm thầm trong nước, như bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, tờ Tổ Quốc...; các trang Web nổi tiếng, như bôxitvietnam, danlambaovn, danchimviet, danluan, x-cafevn, diendantheky, doithoaionline... và hàng trăm trang blog đã đem đến cho người đọc nhiều thông tin, nhiều hiểu biết mới lạ...; các tác phẩm Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của Tô Hải, Ngày Long Trời Đêm Lở Đất của Trần Thế Nhân, Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức... được xuất bản ở hải ngoại rồi phổ biến rộng trong nước; Vài Lời Với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng của Nguyễn Đắc Kiên... đều là những bước tiến ngoạn mục của tự do ngôn luận, phá vỡ tấm màn bưng bít của chế độ toàn trị.
Cuộc đấu tranh yêu nước, bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc bùng phát có sức lôi cuốn mạnh mẽ, mọi người đều đã biết, thiết tưởng không phải nói dài. Còn cuộc đấu tranh của các đảng viên cấp tiến thì đáng ghi nhớ nhất là việc các nhân sĩ, trí thức và nhiều đảng viên CS trong "Nhóm 72" góp ý xây dựng Hiến pháp và đề nghị một bản Hiến pháp mới 2013 soạn thảo rất công phu theo tinh thần dân chủ đa đảng, sự kiện đảng viên lẻ tẻ ra Đảng và mới đây hai đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN là Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi các đảng viên tập thể bỏ đảng và lập Đảng Xã Hội-Dân Chủ.
Về hoạt động của người Việt ở hải ngoại thì chúng tôi đánh giá cao những hoạt động rất kiên trì và có hiệu quả của các nhà trí thức, nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư, luật sư, nhạc sĩ, doanh nhân, và các giới đồng bào ở Hoa Kỳ, Canada, ở châu Âu, châu Úc, trong việc thầm lặng và khéo léo vận động quốc tế, các tổ chức đấu tranh cho quyền con người, như Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, các phong trào sôi nổi, như "Triệu con tim, một tiếng nói", sự cố gắng của các Nhà xuất bản hải ngoại luôn luôn trợ lực cho các nhà văn, nhà báo, các tiếng nói đối lập trong nước, như Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông, Tủ Sách Tiếng Quê Hương, v.v..., các Đài phát thanh, cũng như nhiều tổ chức vô danh khác của các nhà văn, nhà báo... âm thầm hỗ trợ cho tù nhân lương tâm, cho các chiến sĩ dân chủ trong nước... Có thể nói, cho đến nay sự "phối hợp trong ngoài" đã khá chặt chẽ. So với năm 1998 thì hiện nay, năm "mũi chủ công" đó đang tạo nên nên một sức mạnh tổng hợp khá hữu hiệu giúp cho phong trào dân chủ trong nước phát triển, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của tập đoàn cầm quyền.
Những thành tựu này của phong trào dân chủ là do công sức và sự hy sinh lớn lao của hàng triệu người trong và ngoài nước. Chúng ta tin chắc rằng những thành tựu này ngày càng tích lũy sức mạnh giúp cho sự nghiệp dân chủ hóa, tự do hóa nước ta.
Trước đây, chúng tôi đã từng kể lại lời nói có tính giáo huấn sâu sắc của Viện sĩ Andrei Sakharov, chiến sĩ nhân quyền kiên cường nhất chống chế độ toàn trị Liên Xô. Hồi đó, phong trào dissident đang trong thời kỳ cực kỳ đen tối, hầu như bị dẹp tan, các phóng viên nước ngoài hỏi Viện sĩ: "Ông có hy vọng là Liên Xô sắp có thay đổi lớn về chính trị không?". Ông trả lời: "Không, tôi không hy vọng điều đó. Tôi cho rằng đời sống chính trị nước tôi còn lâu mới xảy ra được một sự thay đổi lớn". Các phóng viên ngạc nhiên hỏi tiếp: "Thế thì ông làm những điều này để làm gì?" Sakharov trả lời: "Giới trí thức biết làm gì? Họ chỉ biết làm một việc là xây dựng lý tưởng, cứ để cho mỗi người làm được điều gì anh ta có thể làm được". Suy nghĩ một lúc, ông nói thêm: "Nên biết rằng những con chuột chũi đào hang ngầm dưới đất có thể làm sụp đổ những thành trì lịch sử". Đây có thể là một lời khuyên cho các chiến sĩ dân chủ nước ta: hãy cứ làm việc đi, làm những việc mà lương tâm mình mách bảo và mình có thể làm được mà không sốt ruột mong đợi kết quả ngay. Những thành trì lịch sử sẽ có ngày sụp đổ! Xin nói thêm, nếu so sánh phong trào đấu tranh chống chế độ cực quyền của ĐCSLX hồi đầu những năm 80 (khoảng năm 81-84) thế kỷ trước với phong trào dân chủ hiện nay ở nước ta thì mặc dù tập đoàn cầm quyền nước ta có phần độc ác và thâm hiểm theo kiểu phong kiến hơn ở Liên Xô, nhưng phong trào ở nước ta vẫn có phần khả quan hơn nhiều. Chúng tôi đã sống trong thời kỳ đen tối hồi đó ở Liên Xô nên hiểu rõ và có thể so sánh được.
Còn đây là ý nghĩ chân thực của cố Tổng thống Cộng hòa Czech:
Ngày 04/09/2013
Nguyễn Minh Cần
__________________________________________________
1. Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam là bản sao gần như nguyên văn của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vì thế, chúng tôi không cần nói đến nội dung của Điều 6 này.
2. Những người lãnh đạo phong trào dân chủ được bầu vào Đại hội Dân biểu Liên Xô (nghị viện) liên kết với nhau trong tổ chức “Nhóm Dân biểu Liên khu” để lãnh đạo đấu tranh nghị trường và đấu tranh đường phố.
3. Hồi đó, nước Nga vẫn còn giữ tên Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Nga.
4. Sau khi Viện sĩ A.Sakharov qua đời ngày 14.12.1989 thì quả phụ của ông là bà Elena Bonner – cũng là một nhà dân chủ kiên định nổi tiếng – tiếp tục phê phán và bất hợp tác với Yeltsin.
5. Bài này đăng trên những tờ Thế Kỷ 21, Thông Luận, Dân Chủ Cho Việt
Nam, Ánh Sáng, Cánh Én và in trong sách “Chuyện Nước Non” của Nguyễn
Minh Cần, NXB Văn Nghệ, Westminster, CA, 1999.
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 10/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130909/nguyen-minh-can-chuyen-dai-ra-dang-va-da-dang-bai-3
=======================================================================
Nguyễn Minh Cần - Chuyện dài ra Đảng và đa đảng (Bài 3)
Nguyễn Minh Cần
Tin liên quan:
Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đặt nhiều hy vọng vào
các đảng viên cộng sản đã tỉnh thức. Hai ông kêu gọi họ hãy “tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới”.
Như vậy là hai ông đánh giá cao vai trò của những người cộng sản cấp
tiến. Điều đó là đúng. Về vấn đề này gần mười năm trước, chúng tôi đã có
dịp trình bày nhiều lần khi nói đến cuộc cách mạng dân chủ ở Nga qua
những thành tựu và thất bại của nó.
NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CẤP TIẾN
Trong cuộc cách mạng dân chủ nước Nga hồi cuối thập niên 80 đầu thập
niên 90, những người cộng sản cấp tiến đã đóng một vai trò đáng kể. Đặc
biệt phải kể đến một người trong Bộ Chính trị ĐCSLX là Nikolai Yakovliev
(1923-2005). Từ một đảng viên CS ông đã trở thành nhà dân chủ kiên định
suốt đời. Người ta coi ông là “kiến trúc sư của perestroika”.
Chính ông đã thuyết phục Tổng bí thư ĐCSLX Mikhail Gorbachev (1931-)
thực hiện perestroika, glasnost, nới rộng quyền tự do cho người dân,
thay đổi đường lối đối ngoại để làm dịu bớt căng thẳng trong quan hệ
quốc tế... Từ khi Liên Xô thực hiện perestroika, glasnost, phong trào dân chủ ở Nga, nhiều nước ở Đông Âu và trong Liên bang Xô Viết ngày càng mở rộng và dâng cao. Trước đó, phong trào các dissident (những người bất đồng chính kiến với ĐCS) ở Liên Xô hầu như bị đánh bẹp hồi năm 1983 thì đến cuối năm 1986 do Liên Xô thực hiện perestroika, phong trào đó lại hồi sinh dưới các khẩu hiệu tự do dân chủ, từ sau khi Viện sĩ Andrei Sakharov (1921-1989) bị giam giữ gần 7 năm và 140 tù nhân chính trị được trả tự do. Viện sĩ A.Sakharov cùng các dissident liền dẫn đầu phong trào dân chủ ở Nga. Chính phong trào dân chủ đó đã dội mạnh vào tâm tư những người CS, thúc đẩy sự tỉnh thức của nhiều cán bộ và đảng viên CS, kể cả những người ở cấp cao, như Eduard Shevarnadze (1931-), ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX, Bộ trưởng Ngoại giao LX, Boris Yeltsin (1931-2007), ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị ĐCSLX. B.Yeltsin về sau là Tổng thống Liên bang Nga. Những người tiên tiến nhất trong phong trào dân chủ, như A.Sakharov, B.Yeltsin, G.Popov, Yu. Afanasiev, A.Sobchak, G.Starovoitova (bà bị ám sát năm 1998), I.Zaslavski, Yu.Chernenko... kêu gọi bỏ Điều 61 trong Hiến pháp, xóa bỏ độc quyền quyền lực của ĐCSLX, thực hiện kinh tế thị trường, ban hành các quyền tự do dân chủ, mở rộng quyền tự lập cho các nước cộng hòa. Những chủ trương này cũng được nhiều đảng viên CS cấp tiến hưởng ứng. Cuộc đấu tranh nghị trường của “Nhóm Dân biểu Liên khu”2 hiệp đồng với cuộc đấu tranh quần chúng ngoài đường phố đã đưa đến những thắng lợi rất ngoạn mục: ngày 15.03.1990, Đại hội Dân biểu lần thứ III của Liên Xô đã xóa bỏ điều 6 Hiến pháp; ngày 09.10.1990, Đại hội Dân biểu Liên Xô thông qua luật “Về các tổ chức xã hội” cho phép các đảng chính trị được đăng ký; ngày 12.06.1990, thông qua luật của Liên Xô bảo đảm quyền tự do cho các phương tiện thông tin đại chúng và cấm chỉ kiểm duyệt, v.v... Trong các quyết định quan trọng đó, nhiều dân biểu đảng viên CS cũng nhiệt liệt hưởng ứng các đòi hỏi của các dân biểu dân chủ và bỏ phiếu tán thành.
Những điều đó nói lên rằng khi có một phong trào dân chủ mạnh thì mới phá được sức ỳ do nỗi sợ truyền kiếp của nhiều đảng viên CS, mới có thể “cấp tiến hóa” tư duy và nhận thức của đảng viên CS, của quân đội, công an, của bộ máy nhà nước... để họ cùng đứng chung trong mặt trận chống chế độ độc tài toàn trị. Điều này rất dễ thấy: cuối những năm 80, khi phong trào dân chủ lên mạnh, đến năm 1990 – nghĩa là khoảng bốn năm sau – số lượng đảng viên của ĐCSLX từ 20 triệu người đã tụt xuống còn 15 triệu. Những đảng viên CS cấp tiến, khi đã có nhận thức triệt để, thường đóng vai trò quan trọng trong việc phá tan hệ thống độc tài từ trong lòng chế độ đó. Xin dẫn vài ví dụ: khi nhóm ủy viên bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSLX dấy lên cuộc phiến loạn hồi tháng 08.1991, đưa hàng đoàn xe tăng vào thủ đô Moskva, thì đã có một đội xe tăng tiến thẳng đến trước trụ sở Tổng thống Nga (Nhà Trắng), trương cờ nước Nga Dân chủ lên, quay súng bảo vệ nền dân chủ Nga; còn đêm 22 rạng ngày 23.08, khi đội quân đặc nhiệm Alpha rất tinh nhuệ được lệnh của người đứng đầu KGB nhảy dù xuống Nhà Trắng để tiêu diệt cơ quan đầu não của nước Nga Dân chủ thì đội Alpha đã không chịu thi hành.
Vì thể những người dân chủ cần có thái độ trân trọng đối với các đảng viên cấp tiến và quý trọng sự đóng góp của họ.
Nhưng đồng thời những người dân chủ cũng cần thấy nhược điểm của các đảng viên CS cấp tiến. Vì đã ở trong ĐCS lâu năm, đã quen với địa vị cai trị và phong cách độc đoán, đã hưởng thụ nhiều đặc quyền đặc lợi của Đảng ban cho, nên thường họ không thể trong một ngày mà xóa bỏ được lối tư duy, nếp nghĩ, quan niệm, cung cách, thói quen CS cũ được. Tàn dư của những thứ đó trong thời điểm nhất định nào đó có thể rất có hại cho sự nghiệp dân chủ.
Chúng tôi xin trình bày rất sơ lược về một con người cụ thể mà chúng tôi đã quan sát trong nhiều năm. Người đó là ông Boris Yeltsin. Ông đã đóng vai trò rất lớn, có tính quyết định trong thắng lợi và, đáng tiếc là cả trong thất bại của cuộc cách mạng dân chủ ở Nga.
SAI MỘT LI, ĐI MỘT... NGÀN DẶM
Năm 1986, B.Yeltsin được Đại hội ĐCSLX bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ
Chính trị. Ông ủng hộ perestroika, glasnost rất nhiệt tình và chân
thành. Về mặt tư duy, ông nhận thức đúng đắn rằng: không thể sửa chữa
ĐCSLX được, mà phải thay thế đảng đó bằng một đảng khác tiến bộ hơn, mới
có hy vọng dân chủ hóa xã hội được. Như thế chứng tỏ là ông đã có nhận
thức triệt để. Ông thường đối nghịch với Tổng bí thư M.Gorbachev, vì cho
rằng ông này làm perestroika chậm chạp và vẫn cố sức duy trì địa vị độc
tôn của ĐCS, nên trong chủ trương, chính sách có tính nửa vời, không
triệt để. Sự mâu thuẫn giữa hai ông còn có thể do va chạm cá nhân nữa.
Một thời, B.Yeltsin có uy tín rất cao trong dân Nga: trong cuộc bầu cử
dân biểu Liên Xô ngày 26.03.1989, ở một khu vực bầu cử Moskva, nơi ông
ra ứng cử, ông đã thu được 91,52% phiếu bầu trong số 90% cử tri đi bỏ
phiếu. Tháng 07.1991, cùng với E.Shevarnadze, B.Yeltsin đã thành lập một
tổ chức để cạnh tranh với ĐCSLX tên là “Phong Trào Cải Cách Dân Chủ”
(DDP). Vì thế, ngày 16.08.1991, ông bị khai trừ ra khỏi ĐCSLX, mà thực
ra trước đấy, ngày 12.07.1990, tại Đại hội XXVIII, đại hội cuối cùng của
ĐCSLX, ông đã công khai tuyên bố ra khỏi đảng rồi! Còn khi nhóm ủy viên
bảo thủ nhất trong Bộ Chính trị ĐCSLX dấy lên cuộc phiến loạn ngày
19.08.1991, trên cương vị Tổng thống nước Nga Xô-Viết3, ông
tích cực lãnh đạo cuộc đấu tranh đánh bại bọn cầm đầu cuộc phiến loạn,
sau đó hạ bệ luôn ĐCSLX. Nói tóm lại, cho đến thời điểm đó, B.Yeltsin
xứng đáng là một trong những người đứng đầu phong trào dân chủ đã đưa
nước Nga đến thắng lợi lớn làm chế độ độc tài toàn trị đã rệu rã của
Liên Xô phải sụp đổ, làm lung lay và tan rã cả “hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới”.Nhưng, thật đáng tiếc là ngay sau khi giữ cương vị Tổng thống nước Nga xô-viết3 thì B.Yeltsin đã phạm nhiều sai lầm. Một trong những sai lầm đó là ông đã không nghe theo đề nghị của nhiều người dân chủ: nhân đà thắng lợi của phong trào, cần phải giải tán ngay Xô Viết Tối Cao (cơ quan lập pháp) của nước Nga Xô Viết. Đang lúc cao trào mạnh mẽ, lòng dân đang phấn khởi sẵn sàng ủng hộ phe dân chủ, khi uy tín của ĐCS hầu như không còn gì, làm việc đó thì rất thuận lợi vì chắc chắn sẽ được sự đồng tình của đại chúng và ngay cả của nhiều dân biểu trong Xô Viết Tối Cao nữa. Cần phải làm việc này, vì Xô Viết Tối Cao hồi đó do “ĐCS cử dân bầu”, các đảng viên CS chiếm đến trên 97% số ghế, hoàn toàn không đại biểu cho ý chí của nhân dân. Phải giải tán Xô Viết Tối Cao đi để bầu một cơ quan dân cử mới theo luật bầu cử mới thật sự dân chủ để cơ quan này xứng đáng là “của dân, do dân, vì dân”. Thế mà Yeltsin chần chừ, e ngại, cuối cùng ông để yên cho cái Xô Viết Tối Cao đó tồn tại, để nó cứ nghiễm nhiên đóng vai trò cơ quan lập pháp tối cao! Cũng như đề nghị của những người dân chủ là cần thanh lọc bộ máy nhà nước, trước nhất là các cơ quan an ninh, thì ông có làm nhưng không triệt để.
Chính vì thế, về sau cơ quan nhà nước, phần lớn do các đảng viên CS đứng đầu, thường phá hoại ngầm (sabotage) các chính sách của Chính phủ dân chủ, còn Xô Viết Tối Cao thì dần dần trở thành một trở lực lớn: Với tư cách cơ quan lập pháp tối cao, Xô Viết cản trở mọi sáng kiến của Tổng thống và cơ quan hành pháp.
Sai lầm này, cũng như nhiều sai lầm khác mà chúng tôi không thể nói hết được, là nguyên nhân làm cho nhiều nhà dân chủ tích cực nhất xa lánh Yeltsin, trước tiên là Viện sĩ A.Sakharov4, Yu. Afanasiev, G. Popov, A.Sobchak, v.v...
Hậu quả lớn nhất của những sai lầm đó là nhiều chính sách của Chính phủ dân chủ đã bị cản trở, không được thực hiện. Đặc biệt nguy hiểm là đến cuối năm 1992, xung đột giữa Tổng thống B.Yeltsin và Xô Viết Tối Cao đã lên đến cực điểm. Xô Viết Tối Cao đặt vấn đề phế truất Tổng thống, tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn trong nước. Tổng thống B.Yeltsin ngày 20.03.1993 lên đài truyền hình tuyên bố với dân chúng là ông đã ký sắc lệnh về thi hành “chế độ điều hành đặc biệt”. Ngày hôm sau, Xô Viết Tối Cao kiện lên Tòa án Hiến Pháp cho rằng sắc lệnh đó vi phạm những nguyên tắc cơ bản về Hiến Pháp của Nhà nước Nga. Ngay tối hôm đó, Tòa án Hiến Pháp, dù chưa có sắc lệnh ấy trong tay, đã tuyên bố hành vi đó của Tổng thống là vi hiến và đặt vấn đề huyền chức Tổng thống. Tuy nhiên, vài ngày sau mới vỡ lẽ rằng sắc lệnh đã ký thật ra không có gì vi hiến. Cứ thế trận quyết đấu giữa hai bên ngày càng leo thang lên đến điểm đỉnh. Ngày 21.09.1993, Tổng thống tuyên bố ký sắc lệnh số 1400 chấm dứt hoạt động của Hội đồng Tối cao và Đại hội Dân biểu (cơ quan lập pháp), đồng thời quyết định ngày 11-12 tháng 12.1993 bầu cơ quan dân cử mới, có tên là Nghị hội liên bang của Liên bang Nga. Tòa án Hiến Pháp liền phát hiện sắc lệnh đó có những điểm vi hiến và cho rằng có cơ sở để phế truất Tổng thống. Ngày 23.09, Đại hội Dân biểu đưa vấn đề phế truất Tổng thống ra biểu quyết, nhưng không đủ số đại biểu có mặt hợp lệ. Tuy nhiên, Đại hội Dân biểu cũng cứ ra nghị quyết phế truất Tổng thống.
Trận quyết đấu pháp lý giữa hai bên – Tổng thống và cơ quan lập pháp – cuối cùng trở thành trận quyết đấu vũ trang! Các lực lượng bảo vệ của Tổng thống và của các dân biểu đối lập đã xung đột nhau. Các lực lượng vũ trang của các dân biểu đối lập đánh chiếm một phần tòa nhà thị chính Moskva và tiến đánh tòa nhà của Trung tâm truyền hình Ostankino. Hai bên giao chiến rất ác liệt. Boris Yeltsin tuyên bố tình trạng đặc biệt. Sau khi bàn bạc với người đứng đầu Chính phủ là Victor Chernomyrdin và Bộ trưởng Quốc phòng Pavel Grachev, Tổng thống Yeltsin ra lệnh tấn công tòa Nhà Xô Viết (còn gọi là Nhà Trắng), lúc đó là trụ sở của cơ quan lập pháp, đã trở thành “bản doanh bộ tham mưu” của các dân biểu đối lập. Trận tấn công này làm 123 người tử vong, 384 người bị thương. Sau khi giải tán Xô Viết Tối Cao, Tổng thống tập trung quyền lực vào tay mình. Hành động này của Yeltsin gây chấn động trong dân chúng Nga. Đây là những đòn giáng mạnh nhất vào uy tín của nền dân chủ non trẻ của nước Nga. Từ đó, do việc này và do những khó khăn về kinh tế-xã hội mà uy tín của Yeltsin ngày càng sa sút nặng nề. Đúng là “sai một li, đi một... ngàn dặm”!
Chúng tôi suy nghĩ nhiều về nguyên nhân của sai lầm nghiêm trọng này của B.Yeltsin. Theo thiển ý của chúng tôi, vì Yeltsin vốn là một người CS ở cấp lãnh đạo tối cao, ông có nhiều quan hệ bạn bè, thân thiết với các đồng chí cũ hiện đang ở trong Xô Viết Tối Cao và các cơ quan nhà nước, mà hồi đó – khi cách mạng dân chủ vừa thắng lợi – những người này thường ủng hộ ông, nên ông “không nỡ” có những quyết định quyết liệt, ông tưởng rằng cả về sau này họ cũng sẽ ủng hộ ông như trước. Thực ra, khi nước Nga gặp nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội thì nhiều người CS cấp tiến đã quay lưng lại với ông, nhiều người rời bỏ hàng ngủ dân chủ. Cũng không ít người CS cũ, khi cách mạng dân chủ vừa thắng lợi, họ mang danh nghĩa dân chủ ra ứng cử vào cơ quan dân cử địa phương, nhưng khi đắc cử rồi, họ quay lưng lại với dân chủ mà ủng hộ phe CS.
Một sai lầm rất nghiêm trọng nữa của ông B.Yeltsin, là trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba, khi sức khỏe của ông sa sút nặng, khi các đảng đối lập trong Duma Quốc gia (cơ quan lập pháp) mưu toan phế truất Tổng thống mà không thành (tháng 05.1999), thì đến tháng 08.1999 ông đã chọn Vladimir Putin, cựu trung tá KGB, một nhân vật hồi đó ít ai biết đến, đứng đầu Chính phủ và tuyên bố V. Putin sẽ là người kế nhiệm ông. Ngày 31.12.1999, B. Yeltsin từ nhiệm chức vụ Tổng thống, Chủ tịch Chính phủ là V. Putin được trao trách nhiệm quyền Tổng thống. Sự lựa chọn này của B. Yeltsin để lại hậu quả nặng nề cho nước Nga mãi đến tận ngày hôm nay. V. Putin qua mấy nhiệm kỳ Tổng thống đã sửa đổi Hiến pháp, thay đổi luật pháp, ra luật mới, xóa bỏ những thành quả dân chủ, biến chế độ dân chủ non trẻ, chưa hoàn thiện của nước Nga thành chế độ độc tài toàn trị, không phải là của CS như xưa, mà là của giới mật vụ và quan liêu. Thế là cuộc cách mạng dân chủ Nga đã thất bại!
Ông B.Yeltsin còn có nhiều sai lầm khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ trình bày một vài điểm đó thôi cũng đủ minh chứng cho kinh nghiệm thất bại của phong trào dân chủ Nga.
KHÔNG THỂ CẦU XIN
Có hai khuynh hướng có hại cho phong trào dân chủ là manh động phiêu lưu và thỏa hiệp với đảng cầm quyền. Trong tình hình hiện nay, khuynh hướng manh động phiêu lưu ít có điều kiện bộc lộ ra, còn khuynh hướng thỏa hiệp với đảng cầm quyền thì thường thấy hơn. Chẳng hạn, khi vận động cho một “tuyên ngôn” để khẩn cầu lãnh đạo của ĐCS ban bố tự do dân chủ cho người dân, chuyển đổi hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống chính trị đa đảng, mà một số người không dám nói một lời nào về ĐCS đã dựng nên chế độ độc tài toàn trị ở nước ta, không dám nói một lời nào về thực chất chế độ độc tài toàn trị của ĐCS, không dám nói một lời nào về trách nhiệm của ĐCS đã gây ra biết bao khổ nạn cho người dân. Trong lúc đó lại buộc trách nhiệm ấy cho mọi người Việt Nam, cho những người trí thức, nhân sĩ...! Mà thực ra ai cũng biết rõ là cách đây không lâu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ chính trị đã nhiều lần thẳng thừng bác bỏ mọi kiến nghị rất xây dựng, rất đáng trân trọng của các tổ chức dân chủ, các hàng giáo phẩm cao cấp của các tôn giáo, của “Nhóm 72” nhà trí thức, nhân sĩ... mà còn cao ngạo, hàm hồ buộc "tội" họ là "suy thoái tư tưởng".
Nhiều người cho rằng không thể nào thỏa hiệp với đảng cầm quyền được, những người dân chủ chỉ có một con đường đi đến thắng lợi là một mặt, ra sức mở rộng xã hội dân sự, mặt khác, vận động dân ta đấu tranh bất bạo động bằng mọi hình thức khác nhau để tạo nội lực mạnh có khả năng thay đổi chế độ toàn trị. Phong trào dân chủ phải dựa vào sức mạnh kỳ diệu của quần chúng và của xã hội dân sự thì mới áp lực được lên tập đoàn cầm quyền buộc họ phải chuyển hoá hay đổi thay chế độ toàn trị. Nếu họ ngoan cố thì sức mạnh của đại chúng sẽ biến thành trận sóng thần cuốn hết tập đoàn cầm quyền và chế độ độc tài ra Biển Đông.
Mọi ý đồ thỏa hiệp với ĐCS đều rất nguy hại cho cuộc đấu tranh chung! Nhất là trong tình hình hiện nay: khi ĐCS đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt và Đất nước ta đang ngập sâu vào cuộc tổng khủng hoảng nặng nề hầu như không lối thoát; khi quan thầy của tập đoàn cầm quyền nước ta là Trung Cộng cũng đang lúng túng trong khó khăn, nguy cơ bùng nổ xã hội ở đấy đang tới gần; và khi xu hướng chung toàn cầu là xóa bỏ độc tài toàn trị, xây dựng chế độ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền.
LÒNG TIN QUYẾT THẮNG
Hồi năm 1998, chúng tôi có viết bài "Cần một sức mạnh tổng hợp"5 nói đến sự cần thiết phối hợp đấu tranh nhắm vào năm hướng chính để tạo nên nội lực mạnh cho phong trào dân chủ chung. Những "hướng chủ công" đó là:1/ đấu tranh cho quyền lợi hằng ngày và thiết thân của dân chúng, như phong trào "dân oan" chống lại cưỡng chiếm đất đai, đòi quyền tư hữu đất đai, công nhân đòi tăng lương, bảo vệ quyền lao động, v.v...
2/ đấu tranh cho tự do dân chủ, như đấu tranh đòi tự do ngôn luận, đòi quyền con người, v.v...
3/ đấu tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chống bá quyền Trung Cộng, chống bọn "cõng rắn cắn gà nhà", v.v...
4/ các đảng viên tiến bộ, cấp tiến đấu tranh đòi lãnh đạo dân chủ hóa nội bộ, dân chủ hóa xã hội, v.v...
5/ cộng đồng người Việt hải ngoại ủng hộ, chi viện cho cuộc đấu tranh ở trong nước, vận động quốc tế tạo áp lực lên kẻ cầm quyền ở Việt Nam, v.v...
Chúng ta rất vui mừng nhận thấy rằng, cho đến nay, những cuộc đấu tranh trên các hướng đó đã được mở rộng và đi vào chiều sâu. Ngày nay, phong trào dân chủ nước ta tận dụng được thế mạnh của internet, của các mạng xã hội rộng lớn trong và ngoài nước, nhờ đó khí thế của phong trào tăng lên rõ rệt.
Phong trào đấu tranh của "dân oan" tiếp diễn không ngừng, ngày càng quyết liệt vì chính quyền cưỡng chế chiếm đoạt đất đai ngày càng nhiều. Vài năm gần đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh lớn của "dân oan" có tiếng vang mạnh trong xã hội, như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, vụ Văn Giang tỉnh Hưng Yên, vụ Giáo xứ Cồn Dầu tỉnh Quảng Nam, vụ Vụ Bản tỉnh Nam Định, v.v... Những "cuộc chiến giữ đất" ngày càng xảy ra ở nhiều nơi. Qua các cuộc đấu tranh này ý thức chính trị của người dân lên cao, nhiều người "dân oan" đã đã trở thành chiến sĩ dân chủ. Các cuộc đình công của người lao động diễn ra khắp nơi trong nước. Người lao động ngày càng thấy rõ ĐCS và công đoàn "nhà nước" không bênh vực họ mà «ăn cánh» với giới chủ nước ngoài.
Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ngày càng thu hút đông đảo quần chúng, nhất là giới trẻ; đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh mới, như picnic nhân quyền, việc tiếp xúc, trao kiến nghị về nhân quyền cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài, v.v... Những tờ báo dân chủ tiếp tục xuất bản âm thầm trong nước, như bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, tờ Tổ Quốc...; các trang Web nổi tiếng, như bôxitvietnam, danlambaovn, danchimviet, danluan, x-cafevn, diendantheky, doithoaionline... và hàng trăm trang blog đã đem đến cho người đọc nhiều thông tin, nhiều hiểu biết mới lạ...; các tác phẩm Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của Tô Hải, Ngày Long Trời Đêm Lở Đất của Trần Thế Nhân, Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức... được xuất bản ở hải ngoại rồi phổ biến rộng trong nước; Vài Lời Với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng của Nguyễn Đắc Kiên... đều là những bước tiến ngoạn mục của tự do ngôn luận, phá vỡ tấm màn bưng bít của chế độ toàn trị.
Cuộc đấu tranh yêu nước, bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc bùng phát có sức lôi cuốn mạnh mẽ, mọi người đều đã biết, thiết tưởng không phải nói dài. Còn cuộc đấu tranh của các đảng viên cấp tiến thì đáng ghi nhớ nhất là việc các nhân sĩ, trí thức và nhiều đảng viên CS trong "Nhóm 72" góp ý xây dựng Hiến pháp và đề nghị một bản Hiến pháp mới 2013 soạn thảo rất công phu theo tinh thần dân chủ đa đảng, sự kiện đảng viên lẻ tẻ ra Đảng và mới đây hai đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN là Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi các đảng viên tập thể bỏ đảng và lập Đảng Xã Hội-Dân Chủ.
Về hoạt động của người Việt ở hải ngoại thì chúng tôi đánh giá cao những hoạt động rất kiên trì và có hiệu quả của các nhà trí thức, nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư, luật sư, nhạc sĩ, doanh nhân, và các giới đồng bào ở Hoa Kỳ, Canada, ở châu Âu, châu Úc, trong việc thầm lặng và khéo léo vận động quốc tế, các tổ chức đấu tranh cho quyền con người, như Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, các phong trào sôi nổi, như "Triệu con tim, một tiếng nói", sự cố gắng của các Nhà xuất bản hải ngoại luôn luôn trợ lực cho các nhà văn, nhà báo, các tiếng nói đối lập trong nước, như Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông, Tủ Sách Tiếng Quê Hương, v.v..., các Đài phát thanh, cũng như nhiều tổ chức vô danh khác của các nhà văn, nhà báo... âm thầm hỗ trợ cho tù nhân lương tâm, cho các chiến sĩ dân chủ trong nước... Có thể nói, cho đến nay sự "phối hợp trong ngoài" đã khá chặt chẽ. So với năm 1998 thì hiện nay, năm "mũi chủ công" đó đang tạo nên nên một sức mạnh tổng hợp khá hữu hiệu giúp cho phong trào dân chủ trong nước phát triển, bất chấp sự đàn áp vô cùng tàn bạo của tập đoàn cầm quyền.
Những thành tựu này của phong trào dân chủ là do công sức và sự hy sinh lớn lao của hàng triệu người trong và ngoài nước. Chúng ta tin chắc rằng những thành tựu này ngày càng tích lũy sức mạnh giúp cho sự nghiệp dân chủ hóa, tự do hóa nước ta.
Trước đây, chúng tôi đã từng kể lại lời nói có tính giáo huấn sâu sắc của Viện sĩ Andrei Sakharov, chiến sĩ nhân quyền kiên cường nhất chống chế độ toàn trị Liên Xô. Hồi đó, phong trào dissident đang trong thời kỳ cực kỳ đen tối, hầu như bị dẹp tan, các phóng viên nước ngoài hỏi Viện sĩ: "Ông có hy vọng là Liên Xô sắp có thay đổi lớn về chính trị không?". Ông trả lời: "Không, tôi không hy vọng điều đó. Tôi cho rằng đời sống chính trị nước tôi còn lâu mới xảy ra được một sự thay đổi lớn". Các phóng viên ngạc nhiên hỏi tiếp: "Thế thì ông làm những điều này để làm gì?" Sakharov trả lời: "Giới trí thức biết làm gì? Họ chỉ biết làm một việc là xây dựng lý tưởng, cứ để cho mỗi người làm được điều gì anh ta có thể làm được". Suy nghĩ một lúc, ông nói thêm: "Nên biết rằng những con chuột chũi đào hang ngầm dưới đất có thể làm sụp đổ những thành trì lịch sử". Đây có thể là một lời khuyên cho các chiến sĩ dân chủ nước ta: hãy cứ làm việc đi, làm những việc mà lương tâm mình mách bảo và mình có thể làm được mà không sốt ruột mong đợi kết quả ngay. Những thành trì lịch sử sẽ có ngày sụp đổ! Xin nói thêm, nếu so sánh phong trào đấu tranh chống chế độ cực quyền của ĐCSLX hồi đầu những năm 80 (khoảng năm 81-84) thế kỷ trước với phong trào dân chủ hiện nay ở nước ta thì mặc dù tập đoàn cầm quyền nước ta có phần độc ác và thâm hiểm theo kiểu phong kiến hơn ở Liên Xô, nhưng phong trào ở nước ta vẫn có phần khả quan hơn nhiều. Chúng tôi đã sống trong thời kỳ đen tối hồi đó ở Liên Xô nên hiểu rõ và có thể so sánh được.
Còn đây là ý nghĩ chân thực của cố Tổng thống Cộng hòa Czech:
"... Trong các buổi chuyện trò, nhiều lần tôi nhấn mạnh rằng trong một chế độ toàn trị, thật khó mà nhìn thấu ruột gan của xã hội. Khi nhìn quanh chỉ thấy xã hội là một khối nguyên vẹn và đâu đâu cũng chỉ thấy một sự trung thành với chế độ... ...do nỗi sợ đào luyện con người, nên cái vẻ ngoài nguyên vẹn như thế thực ra lại là vô cùng yếu đuối. Không một ai có thể tiên báo một ngày nào đó, chỉ một nắm tuyết cỏn con tình cờ sẽ tạo ra cả một trận núi tuyết lở. ...Cách đây hai chục năm, ở Tiệp Khắc có một nắm tuyết cỏn con xuất hiện dưới hình thù một cuộc đàn áp hung bạo đối với sinh viên, và nắm tuyết đó đã biến thành trận núi tuyết lở. Thế rồi toàn bộ hệ thống toàn trị đã lung lay, rồi sụp đổ như một tòa lâu đài ghép bằng giấy bồi".Đúng như vậy, lịch sử đã từng chứng tỏ các chế độ độc tài toàn trị ở Liên Xô, ở các nước Đông Âu... bên ngoài tưởng như là kiên cố "muôn năm trường thọ", nhưng thực ra đó là "những pho tượng người khổng lồ chân đất sét"! Khi phong trào dân chủ lên thật mạnh và khi điều kiện chủ quan, khách quan thuận lợi hồi cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ trước thì chế độ đó sụp đổ tan tành nhanh chóng không ai có thể ngờ được. Các chiến sĩ dân chủ nước ta cần có lòng tin quyết thắng để hun đúc ngọn lửa đấu tranh hừng hực trong lòng mình./.
Ngày 04/09/2013
Nguyễn Minh Cần
__________________________________________________
1. Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam là bản sao gần như nguyên văn của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vì thế, chúng tôi không cần nói đến nội dung của Điều 6 này.
2. Những người lãnh đạo phong trào dân chủ được bầu vào Đại hội Dân biểu Liên Xô (nghị viện) liên kết với nhau trong tổ chức “Nhóm Dân biểu Liên khu” để lãnh đạo đấu tranh nghị trường và đấu tranh đường phố.
3. Hồi đó, nước Nga vẫn còn giữ tên Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Nga.
4. Sau khi Viện sĩ A.Sakharov qua đời ngày 14.12.1989 thì quả phụ của ông là bà Elena Bonner – cũng là một nhà dân chủ kiên định nổi tiếng – tiếp tục phê phán và bất hợp tác với Yeltsin.
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 10/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130909/nguyen-minh-can-chuyen-dai-ra-dang-va-da-dang-bai-3
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001