Như Thổ - Họ vô cảm đến thế là cùng
Như Thổ (NLM số 260)
Đúng là các quan chức của Bộ Y tế đã quá vô cảm với
“tương lai con em của chúng ta”, cho nên đến giờ phút này, họ vẫn đánh
“quả bóng giá sữa” đi nơi khác. Mà căn bệnh vô cảm này, với họ, xem ra
cũng là nan y. Khó chữa lắm!
Chương trình thời sự của VTV1 tối ngày 23/9, trong phóng sự nói về chuyện giá sữa tăng, có đưa hình ảnh rất hay, ấy là Bộ Tài chính và Bộ Y tế “chơi” bóng bàn.
Quả bóng là giá sữa…!
Quả bóng giá sữa được hai Bộ đánh cho nhau và… không rơi xuống đất!
Quả thực, không còn có thể hiểu nổi sự vô cảm của các quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế đã đến mức nào?
Làm nghề y, lẽ ra từ lâu nay Bộ Y tế phải là cơ quan vào cuộc quyết liệt nhất về việc tại sao giá sữa tăng cao bất thường như vậy?
Lẽ ra lãnh đạo Bộ Y tế phải lên án mạnh mẽ những thủ đoạn “thổi” giá của các hãng sữa?
Lẽ ra Bộ Y tế phải lấy làm sốt ruột về việc con trẻ chúng ta phải ăn sữa với giá trên trời như vậy?
Lẽ ra Bộ Y tế phải là cơ quan đầu tiên “tuyên chiến” với việc giá sữa tăng vô lối và kiến nghị với Bộ Tài chính, Chính phủ… có những biện pháp cứng rắn để giá sữa đúng với giá trị thực. Trẻ em có sữa, sức khỏe sẽ tốt hơn và dĩ nhiên sẽ ít phải đến bệnh viện hơn… Đó chẳng phải là mục đích tốt đẹp ư?
Những người có trách nhiệm ở Bộ Y tế chẳng lẽ không hiểu được điều đơn giản ấy hay sao?
Vậy tại sao có chuyện Bộ nọ đổ lỗi cho Bộ kia? Tại sao Bộ Y tế không biết sốt ruột, lo lắng trước chuyện con trẻ phải uống sữa giá cao?
Nhiều quốc gia, người ta phải bù giá, trợ giá cho sữa để con trẻ được uống nhiều hơn.
Ngay ở Cuba, một quốc gia đang khốn khổ vì cấm vận của Mỹ, nhưng Nhà nước vẫn đảm bảo cung cấp cho tất cả trẻ em 1-10 tuổi nửa lít sữa tươi mỗi ngày! Còn với những trẻ sinh ra mà có vấn đề về dinh dưỡng thì được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Sữa bột ngoại có đủ loại, nhưng giá cả do nhà nước quản rất chặt và đặc biệt, ngành y tế Cuba có thái độ rất nghiêm khắc với những bà mẹ lười cho con bú mà lạm dụng dùng sữa bột.
Bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa chính là từ những lít sữa này đấy, chứ chưa hẳn là những gì to tát hơn đâu.
Chỉ riêng việc đùn đẩy trách nhiệm về giá sữa thì đủ thấy rằng, y đức của ngành y đã xuống cấp chính từ đây. Họ không biết thương xót con trẻ, thương xót cho cha mẹ chúng phải nghiến răng cho con uống sữa giá cao thì nói gì đến “từ mẫu”?
Mấy tháng trước, dư luận cho rằng, bà Bộ trưởng không có cách hành xử của “chính khách” và điển hình về sự vô cảm của bà là từ chuyện ba cháu bé chết vì tiêm vắcxin tại Quảng Trị. Hôm đó, bà Bộ trưởng có mặt ở đấy, nhưng vì “bận” dự khởi công xây dựng nhà tháp chuông nghĩa trang ở huyện Gio Linh nên “không thể đến” chia sẻ với gia đình các cháu?
Việc giá sữa tăng, thôi thì cứ cho là việc đã rồi, nay cần phải xử lý, lẽ ra rất đơn giản.
Chỉ cần hai quý Bộ ngồi lại với nhau nửa giờ, thống nhất cách làm và lấy mục tiêu “vì con em chúng ta” làm trọng… thế là xong!
Số cán bộ quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm… cách chức ngay, thế là xong về “công tác tổ chức”.
Còn đối với các hãng sữa, cần quản thật chặt khâu chất lượng, khâu quảng cáo, chi hoa hồng, kiểm soát chặt giá từ gốc… Hãng nào lươn lẹo, cố tình vi phạm, đóng cửa, đuổi ra khỏi Việt Nam… Thế là xong. Việc gì phải lắm lời - “đa ngôn, đa oán” - các cụ xưa dạy thế rồi. Việc gì phải “giáo dục, thuyết phục”, việc gì phải “nương tay” với những kẻ lợi dụng nhu cầu của con trẻ để bóc lột cha mẹ chúng. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam phát triển, sản xuất sữa có chất lượng cao, giảm giá thành bằng chế độ thuế ưu đãi. Làm sao để cho mọi người biết rằng: “Ai thừa tiền, sính dùng hàng ngoại thì cứ việc bỏ tiền ra mà mua. Còn trẻ Việt, chỉ cần dùng sữa Việt”.
Cũng có dư luận cho rằng, chẳng phải các quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế kém cỏi gì mà không biết “kêu” khi giá sữa tăng. Mà họ lờ đi, họ im lặng là vì các hãng sữa đã cho họ… “uống sữa”? Lỡ “uống sữa” của họ rồi, muốn nói cũng khó? Điều này, xem ra cũng có lý.
Đúng là các quan chức của Bộ Y tế đã quá vô cảm với “tương lai con em của chúng ta”, cho nên đến giờ phút này, họ vẫn đánh “quả bóng giá sữa” đi nơi khác. Mà căn bệnh vô cảm này, với họ, xem ra cũng là nan y. Khó chữa lắm!
Rất mong Chính phủ ra tay “chữa bệnh” cho họ bằng cách, cho ngay những kẻ vô cảm này đi chỗ khác!
N.T
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 27/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130927/nhu-tho-ho-vo-cam-den-the-la-cung
=======================================================================
Chương trình thời sự của VTV1 tối ngày 23/9, trong phóng sự nói về chuyện giá sữa tăng, có đưa hình ảnh rất hay, ấy là Bộ Tài chính và Bộ Y tế “chơi” bóng bàn.
Quả bóng là giá sữa…!
Quả bóng giá sữa được hai Bộ đánh cho nhau và… không rơi xuống đất!
Quả thực, không còn có thể hiểu nổi sự vô cảm của các quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế đã đến mức nào?
Làm nghề y, lẽ ra từ lâu nay Bộ Y tế phải là cơ quan vào cuộc quyết liệt nhất về việc tại sao giá sữa tăng cao bất thường như vậy?
Lẽ ra lãnh đạo Bộ Y tế phải lên án mạnh mẽ những thủ đoạn “thổi” giá của các hãng sữa?
Lẽ ra Bộ Y tế phải lấy làm sốt ruột về việc con trẻ chúng ta phải ăn sữa với giá trên trời như vậy?
Lẽ ra Bộ Y tế phải là cơ quan đầu tiên “tuyên chiến” với việc giá sữa tăng vô lối và kiến nghị với Bộ Tài chính, Chính phủ… có những biện pháp cứng rắn để giá sữa đúng với giá trị thực. Trẻ em có sữa, sức khỏe sẽ tốt hơn và dĩ nhiên sẽ ít phải đến bệnh viện hơn… Đó chẳng phải là mục đích tốt đẹp ư?
Những người có trách nhiệm ở Bộ Y tế chẳng lẽ không hiểu được điều đơn giản ấy hay sao?
Vậy tại sao có chuyện Bộ nọ đổ lỗi cho Bộ kia? Tại sao Bộ Y tế không biết sốt ruột, lo lắng trước chuyện con trẻ phải uống sữa giá cao?
Nhiều quốc gia, người ta phải bù giá, trợ giá cho sữa để con trẻ được uống nhiều hơn.
Ngay ở Cuba, một quốc gia đang khốn khổ vì cấm vận của Mỹ, nhưng Nhà nước vẫn đảm bảo cung cấp cho tất cả trẻ em 1-10 tuổi nửa lít sữa tươi mỗi ngày! Còn với những trẻ sinh ra mà có vấn đề về dinh dưỡng thì được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Sữa bột ngoại có đủ loại, nhưng giá cả do nhà nước quản rất chặt và đặc biệt, ngành y tế Cuba có thái độ rất nghiêm khắc với những bà mẹ lười cho con bú mà lạm dụng dùng sữa bột.
Bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa chính là từ những lít sữa này đấy, chứ chưa hẳn là những gì to tát hơn đâu.
Chỉ riêng việc đùn đẩy trách nhiệm về giá sữa thì đủ thấy rằng, y đức của ngành y đã xuống cấp chính từ đây. Họ không biết thương xót con trẻ, thương xót cho cha mẹ chúng phải nghiến răng cho con uống sữa giá cao thì nói gì đến “từ mẫu”?
Mấy tháng trước, dư luận cho rằng, bà Bộ trưởng không có cách hành xử của “chính khách” và điển hình về sự vô cảm của bà là từ chuyện ba cháu bé chết vì tiêm vắcxin tại Quảng Trị. Hôm đó, bà Bộ trưởng có mặt ở đấy, nhưng vì “bận” dự khởi công xây dựng nhà tháp chuông nghĩa trang ở huyện Gio Linh nên “không thể đến” chia sẻ với gia đình các cháu?
Việc giá sữa tăng, thôi thì cứ cho là việc đã rồi, nay cần phải xử lý, lẽ ra rất đơn giản.
Chỉ cần hai quý Bộ ngồi lại với nhau nửa giờ, thống nhất cách làm và lấy mục tiêu “vì con em chúng ta” làm trọng… thế là xong!
Số cán bộ quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm… cách chức ngay, thế là xong về “công tác tổ chức”.
Còn đối với các hãng sữa, cần quản thật chặt khâu chất lượng, khâu quảng cáo, chi hoa hồng, kiểm soát chặt giá từ gốc… Hãng nào lươn lẹo, cố tình vi phạm, đóng cửa, đuổi ra khỏi Việt Nam… Thế là xong. Việc gì phải lắm lời - “đa ngôn, đa oán” - các cụ xưa dạy thế rồi. Việc gì phải “giáo dục, thuyết phục”, việc gì phải “nương tay” với những kẻ lợi dụng nhu cầu của con trẻ để bóc lột cha mẹ chúng. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam phát triển, sản xuất sữa có chất lượng cao, giảm giá thành bằng chế độ thuế ưu đãi. Làm sao để cho mọi người biết rằng: “Ai thừa tiền, sính dùng hàng ngoại thì cứ việc bỏ tiền ra mà mua. Còn trẻ Việt, chỉ cần dùng sữa Việt”.
Cũng có dư luận cho rằng, chẳng phải các quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế kém cỏi gì mà không biết “kêu” khi giá sữa tăng. Mà họ lờ đi, họ im lặng là vì các hãng sữa đã cho họ… “uống sữa”? Lỡ “uống sữa” của họ rồi, muốn nói cũng khó? Điều này, xem ra cũng có lý.
Đúng là các quan chức của Bộ Y tế đã quá vô cảm với “tương lai con em của chúng ta”, cho nên đến giờ phút này, họ vẫn đánh “quả bóng giá sữa” đi nơi khác. Mà căn bệnh vô cảm này, với họ, xem ra cũng là nan y. Khó chữa lắm!
Rất mong Chính phủ ra tay “chữa bệnh” cho họ bằng cách, cho ngay những kẻ vô cảm này đi chỗ khác!
N.T
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 27/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130927/nhu-tho-ho-vo-cam-den-the-la-cung
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001