Thư giãn - Chuyện giỏ tích (+18)
Ngày xửa ngày xưa ở Quận Cao Bình (Nay thuộc ngã tư Nhổn, Từ Liêm,
Hà Nội, cách Đại Học Công Nghiệp HN khoảng 500m về hướng Đông Bắc Tây
Nam) có hai vợ chồng Thạch Dừa và Thạch Rau Câu tuổi đã cao mà không có
con. Hai ông bà làm nghề thu mua phế liệu, sắt vụn, đồng nát. Trước đây
cuộc sống cũng khó khăn lắm, nhưng từ ngày có mấy công trình chung cư
xây dựng ở quanh đó được khởi công thì tình hình có vẻ khá hơn. Họ mua
được khá nhiều hàng, chủ yếu là sắt thép và xăng dầu do đám công nhân ăn
bớt, bòn rút từ công trình mang ra bán vụng bán trộm để lấy tiền đánh
bạc, uống rượu, chơi gái.
Dành dụm được chút tiền rồi, ông bà đi khám và làm xét nghiệm tổng thể để tìm mọi cách có được mụn con. Kết quả xét nghiệm thật phũ phàng: tinh trùng của cụ ông vừa thiếu vừa yếu còn trứng của cụ bà vừa lép vừa ung. Tóm lại là hết hi vọng có con. Hai ông bà buồn lắm, nhưng nghe mọi người mách là cứ chịu khó đi cúng bái tứ phương, may ra trời thương sẽ cho toại ý. Quả nhiên, về sau bà Thạch Rau Câu đã thụ thai sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Cái tên Thạch Sanh nghe qua thì không liên quan lắm đến hai cái tên của bố mẹ là Thạch Dừa và Thạch Rau Câu, nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó.
Ban đầu ông bà dự định đặt tên con là Thạch Tín, với ý nghĩa là vợ chồng họ Thạch sinh được con là nhờ mê tín. Nhưng có người bảo Thạch Tín là một loại chất kịch độc thường được các cao thủ trong phim cổ trang Trung Quốc dùng để hạ độc thủ, không nên đặt cái tên đó. Thế là ông bà quyết định đổi tên con là Thạch Tím với hi vọng con mình sau này sẽ là một người đàn ông yêu màu tím, sống nội tâm, thích thủ dâm và hay khóc thầm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy cái tên Thạch Tím nó hơi nữ tính, đồng bóng và màu mè quá, với lại màu tím nó hơi tối tăm, nên quyết định đặt là Thạch Xanh với ngu ý rằng màu xanh là màu của hi vọng, của sự sống, màu của cỏ cây hoa lá. Thế nhưng lúc ghi tên vào giấy khai sinh, thằng cán bộ hộ tịch xã lại viết sai cmn chính tả thành Thạch Sanh. Ông bà cũng ngại sửa lại nên cứ để tên con như vậy.
Một thời gian sau việc buôn bán cũng ế ẩm vì mấy thằng hay ăn cắp sắt vụn đều đã bị đuổi việc. Hai vợ chồng cũng đau yếu rồi lần lượt qua đời, Thạch Sanh thì từ nhỏ chỉ ham chơi, thích đi bơi, học hành thì khơi khơi nên chẳng có nghề nghiệp gì suốt ngày chỉ lang thang lêu lổng khắp nơi. Từ khi bố mẹ mất, anh ta sống côi cút trong một túp lều, chỉ có mỗi cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Ngày ngày nằm dặt dẹo dưới gốc đa ngắm gái đi qua, ai thuê gì làm nấy, sống lay lắt qua ngày.
Một hôm, có một người chuyên buôn bán dầu ăn là Lý Thông, trong một lần đi giao hàng ngang qua gốc đa, mệt quá dừng lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh đang cởi trần, đóng khố đang nằm dạng chân ra ngủ, Lý Thông ưng lắm. Nhìn cơ bắp Thạch Sanh cuồn cuộn, đặc biệt là vòng 3 rất bự và săn chắc không thua gì Phạm Văn Mách, Lý Thông nghĩ thầm:
- Giờ mà rủ được thằng này về ở cùng với mình thì có phải dùng hết dầu ăn trong kho mình cũng không tiếc.
Sau khi lân la làm quen, biết Thạch Sanh mồ côi, Lý Thông bèn kết nghĩa anh em rồi đưa Thạch Sanh về nhà, sớm tối anh em quây quần, giao thông.
Bấy giờ ở làng, có một con quái thú thường bắt người hãm hiếp sau đó ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thuật và giỏi võ nên không ai làm gì được. Nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Nhớ năm ấy, có ông bố đã phải mang đứa con gái 16 tuổi đến cống nạp cho nó. Nhìn đứa con gái đang tuổi trăng tròn, tươi non mơn mởn mà chỉ ít phút nữa thôi sẽ bị con quái thú dày vò, cưỡng đoạt mất đời con gái rồi sau đó ăn thịt, ông không cầm nổi nước mắt vì thương con.
Lúc dẫn con gái vào miếu dâng cho quái thú, ông tưởng quái thú sẽ vồ ngay lấy con mình mà hãm hiếp, nhưng ai ngờ, nó nhẹ nhàng cởi trói cho đứa con gái, an ủi vài câu cho con bé đỡ sợ rồi đuổi con bé về, xong quay ra túm cổ thằng bố, kéo vào trong thông luôn. Từ đó, làng chỉ dám cống đàn ông cho con quái thú đó.
Năm nay, đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con Thông nghe tin thì vô cùng hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó, Thạch Sanh giao dầu ăn cho mấy đại lý quanh làng về thì thấy mẹ con Lý Thông bày sẵn rượu thịt ở bàn đợi anh. Thấy vậy, Thạch Sanh ngạc nhiên lắm:
- Hôm nay sinh nhật anh Thông à? Sao nhiều rượu thịt ngon thế này? Lại có cả vịt nướng với nem chua rán nữa.
- Chú Sanh nhanh quên quá. Sinh nhật anh mới tháng trước xong, hôm ấy chú cũng ăn uống no say xong mình còn thông mà. Hôm nay là việc khác.
- Dạ, việc gì thế anh?
- Chả là hôm nay triều đình cắt phiên, đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt nỗi tối nay anh lại bận giao Neptune cho mấy thím bên voz, vì đây là chỗ làm ăn quen, lại thường xuyên lấy số lượng lớn lên tới hàng nghìn lít nên không thể hoãn được.
- Vâng, vậy để em đi canh miếu giúp anh.
Thế là nhậu nhẹt xong, Thạch Sanh xách búa ra miếu ngủ. Sanh đâu biết rằng, anh đã mắc mưu Thông, tự đem ass mình và mạng mình nộp cho quái thú. Vì uống rượu nên Thạch Sanh thấy nóng trong người. Ra đến nơi, anh cởi cmn khố ném vào một góc rồi khỏa thân lăn ra giữa miếu ngủ. Nửa đêm, đang ngủ ngon thì Thạch Sanh thấy có bàn tay rờ rờ vào đùi mình, rồi cao dần, lên dần. Đang say giấc với lại cũng thấy phê nên Thạch Sanh cứ kệ cmn. Chợt bàn tay đó rờ vào đúng chỗ mà Thạch Sanh vừa cởi khố ra, rồi xoa xoáy lung tung, anh mới giật mình mở mắt thì thấy một bóng đen lù lù to như người khổng lồ da xanh đang chuẩn bị súng ống sẵn sàng thông mình.
Trước nguy cơ bị nát ass đang cận kề, Thạch sanh vớ cái búa chém loạn lên, con quái thú lăn ra chết luôn. Thạch Sanh chặt luôn chim của quái thú mang về. Mẹ con Lý Thông thấy Thạch Sanh đã giết được quái thú, lại còn chặt được chim của nó mang về làm chứng như vậy thì liền tìm cách cướp công. Chúng dọa Thạch Sanh rằng đó thú cưng của vua nuôi, Thạch Sanh giết đi sẽ bị xử tử ngũ mã phanh thây. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi. Thạch Sanh nghe thế sợ vkl liền trốn ngay về túp lều cũ ẩn náu. Còn Lý Thông sau đó được vua phong chức Mã Phong Thượng Thư, hay gọi tắt là Thượng Mã Phong vì đã có thành tích xuất sắc trong công cuộc diệt trừ quái thú.
Một hôm công chúa đang chơi hăng say chơi bập bênh trong vườn dưa leo thì bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống lấy mỏ ngậm vào dây áo ngực của công chúa và cắp đi mất. Lúc ấy, Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây, cố ngủ mà éo ngủ được vì sáng giờ chưa được ăn gì. Chợt thấy đại bàng cắp công chúa bay ngang trên đầu, Thạch Sanh quên cả đói vớ lấy cung nhằm hướng đại bàng bắn luôn. Nhưng cũng vì chưa ăn sáng nên lực kéo của Thạch Sanh khá yếu, mũi tên chỉ bay lên cao được khoảng 3m rồi lại quay đầu cắm xuống đất, tí rơi vào đầu Thạch Sanh. Không bỏ cuộc, Thạch Sanh vớ ngay nửa viên gạch gần đó lấy hết sức ném thật mạnh. Bụp, viên gạch bay trúng mông công chúa, máu chảy tóe le. Thạch Sanh cứ thế lần theo vết máu và tìm đến được hang ổ của đại bàng.
Hang của đại bàng nằm sâu trong một ngọn đồi, có hình dạng giống như một cái mu hơi nhô cao và rất múp. Bên trên và xung quanh mép hang là những sợi cỏ dài, mọc tùm lum tà la, rất rậm rạm và quăn tít như lông đít. Bên ngoài cửa hang khá hẹp với 2 mép hang uốn lượn 2 bên, nhưng vào sâu bên trong một tí thì hang lại chuyển sang dạng ống tròn. Ngay phía trên cửa hang có một mỏm đá rủ xuống nhìn như cái cà vạt, nước suối từ trên thượng nguồn rỉ xuống rí rách làm miệng hang lúc nào cũng ướt nhèm nhẹp. Thạch Sanh cứ đứng ngẩn tò te nhìn cái hang mà lòng đầy xốn xang. Định xông vào ngay cứu công chúa luôn nhưng bỗng thấy bụng sôi lên ùng ục thì mới nhớ ra là sáng chưa ăn gì. Thôi, cứ về ăn cơm đã rồi tính tiếp.
Vua sau khi thấy con gái bị đại bàng bắt mất liền sai Mã Phong Thượng Thư Lý Thông đi giải cứu. Lý Thông lúc này thì lo lắng quá, đang không biết làm sao thì hắn chợt nhớ đến Thạch Sanh. Vậy là Thông mò đến cái lều cũ nơi Sanh đang ẩn náu. Đến nơi thì đúng lúc Sanh đang ăn cơm.
- A, anh Thông. Ăn cơm chưa? Ngồi xuống ăn cùng em luôn.
- Em ăn uống kiểu gì thế này? Cơm hộp à?
- Dạ, ở một mình, bày ra nấu nướng cũng ngại anh ạ, ăn xong lại phải rửa bát nữa nên em gọi cơm hộp cho tiện. Với lại em ở trong lều thế này, nấu ăn nhỡ cháy cmn lều thì toi. Được cái cơm cũng rẻ, có 15k một suất thôi anh.
Lý Thông không nói gì, chạy ngay ra đầu làng xách về nửa con vịt nướng với mấy chai ken, hai anh em ngồi lai rai. Sau khi biết Lý Thông cũng đang muốn đi cứu công chúa thì Thạch Sanh mới kể lại sự việc hồi sáng. Lý Thông nghe vậy thì mừng lắm. Tức thì hai anh em lên đường giết đại bàng ngay và luôn. Lạ một cái là ở nhà thì anh em đều hăng nhưng lúc đến cửa hang thì hai thằng lại đùn đẩy nhau:
- Anh Thông ơi, có khi anh xuống đi, em ở trên này canh gác cho, em vừa ăn cơm xong no bụng quá, giờ mà trèo xuống thì dễ bị đau dạ dày lắm.
- Thôi, em xuống đi, hình như bia ken ở chỗ em là ken Tàu hay sao ấy, uống có 2 chai mà đau đầu vkl.
Thấy anh kêu đau đầu thì Thạch Sanh lại thương nên đành xuống. Miệng hang khá hẹp và ẩm ướt nên Thạch Sanh phải dùng đầu mình cà cà nhẹ hai bên mép hang để mép hang mở ra rồi lấy đà ấn mạnh vào nghe cái “sụt” một phát. Lập tức Thạch Sanh trôi tuột xuống đáy hang. Sanh rón rén lần từng bước một để do thám tình hình, vừa đi vừa áp sát lưng vào vách hang đề phòng bị đại bàng đánh úp. Bất chợt, Thạch Sanh khựng lại khi nghe tiếng rên rỉ “ư...ư…” đầy phấn khích và đê mê phát ra từ khoảng cách rất gần. Lẽ nào đại bàng đang phang công chúa? Thạch Sanh hùng hổ xông lên thì không thấy đại bàng đâu, chỉ thấy công chúa đang nằm dưới đất, vừa nằm vừa xoa mông rên ư ử. Có lẽ công chúa đang rất đau vì vết thương vẫn âm thầm rỉ máu. Thấy vậy, Thạch Sanh lao vội đến bóp chặt lấy đít công chúa.
- Ngươi… ngươi là ai? Sao bóp đít ta?
- Dạ, em là Sanh ạ.
- Sao ngươi lại đến được đây?
- Dạ, em là thằng hồi sáng ném gạch rách đít công chúa rồi lần theo vết máu tìm đến đây.
- Đậu má, lúc ngươi ném ta đang hoảng quá nên không thấy đau đớn gì, cũng không biết mình bị trúng gạch. Chỉ khi đại bàng hạ cánh, ta sờ đít thấy máu chảy tóe loe cứ tưởng là mình đã đến tháng rồi, vì bình thường chu kì của ta cũng không đều, nó thích ra là nó ra thôi.
- Vâng, giờ em đến cứu công chúa đây, đại bàng có ở nhà không hả công chúa?
- Nó đang ngủ rồi, giờ cầm máu cho ta trước đã, ta mất nhiều máu quá.
Nói rồi công chúa xoay người quỳ xuống sàn, đầu và vai hạ thấp sát đất, mông chổng lên. Thạch Sanh thấy vậy thì quăng cmn búa sang một bên, lao đến dùng hai tay bóp chặt đít công chúa, rồi húc đầu vào, lấy mồm mút chùn chụt quanh chỗ vết thương, lưỡi đá đi đá lại tanh tách để máu không kịp chảy ra nữa. Trong không gian tĩnh lặng dưới đáy hang, cái âm thanh sụp soạp từ miệng Thạch Sanh, kết hợp với tiếng rên “ư ử ư ử” phát ra từ miệng công chúa (không biết có phải vì đau không?) tạo nên một bản giao hưởng đầy mê hoặc và ma mị. Đang ngây ngất tận hưởng từng cú mút của Thạch Sanh, chợt công chúa nghe giọng Thạch Sanh cất lên thều thào:
- Công chúa ơi, cái quần công chúa vướng quá, làm em khó mút lắm, hay em tụt cmn ra luôn nhé.
- Ừm, tùy Sanh đấy. Thích làm gì thì làm.
Vậy là Thạch Sanh tụt luôn quần công chúa đến đầu gối rồi lại hăng say mút tiếp. Nhiều lúc Thạch Sanh lơ là mất tập trung, khiến công chúa phải nhắc nhở:
- Ơ kìa Sanh, mút nhầm chỗ rồi, vết thương ở mông mà, có phải ở chỗ đó đâu.
Thạch Sanh nghe nhắc thì lại đưa mồm trở lại đúng vị trí vết thương. Yên ổn được tí thì lại nghe công chúa nhắc tiếp:
- Sanh kéo khố xuống đi, khố tốc hết lên bụng rồi kìa.
Sau một hồi sì sụp và uốn éo thì việc cầm máu vết thương cũng đã
xong. Thạch Sanh liền đưa công chúa ra cửa hang rồi gọi Lý Thông ròng
dây xuống kéo công chúa lên, còn mình thì quay lại giải quyết nốt con
đại bàng. Sanh hít một hơi thật sâu để lấy tinh thần chuẩn bị cho cuộc
chiến sinh tử và khốc liệt sắp diễn ra. Anh chạy lòng vòng quanh hang để
khởi động và làm nóng cơ thể, tránh chuột rút. Xong xuôi, Thạch Sanh
chỉnh lại khố cho ngay ngắn và phẳng phiu vì khố của anh bị xộc xệch,
nhăn nhúm khá nhiều sau khi hút máu cho công chúa.
Thạch Sanh từ từ tiến lại chỗ phòng ngủ của đại bàng. Kia rồi, nó đang nằm ngửa trên giường ngủ ngon lành, ngáy to như con bò đến nỗi Thạch Sanh đứng sát bên cạnh mà nó vẫn không biết. Không bỏ lỡ thời cơ, Thạch Sanh giơ búa lên chém cái “phựt”, đầu đại bàng lìa khỏi cổ. Ơ, thế là xong rồi à? Tưởng phải oánh nhau quyết liệt lắm, hóa ra giết đại bàng còn đỡ mất sức hơn là hút máu ở đít công chúa, biết thế éo khởi động nữa cho đỡ tốn thời gian.
Vậy nhưng cuộc đời không đơn giản và dễ dàng như Sanh nghĩ. Lúc ra đến cửa hang gọi anh Thông ròng dây xuống thì Thạch Sanh mới biết cửa hang đã bị bịt kín. Vậy là thằng chó Thông muốn giết người diệt khẩu, cướp công của mình rồi.
Thạch Sanh điên cuồng lùng sục khắp các ngóc ngách trong hang để tìm lối thoát nhưng vô vọng. Đáp lại những nỗ lực đến cùng cực của Thạch Sanh chỉ là tiếng tí tách đến rợn người của những giọt nước ngầm rỏ vào mép đá. Tự nhiên Thạch Sanh buồn ị quá, chắc trưa nay ăn phải con vịt nướng ế đã để vài hôm nên giờ mới đau bụng thế này. Sanh cuống cuồng vén khố chui ngay vào một góc khuất, ngồi phát ị luôn. Bỗng Sanh giật mình khi nghe giọng nói ngay bên cạnh:
- Đậu má, ăn cái ccc gì mà ị thối thế!
Hóa ra đó là một thanh niên nhìn khá là nghiêm túc cũng bị đại bàng bắt và bị cùm trong hang. Thạch Sanh liền lấy búa phá cùm cho thanh niên rồi hỏi han ân cần:
- Anh là ai?
- Mình là thái tử con của Vua Thủy Tề.
- Con vua Thủy Tề à? Vậy anh là…
- Mình là Thủy Top.
- Ừ, mà thôi, Thủy Top hay Elly Trần cũng vậy, đằng nào anh em mình cũng không thoát ra ngoài được đâu, đành ở đây anh em sớm tối thông nhau cho qua ngày tháng thôi.
- Anh khỏi lo, thích thì thông thôi, chứ còn lối ra thì em biết, em sẽ dẫn anh ra bằng đường ngầm. Rồi mời anh xuống thủy cung nhà em chơi vài ngày, cho anh ăn hải sản tẹt ga.
- Thật hả? Ngon! Vậy mình đi thôi. Mà này, anh chỉ xuống chơi thôi đấy, chứ hải sản chắc là anh không ăn đâu, đang bị đau bụng đi ngoài, vừa rồi em tận mắt nhìn thấy rồi đấy nhé, không lại bảo anh điêu.
Thế rồi Thủy Top đưa Thạch Sanh ra ngoài bằng đường hầm bí mật phía dưới hang. Con đường uốn lượn ngoằn nghèo rồi thông luôn ra đường cao tốc, đúng trạm xe buýt luôn. Cả hai bắt xe 69 về Thủy cung. Khi biết Thạch Sanh là ân nhân cứu mạng của con mình, hai vợ chồng Thủy tề bắt tay rối rít.
- Cảm ơn cháu nhiều lắm, chú là Vua thủy tề, hay còn gọi là Long Vương. Cháu xem phim Tây Du ký chắc cũng biết Long Vương rồi chứ, nhìn như yêu quái ấy bị cắm sừng ấy.
- Dạ, cháu biết ạ. Thế còn cô đây chắc là vợ của Long Vương rồi. Cô tên gì ạ?
- À, cô là Long Nhật.
Vì Thạch Sanh là ân nhân nên vợ chồng Long Vương - Long Nhật rất mến khách, muốn giữ Thạch Sanh ở lại chơi vài tuần. Thạch Sanh thì cảm thấy không hợp lắm với môi trường sống dưới biển này vì suốt ngày phải ngâm mình trong nước. Ở đây được cái là thức ăn thì rất sẵn vì tôm mực cua cá cứ lượn lờ bơi hàng đàn trước mặt, thích ăn con nào thì vồ, nhưng toàn phải ăn sống, vì là ở dưới nước nên không đun nấu được. Tuy nhiên cũng có cái tiện lợi đó là lúc tắm không phải dội nước hay bật vòi sen, chỉ việc cởi quần áo rồi kì cọ là xong. Quần áo cũng không phải phơi khô làm gì, cứ giặt xong là mặc luôn được.
Ở đến ngày thứ 3 thì Thạch Sanh chán quá mới nằng nặc đòi về. Vua Thủy Tề thấy Sanh vậy thì cũng không dám giữ nữa, đành sai ô-sin vồ lấy ít hải sản tươi ngon đóng hộp xốp biếu Thạch Sanh mang lên cạn làm quà. Thạch Sanh thấy vậy thì rối rít từ chối:
- Dạ thôi, cháu không lấy hải sản đâu, cháu bị đau bụng tiêu chảy mấy hôm nay vẫn chưa khỏi mà.
- Thế ta tặng cháu vài thùng ngọc trai để cháu mang về chơi bắn bi nhé?
- Dạ thôi chú, cháu lớn rồi, không chơi mấy trò trẻ con ấy.
- Đậu má, tặng cái éo gì cháu cũng từ chối là sao? Chẳng lẽ ta là Vua Thủy Tề mà lại để cho ân nhân của mình về tay không à. Thế bây giờ cháu thích gì cứ nói, dù có phải đi khắp chân trời góc bể để tìm thì ta cũng kiếm về bằng được cho cháu, nhưng nói trước là không được đòi vàng bạc châu báu đâu nhé, ta không thích điều đó.
- Dạ, vậy cháu chỉ xin…
- Xin gì cứ nói, đừng ngại.
- Cho cháu… cho cháu chai Neptune kia chú nhá?
- Ơ hơ… Nhưng ta còn mỗi chai đó, cho cháu thì tối nay ta…
- Thế chú vừa nói cái gì chân trời góc bể ấy nhỉ? Chém kinh vkl.
- Thôi được, cầm lấy này.
Vậy là Thạch Sanh tay cầm búa, tay cầm Neptune khật khưỡng rời khỏi thủy cung. Anh về lại gốc đa quen thuộc với cái lều cũ ẩm mốc ngày nào. Nhiều lúc thèm được hút máu cho công chúa đến cồn cào nhưng nghĩ lại, mình chỉ là thằng khố rách áo…không có, giờ vác cái thân xác rách nát như thằng ăn xin đến hoàng cung tìm gặp công chúa thì có khi ăn vài cái dép vào mặt. Vậy nên mỗi khi nhớ công chúa quá không chịu nổi, Sanh lại lôi chai dầu ăn Neptune xin của Vua thủy tề ra, rồi ngồi tưởng tượng lại hình ảnh cái mông bị thương của công chúa, rồi hì hục một lúc, xong là ngồi đần cái mặt ra, mồm thở phì phò. Mới có vài hôm mà chai dầu ăn đã vơi đi hơn nửa rồi.
Nói về công chúa, sau khi chứng kiến Lý Thông lấp cửa hang cướp công của Thạch Sanh, nàng sốc và uất ức quá mà hóa câm, người thì cứ đơ đơ như con điên, ai hỏi gì nàng cũng không nói, đến bữa nhét cái gì vào mồm cũng ăn, ỉa đái cũng không tự đi được, toàn ỉa đùn và đái dầm. Vua buồn và lo lắng lắm liền ra thông cáo trên toàn thế giới rằng nếu ai làm cho công chúa khỏi bệnh và cười được thì sẽ cho cưới công chúa.
Thế là từ khắp nơi, các thanh niên ùn ùn kéo về kinh thành để nuôi mộng làm Phò Mã. Trong đó có cả các thái tử con vua của các nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Mianma, Camphuchia, Brunei và một số nước khác trong khu vực Asean.
Các thanh niên làm đủ trò để công chúa cười nhưng vẫn chưa có anh nào thành công. Ông đến từ Lào thì trình bày điệu múa Chăm pa với trang phục Kimono truyền thống. Tiếp đó là thái tử Thái Land có màn biểu diễn Muay Thái khá đặc sắc. Rồi đến màn múa cột trong trang phục áo tắm của thanh niên đến từ Mianma. Quan thái giám của Brunei thể hiện màn belly dance rực lửa. Hầu hết các tiết mục đều là múa nên khi thái tử Campuchia giới thiệu phần thi của mình là hát thì mọi người đều rầm rầm tán thưởng. Anh ấy đã trình bày khá trọn vẹn và đầy cảm xúc một ca khúc bằng tiếng Campuchia có tên là “Sờ-tờ-rim-lọt-khe”.
Việt Nam cũng có một thanh niên gây được ấn tượng mạnh khi anh dắt một lúc 5 con bò lên sân khấu, con nào nhìn cũng to như con trâu. Rồi anh ta cho 5 con bò xếp thành hàng dọc rất ngay ngắn. Vua quan cùng tất cả mọi người ở dưới đang ngơ ngác chưa hiểu thanh niên này định làm gì bất ngờ anh ta vung tay đấm liên tiếp vào 5 con bò. Ngay tức khắc 5 con bò nằm lăn ra sàn giãy đành đạch. Mỗi con chỉ bị đấm một phát thôi nhưng đấm phát chết luôn.
Thế nhưng, sau tất cả những màn trình diễn đó, công chúa vẫn lặng im với đôi mắt vô hồn như đang trông đợi một điều gì đó xa xăm. Trong lúc tưởng như không còn chút hi vọng nào nữa thì một thanh niên cởi trần đóng khố, tay xách búa, tay xách chai Neptune nhảy lên sân khấu. Công chúa thấy Thạch Sanh xuất hiện thì lập tức mắt sáng lên long lanh. Nàng chạy ùa ra ôm chầm lấy Sanh, thế rồi nàng quỳ xuống sân khấu, đầu và vai hạ thấp sát xuống sàn, mông chổng lên. Sanh thấy thế thì hiểu ý liền quăng cmn búa đi, mở nắp chai Neptune ra rồi lặp lại quy trình y hệt như lúc mút máu ở vết thương cho công chúa khi ở trong hang đại bàng (muốn biết chi tiết quy trình này thế nào vui lòng đọc lại chap 2, chap cuối này là chap nghiêm túc, không chấp nhận các tình tiết 18+, nhá!!!).
Sau khi được Thạch Sanh mút xong, công chúa cười toe toét. Vua mừng lắm, phong ngay Thạch Sanh làm Phò Mã đồng thời ban lệnh xử tử Lý Thông bằng ngũ mã phanh thây. Mấy Thái tử nước ngoài vừa tham gia kén rể xong ai nấy đều hậm hực vì vua không chọn mình mà lại đi chọn cái thằng nhìn như thằng ăn mày, thế khác nào sỉ nhục chúng. Vậy là chúng bàn nhau về nước mang quân sang gây chiến. Vua nhận được tin báo bọn giặc đã tới và đang khiêu chiến ở cổng thành liền cấp cho Thạch Sanh 20 vạn quân để ra nghênh chiến. Thạch Sanh bảo không cần, chỉ xin một cây đàn là đủ. Vua liền chiều ý, cấp cho Thạch Sanh một cây ghita acoustic loại chuyên để đệm hát. Thạch Sanh nhận đàn xong, một mình leo lên cổng thành, phía dưới là hàng vạn quân lính giặc đang hò hét khiêu chiến rất hung hãn. Thạch Sanh ra hiệu cho bọn giặc trật tự rồi nói lớn:
- Hỡi các bạn giặc thân mến, các bạn đi đường xa tới đây chắc cũng mệt mỏi. Sanh biết các bạn thích đánh nhau, ok thôi. Sanh sẽ chiều. Tuy nhiên, trước khi đánh, cho phép Sanh được hát tặng các bạn giặc một bài, nghe Sanh hát xong rồi chúng ta oánh nhau cũng chưa muộn.
Tức thì bọn giặc im lặng, cả lũ tháo dép ra lót ass hóng. Ở trên cổng thành, Thạch Sanh đang lướt từng ngón tay điêu luyện trên phím đàn, anh thể hiện thành thục các kỹ thuật khó của ghita như móc cua cùng lúc bằng 5 đầu ngón tay trên cả 6 dây đàn. Rồi kỹ thuật dập liên hồi, lấy lòng bàn tay gõ xuống hộp đàn làm trống đệm. Mỗi lần Thạch Sanh dập xuống là cái đàn kêu “hự… hự” nghe rất tội nghiệp. Đoạn intro dạo đầu đã xong, Thạch Sanh nhẹ nhàng cất giọng hát đầy du dương, réo rắt:
- “Khi tôi sinh ra mang được ngay tiếng con nhà nghèo. Qua bao nhiêu năm không đổi thay lớn lên càng nghèo. Luôn đi bên tôi là chai dầu ăn thân thiết, nên khi trong tay không có dầu là đau ngay…”
Xong đoạn một, đang định dạo tiếp đàn để vào đoạn hai thì Thạch Sanh thấy bọn giặc bên dưới đang ôm nhau khóc tu tu. Cũng phải thôi, bởi chất giọng của Thạch Sanh quá tốt và hát rất đúng nhạc. Ở giọng hát của Sanh có cái u sầu của Trường Vũ, cái ủ rũ của Quang Lê, cái não nề của Tuấn Ngọc và cái mệt nhọc của Chế Linh. Tóm lại là nó hội đủ tinh túy của những ngôi sao nhạc sến hải ngoại hàng đầu. Thế nên không khó hiểu khi ở phía dưới kia, đám giặc đang mất hết tinh thần chiến đấu, khóc bù lu bù loa như bố chết. Chúng nằng nặc đòi rút quân về, không muốn oánh nhau nữa. Thạch Sanh thấy vậy liền nói:
- Các bạn muốn rút quân về mình cũng không dám cản. Xin phép được mời các bạn một bữa cơm đạm bạc thay cho lời từ biệt.
Nói rồi Thạch Sanh sai người dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn. Bọn chúng thấy liêu cơm nhỏ thì cười khẩy và chê ít nhưng thật kì lạ là chúng ăn mãi vẫn không hết. Xong xuôi chúng kéo nhau về nước.
Vua lại mở tiệc tưng bừng mừng chiến công của Thạch Sanh. Trong bữa tiệc, vua ghé tai Sanh hỏi nhỏ:
- Này, bố hỏi tí, con kiếm đâu được cái liêu cơm kì diệu vậy. Nó bé tí tẹo mà hàng vạn quân ăn không hết là sao?
Thạch Sanh nghe vua hỏi vậy thì trả lời thật thà:
- Dạ thưa bố, kì diệu cái quái gì đâu chứ, thực ra nó là liêu cơm nấu cho chó, nhưng chó nó không ăn, để thiu thối đã ba bốn ngày nay rồi. Bọn nó chỉ ngửi thôi đã sợ chứ nói gì dám ăn.
Vua nghe thế thì khoái chí vỗ đùi đen đét:
- Được, được lắm. Xứng đáng là rể quý của ta.
Thế là từ đó, Thạch Sanh, công chúa và vua cùng sống bên nhau hạnh phúc đến lúc chết.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 10/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130910/thu-gian-chuyen-gio-tich-18
=======================================================================
Dành dụm được chút tiền rồi, ông bà đi khám và làm xét nghiệm tổng thể để tìm mọi cách có được mụn con. Kết quả xét nghiệm thật phũ phàng: tinh trùng của cụ ông vừa thiếu vừa yếu còn trứng của cụ bà vừa lép vừa ung. Tóm lại là hết hi vọng có con. Hai ông bà buồn lắm, nhưng nghe mọi người mách là cứ chịu khó đi cúng bái tứ phương, may ra trời thương sẽ cho toại ý. Quả nhiên, về sau bà Thạch Rau Câu đã thụ thai sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Cái tên Thạch Sanh nghe qua thì không liên quan lắm đến hai cái tên của bố mẹ là Thạch Dừa và Thạch Rau Câu, nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó.
Ban đầu ông bà dự định đặt tên con là Thạch Tín, với ý nghĩa là vợ chồng họ Thạch sinh được con là nhờ mê tín. Nhưng có người bảo Thạch Tín là một loại chất kịch độc thường được các cao thủ trong phim cổ trang Trung Quốc dùng để hạ độc thủ, không nên đặt cái tên đó. Thế là ông bà quyết định đổi tên con là Thạch Tím với hi vọng con mình sau này sẽ là một người đàn ông yêu màu tím, sống nội tâm, thích thủ dâm và hay khóc thầm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy cái tên Thạch Tím nó hơi nữ tính, đồng bóng và màu mè quá, với lại màu tím nó hơi tối tăm, nên quyết định đặt là Thạch Xanh với ngu ý rằng màu xanh là màu của hi vọng, của sự sống, màu của cỏ cây hoa lá. Thế nhưng lúc ghi tên vào giấy khai sinh, thằng cán bộ hộ tịch xã lại viết sai cmn chính tả thành Thạch Sanh. Ông bà cũng ngại sửa lại nên cứ để tên con như vậy.
Một thời gian sau việc buôn bán cũng ế ẩm vì mấy thằng hay ăn cắp sắt vụn đều đã bị đuổi việc. Hai vợ chồng cũng đau yếu rồi lần lượt qua đời, Thạch Sanh thì từ nhỏ chỉ ham chơi, thích đi bơi, học hành thì khơi khơi nên chẳng có nghề nghiệp gì suốt ngày chỉ lang thang lêu lổng khắp nơi. Từ khi bố mẹ mất, anh ta sống côi cút trong một túp lều, chỉ có mỗi cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Ngày ngày nằm dặt dẹo dưới gốc đa ngắm gái đi qua, ai thuê gì làm nấy, sống lay lắt qua ngày.
Một hôm, có một người chuyên buôn bán dầu ăn là Lý Thông, trong một lần đi giao hàng ngang qua gốc đa, mệt quá dừng lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh đang cởi trần, đóng khố đang nằm dạng chân ra ngủ, Lý Thông ưng lắm. Nhìn cơ bắp Thạch Sanh cuồn cuộn, đặc biệt là vòng 3 rất bự và săn chắc không thua gì Phạm Văn Mách, Lý Thông nghĩ thầm:
- Giờ mà rủ được thằng này về ở cùng với mình thì có phải dùng hết dầu ăn trong kho mình cũng không tiếc.
Sau khi lân la làm quen, biết Thạch Sanh mồ côi, Lý Thông bèn kết nghĩa anh em rồi đưa Thạch Sanh về nhà, sớm tối anh em quây quần, giao thông.
Bấy giờ ở làng, có một con quái thú thường bắt người hãm hiếp sau đó ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thuật và giỏi võ nên không ai làm gì được. Nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Nhớ năm ấy, có ông bố đã phải mang đứa con gái 16 tuổi đến cống nạp cho nó. Nhìn đứa con gái đang tuổi trăng tròn, tươi non mơn mởn mà chỉ ít phút nữa thôi sẽ bị con quái thú dày vò, cưỡng đoạt mất đời con gái rồi sau đó ăn thịt, ông không cầm nổi nước mắt vì thương con.
Lúc dẫn con gái vào miếu dâng cho quái thú, ông tưởng quái thú sẽ vồ ngay lấy con mình mà hãm hiếp, nhưng ai ngờ, nó nhẹ nhàng cởi trói cho đứa con gái, an ủi vài câu cho con bé đỡ sợ rồi đuổi con bé về, xong quay ra túm cổ thằng bố, kéo vào trong thông luôn. Từ đó, làng chỉ dám cống đàn ông cho con quái thú đó.
Năm nay, đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con Thông nghe tin thì vô cùng hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó, Thạch Sanh giao dầu ăn cho mấy đại lý quanh làng về thì thấy mẹ con Lý Thông bày sẵn rượu thịt ở bàn đợi anh. Thấy vậy, Thạch Sanh ngạc nhiên lắm:
- Hôm nay sinh nhật anh Thông à? Sao nhiều rượu thịt ngon thế này? Lại có cả vịt nướng với nem chua rán nữa.
- Chú Sanh nhanh quên quá. Sinh nhật anh mới tháng trước xong, hôm ấy chú cũng ăn uống no say xong mình còn thông mà. Hôm nay là việc khác.
- Dạ, việc gì thế anh?
- Chả là hôm nay triều đình cắt phiên, đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt nỗi tối nay anh lại bận giao Neptune cho mấy thím bên voz, vì đây là chỗ làm ăn quen, lại thường xuyên lấy số lượng lớn lên tới hàng nghìn lít nên không thể hoãn được.
- Vâng, vậy để em đi canh miếu giúp anh.
Thế là nhậu nhẹt xong, Thạch Sanh xách búa ra miếu ngủ. Sanh đâu biết rằng, anh đã mắc mưu Thông, tự đem ass mình và mạng mình nộp cho quái thú. Vì uống rượu nên Thạch Sanh thấy nóng trong người. Ra đến nơi, anh cởi cmn khố ném vào một góc rồi khỏa thân lăn ra giữa miếu ngủ. Nửa đêm, đang ngủ ngon thì Thạch Sanh thấy có bàn tay rờ rờ vào đùi mình, rồi cao dần, lên dần. Đang say giấc với lại cũng thấy phê nên Thạch Sanh cứ kệ cmn. Chợt bàn tay đó rờ vào đúng chỗ mà Thạch Sanh vừa cởi khố ra, rồi xoa xoáy lung tung, anh mới giật mình mở mắt thì thấy một bóng đen lù lù to như người khổng lồ da xanh đang chuẩn bị súng ống sẵn sàng thông mình.
Trước nguy cơ bị nát ass đang cận kề, Thạch sanh vớ cái búa chém loạn lên, con quái thú lăn ra chết luôn. Thạch Sanh chặt luôn chim của quái thú mang về. Mẹ con Lý Thông thấy Thạch Sanh đã giết được quái thú, lại còn chặt được chim của nó mang về làm chứng như vậy thì liền tìm cách cướp công. Chúng dọa Thạch Sanh rằng đó thú cưng của vua nuôi, Thạch Sanh giết đi sẽ bị xử tử ngũ mã phanh thây. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi. Thạch Sanh nghe thế sợ vkl liền trốn ngay về túp lều cũ ẩn náu. Còn Lý Thông sau đó được vua phong chức Mã Phong Thượng Thư, hay gọi tắt là Thượng Mã Phong vì đã có thành tích xuất sắc trong công cuộc diệt trừ quái thú.
Một hôm công chúa đang chơi hăng say chơi bập bênh trong vườn dưa leo thì bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống lấy mỏ ngậm vào dây áo ngực của công chúa và cắp đi mất. Lúc ấy, Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây, cố ngủ mà éo ngủ được vì sáng giờ chưa được ăn gì. Chợt thấy đại bàng cắp công chúa bay ngang trên đầu, Thạch Sanh quên cả đói vớ lấy cung nhằm hướng đại bàng bắn luôn. Nhưng cũng vì chưa ăn sáng nên lực kéo của Thạch Sanh khá yếu, mũi tên chỉ bay lên cao được khoảng 3m rồi lại quay đầu cắm xuống đất, tí rơi vào đầu Thạch Sanh. Không bỏ cuộc, Thạch Sanh vớ ngay nửa viên gạch gần đó lấy hết sức ném thật mạnh. Bụp, viên gạch bay trúng mông công chúa, máu chảy tóe le. Thạch Sanh cứ thế lần theo vết máu và tìm đến được hang ổ của đại bàng.
Hang của đại bàng nằm sâu trong một ngọn đồi, có hình dạng giống như một cái mu hơi nhô cao và rất múp. Bên trên và xung quanh mép hang là những sợi cỏ dài, mọc tùm lum tà la, rất rậm rạm và quăn tít như lông đít. Bên ngoài cửa hang khá hẹp với 2 mép hang uốn lượn 2 bên, nhưng vào sâu bên trong một tí thì hang lại chuyển sang dạng ống tròn. Ngay phía trên cửa hang có một mỏm đá rủ xuống nhìn như cái cà vạt, nước suối từ trên thượng nguồn rỉ xuống rí rách làm miệng hang lúc nào cũng ướt nhèm nhẹp. Thạch Sanh cứ đứng ngẩn tò te nhìn cái hang mà lòng đầy xốn xang. Định xông vào ngay cứu công chúa luôn nhưng bỗng thấy bụng sôi lên ùng ục thì mới nhớ ra là sáng chưa ăn gì. Thôi, cứ về ăn cơm đã rồi tính tiếp.
Vua sau khi thấy con gái bị đại bàng bắt mất liền sai Mã Phong Thượng Thư Lý Thông đi giải cứu. Lý Thông lúc này thì lo lắng quá, đang không biết làm sao thì hắn chợt nhớ đến Thạch Sanh. Vậy là Thông mò đến cái lều cũ nơi Sanh đang ẩn náu. Đến nơi thì đúng lúc Sanh đang ăn cơm.
- A, anh Thông. Ăn cơm chưa? Ngồi xuống ăn cùng em luôn.
- Em ăn uống kiểu gì thế này? Cơm hộp à?
- Dạ, ở một mình, bày ra nấu nướng cũng ngại anh ạ, ăn xong lại phải rửa bát nữa nên em gọi cơm hộp cho tiện. Với lại em ở trong lều thế này, nấu ăn nhỡ cháy cmn lều thì toi. Được cái cơm cũng rẻ, có 15k một suất thôi anh.
Lý Thông không nói gì, chạy ngay ra đầu làng xách về nửa con vịt nướng với mấy chai ken, hai anh em ngồi lai rai. Sau khi biết Lý Thông cũng đang muốn đi cứu công chúa thì Thạch Sanh mới kể lại sự việc hồi sáng. Lý Thông nghe vậy thì mừng lắm. Tức thì hai anh em lên đường giết đại bàng ngay và luôn. Lạ một cái là ở nhà thì anh em đều hăng nhưng lúc đến cửa hang thì hai thằng lại đùn đẩy nhau:
- Anh Thông ơi, có khi anh xuống đi, em ở trên này canh gác cho, em vừa ăn cơm xong no bụng quá, giờ mà trèo xuống thì dễ bị đau dạ dày lắm.
- Thôi, em xuống đi, hình như bia ken ở chỗ em là ken Tàu hay sao ấy, uống có 2 chai mà đau đầu vkl.
Thấy anh kêu đau đầu thì Thạch Sanh lại thương nên đành xuống. Miệng hang khá hẹp và ẩm ướt nên Thạch Sanh phải dùng đầu mình cà cà nhẹ hai bên mép hang để mép hang mở ra rồi lấy đà ấn mạnh vào nghe cái “sụt” một phát. Lập tức Thạch Sanh trôi tuột xuống đáy hang. Sanh rón rén lần từng bước một để do thám tình hình, vừa đi vừa áp sát lưng vào vách hang đề phòng bị đại bàng đánh úp. Bất chợt, Thạch Sanh khựng lại khi nghe tiếng rên rỉ “ư...ư…” đầy phấn khích và đê mê phát ra từ khoảng cách rất gần. Lẽ nào đại bàng đang phang công chúa? Thạch Sanh hùng hổ xông lên thì không thấy đại bàng đâu, chỉ thấy công chúa đang nằm dưới đất, vừa nằm vừa xoa mông rên ư ử. Có lẽ công chúa đang rất đau vì vết thương vẫn âm thầm rỉ máu. Thấy vậy, Thạch Sanh lao vội đến bóp chặt lấy đít công chúa.
- Ngươi… ngươi là ai? Sao bóp đít ta?
- Dạ, em là Sanh ạ.
- Sao ngươi lại đến được đây?
- Dạ, em là thằng hồi sáng ném gạch rách đít công chúa rồi lần theo vết máu tìm đến đây.
- Đậu má, lúc ngươi ném ta đang hoảng quá nên không thấy đau đớn gì, cũng không biết mình bị trúng gạch. Chỉ khi đại bàng hạ cánh, ta sờ đít thấy máu chảy tóe loe cứ tưởng là mình đã đến tháng rồi, vì bình thường chu kì của ta cũng không đều, nó thích ra là nó ra thôi.
- Vâng, giờ em đến cứu công chúa đây, đại bàng có ở nhà không hả công chúa?
- Nó đang ngủ rồi, giờ cầm máu cho ta trước đã, ta mất nhiều máu quá.
Nói rồi công chúa xoay người quỳ xuống sàn, đầu và vai hạ thấp sát đất, mông chổng lên. Thạch Sanh thấy vậy thì quăng cmn búa sang một bên, lao đến dùng hai tay bóp chặt đít công chúa, rồi húc đầu vào, lấy mồm mút chùn chụt quanh chỗ vết thương, lưỡi đá đi đá lại tanh tách để máu không kịp chảy ra nữa. Trong không gian tĩnh lặng dưới đáy hang, cái âm thanh sụp soạp từ miệng Thạch Sanh, kết hợp với tiếng rên “ư ử ư ử” phát ra từ miệng công chúa (không biết có phải vì đau không?) tạo nên một bản giao hưởng đầy mê hoặc và ma mị. Đang ngây ngất tận hưởng từng cú mút của Thạch Sanh, chợt công chúa nghe giọng Thạch Sanh cất lên thều thào:
- Công chúa ơi, cái quần công chúa vướng quá, làm em khó mút lắm, hay em tụt cmn ra luôn nhé.
- Ừm, tùy Sanh đấy. Thích làm gì thì làm.
Vậy là Thạch Sanh tụt luôn quần công chúa đến đầu gối rồi lại hăng say mút tiếp. Nhiều lúc Thạch Sanh lơ là mất tập trung, khiến công chúa phải nhắc nhở:
- Ơ kìa Sanh, mút nhầm chỗ rồi, vết thương ở mông mà, có phải ở chỗ đó đâu.
Thạch Sanh nghe nhắc thì lại đưa mồm trở lại đúng vị trí vết thương. Yên ổn được tí thì lại nghe công chúa nhắc tiếp:
- Sanh kéo khố xuống đi, khố tốc hết lên bụng rồi kìa.
Thạch Sanh và công chúa
Thạch Sanh từ từ tiến lại chỗ phòng ngủ của đại bàng. Kia rồi, nó đang nằm ngửa trên giường ngủ ngon lành, ngáy to như con bò đến nỗi Thạch Sanh đứng sát bên cạnh mà nó vẫn không biết. Không bỏ lỡ thời cơ, Thạch Sanh giơ búa lên chém cái “phựt”, đầu đại bàng lìa khỏi cổ. Ơ, thế là xong rồi à? Tưởng phải oánh nhau quyết liệt lắm, hóa ra giết đại bàng còn đỡ mất sức hơn là hút máu ở đít công chúa, biết thế éo khởi động nữa cho đỡ tốn thời gian.
Vậy nhưng cuộc đời không đơn giản và dễ dàng như Sanh nghĩ. Lúc ra đến cửa hang gọi anh Thông ròng dây xuống thì Thạch Sanh mới biết cửa hang đã bị bịt kín. Vậy là thằng chó Thông muốn giết người diệt khẩu, cướp công của mình rồi.
Thạch Sanh điên cuồng lùng sục khắp các ngóc ngách trong hang để tìm lối thoát nhưng vô vọng. Đáp lại những nỗ lực đến cùng cực của Thạch Sanh chỉ là tiếng tí tách đến rợn người của những giọt nước ngầm rỏ vào mép đá. Tự nhiên Thạch Sanh buồn ị quá, chắc trưa nay ăn phải con vịt nướng ế đã để vài hôm nên giờ mới đau bụng thế này. Sanh cuống cuồng vén khố chui ngay vào một góc khuất, ngồi phát ị luôn. Bỗng Sanh giật mình khi nghe giọng nói ngay bên cạnh:
- Đậu má, ăn cái ccc gì mà ị thối thế!
Hóa ra đó là một thanh niên nhìn khá là nghiêm túc cũng bị đại bàng bắt và bị cùm trong hang. Thạch Sanh liền lấy búa phá cùm cho thanh niên rồi hỏi han ân cần:
- Anh là ai?
- Mình là thái tử con của Vua Thủy Tề.
- Con vua Thủy Tề à? Vậy anh là…
- Mình là Thủy Top.
- Ừ, mà thôi, Thủy Top hay Elly Trần cũng vậy, đằng nào anh em mình cũng không thoát ra ngoài được đâu, đành ở đây anh em sớm tối thông nhau cho qua ngày tháng thôi.
- Anh khỏi lo, thích thì thông thôi, chứ còn lối ra thì em biết, em sẽ dẫn anh ra bằng đường ngầm. Rồi mời anh xuống thủy cung nhà em chơi vài ngày, cho anh ăn hải sản tẹt ga.
- Thật hả? Ngon! Vậy mình đi thôi. Mà này, anh chỉ xuống chơi thôi đấy, chứ hải sản chắc là anh không ăn đâu, đang bị đau bụng đi ngoài, vừa rồi em tận mắt nhìn thấy rồi đấy nhé, không lại bảo anh điêu.
Thế rồi Thủy Top đưa Thạch Sanh ra ngoài bằng đường hầm bí mật phía dưới hang. Con đường uốn lượn ngoằn nghèo rồi thông luôn ra đường cao tốc, đúng trạm xe buýt luôn. Cả hai bắt xe 69 về Thủy cung. Khi biết Thạch Sanh là ân nhân cứu mạng của con mình, hai vợ chồng Thủy tề bắt tay rối rít.
- Cảm ơn cháu nhiều lắm, chú là Vua thủy tề, hay còn gọi là Long Vương. Cháu xem phim Tây Du ký chắc cũng biết Long Vương rồi chứ, nhìn như yêu quái ấy bị cắm sừng ấy.
- Dạ, cháu biết ạ. Thế còn cô đây chắc là vợ của Long Vương rồi. Cô tên gì ạ?
- À, cô là Long Nhật.
Vì Thạch Sanh là ân nhân nên vợ chồng Long Vương - Long Nhật rất mến khách, muốn giữ Thạch Sanh ở lại chơi vài tuần. Thạch Sanh thì cảm thấy không hợp lắm với môi trường sống dưới biển này vì suốt ngày phải ngâm mình trong nước. Ở đây được cái là thức ăn thì rất sẵn vì tôm mực cua cá cứ lượn lờ bơi hàng đàn trước mặt, thích ăn con nào thì vồ, nhưng toàn phải ăn sống, vì là ở dưới nước nên không đun nấu được. Tuy nhiên cũng có cái tiện lợi đó là lúc tắm không phải dội nước hay bật vòi sen, chỉ việc cởi quần áo rồi kì cọ là xong. Quần áo cũng không phải phơi khô làm gì, cứ giặt xong là mặc luôn được.
Ở đến ngày thứ 3 thì Thạch Sanh chán quá mới nằng nặc đòi về. Vua Thủy Tề thấy Sanh vậy thì cũng không dám giữ nữa, đành sai ô-sin vồ lấy ít hải sản tươi ngon đóng hộp xốp biếu Thạch Sanh mang lên cạn làm quà. Thạch Sanh thấy vậy thì rối rít từ chối:
- Dạ thôi, cháu không lấy hải sản đâu, cháu bị đau bụng tiêu chảy mấy hôm nay vẫn chưa khỏi mà.
- Thế ta tặng cháu vài thùng ngọc trai để cháu mang về chơi bắn bi nhé?
- Dạ thôi chú, cháu lớn rồi, không chơi mấy trò trẻ con ấy.
- Đậu má, tặng cái éo gì cháu cũng từ chối là sao? Chẳng lẽ ta là Vua Thủy Tề mà lại để cho ân nhân của mình về tay không à. Thế bây giờ cháu thích gì cứ nói, dù có phải đi khắp chân trời góc bể để tìm thì ta cũng kiếm về bằng được cho cháu, nhưng nói trước là không được đòi vàng bạc châu báu đâu nhé, ta không thích điều đó.
- Dạ, vậy cháu chỉ xin…
- Xin gì cứ nói, đừng ngại.
- Cho cháu… cho cháu chai Neptune kia chú nhá?
- Ơ hơ… Nhưng ta còn mỗi chai đó, cho cháu thì tối nay ta…
- Thế chú vừa nói cái gì chân trời góc bể ấy nhỉ? Chém kinh vkl.
- Thôi được, cầm lấy này.
Vậy là Thạch Sanh tay cầm búa, tay cầm Neptune khật khưỡng rời khỏi thủy cung. Anh về lại gốc đa quen thuộc với cái lều cũ ẩm mốc ngày nào. Nhiều lúc thèm được hút máu cho công chúa đến cồn cào nhưng nghĩ lại, mình chỉ là thằng khố rách áo…không có, giờ vác cái thân xác rách nát như thằng ăn xin đến hoàng cung tìm gặp công chúa thì có khi ăn vài cái dép vào mặt. Vậy nên mỗi khi nhớ công chúa quá không chịu nổi, Sanh lại lôi chai dầu ăn Neptune xin của Vua thủy tề ra, rồi ngồi tưởng tượng lại hình ảnh cái mông bị thương của công chúa, rồi hì hục một lúc, xong là ngồi đần cái mặt ra, mồm thở phì phò. Mới có vài hôm mà chai dầu ăn đã vơi đi hơn nửa rồi.
Nói về công chúa, sau khi chứng kiến Lý Thông lấp cửa hang cướp công của Thạch Sanh, nàng sốc và uất ức quá mà hóa câm, người thì cứ đơ đơ như con điên, ai hỏi gì nàng cũng không nói, đến bữa nhét cái gì vào mồm cũng ăn, ỉa đái cũng không tự đi được, toàn ỉa đùn và đái dầm. Vua buồn và lo lắng lắm liền ra thông cáo trên toàn thế giới rằng nếu ai làm cho công chúa khỏi bệnh và cười được thì sẽ cho cưới công chúa.
Thế là từ khắp nơi, các thanh niên ùn ùn kéo về kinh thành để nuôi mộng làm Phò Mã. Trong đó có cả các thái tử con vua của các nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Mianma, Camphuchia, Brunei và một số nước khác trong khu vực Asean.
Các thanh niên làm đủ trò để công chúa cười nhưng vẫn chưa có anh nào thành công. Ông đến từ Lào thì trình bày điệu múa Chăm pa với trang phục Kimono truyền thống. Tiếp đó là thái tử Thái Land có màn biểu diễn Muay Thái khá đặc sắc. Rồi đến màn múa cột trong trang phục áo tắm của thanh niên đến từ Mianma. Quan thái giám của Brunei thể hiện màn belly dance rực lửa. Hầu hết các tiết mục đều là múa nên khi thái tử Campuchia giới thiệu phần thi của mình là hát thì mọi người đều rầm rầm tán thưởng. Anh ấy đã trình bày khá trọn vẹn và đầy cảm xúc một ca khúc bằng tiếng Campuchia có tên là “Sờ-tờ-rim-lọt-khe”.
Việt Nam cũng có một thanh niên gây được ấn tượng mạnh khi anh dắt một lúc 5 con bò lên sân khấu, con nào nhìn cũng to như con trâu. Rồi anh ta cho 5 con bò xếp thành hàng dọc rất ngay ngắn. Vua quan cùng tất cả mọi người ở dưới đang ngơ ngác chưa hiểu thanh niên này định làm gì bất ngờ anh ta vung tay đấm liên tiếp vào 5 con bò. Ngay tức khắc 5 con bò nằm lăn ra sàn giãy đành đạch. Mỗi con chỉ bị đấm một phát thôi nhưng đấm phát chết luôn.
Thế nhưng, sau tất cả những màn trình diễn đó, công chúa vẫn lặng im với đôi mắt vô hồn như đang trông đợi một điều gì đó xa xăm. Trong lúc tưởng như không còn chút hi vọng nào nữa thì một thanh niên cởi trần đóng khố, tay xách búa, tay xách chai Neptune nhảy lên sân khấu. Công chúa thấy Thạch Sanh xuất hiện thì lập tức mắt sáng lên long lanh. Nàng chạy ùa ra ôm chầm lấy Sanh, thế rồi nàng quỳ xuống sân khấu, đầu và vai hạ thấp sát xuống sàn, mông chổng lên. Sanh thấy thế thì hiểu ý liền quăng cmn búa đi, mở nắp chai Neptune ra rồi lặp lại quy trình y hệt như lúc mút máu ở vết thương cho công chúa khi ở trong hang đại bàng (muốn biết chi tiết quy trình này thế nào vui lòng đọc lại chap 2, chap cuối này là chap nghiêm túc, không chấp nhận các tình tiết 18+, nhá!!!).
Sau khi được Thạch Sanh mút xong, công chúa cười toe toét. Vua mừng lắm, phong ngay Thạch Sanh làm Phò Mã đồng thời ban lệnh xử tử Lý Thông bằng ngũ mã phanh thây. Mấy Thái tử nước ngoài vừa tham gia kén rể xong ai nấy đều hậm hực vì vua không chọn mình mà lại đi chọn cái thằng nhìn như thằng ăn mày, thế khác nào sỉ nhục chúng. Vậy là chúng bàn nhau về nước mang quân sang gây chiến. Vua nhận được tin báo bọn giặc đã tới và đang khiêu chiến ở cổng thành liền cấp cho Thạch Sanh 20 vạn quân để ra nghênh chiến. Thạch Sanh bảo không cần, chỉ xin một cây đàn là đủ. Vua liền chiều ý, cấp cho Thạch Sanh một cây ghita acoustic loại chuyên để đệm hát. Thạch Sanh nhận đàn xong, một mình leo lên cổng thành, phía dưới là hàng vạn quân lính giặc đang hò hét khiêu chiến rất hung hãn. Thạch Sanh ra hiệu cho bọn giặc trật tự rồi nói lớn:
- Hỡi các bạn giặc thân mến, các bạn đi đường xa tới đây chắc cũng mệt mỏi. Sanh biết các bạn thích đánh nhau, ok thôi. Sanh sẽ chiều. Tuy nhiên, trước khi đánh, cho phép Sanh được hát tặng các bạn giặc một bài, nghe Sanh hát xong rồi chúng ta oánh nhau cũng chưa muộn.
Tức thì bọn giặc im lặng, cả lũ tháo dép ra lót ass hóng. Ở trên cổng thành, Thạch Sanh đang lướt từng ngón tay điêu luyện trên phím đàn, anh thể hiện thành thục các kỹ thuật khó của ghita như móc cua cùng lúc bằng 5 đầu ngón tay trên cả 6 dây đàn. Rồi kỹ thuật dập liên hồi, lấy lòng bàn tay gõ xuống hộp đàn làm trống đệm. Mỗi lần Thạch Sanh dập xuống là cái đàn kêu “hự… hự” nghe rất tội nghiệp. Đoạn intro dạo đầu đã xong, Thạch Sanh nhẹ nhàng cất giọng hát đầy du dương, réo rắt:
- “Khi tôi sinh ra mang được ngay tiếng con nhà nghèo. Qua bao nhiêu năm không đổi thay lớn lên càng nghèo. Luôn đi bên tôi là chai dầu ăn thân thiết, nên khi trong tay không có dầu là đau ngay…”
Xong đoạn một, đang định dạo tiếp đàn để vào đoạn hai thì Thạch Sanh thấy bọn giặc bên dưới đang ôm nhau khóc tu tu. Cũng phải thôi, bởi chất giọng của Thạch Sanh quá tốt và hát rất đúng nhạc. Ở giọng hát của Sanh có cái u sầu của Trường Vũ, cái ủ rũ của Quang Lê, cái não nề của Tuấn Ngọc và cái mệt nhọc của Chế Linh. Tóm lại là nó hội đủ tinh túy của những ngôi sao nhạc sến hải ngoại hàng đầu. Thế nên không khó hiểu khi ở phía dưới kia, đám giặc đang mất hết tinh thần chiến đấu, khóc bù lu bù loa như bố chết. Chúng nằng nặc đòi rút quân về, không muốn oánh nhau nữa. Thạch Sanh thấy vậy liền nói:
- Các bạn muốn rút quân về mình cũng không dám cản. Xin phép được mời các bạn một bữa cơm đạm bạc thay cho lời từ biệt.
Nói rồi Thạch Sanh sai người dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn. Bọn chúng thấy liêu cơm nhỏ thì cười khẩy và chê ít nhưng thật kì lạ là chúng ăn mãi vẫn không hết. Xong xuôi chúng kéo nhau về nước.
Vua lại mở tiệc tưng bừng mừng chiến công của Thạch Sanh. Trong bữa tiệc, vua ghé tai Sanh hỏi nhỏ:
- Này, bố hỏi tí, con kiếm đâu được cái liêu cơm kì diệu vậy. Nó bé tí tẹo mà hàng vạn quân ăn không hết là sao?
Thạch Sanh nghe vua hỏi vậy thì trả lời thật thà:
- Dạ thưa bố, kì diệu cái quái gì đâu chứ, thực ra nó là liêu cơm nấu cho chó, nhưng chó nó không ăn, để thiu thối đã ba bốn ngày nay rồi. Bọn nó chỉ ngửi thôi đã sợ chứ nói gì dám ăn.
Vua nghe thế thì khoái chí vỗ đùi đen đét:
- Được, được lắm. Xứng đáng là rể quý của ta.
Thế là từ đó, Thạch Sanh, công chúa và vua cùng sống bên nhau hạnh phúc đến lúc chết.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 10/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130910/thu-gian-chuyen-gio-tich-18
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001