Tuấn Trần - Ái quốc hay Phản quốc?
Tuấn Trần
Trong nhà trường, chúng tôi luôn được dạy dỗ rằng dân tộc Việt
chúng ta có tinh thần yêu nước nồng nàn. Có người viết "lòng yêu nước là
tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước và tinh thần
sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của Tổ
quốc".
Trước khi có điều kiện đi đây, đi đó, tôi thực sự cũng không biết rõ đất nước ta tươi đẹp như thế nào, cũng chẳng biết rừng vàng ra sao, nhưng tôi biết rất Biển quê tôi không phải là "bạc - silver" như người ta vẫn nói. Mỗi lần ra biển, tôi chỉ thấy những tấm lưng trần cháy nắng oằn mình kéo lưới. Thế nhưng, có lẽ rất nhiều người ở thế hệ chúng tôi luôn mang trong mình niềm tự hào cao độ về đất nước mình, dân tộc mình và chúng tôi luôn tin rằng, dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng nhất trên thế giới, và trên hết chúng ta đều yêu nước.
Ảnh: người Việt Nam luôn tỏ lòng yêu nước cuồng nhiệt (nguồn: internet)
Khi đi nhiều hơn, tôi tự rút ra được một chút kinh nghiệm thực tiễn là ở đâu con người ta cũng tự hào về quê hương mình, cộng đồng mình và đất nước của mình. Có vẻ như khi con người tụ hợp lại cùng chung sống, và có những mối quan tâm chung thì dần dần lòng yêu mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên sẽ hình thành. Đặc biệt với những cộng đồng làm nông nghiệp, ít di chuyển thì tình yêu đó càng sâu đậm hơn, bởi vì họ không có cơ hội biết nhiều về các vùng đất khác.
Đó là tình yêu quê hương, còn lòng ái quốc thì như thế nào? Đến đây tôi chợt nhớ đến bộ phim Hollywood "Patriot" do Mel Gibson thủ vai chính nói về một người Mỹ đứng lên chống lại thực dân Anh trong những năm 1776. Một chi tiết thú vị trong bộ phim này, đó là nhân vật chính, vốn là cựu chiến binh góa vợ, người trước đó không hề có lòng hận thù gì với Mẫu quốc cả. Anh ta cũng không hề có trong mình cái được gọi là "chủ nghĩa ái quốc" như nhiều người vẫn nói. Anh ta chỉ cùng mấy người con trai đứng lên chống lại binh lính Anh khi một trong bảy người con của mình bị lính Anh bắn chết. Có thể vì thế mà anh ta bắt buộc phải trở lại cuộc đời quân ngũ, cùng những người bạn chiến đấu cũ, đấu tranh chống lại thực dân Anh và góp phần giành độc lập cho nước Mỹ.
Có thể câu chuyện trong bộ phim trên đã bị những cái nhìn không giống ai của người Mỹ hiện đại làm cho méo mó đi, nhưng bên cạnh đó nó cũng cho chúng ta một thông điệp và quan điểm của họ - những người được gọi là ái quốc đó không phải lúc nào cũng có sẵn tấm lòng ái quốc (lúc đó đã có nước Mỹ đâu mà bảo ông ta yêu nước). Đôi khi do hoàn cảnh đưa đẩy, họ trở thành nạn nhân của thời đại và bị gán cho hay bắt buộc trở thành người ái quốc. Rất đơn giản để có thể nói rằng người cựu chiến binh nêu trên được coi là "Patriot" đối với nước Mỹ non trẻ nhưng có thể bị người Anh gọi là kẻ phản quốc theo lăng kính của họ.
Câu chuyện trong phim làm tôi liên tưởng đến đất nước mình - một đất nước được coi là luôn bất khuất trước ngoại xâm và kẻ thù. So với Mỹ, chắc chúng ta thua họ về sự giàu có chứ chắc không thể thua họ về lòng ái quốc. Vậy tại sao tinh thần ái quốc của chúng ta lại cao đến vậy? Tôi cho rằng, ở mức độ cơ bản, nhiều người Việt chúng ta trước tiên có lẽ yêu quê (hương) hơn là yêu nước. Nhân dân thường đứng lên chống ngoại xâm là do cộng đồng của họ, làng xã của họ bị tàn phá, chứ chưa hẳn là vì đại nghĩa Quốc gia như chúng ta vẫn nói.
Có người cho rằng, khái niệm về đất nước hay tổ quốc chỉ xuất hiện trong tầng lớp bình dân thời gian gần đây (thời Pháp thuộc) khi nhiều người có cơ hội được biết về một cái gì đó rộng, lớn hơn cái làng cùng mấy vị chức sắc nơi họ đang sống (thời nhà Nguyễn, dân trong làng chỉ biết có Lý trưởng, chứ không biết quan trên hay vua là ai cả). Đối với tầng lớp quan lại, thì có lẽ ý niệm về ái quốc được hình thành sau khi Việt Nam giành độc lập từ phương Bắc. Để đảm bảo tính chính danh cho mình, các triều đại đều cố gắng củng cố các bằng chứng về lịch sử và văn hóa để chứng minh là chúng ta không phải là họ, chúng ta không giống họ. Cách tốt nhất để tách hẳn ra khỏi ảnh hưởng quá lớn của phương bắc là tạo cho dân chúng mà cụ thể là quan lại và quý tộc lòng tự tôn và tự hào riêng về đất nước mình. Tôi cho rằng, một khi tinh thần này bị thử thách nhiều thì nó càng trở nên mạnh hơn. Bên cạnh đó một đất nước càng bị xâm lược nhiều thì tinh thần này lại càng được tôi luyện và củng cố - có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến tình thần phản kháng trước ngoại xâm của dân ta lớn như vậy.
Quay lại câu hỏi, như thế nào được gọi là một người ái quốc? Tôi cho rằng hầu hết người Việt đều tự cho mình là ái quốc, tuy vậy xã hội (chính xác là nhà cầm quyền) có công nhận lòng ái quốc của bạn không lại là chuyện khác. Bởi vì, cũng giống như câu chuyện trong bộ phim “Patriot”, một người có thể gọi là ái quốc đối với thể chế này nhưng có thể lại là "kẻ phản bội" hay là "giặc" đối với thể chế khác hay nước đối lập. Trong sách sử hiện nay Gia Long bị cho là "cõng rắn cắn gà nhà", nhưng đối với nhiều người, Ngài lại được cho là người có tinh thần dân tộc rất cao. Cũng theo đó mà xét thì Nhà Nguyễn không hề hèn yếu như trong sách sử nhà trường dậy tôi, mà ngược lại chúng ta có thể tự hào là vào thời vua Minh Mạng, đất nước ta (gọi là Đại Nam lúc đó) thật sự là "lớn" nhất về lãnh thổ từ trước tới nay.
Như vậy, chữ ái quốc nhiều khi không do các cá nhân quyết định, mà do triều đại hoặc quốc gia liên quan phán xét tùy trên lăng kính họ dùng. Một người “ái quốc” hay “phản quốc” cần xét trên động cơ họ làm có vì quốc gia dân tộc hay không. Chúng ta phải tỉnh táo suy xét ngọn nguồn, tìm tòi căn nguyên, và học hỏi từ chiến thắng cũng như thất bại, từ quyết định sai lầm cũng như quyết định đúng đắn. Chỉ khi đó, chúng ta mới biết được cái sự đã xảy ra từ đời trước, dùng nó soi rọi cho cái sự hiện tại và tương lai.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 12/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130912/tuan-tran-ai-quoc-hay-phan-quoc
=======================================================================
Trước khi có điều kiện đi đây, đi đó, tôi thực sự cũng không biết rõ đất nước ta tươi đẹp như thế nào, cũng chẳng biết rừng vàng ra sao, nhưng tôi biết rất Biển quê tôi không phải là "bạc - silver" như người ta vẫn nói. Mỗi lần ra biển, tôi chỉ thấy những tấm lưng trần cháy nắng oằn mình kéo lưới. Thế nhưng, có lẽ rất nhiều người ở thế hệ chúng tôi luôn mang trong mình niềm tự hào cao độ về đất nước mình, dân tộc mình và chúng tôi luôn tin rằng, dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng nhất trên thế giới, và trên hết chúng ta đều yêu nước.
Khi đi nhiều hơn, tôi tự rút ra được một chút kinh nghiệm thực tiễn là ở đâu con người ta cũng tự hào về quê hương mình, cộng đồng mình và đất nước của mình. Có vẻ như khi con người tụ hợp lại cùng chung sống, và có những mối quan tâm chung thì dần dần lòng yêu mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên sẽ hình thành. Đặc biệt với những cộng đồng làm nông nghiệp, ít di chuyển thì tình yêu đó càng sâu đậm hơn, bởi vì họ không có cơ hội biết nhiều về các vùng đất khác.
Đó là tình yêu quê hương, còn lòng ái quốc thì như thế nào? Đến đây tôi chợt nhớ đến bộ phim Hollywood "Patriot" do Mel Gibson thủ vai chính nói về một người Mỹ đứng lên chống lại thực dân Anh trong những năm 1776. Một chi tiết thú vị trong bộ phim này, đó là nhân vật chính, vốn là cựu chiến binh góa vợ, người trước đó không hề có lòng hận thù gì với Mẫu quốc cả. Anh ta cũng không hề có trong mình cái được gọi là "chủ nghĩa ái quốc" như nhiều người vẫn nói. Anh ta chỉ cùng mấy người con trai đứng lên chống lại binh lính Anh khi một trong bảy người con của mình bị lính Anh bắn chết. Có thể vì thế mà anh ta bắt buộc phải trở lại cuộc đời quân ngũ, cùng những người bạn chiến đấu cũ, đấu tranh chống lại thực dân Anh và góp phần giành độc lập cho nước Mỹ.
Có thể câu chuyện trong bộ phim trên đã bị những cái nhìn không giống ai của người Mỹ hiện đại làm cho méo mó đi, nhưng bên cạnh đó nó cũng cho chúng ta một thông điệp và quan điểm của họ - những người được gọi là ái quốc đó không phải lúc nào cũng có sẵn tấm lòng ái quốc (lúc đó đã có nước Mỹ đâu mà bảo ông ta yêu nước). Đôi khi do hoàn cảnh đưa đẩy, họ trở thành nạn nhân của thời đại và bị gán cho hay bắt buộc trở thành người ái quốc. Rất đơn giản để có thể nói rằng người cựu chiến binh nêu trên được coi là "Patriot" đối với nước Mỹ non trẻ nhưng có thể bị người Anh gọi là kẻ phản quốc theo lăng kính của họ.
Câu chuyện trong phim làm tôi liên tưởng đến đất nước mình - một đất nước được coi là luôn bất khuất trước ngoại xâm và kẻ thù. So với Mỹ, chắc chúng ta thua họ về sự giàu có chứ chắc không thể thua họ về lòng ái quốc. Vậy tại sao tinh thần ái quốc của chúng ta lại cao đến vậy? Tôi cho rằng, ở mức độ cơ bản, nhiều người Việt chúng ta trước tiên có lẽ yêu quê (hương) hơn là yêu nước. Nhân dân thường đứng lên chống ngoại xâm là do cộng đồng của họ, làng xã của họ bị tàn phá, chứ chưa hẳn là vì đại nghĩa Quốc gia như chúng ta vẫn nói.
Có người cho rằng, khái niệm về đất nước hay tổ quốc chỉ xuất hiện trong tầng lớp bình dân thời gian gần đây (thời Pháp thuộc) khi nhiều người có cơ hội được biết về một cái gì đó rộng, lớn hơn cái làng cùng mấy vị chức sắc nơi họ đang sống (thời nhà Nguyễn, dân trong làng chỉ biết có Lý trưởng, chứ không biết quan trên hay vua là ai cả). Đối với tầng lớp quan lại, thì có lẽ ý niệm về ái quốc được hình thành sau khi Việt Nam giành độc lập từ phương Bắc. Để đảm bảo tính chính danh cho mình, các triều đại đều cố gắng củng cố các bằng chứng về lịch sử và văn hóa để chứng minh là chúng ta không phải là họ, chúng ta không giống họ. Cách tốt nhất để tách hẳn ra khỏi ảnh hưởng quá lớn của phương bắc là tạo cho dân chúng mà cụ thể là quan lại và quý tộc lòng tự tôn và tự hào riêng về đất nước mình. Tôi cho rằng, một khi tinh thần này bị thử thách nhiều thì nó càng trở nên mạnh hơn. Bên cạnh đó một đất nước càng bị xâm lược nhiều thì tinh thần này lại càng được tôi luyện và củng cố - có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến tình thần phản kháng trước ngoại xâm của dân ta lớn như vậy.
Quay lại câu hỏi, như thế nào được gọi là một người ái quốc? Tôi cho rằng hầu hết người Việt đều tự cho mình là ái quốc, tuy vậy xã hội (chính xác là nhà cầm quyền) có công nhận lòng ái quốc của bạn không lại là chuyện khác. Bởi vì, cũng giống như câu chuyện trong bộ phim “Patriot”, một người có thể gọi là ái quốc đối với thể chế này nhưng có thể lại là "kẻ phản bội" hay là "giặc" đối với thể chế khác hay nước đối lập. Trong sách sử hiện nay Gia Long bị cho là "cõng rắn cắn gà nhà", nhưng đối với nhiều người, Ngài lại được cho là người có tinh thần dân tộc rất cao. Cũng theo đó mà xét thì Nhà Nguyễn không hề hèn yếu như trong sách sử nhà trường dậy tôi, mà ngược lại chúng ta có thể tự hào là vào thời vua Minh Mạng, đất nước ta (gọi là Đại Nam lúc đó) thật sự là "lớn" nhất về lãnh thổ từ trước tới nay.
Như vậy, chữ ái quốc nhiều khi không do các cá nhân quyết định, mà do triều đại hoặc quốc gia liên quan phán xét tùy trên lăng kính họ dùng. Một người “ái quốc” hay “phản quốc” cần xét trên động cơ họ làm có vì quốc gia dân tộc hay không. Chúng ta phải tỉnh táo suy xét ngọn nguồn, tìm tòi căn nguyên, và học hỏi từ chiến thắng cũng như thất bại, từ quyết định sai lầm cũng như quyết định đúng đắn. Chỉ khi đó, chúng ta mới biết được cái sự đã xảy ra từ đời trước, dùng nó soi rọi cho cái sự hiện tại và tương lai.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 12/09/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130912/tuan-tran-ai-quoc-hay-phan-quoc
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001