Xin chớ quên các tự do cơ bản của người dân Việt trong cuộc đối tác Pháp-Việt
Võ Văn Ái (Le Monde) -
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Paris công du hôm 24.9.2013 theo
lời mời của chính phủ Pháp với chủ ý nâng tầm đối tác chiến lược với
Việt Nam trong niên khóa 2013 – 2014 được tuyên xưng là “Năm Pháp Việt”
vào dịp 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngoài mối quan hệ lịch sử, kinh tế, và nghĩa tình giữa hai quốc gia,
cuộc hôn nhân này tựa hồ như cuộc hôn nhân giữa mỹ nhân với kẻ súc sinh,
một cuộc hôn nhân giữa “tổ quốc của nhân quyền” với kẻ đào huyệt chôn
sống tự do.
Cuộc công du xẩy ra vào lúc Việt Nam chuẩn bị bước vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ cho năm tới, song song với việc gia tăng cuộc đàn áp chống các
bloggers và công dân mạng, chống các nhà hoạt động dân chủ, các nhà bảo
vệ nhân quyền và những nhà bất đồng chính kiến và tôn giáo. Chế độ tại
Việt Nam mắc chứng tâm thần phân liệt kể từ thời Đổi Mới để thực hiện
chính sách kinh tế vào năm 1986 : Làm sao cho vừa lòng cộng đồng quốc tế
ưu tư cho nhân quyền (nhằm lôi hút đầu tư và viện trợ), song song với
việc đàn áp nhân dân (nhằm bám giữ quyền bính).
31 triệu Công dân Mạng
Tự do ngôn luận trực tuyến là điều chế độ ghét nhất. Hà Nội vừa thông
qua Nghị định về Internet mang số 72/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày
1.9, nhằm xử phạt triệt để tất cả những ai biểu tỏ ý kiến mình. Trong
thực tế, Việt Nam nhắm vào các trang mạng để phát triển kinh tế khiến
cho Việt Nam trở thành quốc gia nối mạng rộng rãi nhất tại Đông Nam Á
chỉ trong vài năm. Kết quả đưa tới là: kể từ năm 2000 số công dân mạng
gia tăng 15 lần hơn, đạt con số 31 triệu người sử dụng, chiếm một phần
ba dân số. Trước đây phải vào các quán Cà-phê Internet để nối mạng, thì
nay gia đình nào cũng có thể truy cập bằng điện thoại di động để vào
mạng (130 triệu người sử dụng hệ thống này trên một dân số 90 triệu).
Sự cất cánh vĩ đại của Internet làm thức dậy trong lòng dân chúng mối
khát khao thông tin, trao đổi, đối thoại và tham dự vào hiện tình đất
nước. Hàng triệu blogs và tiểu blogs nẩy sinh để lẩn tránh các nguồn
thông tin một chiều và bè phái của nền báo chí nhà nước theo lệnh đảng
Cộng sản. Thực tế là mầm mống của nền báo chí độc lập và tự do ra đời
thông qua các blogs. Những blogs tiêu biểu có thể kể như Bauxite Việt Nam hay Dân Làm Báo…
Đồng thời, dân chúng có thể vận động nói lên các vấn nạn họ quan tâm.
Như vấn đề đất đai nông dân bị cưỡng chiếm, nạn tham nhũng của các cán
bộ cấp cao, nguy cơ Trung quốc khai thác bô xít vùng Tây nguyên. Nhất là
nỗi bất mãn của nhân dân trước sự yếu hèn của chính quyền trong cuộc
tranh chấp biển đảo trên Biển Đông. Giữa tháng 6 và 8 năm 2011, nhờ kỹ
năng SMS và Facebook, nhiều cuộc biểu tình được tổ chức vào mỗi ngày chủ
nhật tại Hà Nội và Saigon để chống chính quyền Trung quốc. Nhưng các
cuộc biểu tình này đều bị nhà cầm quyền đàn áp.
Sách nhiễu và bạo hành
Là nước nối mạng đông đảo nhất tại Đông Nam Á, nhưng Việt Nam lại là
quốc gia vi phạm tự do ngôn luận sỗ sàng nhất. Nhận thấy ngay từ đầu
Internet là mối hăm dọa, nhà cầm quyền dấn việc chống đối các “tác dụng
tiêu cực”, tức sự tự do gieo đạt trong quần chúng. Gần đây báo chí nhà
nước quan ngại rằng “Với sự nổ bùng Internet, tự do ngôn luận và tự do
báo chí trở thành vấn nạn toàn bộ”.
Sự nổ bùng ngôn luận trên Internet gây bất ngờ cho nhà cầm quyền Việt
Nam, nên họ trả đũa bằng sự trấn áp các bloggers và công dân mạng : sách
nhiễu, công an sử dụng bọn côn đồ tấn công, bắt giam vào bệnh viện tâm
thần, công an bạo hành, kể cả xâm phạm thô bạo thân thể phụ nữ, và bắt
giam tùy tiện, hay tổ chức các phiên tòa giả trá mà chìa khóa giải quyết
là những án tù nặng nề.
Điều chắc chắn là Việt Nam đang trấn áp tồi tệ các nhà hoạt động dân chủ
và các bloggers. Chỉ trong năm 2013 đã có 49 nhà bất đồng chính kiến bị
bắt cầm tù!
Với thái độ vô sỉ, chính quyền Nguyễn Tấn Dũng thoa lên vết sơn bóng
loáng của cái gọi là pháp luật với một kho điều luật gian ác, mà ta có
thể thấy qua Nghị định 72 như ví dụ cuối cùng.
“An ninh quốc gia”, một khái niệm hổ lốn
Việt Nam áp đặt sự kiểm soát chặt chẽ người sử dụng cũng như các chủ
quán Cà-phê Internet bằng cách cài đặt những phần mềm gián điệp vào các
máy vi tính. Nhà cầm quyền thiết lập đội ngũ Công an Mạng để tẩy xóa
những “thông tin cấm đoán”. Đồng thời áp đặt lên công dân mạng trách
nhiệm hình sự những chi họ đăng tải trên mạng, kể cả những thư từ điện
tử mà họ nhận được. Chế độ cũng tấn công các trang mạng ở nước ngoài và
sử dụng phần mềm gián điệp phá hỏng hàng nghìn máy vi tính. Hình thành
các trang Facebook hay Twitter cạnh tranh, nhằm kiểm soát công dân mạng,
mà việc đăng ký bó buộc trưng dẫn lý lịch người xin.
Về Nghị định Internet số 72, cả một loạt hành xử bị cấm đoán khiến người
sử dụng chẳng biết mình còn được những quyền gì. Nghị định bắt buộc
giới cung cấp dịch vụ Internet ngoại quốc phải cung cấp mọi thông tin về
khách hàng người Việt của họ. Cấm không cho công dân mạng đề cập chuyện
thời sự trên blog của mình, trên trang nhà tư hữu hay mạng xã hội. Chỉ
được đăng tải các thông tin “cá nhân”.
Nhà cầm quyền giải thích ngọt ngào rằng Nghị định 72 ra đời để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà thôi...
Bên cạnh những biện pháp đặc thù như thế, Việt Nam hưởng thụ một kho văn
kiện chống đối tự do ngôn luận về phổ thông pháp. Trước hết là các điều
trong bộ Luật Hình sự với khái niệm hổ lốn của “an ninh quốc gia” mà
LHQ đã bao lần tố cáo từ lâu.
Bắt giam những ký giả ham biết
Những ai thông tin ra nước ngoài đều có thể bị khép tội “gián điệp”
(điều 80 của bộ Luật Hình sự). Điều 88 về “tuyên truyền chống phá nhà
nước XHCN” sẽ bị án tù giam từ 3 đến 20 năm, thường được sử dụng hàng
loạt nhằm đàn áp mọi phê phán. Điều luật ngột ngạt nhất kiểu Kafka là
điều 258 của bộ Luật Hình sự về “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm
quyền lợi nhà nước” có thể bị án tới 7 năm tù giam.
Tất cả những điều luật nói trên tạo ra một không gian sợ hãi dẫn tới sự
tự kiểm duyệt, là hình thức kiểm duyệt tối hậu. Các nhà báo phải trả
tiền bồi thường cho những cá nhân nêu tên trong bài viết. Ký giả nào ham
biết sẽ bị bắt như trường hợp Võ Thanh Tùng cùng với các người phụ tá
ông tháng 8 vừa qua, hay Nguyễn Văn Khương bị bắt năm 2012. Tất cả họ
chỉ viết về nạn công an tham nhũng nhưng cuối cùng chính họ lại bị truy
tố... tham nhũng.
Trấn áp tự do ngôn luận và tự do báo chí chỉ là phần nổi thấy được của
tảng băng. Trong thực tế, toàn bộ xã hội Việt Nam đều bị trấn lột: nông
dân bị cướp đất tùy tiện, các dân tộc thiểu số (người Thượng, người
Hmong, người Khmers krom, v.v…), và các tôn giáo (Phật giáo, Công giáo,
Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành) không ngừng bị sách nhiễu, hành
hung, bắt bớ và giam cầm tùy tiện. Từ năm 2003, Đức Tăng Thống Thích
Quảng Độ, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, năm nay 86
tuổi, bị quản chế trong ngồi chùa-tù không có lý do.
Nhưng tất cả những vấn nạn này có thể chẳng bao giờ được nêu ra tại điện Matignon.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
queme.net
*
Partenariat France-Vietnam: N’oublions pas les libertés des citoyens vietnamiens
Le Monde.fr | 24.09.2013 à 18h04 • Mis à jour le 24.09.2013 à 18h33
Par Vo Van Ai (président du Comité Vietnam pour la défense des droits de l’Homme)
Un cybercafé à Hanoï. - Tran Van Minh/AP
Le premier ministre vietnamien Nguyen Tan Dung doit se rendre en visite
officielle à Paris ce 24 septembre. Il a été invité par le gouvernement
français qui envisage un partenariat stratégique avec le Vietnam pour
cette année 2013-2014 proclamée “année France-Vietnam” à l’occasion du
40e anniversaire de l’établissement de leurs relations diplomatiques. En
dehors des liens historiques, économiques et affectifs entre les deux
pays, ce mariage ressemble un peu à celui de la belle et de la bête,
celui de la “patrie des droits de l’homme” et du fossoyeur des libertés.
Cette visite intervient en effet au moment où le Vietnam, pourtant prêt à
entrer au conseil des droits de l’homme de l’ONU dès l’an prochain,
intensifie sa répression contre les blogueurs et cyberdissidents, les
militants pro-démocratie, les défenseurs des droits de l’homme et les
dissidents politiques et religieux. Le régime vietnamien souffre de
cette schizophrénie depuis l’ouverture de l’économie avec le “Doi Moi”,
du nom de la politique de réforme économique lancée en 1986 : il faut
plaire à une communauté internationale attachée aux droits de l’homme
(pour attirer les capitaux et les aides) tout en réprimant la population
(pour ne pas perdre le pouvoir).
31 MILLIONS D’INTERNAUTES
La liberté d’expression sur Internet est sa bête noire. Hanoi vient
d’adopter un décret, le 72/2013/ND-CP entré en vigueur le 1er septembre,
qui pénalise systématiquement ceux qui s’expriment en son nom. Le
Vietnam a en effet beaucoup misé sur le Web pour son développement
économique au point dedevenir en quelques années l’un des pays les plus
connectés de l’Asie du Sud-Est. Le résultat est là : depuis l’an 2000,
le nombre d’internautes vietnamiens a été multiplié par 15, atteignant
31 millions d’usagers, soit un tiers de la population. Si l’accès à
Internet n’était autrefois possible qu’à partir des cybercafés, il a
maintenant envahi les foyers notamment par le biais des téléphones
portables (130 millions pour une population de 90 millions de
personnes).
Cet essor formidable d’Internet a réveillé la soif de la population pour
l’information, les échanges et la participation aux affaires du pays.
Les blogs et microblogs ont éclos par millions pour contourner
l’information partiale d’une presse officielle aux ordres et palier
l’inaction des associations d’Etat et autres organisations inféodées au
parti unique. Un embryon de presse libre est né avec ces blogs. Les plus
représentatifs sont sans doute les blogs Bauxite, VN et Dan Lam Bao
(“journalisme fait par les citoyens”).
Parallèlement, la population a pu se mobiliser sur les problèmes qui la
préoccupaient. Il y a eu la question des paysans expulsés de leurs
terres, la corruption des cadres, les dangers de l’exploitation par la
Chine de la bauxite sur les hauts-plateaux. Il y a eu surtout le
mécontentement du peuple face à la faiblesse du gouvernement dans le
litige avec la Chine sur les îles de la mer de Chine méridionale. Entre
juin et août 2011, grâce aux SMS et à Facebook, des manifestations ont
été organisées tous les dimanches à Hanoi et Ho Chi Minh Ville pour
protester contre le gouvernement et la Chine. Ces manifestations ont été
réprimées.
HARCÈLEMENTS ET VIOLENCES
Pays d’Asie du Sud-Est parmi les plus connectés, le Vietnam reste l’un
des pires violateurs de la liberté d’expression. Percevant dès l’origine
internet comme une menace, il s’est attelé à contrer ses “effets
négatifs”, c’est-à-dire la liberté qu’il pourrait instiller à la
population. “Avec le boom de l’internet, la liberté d’expression et la
liberté de la presse deviennent un problème global” pouvait-on lire tout
récemment dans la presse officielle.
L’explosion de la parole sur internet a cependant pris au dépourvu les
autorités vietnamiennes qui ont répliqué par la répression contre les
blogueurs et les cyberdissidents : harcèlements, agression par des
voyous au service de la police, internement en hôpital psychiatrique,
violences policières, y compris agressions sexuelles, arrestations et
détentions arbitraires. Et procès iniques avec à la clé de lourdes
peines d’emprisonnement.
En fait, le Vietnam est en train de commettre la pire des répressions
contre les militants pro-démocratie et les blogueurs. Pour la seule
année 2013, 49 dissidents ont déjà été emprisonnés ! Avec cynisme, le
gouvernement de Nguyen Tan Dung couvre tout cela d’un vernis de légalité
avec un arsenal de lois scélérates, dont le décret 72 n’est que le
dernier exemple.
“SÉCURITÉ NATIONALE”, UNE NOTION FOURRE-TOUT
Le Vietnam avait imposé le strict contrôle des usagers par les
propriétaires de cybercafés ainsi que l’installation de logiciels
espions sur leurs ordinateurs. Il a créé une cyberpolice pour chasser
les “informations interdites”. Il a imposé aux internautes la
responsabilité pénale de ce qu’ils font sur le Web mais aussi des
messages qu’ils reçoivent. Parallèlement, le régime a procédé à des
attaques contre des sites d’opposition à l’étranger et à l’infection de
milliers d’ordinateurs par des logiciels espions. Des concurrents locaux
de Facebook ou Twitter ont été créés pour contrôler les internautes, où
il faut donner sa véritable identité pourpouvoir s’inscrire.
Quant au décret 72, il interdit un si large éventail de comportements
qu’on ne sait pas ce que l’on a le droit de faire. Il oblige les
fournisseurs étrangers de servicesinternet à fournir des informations
sur leurs usagers au Vietnam. Il interdit aussi aux internautes de
parler d’actualité sur leurs blogs, sites personnels ou réseaux sociaux.
Seules les informations “personnelles” sont tolérées. Le régime a
expliqué benoîtement que c’était pour protéger le copyright...
A côté de toutes ces mesures spécifiques, le Vietnam jouit d’un
réservoir de textes anti-liberté d’expression de droit commun. En
premier lieu, les dispositions du code pénal sur la notion fourre-tout
de “sécurité nationale” que l’ONU a dénoncé de longue date, sans effet.
DES REPORTERS TROP CURIEUX ARRÊTÉS
Ceux qui communiquent avec l’étranger peuvent être poursuivis pour
“espionnage” (article 80 du code pénal). L’article 88 sur la “propagande
anti-socialiste” passible de 3 à 20 années de prison est aussi utilisé
massivement pour réprimer la moindre critique. L’un des plus kafkaïens
reste l’article 258 portant sur l’“abus des libertés démocratiques pour
nuire aux intérêts de l’Etat” qui prévoit des peines allant jusqu’à 7
ans de prison.
Tous ces textes créent un climat de terreur et mènent à l’autocensure,
forme la plus aboutie de censure. Les journalistes doivent payer des
dommages-intérêts aux personnes qu’ils mettent en cause dans leurs
articles. Les reporters trop curieux sont arrêtés comme Vo Thanh Tung et
ses collaborateurs en août dernier, ou Nguyen Van Khuong, arrêté en
2012. Tous écrivaient sur la corruption de la police et ont été
poursuivis pour... corruption.
La répression contre la liberté d’expression et de la presse n’est que
la partie visible de l’iceberg. En réalité toute la société vietnamienne
est réprimée: il y a les paysans arbitrairement expulsés de leurs
terres, les minorités ethniques (montagnards, hmong, khmers krom, etc.)
et les religions “non reconnues” (bouddhiste, catholique, cao dai,
bouddhiste hoa hao et protestantes) qui subissent continuellement
harcèlements, violences, arrestations et détentions arbitraires. Depuis
2003, Thich Quang Do, chef de l’Eglise bouddhique unifiée du Vietnam de
86 ans, est détenu dans une pagode-prison sans aucune justification.
Mais de cela, il ne sera peut-être pas question à Matignon.
Vo Van Ai
Président du Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme)
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/09/xin-cho-quen-cac-tu-do-co-ban-cua-nguoi.html#.UkQgsX_KEjI
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001