28.12.2012
Blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị giữ y án lần lượt là 12 và 10 năm
tù sau phiên phúc thẩm ngày 28/12 trong vụ án khiến cộng đồng quốc tế
mạnh mẽ chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Sau khi phiên xử kết thúc lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày, luật sư Hà Huy Sơn đại diện pháp lý của blogger Điếu Cày, cho biết:
‘Kết quả vẫn giữ nguyên. Mỗi ông Phan Thanh Hải (blogger AnhbaSG) nhận tội thì người ta giảm xuống 1 năm, còn 3 năm tù. Nói chung mọi người cũng được trình bày hết nhưng cái trình bày ấy không được ghi nhận trong bản án. Trình bày cũng như không.’
Luật sư Sơn nói trong phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày vẫn kiên định là ông không làm gì phạm tội.
Ở phiên sơ thẩm hồi tháng 9 và phiên phúc thẩm hôm nay, trong số ba blogger chỉ có AnhbaSG nhận là phạm tội và lãnh án nhẹ nhất từ 4 năm còn 3 năm tù.
Thân nhân các bị can và nhân chứng có giấy triệu tập chính thức của tòa đều bị lực lượng an ninh ngăn cản không cho tham dự phiên xử mà nhà nước gọi là 'công khai'.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày, nói với VOA Việt ngữ anh bị lực lượng an ninh hành hung và bắt về đồn công an trong suốt thời gian phiên xử bố anh diễn ra và chỉ được thả về sau khi phiên tòa kết thúc.
Blogger Uyên Vũ cho VOA Việt ngữ biết anh được tòa triệu tập làm nhân chứng nhưng cũng bị lực lượng an ninh cản chân.
Một số bạn bè và những người ủng hộ ba blogger này hoặc bị sách nhiễu hoặc bị bắt vô cớ trong lúc họ tìm cách đến quan sát phiên tòa. Trong số đó có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Công Thuận, và Vũ Sỹ Hoàng thuộc đội bóng đá NO-U chống Trung Quốc xâm lược.
Ba bản án tổng cộng 26 năm tù dành cho 3 thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do liên quan tới các bài thể hiện quan điểm cá nhân họ đăng tải trên mạng để chỉ trích tham nhũng, bất công, và sách lược ngoại giao của Việt Nam trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, một tội danh mà giới bảo vệ nhân quyền cho là mơ hồ được Hà Nội dùng làm cớ để giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lên án rằng các bản án này chứng tỏ nhà nước Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát gắt gao dựa trên sự đàn áp có hệ thống các quyền chính trị và dân sự căn bản của công dân với các bản án nặng tay chống lại những blogger được nhiều người biết tiếng với mục đích răn đe, dọa dẫm những người chỉ trích nhà nước.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói:
'Phiên xử hôm nay cho thấy Việt Nam lợi dụng dịp lễ cuối năm để tìm cách giảm bớt sự chỉ trích từ giới ngoại giao quốc tế và Liên hiệp quốc trước chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội đối với quyền tự do ngôn luận của con người.'
Human Rights Watch một lần nữa kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG vì 'họ chỉ thực hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả qua mạng internet'.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói 3 blogger này nằm trong số ít nhất 40 blogger, các nhà hoạt động, và bất đồng chính kiến bị đưa ra xét xử và bị kết án tại Việt Nam trong năm 2012. Trong số này có ít nhất 18 người bị kết tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở ở Pháp xếp Việt Nam thứ 172/178 quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí 2011-2012 và liệt kê nhà cầm quyền Việt Nam vào danh sách Kẻ thù của Internet vì chính sách kiểm duyệt quyền tự do thông tin và tự do internet khắc khe của Hà Nội.
Trường hợp của blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới trong ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay và được Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên khi đề cập tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Cùng với Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, Liên hiệp quốc, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng bênh vực và kêu gọi phóng thích vô điều kiện blogger Điếu Cày.
Sau khi phiên xử kết thúc lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày, luật sư Hà Huy Sơn đại diện pháp lý của blogger Điếu Cày, cho biết:
‘Kết quả vẫn giữ nguyên. Mỗi ông Phan Thanh Hải (blogger AnhbaSG) nhận tội thì người ta giảm xuống 1 năm, còn 3 năm tù. Nói chung mọi người cũng được trình bày hết nhưng cái trình bày ấy không được ghi nhận trong bản án. Trình bày cũng như không.’
Luật sư Sơn nói trong phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày vẫn kiên định là ông không làm gì phạm tội.
Ở phiên sơ thẩm hồi tháng 9 và phiên phúc thẩm hôm nay, trong số ba blogger chỉ có AnhbaSG nhận là phạm tội và lãnh án nhẹ nhất từ 4 năm còn 3 năm tù.
Thân nhân các bị can và nhân chứng có giấy triệu tập chính thức của tòa đều bị lực lượng an ninh ngăn cản không cho tham dự phiên xử mà nhà nước gọi là 'công khai'.
Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày, nói với VOA Việt ngữ anh bị lực lượng an ninh hành hung và bắt về đồn công an trong suốt thời gian phiên xử bố anh diễn ra và chỉ được thả về sau khi phiên tòa kết thúc.
Blogger Uyên Vũ cho VOA Việt ngữ biết anh được tòa triệu tập làm nhân chứng nhưng cũng bị lực lượng an ninh cản chân.
Một số bạn bè và những người ủng hộ ba blogger này hoặc bị sách nhiễu hoặc bị bắt vô cớ trong lúc họ tìm cách đến quan sát phiên tòa. Trong số đó có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Công Thuận, và Vũ Sỹ Hoàng thuộc đội bóng đá NO-U chống Trung Quốc xâm lược.
Ba bản án tổng cộng 26 năm tù dành cho 3 thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do liên quan tới các bài thể hiện quan điểm cá nhân họ đăng tải trên mạng để chỉ trích tham nhũng, bất công, và sách lược ngoại giao của Việt Nam trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’, một tội danh mà giới bảo vệ nhân quyền cho là mơ hồ được Hà Nội dùng làm cớ để giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lên án rằng các bản án này chứng tỏ nhà nước Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát gắt gao dựa trên sự đàn áp có hệ thống các quyền chính trị và dân sự căn bản của công dân với các bản án nặng tay chống lại những blogger được nhiều người biết tiếng với mục đích răn đe, dọa dẫm những người chỉ trích nhà nước.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói:
'Phiên xử hôm nay cho thấy Việt Nam lợi dụng dịp lễ cuối năm để tìm cách giảm bớt sự chỉ trích từ giới ngoại giao quốc tế và Liên hiệp quốc trước chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội đối với quyền tự do ngôn luận của con người.'
Human Rights Watch một lần nữa kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG vì 'họ chỉ thực hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả qua mạng internet'.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói 3 blogger này nằm trong số ít nhất 40 blogger, các nhà hoạt động, và bất đồng chính kiến bị đưa ra xét xử và bị kết án tại Việt Nam trong năm 2012. Trong số này có ít nhất 18 người bị kết tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở ở Pháp xếp Việt Nam thứ 172/178 quốc gia trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí 2011-2012 và liệt kê nhà cầm quyền Việt Nam vào danh sách Kẻ thù của Internet vì chính sách kiểm duyệt quyền tự do thông tin và tự do internet khắc khe của Hà Nội.
Trường hợp của blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới trong ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay và được Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu lên khi đề cập tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Cùng với Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, Liên hiệp quốc, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng bênh vực và kêu gọi phóng thích vô điều kiện blogger Điếu Cày.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-va-ta-phong-tan-bi-giu-y-an/1573781.html
======================================================================
P/V Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày
P/V Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày
28.12.2012
Sau phiên phúc thẩm hôm 28/12, hai blogger được nhiều người biết đến Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị giữ nguyên án
lần lượt là 12 và 10 năm tù. Dù phiên xử được nhà nước mô tả là công
khai nhưng chính thân nhân của các bị can cũng không được phép tham dự.
Con trai blogger Điếu Cày, anh Nguyễn Trí Dũng, thuật lại vụ anh bị hành
hung và bắt giữ ngay trong ngày phiên phúc thẩm bố anh diễn ra:
Nguyễn Trí Dũng: Em vừa bước chân ra khỏi cổng nhà, ba người đứng trên lầu 3 hú xuống hơn 20 người bên dưới, họ đóng cửa của chung cư lại để cho xe công an đã đậu sẵn bên trong chung cư bắt em ngay tại cổng.
VOA: Họ ra tay bắt ngay không giải thích lý do trong khi anh có quyền tự do đi lại, không nằm trong đối tượng phạm tội?
Nguyễn Trí Dũng: Họ làm như những người điếc, không cần nghe lý do và không cần nói bất kỳ lý do nào hết. Lần trước khi phiên sơ thẩm diễn ra họ còn đưa lý do dù ngớ ngẩn như: ‘Sao mặc đồ đen? Lên phường giải quyết!’ Còn hôm nay họ không đưa ra lý do nào cả. Họ xông vào ngay lập tức. Mẹ em sợ họ đánh em, nên mẹ em nhảy vào. Họ dùng những người rất to con để mà họ đánh. Họ rất đông cho nên em không thể nào…chỉ mười phút sau họ đã nhét em vào trong xe.
VOA: Như vậy đã xảy ra xô xát?
Nguyễn Trí Dũng: Đã xảy ra xô xát.
VOA: Họ đưa anh về đâu và giữ anh bao lâu?
Nguyễn Trí Dũng: Họ chạy về phường 6, quận 3. Họ giữ em trong đúng cái phòng mà họ đã giữ em trong ngày sơ thẩm (xử blogger Điếu Cày). Họ giữ em từ 7:30 sáng đến sau khi phiên phúc thẩm chấm dứt mới thả ra.
VOA: Trong suốt thời gian họ giữ và làm việc với anh, họ có nêu ra các vấn đề gì không?
Nguyễn Trí Dũng: Họ không cần làm việc gì hết. Họ vào đưa giấy ra trước mặt bảo em tường trình lại những gì đã xảy ra. Em hỏi họ tường trình việc gì trong khi em là người bị họ bắt lên đây mà không biết lý do tại sao. Em được họ trả lời là em làm một việc gì đó mới bị bắt. Họ bảo bây giờ em bị đánh đập hay có thắc mắc gì cứ việc ghi vô giấy. Em trả lời là em không làm bất cứ giấy tờ gì hết vì ở đây em không nghe được lý do tại sao em bị bắt. Họ bỏ ra ngoài. Đích thân ông Trần Song Nam hai lần vào yêu cầu em làm biên bản. Sau đó, họ để em lại với 2 dân phòng ngồi trông em suốt từ lúc đó đến lúc em đi về. Em hỏi lý do liên tục, nhưng họ không trả lời. Họ không nghe và không trả lời bất cứ điều gì hết. Hay hơn nữa là việc họ cho dân phòng và xe công an phường tới bắt em, nhưng khi vào đồn công an phường thì họ lại bảo là họ không biết. Đó là cách từ trước giờ họ vẫn dùng để tránh trách nhiệm trả lời lý do tại sao bắt. Bây giờ em thật sự thất vọng vô cùng. Mặc dù bản án này không ngoài dự tính, nhưng thật sự em và mẹ vẫn hy vọng rằng sẽ có điều gì đó sẽ thay đổi thậm chí không phải trong bản án mà trong cách họ đối xử với người dân. Trước đây, họ đạp xe em ngoài đường họ còn đưa lý do là em chạy xe ẩu hay khi họ bắt em thì lấy lý do là em mặc áo thun màu đen. Bây giờ thì họ không đưa ra lý do gì hết. Dù không có hy vọng nhiều nhưng theo trình tự pháp lý, em và mẹ và những người bạn giúp đỡ sẽ tiếp tục khiếu nại như lên Giám đốc thẩm hoặc cao hơn nữa.
VOA: Trường hợp của blogger Điếu Cày được thế giới quan tâm, Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Châu Âu nhắc tới, một trường hợp rất nổi bật. Trước sự lên tiếng đó và những gì trong thực tại đang diễn ra và cách đối phó của Việt Nam, anh có thấy áp lực quốc tế có tác động gì chăng?
Nguyễn Trí Dũng: Em thấy nỗi sợ của họ đối với quốc tế so với nỗi sợ đối với người dân vạch trần bộ mặt của họ. Cho nên, họ phải quyết định hoặc chọn giữ lấy bộ mặt của họ hoặc vạch bộ mặt thật ra để làm hài lòng quốc tế. Áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, em thấy hoàn toàn không có tác động gì. Bản thân em và mẹ rất tự hào, rất vui khi thấy sự quan tâm như vậy đối với bố em. Nhưng đối với phía nhà cầm quyền này, thậm chí họ còn đối xử với em và gia đình em càng lúc càng tệ hơn và lộ liễu hơn nữa, chứng tỏ là họ vừa không rút kinh nghiệm mà lấy sai lầm để sửa chữa sai lầm đã vấp. Họ càng lúc càng tăng sự sai lầm đó lên.
VOA: Cảm ơn anh Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Nguyễn Trí Dũng: Em vừa bước chân ra khỏi cổng nhà, ba người đứng trên lầu 3 hú xuống hơn 20 người bên dưới, họ đóng cửa của chung cư lại để cho xe công an đã đậu sẵn bên trong chung cư bắt em ngay tại cổng.
VOA: Họ ra tay bắt ngay không giải thích lý do trong khi anh có quyền tự do đi lại, không nằm trong đối tượng phạm tội?
Nguyễn Trí Dũng: Họ làm như những người điếc, không cần nghe lý do và không cần nói bất kỳ lý do nào hết. Lần trước khi phiên sơ thẩm diễn ra họ còn đưa lý do dù ngớ ngẩn như: ‘Sao mặc đồ đen? Lên phường giải quyết!’ Còn hôm nay họ không đưa ra lý do nào cả. Họ xông vào ngay lập tức. Mẹ em sợ họ đánh em, nên mẹ em nhảy vào. Họ dùng những người rất to con để mà họ đánh. Họ rất đông cho nên em không thể nào…chỉ mười phút sau họ đã nhét em vào trong xe.
VOA: Như vậy đã xảy ra xô xát?
Nguyễn Trí Dũng: Đã xảy ra xô xát.
VOA: Họ đưa anh về đâu và giữ anh bao lâu?
Nguyễn Trí Dũng: Họ chạy về phường 6, quận 3. Họ giữ em trong đúng cái phòng mà họ đã giữ em trong ngày sơ thẩm (xử blogger Điếu Cày). Họ giữ em từ 7:30 sáng đến sau khi phiên phúc thẩm chấm dứt mới thả ra.
VOA: Trong suốt thời gian họ giữ và làm việc với anh, họ có nêu ra các vấn đề gì không?
Nguyễn Trí Dũng: Họ không cần làm việc gì hết. Họ vào đưa giấy ra trước mặt bảo em tường trình lại những gì đã xảy ra. Em hỏi họ tường trình việc gì trong khi em là người bị họ bắt lên đây mà không biết lý do tại sao. Em được họ trả lời là em làm một việc gì đó mới bị bắt. Họ bảo bây giờ em bị đánh đập hay có thắc mắc gì cứ việc ghi vô giấy. Em trả lời là em không làm bất cứ giấy tờ gì hết vì ở đây em không nghe được lý do tại sao em bị bắt. Họ bỏ ra ngoài. Đích thân ông Trần Song Nam hai lần vào yêu cầu em làm biên bản. Sau đó, họ để em lại với 2 dân phòng ngồi trông em suốt từ lúc đó đến lúc em đi về. Em hỏi lý do liên tục, nhưng họ không trả lời. Họ không nghe và không trả lời bất cứ điều gì hết. Hay hơn nữa là việc họ cho dân phòng và xe công an phường tới bắt em, nhưng khi vào đồn công an phường thì họ lại bảo là họ không biết. Đó là cách từ trước giờ họ vẫn dùng để tránh trách nhiệm trả lời lý do tại sao bắt. Bây giờ em thật sự thất vọng vô cùng. Mặc dù bản án này không ngoài dự tính, nhưng thật sự em và mẹ vẫn hy vọng rằng sẽ có điều gì đó sẽ thay đổi thậm chí không phải trong bản án mà trong cách họ đối xử với người dân. Trước đây, họ đạp xe em ngoài đường họ còn đưa lý do là em chạy xe ẩu hay khi họ bắt em thì lấy lý do là em mặc áo thun màu đen. Bây giờ thì họ không đưa ra lý do gì hết. Dù không có hy vọng nhiều nhưng theo trình tự pháp lý, em và mẹ và những người bạn giúp đỡ sẽ tiếp tục khiếu nại như lên Giám đốc thẩm hoặc cao hơn nữa.
VOA: Trường hợp của blogger Điếu Cày được thế giới quan tâm, Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Châu Âu nhắc tới, một trường hợp rất nổi bật. Trước sự lên tiếng đó và những gì trong thực tại đang diễn ra và cách đối phó của Việt Nam, anh có thấy áp lực quốc tế có tác động gì chăng?
Nguyễn Trí Dũng: Em thấy nỗi sợ của họ đối với quốc tế so với nỗi sợ đối với người dân vạch trần bộ mặt của họ. Cho nên, họ phải quyết định hoặc chọn giữ lấy bộ mặt của họ hoặc vạch bộ mặt thật ra để làm hài lòng quốc tế. Áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, em thấy hoàn toàn không có tác động gì. Bản thân em và mẹ rất tự hào, rất vui khi thấy sự quan tâm như vậy đối với bố em. Nhưng đối với phía nhà cầm quyền này, thậm chí họ còn đối xử với em và gia đình em càng lúc càng tệ hơn và lộ liễu hơn nữa, chứng tỏ là họ vừa không rút kinh nghiệm mà lấy sai lầm để sửa chữa sai lầm đã vấp. Họ càng lúc càng tăng sự sai lầm đó lên.
VOA: Cảm ơn anh Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/phong-van-anh-nguyen-tri-dung-con-trai-blogger-dieu-cay/1573954.html
=====================================================================
P/V Blogger Uyên Vũ về vụ xử Điếu Cày,
Tạ Phong Tần, AnhbaSG
28.12.2012
Blogger Uyên Vũ, người có giấy triệu tập chính thức của tòa để làm nhân chứng trong phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG, dành cho VOA cuộc trao đổi về việc anh bị công an gây áp lực, ngăn không cho tới phiên xử hôm 12/28.
Blogger Uyên Vũ: Có khoảng 8 nhân viên an ninh thường phục ngồi sẵn ở đầu ngõ. Khi tôi ra, họ bắt đầu ập đến. Một trung tá công an nói bây giờ nếu tôi muốn đi thì họ sẽ chở đi. Tôi không đồng ý chuyện đó vì tôi biết là nếu lên xe họ, chắc chắn họ sẽ chở về đồn. Tôi có ngồi đôi co với họ một lúc, nhưng cuối cùng thì cũng không thể đi được.
VOA: Khi anh đôi co với lực lượng an ninh, anh có hỏi vì sao anh có giấy triệu tập của tòa mà anh không được phép có quyền tự do đi lại để tới tòa không?
Blogger Uyên Vũ: Tôi có nêu ra và họ trả lời là: ‘Chúng tôi không cần biết’.
VOA: Anh có hỏi việc họ đang làm thừa lệnh của ai và có văn bản cụ thể thế nào không?
Blogger Uyên Vũ: Tôi có hỏi. Họ bảo: ‘Anh thừa biết chúng tôi vì chúng tôi đã làm việc với anh hơn 5 năm nay rồi.’
VOA: Câu trả lời của họ, anh hiểu thế nào?
Blogger Uyên Vũ: Đó là một hành vi vi phạm pháp luật rất trắng trợn vì ngăn chặn một nhân chứng đến tòa.
VOA: Nếu có mặt tại tòa hôm nay, anh định nói lên điều gì?
Blogger Uyên Vũ: Ở vai trò một nhân chứng, tôi ít có điều kiện để phát biểu một cách độc lập. Nhưng tôi đã tuyên bố là tôi chỉ nói sự thật và làm chứng cho sự thật.
VOA: Anh có nói anh không nghĩ mình sẽ có cơ hội được ‘phát biểu độc lập’. Với một nhân chứng tại tòa thì đây là một trong những điều kiện rất cần thiết. Vì sao anh không tin tưởng điều đó sẽ xảy ra trong trường hợp anh có mặt tại phiên tòa hôm nay?
Blogger Uyên Vũ: Qua tất cả các phiên tòa chính trị mà tôi từng quan sát, tôi thấy vai trò nhân chứng trong các phiên tòa mà án đã có sẵn như thế này thật ra hết sức mờ nhạt.
VOA: Anh có cảm nghĩ thế nào trước kết quả phúc thẩm đối với ba blogger hôm nay, những người đồng chí hướng với anh và cũng là thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà anh tham gia?
Blogger Uyên Vũ: Đau buồn. Vì tất cả những con đường mà những người bạn và những người đang dấn thân càng ngày càng bị ngăn chặn. Họ cố tình bóp nghẹt đi những tiếng nói đó. Chuyện mà chúng tôi đã làm đều là những chuyện phải làm của mỗi công dân. Chúng tôi chẳng qua chỉ là những người có được những thông tin và bắt đầu bước ra để cất lên tiếng nói. Đó chính là con đường chính đáng để chúng tôi theo. Chúng tôi và nhiều người khác sẽ không chùn bước.
VOA: Xin cảm ơn blogger Uyên Vũ.
Blogger Uyên Vũ: Có khoảng 8 nhân viên an ninh thường phục ngồi sẵn ở đầu ngõ. Khi tôi ra, họ bắt đầu ập đến. Một trung tá công an nói bây giờ nếu tôi muốn đi thì họ sẽ chở đi. Tôi không đồng ý chuyện đó vì tôi biết là nếu lên xe họ, chắc chắn họ sẽ chở về đồn. Tôi có ngồi đôi co với họ một lúc, nhưng cuối cùng thì cũng không thể đi được.
VOA: Khi anh đôi co với lực lượng an ninh, anh có hỏi vì sao anh có giấy triệu tập của tòa mà anh không được phép có quyền tự do đi lại để tới tòa không?
Blogger Uyên Vũ: Tôi có nêu ra và họ trả lời là: ‘Chúng tôi không cần biết’.
VOA: Anh có hỏi việc họ đang làm thừa lệnh của ai và có văn bản cụ thể thế nào không?
Blogger Uyên Vũ: Tôi có hỏi. Họ bảo: ‘Anh thừa biết chúng tôi vì chúng tôi đã làm việc với anh hơn 5 năm nay rồi.’
VOA: Câu trả lời của họ, anh hiểu thế nào?
Blogger Uyên Vũ: Đó là một hành vi vi phạm pháp luật rất trắng trợn vì ngăn chặn một nhân chứng đến tòa.
VOA: Nếu có mặt tại tòa hôm nay, anh định nói lên điều gì?
Blogger Uyên Vũ: Ở vai trò một nhân chứng, tôi ít có điều kiện để phát biểu một cách độc lập. Nhưng tôi đã tuyên bố là tôi chỉ nói sự thật và làm chứng cho sự thật.
VOA: Anh có nói anh không nghĩ mình sẽ có cơ hội được ‘phát biểu độc lập’. Với một nhân chứng tại tòa thì đây là một trong những điều kiện rất cần thiết. Vì sao anh không tin tưởng điều đó sẽ xảy ra trong trường hợp anh có mặt tại phiên tòa hôm nay?
Blogger Uyên Vũ: Qua tất cả các phiên tòa chính trị mà tôi từng quan sát, tôi thấy vai trò nhân chứng trong các phiên tòa mà án đã có sẵn như thế này thật ra hết sức mờ nhạt.
VOA: Anh có cảm nghĩ thế nào trước kết quả phúc thẩm đối với ba blogger hôm nay, những người đồng chí hướng với anh và cũng là thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà anh tham gia?
Blogger Uyên Vũ: Đau buồn. Vì tất cả những con đường mà những người bạn và những người đang dấn thân càng ngày càng bị ngăn chặn. Họ cố tình bóp nghẹt đi những tiếng nói đó. Chuyện mà chúng tôi đã làm đều là những chuyện phải làm của mỗi công dân. Chúng tôi chẳng qua chỉ là những người có được những thông tin và bắt đầu bước ra để cất lên tiếng nói. Đó chính là con đường chính đáng để chúng tôi theo. Chúng tôi và nhiều người khác sẽ không chùn bước.
VOA: Xin cảm ơn blogger Uyên Vũ.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/pv-blogger-uyen-vu-ve-vu-xu-dieu-cay-ta-phongtan-anh-basg/1574111.html
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001