Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

934. BẮC TRIỀU TIÊN: CHẾ ĐỘ KIM CHÂNG UN CÓ THẾ TỒN TẠI LÂU DÀI?

Posted by basamnews on 28/04/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BẮC TRIỀU TIÊN: CHẾ ĐỘ KIM CHÂNG UN CÓ THẾ TN TẠI LÂU DÀI?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 24/4/2012
TTXVN (Brúcxen 18/4)

Tạp chí Europe ’s World s ra mới đây đã đăng bài của Tiến sỹ Hanns Gunther Hilpert, Phó ban Nghiên cứu Châu Á thuộc Học viện các vn đề quốc tế và An ninh của Đức, phân tích về khả năng tồn tại của Chính quyền Kim Châng Un. Sau đây là nội dung bài viết:
Đây là năm 2012-21 năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết. Chiến tranh Lạnh, chạy đua vũ trang hạt nhân và Chủ nghĩa Xtalin, tất cả đều đã thuộc về quá khứ.

Thực tế không hẳn hoàn toàn như vậy. Một quốc gia nhỏ bé tại Đông Bắc Á, nơi cư trú của tộc người Triều Tiên bất khuất, vẫn một mình chống lại làn sóng toàn cầu hóa và quyền năng đế quốc của Mỹ. Người ngoại quốc vẫn thường – một cách nhầm lẫn – tiên đoán về sự cáo chung của nhà nước chuyên chế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Mặc dù dân chúng phải chịu đựng nhiều sự thiếu thốn, đói ăn, tham nhũng và sự cai trị chuyên quyền, vị thế quyền lực của triều đại Kim vẫn không thể bị thách thức.
“Lãnh tụ kính yêu” Kim Châng In đã qua đời đột ngột vào ngày 17/12/2011. Người kế vị được lựa chọn, Kim Châng Un 29 tuổi, nhanh chóng được suy tôn làm “Lãnh tụ tối cao” của đảng, quân đội và nhà nước, và trở thành đối tượng tuyên truyền vì sự sùng bài cá nhân. Ban đầu, Kim con sẽ nhận được sự dìu dắt và trợ thủ của người cô Kim Kyung-hui, cùng chồng của bà là Jang Song-taek và Tổng Tham mưu trưởng Ri Yong-ho. Trong khi chế độ này đang cố gắng tạo dựng một bầu không khí kế thừa và ổn định, ẩn sau những màn trình diễn múa tập thể và những bài diễn văn chính thức, họ khó có thể làm ngơ rằng suy cho cùng, Kim Châng Un không sở hữu quyền lực tuyệt đối như người cha mình đã từng nắm giữ, Rõ ràng là, một khi sự ủng hộ và mối liên hệ với quân đội và đảng còn thiếu vắng, Kim Đệ tam phải phụ thuộc vào sự bảo hộ và trợ thủ của nhóm quan đại thần nhiếp chính nói trên. Và nhóm quan nhiếp chính này lại đang thiếu sự hậu thuẫn đầy quyền lực của vị chủ soái quá cố.
Nói chung, chúng ta hầu như không thể biết rằng liệu hệ thống chính trị và cơ cấu nhà nước của Bắc Triều Tiên có đủ xung lực để đối phó sự thay đổi lãnh đạo hiện nay hay không. Bản chất của những nhà nước phi dân chủ là sự kế tục luôn là một sự kiện trọng đại mang tính chất sống còn. Đặc trưng này lại càng rõ hơn đối với một chế độ cực quyền toàn trị, thiếu vắng một nền tảng kinh tế bền vững, mà ở đó sự sùng bái cá nhân nhà lãnh đạo thể hiện quyền uy và dấu ấn.
Sẽ là thiển cận – từ góc nhìn của châu Âu – khi cho rằng thành lũy của Chủ nghĩa Xtalin đang ngự trị tại miền Bắc Bán đảo Triều Tiên sẽ tự triệt tiêu vào một thời điểm nào đó. Niềm hy vọng này đang tảng lờ những mối nguy hại cụ thể do Bắc Triều Tiên gây ra cho nền hòa bình và ổn định quốc tế. Thứ nhất, Bắc Triều Tiên là một nhà nước phổ biến vũ khí sẵn sàng bán công nghệ tên lửa và hạt nhân cho bất cứ nước nào sẵn sàng chi trả, và cũng có khả năng trong tương lai cung cấp nguyên liệu hạt nhân. Thứ hai, Bắc Triều Tiên đang thể hiện là một mối đe dọa thực sự của chiến tranh truyền thống qua các sự kiện như vụ chìm tàu hộ tống Cheonan và vụ pháo kích oanh tạc đảo Yeongpyeong năm 2010. Thứ ba, chế độ Bình Nhưỡng đang đe dọa sự ổn định cán cân quyền lực tại châu Á. Những mối lo ngại về việc Bắc Triều Tiên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến Trung – Mỹ có thể đã hơi bị phóng đại. Song, một điều hiển nhiên là những mối de dọa và sự khiêu khích do Bắc Triều Tiên gây ra đang làm mất ổn định tại khu vực Đông Bắc Á và làm giảm giá trị của những bảo đảm an ninh Mỹ đang dành cho những đồng minh Đông Á của mình. Một ngày nào đó, Hàn Quốc cũng sẽ cảm thấy buộc phải đối phó bằng chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình. Thứ tư, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều lo sợ về một làn sóng tị nạn ồ ạt kèm theo những biến động về kinh tế và xã hội không thể tránh khỏi một khi Bắc Triều Tiên sụp đổ.
Bốn kịch bản có thể xảy ra
Giờ đây, khi chế độ này đã tự tuyên bố là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, triệt tiêu dần cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân và xung đột an ninh tại Bán đảo Triều Tiên, thời cơ bên ngoài tác động đến sự tồn tại và ổn định của chế độ Bình Nhưỡng là hoàn toàn thuận lợi. về mặt nội bộ, gió cũng đã đổi chiều bất lợi cho tham vọng của triều đại Kim. Một chế độ được xây dựng trên nền tảng quyền lực chuyên chế, quân sự hóa chính thể và xã hội và một nhu cầu khả tín về sự sẵn sàng răn đe bên ngoài để có thể lờ đi nạn đói nghèo, đang làm tan rã cơ cấu nhà nước. Song, hẳn là chế độ này vẫn đang có thể dựa vào sự ủng hộ về lý tưởng và vật chất của bộ máy nhà nươc. Nhưng cùng với sự ra đi của “Lãnh tụ Kính yêu”, không thể coi sự ủng hộ này là một thực tế chắn chắn được nữa.
Với tình huống khó khăn như vậy, Bắc Triều Tiên không nhất thiết sẽ duy trì được sự ổn định chính trị cực quyền. Hoàn toàn có thể đưa ra giả thuyết rằng có khả năng xảy ra một sự dịch chuyển mang tính xung đột sang chế độ lãnh đạo tập thể hoặc thậm chí khả năng leo thang thành một cuộc nội chiến kéo theo sự can dự quân sự của các nước xung quanh Bắc Triều Tiên. Trong khi những biến thể của các tình huống trên sẽ có những tác động tương ứng rất khác nhau đến nền hòa bình và ổn định của Đông Bắc Á, một vấn đề quyết định cần phải đặt ra chung cho tất cả các tình huống là: chòm sao chỉ đường nào sẽ được dõi theo về mặt dài hạn? về căn bản, có bốn kịch bản khác nhau có thể diễn ra: sự chuyển giao triều đại thành công trong bối cảnh quyền lực toàn trị được củng cố; lãnh đạo mới bắt đầu lộ trình tiến tới hòa bình và tự do hóa; Bắc Triều Tiên trở thành một xứ Trung Hoa Bảo hộ; hoặc biến cố nội bộ dẫn đến thống nhất hai miền Triều Tiên.
Kịch bn I: Phục hồi “Tư tưởng Chủ thể” (Juche)
Trong quá trình kế vị, Kim Châng Un cùng nhóm quan nhiếp chính thành công trong việc chống lại sự phản kháng của đảng và quân đội. Vị “Lãnh tụ tối cao” mới đã có buổi lễ tấn phong chính thức vào ngày 15/4/2012 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh “Chủ tịch vĩnh viễn” Kim Nhật Thành, người cha sùng kính huyền thoại đã sáng lập nhà nước này. Nhân dịp này, cháu nội và là người kế vị triều đại được phong các chức vụ chủ chốt của quyền lực, Chủ tịch ủy ban Quốc phòng Quốc gia và Chủ tịch Đảng Lao ” Động Triều Tiên. Tư tưởng sùng bái lãnh tụ và quân sự hóa – với “vương miện” là thành quả tự phát triển bom hạt nhân – là nền tảng hoàn hảo cho sự hợp thức hóa tính chính danh mang màu sắc Khổng tử của Triêu đại Kim. Có thể tiếp theo đó là một cuộc tấn công vào Hàn Quốc. Kim Châng Un củng cố vững chắc quyền lực thông qua. các công cụ đã được thử thách của “Tư tưởng Chủ thể” toàn trị: kiểm soát thông tin, tuyên truyền, tôn sùng lãnh đạo, đàn áp và khủng bố. Mặc dù Kim Châng Un thành công trong việc xác lập bản thân là một lãnh tụ, các vấn đề về cơ cấu của Bắc Triều Tiên sẽ vẫn không được giải quyết: dân chúng và quân đội vẫn sẽ thiếu thốn kinh niên; toàn bộ đất nước vẫn khó khăn do nạn đói và nghèo. Việc dồn vốn đầu tư sẽ bào mòn nguồn thu của nhà nước rất nhanh. Để vực dậy sự ổn định trong nước, chế độ này sẽ duy trì quan điểm an ninh và đối ngoại mang tính đối đầu với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc, chủ yếu chỉ quan tâm đến sự ổn định của chế độ này, sẽ duy trì quan điểm chịu đựng.
Kịch bản II – Tình thế xoay chuyển kiểu Goócbachốp
Cuộc chiến quyền lực sẽ xác lập nên một chế độ cải cách lựa chọn con đường đổi mới nhằm tạo thế phá vỡ bế tắc về an ninh và kinh tế. Lãnh đạo mới vượt qua được nỗi sợ hãi về mất quyền kiểm soát và thực hiện chính sách tự do hóa kinh tế theo đòi hỏi của Trung Quốc. Đạt được sự bình thường hóa quan hệ với Mỹ: hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết hiệp định hòa bình, Bắc Triều Tiên thực thi các điều khoản đã thống nhất tại các vòng Đàm phán 6 bên vào tháng 9/2005 và tháng 2/2007, chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân và các vụ thử tên lửa, và đổi lại sẽ nhận được gói viện trợ tổng thể về tài chính và kinh tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Bắc Triều Tiên sẽ cho phép đầu tư nước ngoài và gia nhập nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với bên ngoai do nước ngoài đầu tư. Căng thẳng quốc tế dịu đi cho phép Mỹ giảm bớt sự hiện diện quân sự tại phía Nam vùng phân chia giới tuyến. Sự xoay chuyển chính trị này phù hợp với nguyện vọng và mong đợi của các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên song tự do hóa lại không phải là điều tốt cho ổn định trong nước. Tự do về thông tin sẽ làm lộ ra sự thất bại về mô hình kinh tế và xã hội của Bắc Triều Tiên với dân chúng. Một tầng lớp thương nhân mới sẽ xuất hiện và bắt đầu gây ảnh hưởng đến chính trị. Dân chúng có thể sẽ bày tỏ sự không hài lòng một cách công khai và cương quyết hơn kèm theo là cuộc tranh luận giữa phái xét lại và phái cải cách, Cùng lúc đó, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào từ nước ngoài của Bắc Triều Tiên sẽ lớn lên, cũng giống như tại Liên Xô trước đây giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi đã đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài về lương thực, vốn và bí quyết kỹ thuật. Về cuộc chiến tư tưởng, ảnh hưởng bên ngoài từ Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ diễn ra nhưng cuối cùng sẽ chỉ có một bên chiếm phần chủ đạo.
Kịch bản III – Xứ Bảo hộ của Trung Hoa
Phe nhóm được Trung Quốc hậu thuẫn sẽ chiến thắng trong cuộc chiên quyền lực. Phe này có thể là Kim Châng Un, hoặc người anh trai đang sống lưu vong tại Trung Quốc Kim Châng Nam, hoặc một nhóm tướng lĩnh quân đội mới. Rốt cuộc, Trung Quốc sẽ giải bài toán kế vị thông qua việc cung cấp lương thực và các mặt hàng viện trợ khác, năng lượng và vũ khí, triển khai quân đội, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quân đội và đảng hoặc nếu cần thiết kể cả can thiệp quân sự. Bắc Kinh không mấy quan tâm ai thực Sự lãnh đạo Bắc Triều tiên. Điều quan trọng là sự phụ thuộc về chính trị phải được tăng cường và chế độ này phải đồng ý ổn định chính sách đối ngoại và thực hiện cải cách kinh tế. Thiết lập một chế độ thân Trung Hoa là phần thưởng cho nhiều năm ròng Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nền ảnh hưởng có tính quyết định lên Bắc Triều Tiên, một vùng lãnh thổ về mặt lịch sử đã được coi la “cánh cửa tới Trung Quốc”. Không vướng phải khả năng có cạnh tranh từ Nga, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, Trung Quốc đã nuôi dưỡng một cách có hệ thống mối quan hệ liên minh ngay từ giai đoạn Chiến tranh Triều tiên (“thân thiết như môi với răng”) thông qua các cuộc họp thượng đỉnh, mở rộng giao lưu về truyền thông, văn hóa cũng như tăng cường các mối quan hệ về đảng và quân đội. Phản ứng trước các vụ việc tàu hộ tống Cheonan và đảo Yeongpyeong, các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc đã không giấu giếm nói rõ là Bình Nhưỡng có thể hoàn toàn trông cậy vào Bắc Kinh chống lại sức ép bên ngoài. Quan hệ mậu địch song phương đã tăng trưởng gần gấp đôi kể từ năm 2007 và trong năm 2010, hai đặc khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư đã được xây dựng. Trong khi sự phụ thuộc kinh tế của Bắc Triều tiên ngày càng lớn, Trung Quốc được hưởng lợi từ nhân công, nguyên liệu giá rẻ và một hành lang vận chuyển mới ra cửa ngõ phía Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc rồi cũng tới giới hạn và chạm vào điểm phản kháng. Chủ nghĩa dân tộc hướng nội của Bắc Triều tiên không chung sốnghài hòa lắm với chính sách phụ thuộc vào một cường quốc ngoại bang. Việc tiến tới quá gần gũi với Trung Quốc sẽ làm hạ uy tín và tính chính danh của bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Bắc Triều Tiên. Quá nhiều áp lực từ cường quốc láng giềng này có thể dẫn tới nổ ra xung đột với Hàn Quốc hoặc sụp đổ chế độ, nhưng đây chính lại là yểu tố bất ổn Trung Quốc cố gắng không để xảy ra. Trong cả hai tình huống, Trung Quốc sẽ không quan tâm đến việc trở thành một chế độ chiếm đóng.
Kịch bản IVThng nhất hai miền
Cuộc chiến quyền lực trở nên xấu đi. Kim Châng Un phải đối đầu với sự phản kháng công khai trong đảng và quân đội. Về bề nổi sẽ là những khối ung nhọt của các khác biệt về quan điểm chính trị về tư tưởng, chính sách an ninh và cải cách kinh tế; trên thực tế sự bất tuân lệnh đối với các chỉ đạo của nhà “Lãnh đạo tối cao” có thể tích tụ thành những cuộc chiến quyền lực công khai. Sau hết, xung đột bạo lực nổ ra. Trong khi chế độ của Kim có thể cố thủ tại Bình Nhưỡng, các lực lượng tập trung dọc tuyến phân giới có thể sẽ gia nhập phe ly khai: Nhận ra rằng bản thân chưa đủ thời gian để xác lập và chính danh hóa quyền cai trị của mình, Kim Châng Un quyết chơi một canh bạc chiến thắng quân sự “vĩ đại” trước “những kẻ phản bội” tại Hàn Quốc để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông ta nhằm phục hồi tính thống nhất của quân đội và đảng bằng việc tấn công Hàn Quốc cũng sẽ vấp phải khó khăn do phải đối mặt với sự đáp trả cứng rắn của Xơun. Trong khi đó, tình hình bất ổn ngày càng gia tăng, đói ăn và những thiếu thốn về kinh tế sẽ buộc nhiều người dân phải sang Trung Quốc tị nạn. Trước áp lực ngày càng gia tăng cả bên trong lẫn bên ngoài, Kim đe dọa một cuộc tấn công hạt nhân. Các hình ảnh vệ tinh khẳng định tên lửa đã được đưa vào bệ phóng sẵn sàng tại Musudan-rí. Trước mối đe dọa của Bắc Triều Tiên, Hội đồng Bảo an LHQ cho phép Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc được sử dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoặc vãn hồi hòa bình và an ninh tại Đông Bắc Á. Tuy nhiên, bất luận là hậu quả của những cuộc giao tranh có vũ trang tiếp theo khốc liệt như thế nào, một sự thất bại về quân sự sẽ rốt cuộc buộc Kim Châng Un phải chấp nhận lời mời sang sống tị nạn của Trung Quốc. Một Ủy ban quốc phòng quốc gia mới của Bắc Triều Tiên đồng ý ký hiệp định ngừng bắn với Mỹ và bắt đầu đàm phán với Hàn Quốc về việc thành lập một liên bang, Quá trình thống nhất hai miền Triều Tiên bắt đầu.
Phm vi ảnh hưởng của bên ngoài
Nếu như Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thông qua các biện pháp ngoại giao và cấm vận, không một cường quốc bên ngoài nào có thể hy vọng sẽ gây được ảnh hưởng đến cuộc chiến quyền lực bên trong nội bộ của Bắc Triều Tiên. Có thể sẽ có ích rất nhiều nếu Trung Quốc, cùng phối hợp với Mỹ, thành công trong việc thuyết phục giới lãnh đạo khép kín của Bắc Triều Tiên ngăn chặn ảnh hưởng ngoại vi của các cuộc tranh chấp nội bộ trở thành các cuộc tấn công các nước láng giềng. Trong bất cứ tình huống nào, một cuộc đối thoại Trung-Mỹ sẽ mang tầm quan trọng thiết yếu cho tiến trình hòa bình, nhằm tạo ra sự minh bạch cho cả hai bên về các ưu tiên đối ngoại và an ninh, nhận thức về nền chính trị của Bắc Triều Tiên và các kế hoạch trong tình huống khẩn cấp của từng bên. Mục tiêu của các cuộc đối thoại này sẽ là sự đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề.
***
(Tạp chí Time, 27/2/2012)
Người đàn ông này là nhà cm quyn 29 tuổi của Bc Triều Tiên, đt nước cô lập và nguy him nhất thế giới.
Các phụ tá của Kim Châng In đứng xung quanh một bàn bi-a trong phòng giải trí của một trong những biệt thự của Lãnh tụ kính yêu ở bên ngoài Bình Nhưỡng. Đó là một dịp chính thức: họ sắp gặp mặt các con trai của Kim Châng In kể cả người một ngày nào đó sẽ kế nhiệm ông với tư cách là nhà lãnh đạo của một chế độ có lẽ là chuyên quyền nhất của thế giới. Kim Châng Un mặc quân phục. Khi cha cậu bước vào căn phòng đó, cậu nhanh chong đứng nghiêm và, cùng với những người anh trai của mình, chào người cha theo kiểu quân đội.
Đó là năm 1990, Kim Châng Un, hiện nay là nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên, khi đó mới 7 tuổi.
Bắc Triều Tiên là một ly cốctay gồm các yếu tố độc hại: sự chuyên quyền hà khắc, bị cô lập và nghèo đói. Đó là nơi mà thậm chí không thể tưởng tượng có nổi chút tự do nào, Chế độ của nước này nguy hiểm khổng chỉ với người dân của chính nó mà còn với phần còn lại của thế giới. Học giả người Hàn Quốc Cheong Seong-chang lưu ý rằng Bắc Triều Tiên là “một chế độ quân chủ theo kiểu Stalin”, nơi dòng giống, và chỉ có dòng giống, mới quyết định ai sẽ là kẻ độc tài tiếp theo — bất kể người đó còn trẻ hay thiếu kinh nghiệm như thế nào đi nữa.
Gần 30.000 binh lính Mỹ đóng bên kia biên giới, giúp bảo vệ người anh em thịnh vượng, dân chủ của Bắc Triều Tiên, miền Nam chống lại một quân đội gồm 1,2 triệu binh lính, phần lớn được dàn trận trong vòng 50 km của khu phi quân sự. Trong thập kỷ qua, bất chấp việc bị hầu hết thế giới bên ngoài áp đặt những sự trừng phạt kinh tế gây suy yếu, Bắc Triều Tiên đã ngang nhiên phát triển và thử các vũ khí hạt nhân và các tên lửa tầm xa cần thiết để phóng chúng. Các cơ quan tình báo phương Tây ước tính rằng Bình Nhưỡng sở hữu 8-12 vũ khí hạt nhân. Sự thật khó chịu là Bắc Triều Tiên là sợi dây bẫy thời Chiến tranh Lạnh cuối cùng còn lại của châu Á.
Đây là một đất nước hiện bề ngoài là dưới sự cầm lái của Kim Châng Un trẻ tuổi, người mới chỉ 29 tuổi theo như phần lớn phỏng đoán, cháu trai của Kim Nhật Thành, nhà sáng lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (DPRK) và là người sáng tạo ra hệ tư tưởng cốt lõi của nước này: juche (chủ thể), hay còn gọi là tự lực cánh sinh. Ở Triều Tiên, Kim Nhật Thành được gọi là Suryong (Lãnh tụ vĩ đại), một nhân vật gần như thần thánh. Khi ông qua đời vào năm 1994, người con trai cả của ông, Kim Châng In, khi đó 52 tuổi tiếp quản triều đại này. Khi Kim Châng In qua đời vào tháng 12/2011 ở tuổi 69, đến lượt Kim Châng Un.
Kim Châng Un là điểm nổi bật của thể giới. Khi weibo, một trang mạng của Trung Quốc tương tự như Twitter, gần đây đầy rẫy những tin đồn vô căn cứ rằng Kim Châng Un đã bị ám sát, thì những bài đăng đó đã bị nhiễm vi rút, Vào ngày 13/2 đã xuất hiện một số tin tức thật về Bắc Triều Tiên: Bộ Ngoại giao Mỹ đã loan báo rằng Oasinhtơn và Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu lại những cuộc đàm phán trực tiếp ở Bắc Kinh vào ngày 23/2 trong một nỗ lực buộc Bình Nhưỡng lại tham gia các cuộc đàm phán 6 bên đã bị trì hoãn từ lâu về việc giải trừ quân bị Bắc Triều Tiên (Các nước tham gia khác là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga), Những cuộc đàm phán này không còn nghi ngờ gì nữa là điểm nổi bật của cuộc thảo luận trong chuyến thăm gần đây của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Oasinhtơn. Việc tiếp tục lại còn chưa chắc chắn ngay cả trước khi Kim Châng In qua đời, nhưng các cuộc đàm phán có vẻ có tầm quan trọng khác và lớn hơn, đem lại cho những người ngoài cái nhìn hấp dẫn đầu tiên vào các cơ cấu quyền lực đang phát triển của Bắc Triều Tiên dưới thời Kim Châng Un. Hiện nay Bình Nhưỡng nói rằng trước hết nước này muốn được hỗ trợ 300.000 tấn lương thực – Bắc Triều Tiên khổ sở vì những nạn đói định kỳ – trước khi tiến hành. Tuy nhiên bằng việc đồng ý đến cuộc họp ở Bắc Kinh ngay sau khi nhà Lãnh đạo kính yêu qua đời, Bình Nhưỡng đang phát đi tín hiệu rằng Kim Châng Un sẽ tiếp bước cha của mình và thực hiện cái mà các chuyên gia về Bắc Triều Tiên ở Xơun gọi là “các chính sách triều đại” của chế độ này.
Liệu Bắc Triều Tiên có sẽ thay đổi hay không và đến mức độ nào dưới thời Kim Châng Un là vấn đề có tác động lớn nhất đối với cán cân quyền lực toàn cầu. Thậm chí vẫn không rõ liệu rằng Kim Châng Un có đang kiểm soát Bình Nhưỡng hay không. Và nếu có, thì Kìm sẽ – hay có thể – làm những gì cần thiểt không: cải cách và mở cửa xã hội khép kín nhất hành tinh, giải độc cho nó và đưa nó vào cộng đồng hiện đại toàn cầu? Cho đến nay điều chắc chắn duy nhất là Kim Châng Un là nhà lãnh đạo ít được hiểu và được biết đến nhất của một nhà nước có vũ khí hạt nhân.
Cầu thủ bóng rổ yêu mến
Kim Châng Un là con trai thứ ba của Kim Châng In, người con thứ hai mà ông có với một người phụ nữ được miêu tả như là vợ của ông. Ko Yong Hui là người Triều Tiên được sinh ra ở Osaka, Nhật Bản, đã qua đời vào năm 2004 do bị ung thư vú. Bà và gia đình bà đã trở về Bắc Triều Tiên vào đầu những năm 1960, giống như nhiều người Triều Tiên sống ở Nhật khi đó bị cuốn hút bởi sự tuyên truyền rằng DPRK là thiên đường của người lao động. Trở lại khi đó, những người Triều Tiên được sinh ra ở Nhật Bản là thuộc cấp thấp nhất trong giai tầng thấp trong chế độ đẳng cấp của Bắc Triều Tiên – Kim Nhật Thành lên nắm quyền chống lại Nhật Bản, và Bình Nhưỡng biến Tôkyô thành xấu xa gần bằng như nước này làm với Oasinhtơn. Nhưng Ko, đã trở thành một vũ công sau khi học tại một trường nghệ thuật danh tiếng ở Bình Nhưỡng, đã lọt vào mắt “Lãnh tụ kính yêu”. Bà đã sinh ra một người con trai vào năm 1981, Kim Châng Chun; Kim Châng Un được bà sinh ra hai năm sau đó. ở Bắc Triều Tiên, nơi sinh của bà Ko được giữ bí mật hoàn toàn, do thực tế là một số họ hàng của bà – bao gồm cả một người anh cùng cha khác mẹ – vẫn sống ở Nhật Bản.
Một trong số ít người sống bên ngoài Bắc Triều Tiên có những ký ức trực tiếp về Kim Châng Un khi còn là một đứa trẻ là Kenji Fujimoto, biệt hiệu của một đầu bếp người Nhật của Kim Châng In, người nấu những món ăn ngon cho gia đình đệ nhất này thậm chí trong khi phần lớn người Bắc Triều Tiên vẫn đang đói khát. Là một đầu bếp chế biến sushi ở Tôkyô, Fujimoto đã chuyển đến Bình Nhưỡng vào năm 1982 làm việc cho một công ty liên doanh chuyên tổ chức sự kiện và cung lấp thực phẩm để ông có thể kiếm được nhiều tiền hơn (Ông được trả 5,000 USD/tháng). Tại một buổi tiệc lớn, Kim Châng In đã ăn thử món sushi của Fujimoto và thích món ăn này, đã thuê ông làm đầu bếp riêng của mình vào năm 1988 và đã tặng cho ông một chiếc Merceđes-Benz. Fujimoto, hiện đang sống ở Nagano, Nhật Bản, đã viết 4 cuốn sách về quãng đời của ông ở Bắc Triều Tiên, bao gồm cuốn mới nhất có tựa đề “Người kế nhiệm của Bắc Triều Tiên, Kim Châng Un”, ông đã trở thành bạn của Kim Châng Un vào một ngày khi ông sửa lại chiếc diều bị gãy của cậu bé. Không lâu sau, Fujimoto gần như ngày nào cũng chơi với Kim Châng Un và anh trai Kim Châng Chun. Bất chấp việc phải mặc quân phục và chào cha của mình theo kiểu quân đội, Kim Châng Un dường như, ít nhất đối với Fujimoto, giống một đứa trẻ tương đối bình thường. Cậu thích chơi bóng rổ và, không như người anh Kim Châng Chun, không lưỡng lự trước việc trở thành đội trưởng đội bóng. Fujimoto nói rằng cậu rất cạnh tranh, khích lệ hay la rầy những cầu thủ khác trong đội của mình. Sau một trận đấu mà cậu la hét với các đồng đội của mình vì chơi kém cỏi, Kim Châng Un nói với Fujimoto rằng có lẽ cậu đã quá nghiêm khắc. Người đầu bếp này đã trả lời rằng cậu phải như vậy, “nếu không thì họ không thể tiến bộ”. Kim Châng Un “cười khúc khích” đáp lại.
Vào giữa những năm 1990, giống như các anh trai của mình (bao gồm cả người anh cùng cha khác mẹ), Kim Châng Un chuyển đến Thụy Sĩ. Cậu đã ở với một gia đình được cử đến ở sứ quán Bắc Triều Tiên tại Bern, và trong 2 năm đầu tiên ở đó cậu đã học tiếng Đức và tiếng Anh. Vào năm 1998, dưới cái tên Park Un và lấy cớ là con trai của một nhà ngoại giao, cậu đã được vào học lớp 7 tại trường Schule Liebefeld-Steinholzli, một trường công ở ngoại ô Liebefeld – một thị trấn êm ả và đầy bóng cây với các tòa nhà giản dị và các biệt thự đầy màu sắc. Một trong những bí ẩn đầu tiên xung quanh Kim Châng Un là tại sao cậu học tại Liebefeld-Steinholzli khi những người anh trai của mình học tại Trường quốc tế Bern. Một cựu nhân viên tinh báo Đông Á từ lâu đã nghiên cứu về những người nhà Kim suy đoán rằng Kim Châng In không nghĩ rằng người con nhỏ nhất của ông sẽ là người kế vị. Do đó, những người con trai lớn đến học ở ngôi trường sang trọng này.
Bất chấp sự lừa dối xung quanh nhân diện thực sự của mình – Kim Châng Un đã từng kể cho một bạn học anh thực sự là ai, chỉ để làm cho người khác cười xòa về điều đó như một trò đùa – người con trai này sống theo cái mà bạn bè của cậu gọi là cuộc sống bình thường. Cậu sống trong một dãy nhà bình thường cách trường của mình khoảng 10 phút đi bộ, và tình yêu của cậu dành cho môn bóng rổ rất mãnh liệt. Tại thời điểm khi Michael Jordan thống trị NBA (giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ), Kim con đã trở thành một người hâm mộ lớn của đội Chicago Bulls, một bạn học tên là Joao Micaelo, hiện đang là đầu bếp ở Viên nói: “Tôi nghĩ rằng 80% thời gian của chúng tôi dành cho chơi bóng rổ”. Thỉnh thoảng Kim con mặc chiếc áo thi đấu của cầu thủ bóng rổ Dennis Rodman, một cầu thủ tấn công khoa trương của đội Bulls nổi tiếng vì có thân hình góc cạnh và những hình xăm cũng nhiều như vì cú bật nhảy của anh. Khi họ không ở trên sân bóng rổ, Kim và các bạn học của mình chơi các trò chơi điện tử chiến đấu, xem những bộ phim của Jackie Chan và đôi khi làm bài tập về nhà.
Nhà chức trách địa phương phụ trách vấn đề giáo dục, Ueli Studer, nói với hãng Reuters vào tháng 12/2011 rằng vào năm 2000, ngay sau khi bắt đầu vào học lóp 9, Kim đã “đột ngột” bỏ học và trở về nước – một việc “không bình thường” đối với con cái của các nhân viên sứ quán. Khi Kim trở về Bình Nhưỡng, Fujimoto vẫn ở đó; đầu bếp người Nhật này vẫn là người bảo trợ không chính thức cho tới khi cậu bé này 18 tuổi, lúc đó Fujimoto trở về nước vĩnh viễn.
Mối quan tâm của Kim đến thể thao không chỉ giới hạn ở môn bóng rổ: anh đã học trượt pa tanh và lướt sóng. Fujimono nói: “Cậu ta không học quá giỏi nhưng thích thể thao”. Anh cũng đã có một số thói quen khác như các thanh thiếu niên khác trên thế giới. Ngay khi rời Bắc Triều Tiên, Fujimoto đã tham dự một bữạ tiệc mà Kim mời những người bạn của mình. Kim dành hầu hết buổi tối để uống hết chai Vodka đắt tiền. Biết Fujimoto sắp trở về Nhật Bản, như ông đã thường làm để mua các thực phẩm không có ở Bắc Triều Tiên, Kim đã hỏi ông: “ông sẽ quay trở lại chứ?” Rồi Kim đã lật nhanh một chồng ảnh cũ và đưa cho ngưòi đầu bếp một tấm ảnh đen trắng chụp khi anh 11 tuổi. Trước khi có những tin tức về sự thăng tiến của anh thì đó là bức ảnh duy nhất về Kim mà thế giới từng biết đến.
Một nụ hoa n muộn
Trong phần lớn thập kỷ tiếp theo, cuộc sống của Kim Châng Un thậm chí còn là khoảng để trống nhiêu hơn, ngoại trừ thực tế là Kim đã học tại Học viện quân sự Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng (chuyên ngành cao cấp: các hệ thống dẫn đường cho pháo binh). Khi Kim Châng In trải qua một cơn đột quỵ năm 2008, ít có sinh viên Bắc Triều Tiên đã nhận ra Kim Châng Un là một người kế nhiệm tiềm năng. Khi đó, người anh trai Kim Châng Chun thường được coi là người kế vị, do người anh cả Kim Châng Nam đã tự làm xấu mình ở Tôkyô 7 năm về trước: anh và gia đình anh bị bắt giữ vì cố gắng vào Nhật Bản bằng hộ chiếu giả, người ta cho là hành động này nhằm đến khu vui chơi Disneyland ở Tôkyô. Kể từ đó, Kim Châng Nam ở dưới “sự bảo vệ” của giới lãnh đạo Trung Quốc, người bảo trợ chính của Bình Nhưỡng, thời gian của anh lúc ở Bắc Kinh lúc ở các sòng bạc của Ma Cao.
Cú đột quỵ mà Kim Châng In phải chịu đã khiến vị Lãnh tụ kính yêu suy nghĩ cẩn thận. Người kế nhiệm phải được chỉ định: ai đó từ gia đình này phải trở thành vị cao tăng của “chủ nghĩa Kim Nhật Thành”, như Chun Young-woo, trợ lý cấp cao của tổng thống chịu trách nhiệm về các vấn đề đối ngoại và an ninh ở Xơun, gọi nền “chính trị thần quyền” của Bắc Triều Tiên. Nhưng người cha đã nhận thấy Kim Châng Chun quá dè dặt. Trong một cuốn sách của mình viết về Bắc Triều Tiên, Fujimoto trích dẫn lời của Lãnh tụ kính yêu nói rằng Kim Châng Chun “giống con gái” – khó có thể là vốn quý ở Bắc Triều Tiên trọng nam.
Điều đó làm cho chỉ còn lại một sự lựa chọn. Và điều đó đã xảy ra, khi bước sang năm cuối cùng của những năm tuổi 20, Kim Châng Un đã trở nên giống một cách nổi bật với ông nội của mình là Kim Nhật Thành. Rõ ràng là không chơi trên sân bóng rổ nhiều như khi còn ít tuổi hơn, Kim Châng Un hiện nay có khuôn mặt béo giống như Lãnh tụ vĩ đại. Lee Sung Bak, đã từng là một quan chức chính phủ đã rời bỏ Bắc Triều Tiên nói rằng trong một xã hội bị lôi cuốn bởi sự sùng bái cá nhân, “điều đó có nhiều ý nghĩa Vào ngày 27/9/2010, Kim Châng Un ở tuổi 27 đã được phong tướng 4 sao trong quân đội nhân dân Triều Tiên và được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Quẩn ủy trung ương khiến anh trở thành người đứng thứ hai trong thể chế nhiều quyền lực nhất của đất nước này.
Với mong muốn của người cha được làm rõ, chưa bao giờ có bất cứ nghi ngờ nào đối với việc cho rằng sự thăng tiến của Kim Châng – Un sẽ thuật lợi. Người ta nói rằng anh thân thiết với Jang Sung Thaek, một nhân vật nhiều ảnh hưởng đã cưới em gái của Kim Châng In là Kim Kyong Hui. Dư luận rộng rãi tin rằng họ sẽ hành động như các nhân vật nhiếp chính giúp Kim Châng Un thực hiện các chính sách triều đại – làm những gì Kim Châng In đã vạch kế hoạch trong vài năm tới. Theo những tiêu chuẩn của Bắc Triều Tiên, Jang là một nhân vật tương đối nổi tiếng. Ông thường đi đến Trung Quốc va cũng thường đến Xơun – một hành động bất bình thường đối với một quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên: vào năm 2002 ông đã dẫn đầu một đoàn đại biểu đến từ Bình Nhưỡng nhằm thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Các quan chức Hàn Quốc đã gặp ông nhìn nhận ông như là nhân vật an toàn và, do sự thân cận của ông với Kim Châng In, là sự lựa chọn lôgích để chăm sóc con trai của Kim Châng In. Ít nhất đây là một quan điểm thông thường về sự kế vị đã diễn ra.
Kim quá khứ và tương lai
Ngày nay, những người đang có quyền lực ở Bắc Triều Tiên có số tuổi ít nhất là gấp đôi tuổi của Kim Châng Un và có nhiều kinh nghiệm hơn. Nhưng tuy thế họ sẽ răm rắp chào anh, Bất cứ sự xa rời quy tắc nào cũng nhẹ nhất co nghĩa là một bản án trong trại lao động khổ sai của Bắc Triều Tiên hay tồi tệ nhất là bị xử tử hình. Hãy thử xem một trường hợp đặc biệt tàn bạo: vào giữa những năm 1990, ngay khi nạn đói cuối cùng đã giết chết hàng triệu người Bắc Triều Tiên đang diễn ra, những báo cáo về sự phàn nàn và sự bất đồng trong một sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Triều Tiên đến Bình Nhưỡng. Theo một nguồn tình báo, Kim Châng In đã ra lệnh bắt giữ các sĩ quan của đơn vị này – vài chục người – và sau đó buộc các binh lính chứng kiến điều gì xảy ra tiếp theo. Những sĩ quan bị bắt giữ bị buộc phải nằm ra giữa đường, tay chân bị trói chặt. Một vài chiếc xe tăng ầm ầm tiến đến và lăn bánh tới lui đè lên các sĩ quan này, cán chết họ. Một nhà cựu phân tích tình báo ở Đông Á nói rằng sự kết hợp giữa tính tàn bạo, hệ tư tưởng và sự cô lập này khiến nhiều nhà quan sát về Bắc Triều Tiên tin rằng “lúc này không còn nghi ngờ gì nữa Kim Châng Un sẽ đưa ra những quyết định.
Kim có thể đưa ra các quyết định, nhưng chúng sẽ dựa trên thông tin đã được lọc qua những người xung quanh Kim, những người đàn ông không cùng địa vị nhưng lớn tuổi hơn. Bên cạnh Jang, nhóm giật gây bao gồm Kang Suk Ju, một cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu nổi tiếng vì đã thừa nhận với các nhà ngoại giao của Mỹ vào năm 2002 rằng Bình Nhưỡng đã có một chương trinh làm giàu urani cùng với chương trình hạt nhân dựa trên cơ sở Pluton. Một quan chức then chốt trong quân đội là Ri Yong Ho, tổng tham mưu trưởng, người ở phía đối diện với Kim Châng Un bên xe tang trong suốt quá trình đưa tang Kim Châng In qua Bình Nhưỡng.
Những người đàn ông này và các quan chức cấp cao khác được lợi từ nguyên trạng và có thể chống lại bất cứ sự thay đổi nào làm suy yếu địa vị của họ. Tuy nhiên, không giống như vào năm 1994, khi Kim Châng In lên nắm quyền, nhiều người Bắc Triều Tiên hiện nay có nhận thức nào đó về thế giới bên ngoài. Họ không đi ra nước ngoài như Kim Châng Un. Nhưng họ xem các chương trình truyền hình và những bộ phim trên những chiếc đĩa DVD buôn lậu từ Trung Quốc – các chương trình truyền hình dài tập của Hàn Quốc đặc biệt phổ biến – và một số người còn bắt được sóng các mạng điện thoại di động của Trung Quốc ở gần biên giới và trò chuyện với họ hàng, những người đã rời khỏi đất nước này. Nói tóm lại, họ hiểu rằng cuộc sống bên ngoài các đường biên giới của đất nước họ là rất khác – và tốt đẹp hơn.
Bong bóng của Bình Nhưỡng
Có hai vấn đề trọng yếu đối với Bắc Triều Tiên. Liệu nước này có sẽ tự do hóa nền kinh tế của mình như nước bảo trợ chính, Trung Quốc, đã làm hơn 30 năm trước đây, và cuối cùng thì cho phép người dân của mình được hưởng ít nhất là một hơi hướng của sự thịnh vượng mà đã tồn tại xung quanh họ ở Đông Á hay không? Và liệu nước này có sẽ từ bỏ địa vị cùng đinh như là một nhà nước hạt nhân không lương thiện – một sự lựa chọn mà trên thực tế các chính phủ khác tham gia đàm phán 6 bên khẩn cầu Kim Châng In, mà không có kết quả, để đổi lấy những ve vãn về kinh tế và ngoại giao giúp làm mới đất nước này? Thời gian Kim Châng Un ở Thụy Sĩ, mặc những chiếc áo của câu thủ Dennis Rodman, chơi trò chơi điện tử và làm bạn với những ngươi phương Tây, đã khiến nhiều người nghĩ rằng người đàn ông trẻ tuổi này phải hiểu rằng các quyết định này là việc không đòi hỏi suy nghĩ nhiều. Kim Châng Un đã từng ở thế giới bên ngoài và rồi đã chứng kiến sự nghèo đói khốn cùng, nhục nhã của chính đất nước mình. Xét cho cùng, chẳng phải Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo thời mở cửa của Trung Quốc, đã có thời gian ở Pháp với Chu Ân Lai khi còn trẻ hay sao?
Giá mà điều đó đơn giản như vậy. Triều đại Kim và sự sùng bái cá nhân che của nó khuất đi một thực tế tàn nhẫn và bao trùm: nhà nước cảnh sát xấu xa làm người ta nghẹt thở mà bộ máy an ninh nội bộ của nó gồm không ít hơn 300.000 nhân viên và tồn tại chỉ để duy trì sự kiểm soát đối với dân chúng cho dù cơ cực hay bất kham như thế nào đi nữa. Đúng là Kim Châng In đã cho phép các thị trường tư nhân nhỏ phát triển, nhưng chỉ là bởi vì sau thời kỳ chết đói vào những năm 1990, không có nơi nào khác để đi. Những bước táo bạo hơn đòi hỏi phải có ít sự kiểm soát của nhà nước hơn,và hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền và Bộ An ninh nhà nước sẵn sàng thả lỏng dây cương. Bắc Triều Tiên cũng là một chế độ bất lương tham nhũng, với các quan chức cấp cao kiếm chác được hàng triệu USD từ các doanh nghiệp sở hữu nhà nước cũng như từ việc buôn bán trái phép mọi thứ từ vũ khí đến dược phẩm. Việc đảo lộn nguyên trạng kinh tế hiện nay có nghĩa là rất đau đớn. Liệu Kim Châng Un 29 tuổi có đi đến đó hay không? Liệu Kim có được những sự khéo léo hay không? Đầu bếp Fujimoto nói: “Tôi không muốn sử dụng từ ‘thông minh’. Anh ấy không phải kiểu người đó”.
Một trung tâm quyền lực khác là quân đội, chịu trách nhiệm về các vũ khí hạt nhân mà giới lãnh đạo tin là sự bảo đảm cuối cùng cho an ninh của nó. Có lẽ đó là lí do tại sao người ta trông thấy Kim Châng Un trên một chương trình truyền hình địa phương đến thăm binh lính trên khắp cả nước, cho thấy một sự tiếp xúc thân thiện – cười đùa một cách hòa nhã với các binh lính chỉ trẻ hơn mình một vài tuổi. Kim Châng In đã thực hiện cái được gọi là hoạt động chính trị “trước hết là quân sự”, đặt những lợi ích của nó lên trên ngay cả lợi ích của đảng. Người con trai của ông sẽ làm việc tương tự.
Liệu Kim Châng Un có thể thuyết phục hay thậm chí đe dọa đội cận vệ cũ chấp nhận các chính sách mà có thể có lợi. cho những người dân mông muội tối tăm của Bắc Triều Tiên? Một người biết Kim cha và có quan hệ với giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng – và là người đã bắt tay Kim Châng Un tại lễ tang Kim Châng In – làm tan đi sự nghi ngờ. Ông cho rằng hỏi về điều đó là hiểu nhầm về chế độ này. Hệ thống này cần triều đại để tiếp tục tồn tại bởi vì không có nó, toàn bộ tòa nhà quyền lực ở Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ. Theo nghĩa đó, Kim Châng Un là người đứng mũi chịu sào cần thiết. Người trong cuộc đó nói, nhưng quan điểm cho rằng Kim sẽ kéo tất cả những sợi dây chính sách, theo kịp với các mưu đồ cung đình và nói với các quan chức và các sĩ quan quân đội cấp cao những gì phải làm là “ảo tưởng”. “Kim chỉ là một chàng trai. Anh ấy thiếu quả quyết”.
Kim Châng Un – người hâm mộ NBA có lẽ hiểu rằng trong giải bóng rổ nhà nghề, thiếu quả quyết là một điều mà người ta không muốn là vậy. Và cuộc sống của Kim hiện nay không phải là một trò chơi./.
(nguồn basamnew)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001