941. Trung Quốc thành công trong cuộc chiến che giấu tội ác
Posted by basamnews on 30/04/2012
The Epoch Times
Tác giả: Ji Da
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-04-2012
Cuộc chiến kéo dài 10 năm giữa các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành để che giấu các bí mật khủng khiếp, với kết quả tùy thuộc vào sự chọn lựa người vào chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Đảng, kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào.
Cựu lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản, ông Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta đã sống trong nỗi sợ hãi do không kiểm soát được Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ biết rằng họ không thể cho phép người dân Trung Quốc hay thế giới biết về các tội ác mà họ đã phạm, chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Cuộc chiến để giữ bí mật những điều mà họ đã làm, tập trung trong 5 năm qua, vào nhân vật Tập Cận Bình. Phe của ông Giang Trạch Dân không thể ngăn ông Tập Cận Bình trở thành người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng không phe nào có thể mạo hiểm để ông Tập lên nắm quyền.
Ông Tập không được phe ông Giang Trạch Dân chấp nhận là vì ông không liên quan đến chuyện đàn áp. Phe của ông Giang cần giữ cho cuộc đàn áp tiếp diễn, để giữ kín những tội lỗi mà họ đã phạm, và bảo đảm rằng họ sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm những gì họ đã làm.
Nắm quyền điều hành
Khi ông Giang đối mặt với việc nghỉ hưu hồi năm 2002 tại Đại hội Đảng lần thứ 16, ông muốn chắc chắn rằng, ông sẽ tiếp tục nắm giữ quyền hành thực sự, ngay cả khi chính thức nhượng quyền cho ông Hồ Cẩm Đào.
Chìa khóa để điều hành Đảng là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, một bộ phận nhỏ, những người cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên sự đồng thuận. Ông Giang đã tìm cách đưa những người ủng hộ ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đặc biệt là đưa thêm Tăng Khánh Hồng vào, lúc đó đang giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi Hồ Cẩm Đào đang xây dựng một mạng lưới các quan chức trung thành với ông trong Đảng, năm 2002, Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị những người của phe ông Giang chi phối.
Tuy nhiên, để bảo đảm rằng ông Tăng Khánh Hồng có thể lãnh đạo Ban Thường vụ Bộ Chính trị thay cho mình, ông Giang đã tìm cách vô hiệu hóa ông Lý Thụy Hoàn. Lý Thụy Hoàn đã là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kể từ năm 1992.
Ông Lý nổi tiếng trong số các quan chức Đảng và được công nhận là người có khả năng hơn so với ông Giang. Nếu ông Lý ở lại Bộ Chính trị, thì ông Tăng Khánh Hồng có khả năng không thể thao túng mọi việc.
Ông Lý chuẩn bị bước sang tuổi 68, nên ông Giang và ông Tăng đã chế ra một quy tắc mới: “bảy lên, tám xuống”. Ý nghĩa của cụm từ này là, các ủy viên Bộ Chính trị đã bước sang tuổi 67 vào thời điểm Đại hội Đảng diễn ra, thì có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng những người đã qua tuổi 68 thì phải đi xuống, nên ông Lý bị buộc phải rời khỏi Bộ Chính trị.
Mưu kế này giúp Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng thêm 5 năm, nhưng năm 2007, tại Đại hội Đảng lần thứ 17, họ đã bị rơi vào cái bẫy của họ. Khi Đại hội sắp diễn ra, ông Tăng Khánh Hồng chuẩn bị bước sang tuổi 68 và do đó không đủ tiêu chuẩn để tiếp tục phục vụ ở Bộ Chính trị. Chức vụ của ông đã trao lại cho ông Tập Cận Bình, lúc đó đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang.
Ông Tăng đã cố gắng cho mọi người thấy tình hình tốt đẹp bằng cách tuyên truyền khẩu hiệu: “Tăng Khánh Hồng hy sinh thân mình cho Tập Cận Bình”. Sự thật là ông ta không còn có sự lựa chọn nào khác trong vấn đề này.
Chọn lãnh đạo mới
Ông Lý Khắc Cường, lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, cũng là ủy viên mới trong Bộ Chính trị như ông Tập Cận Bình.
Thật ra, Ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng không muốn ông Tập hay ông Lý vào Bộ Chính trị. Lúc đầu họ muốn ông Tăng Khánh Hồng ở lại và đưa thêm ông Bạc Hy Lai.
Ông Giang đã khen thưởng ông Bạc vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn, bằng cách thăng chức nhanh cho Bạc. Ông Bạc Hy Lai được thăng chức từ thị trưởng thành phố Đại Liên lên tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh hồi năm 2000, và Bộ trưởng Bộ Thương mại năm 2004. Chức ủy viên Bộ Chính trị dường như nằm trong tầm tay của ông.
Việc chạy đua [vào Bộ Chính trị] của ông Bạc bị thất bại do cái chết của cha ông, ông Bạc Nhất Ba, vào tháng 1 năm 2007, một chính trị gia lão thành có ảnh hưởng lớn đến Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng có thể bị thất bại phần lớn có vẻ do sự phản đối của Ôn Gia Bảo.
Ông Bạc được cân nhắc để chọn làm phó thủ tướng, nhưng ông Ôn Gia Bảo đã chỉ ra rằng, vì ông Bạc đã bị một số nước kiện về tội ác đàn áp các học viên Pháp Luân Công, nên ông ta không thể là một đại diện thích hợp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trường quốc tế. Việc không đủ tiêu chuẩn này đã chấm dứt ý định của ông Bạc vào Bộ Chính trị năm 2007, và ông Bạc bị đưa xuống, trở thành Bí thư Trùng Khánh
Trong khi đó, ông Hồ Cẩm Đào đã phải sắp xếp cho một người kế nhiệm chức vụ của mình, là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012. Trong đầu ông đã có sẵn một trong hai người là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Lý Khắc Cường được biết rõ qua lòng trung thành với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Còn ai đứng đằng sau Tập Cận Bình thì vẫn chưa rõ, mặc dù gốc gác của ông cho thấy, ông nghiêng về phía Hồ Cẩm Đào.
Bố của Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, thuộc nhóm các nhà cải cách trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khá nhân đạo, ông Tập Trọng Huân chia sẻ cùng quan điểm với hai ông cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, và cũng rất gần gũi với họ.
Ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Cái chết của ông Hồ Diệu Bang là nguồn cảm hứng cho phong trào sinh viên xuống đường ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Triệu Tử Dương đã không ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại các sinh viên ở Thiên An Môn, dẫn đến việc ông bị thất sủng và bị quản thúc tại gia.
Lúc đầu, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã được ông Hồ Diệu Bang lựa chọn và được hưởng lợi nhờ sự dìu dắt của ông Hồ Diệu Bang. Đương nhiên, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo gần với ông Tập Trọng Huân và rất tôn trọng ông ấy. Và ông Tập Trọng Huân là một trong những cố vấn của họ.
Ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng không có một ứng viên nào phù hợp để đưa lên và họ đã phải quyết định, liệu có nên ủng hộ ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hay không. Họ ngăn Lý Khắc Cường, người mà họ coi như được ông Hồ Cẩm Đào chọn để làm người kế nhiệm, và ủng hộ nhân vật còn là ẩn số, đó là Tập Cận Bình.
Âm mưu nắm quyền
Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã trì hoãn thời gian. Ứng viên thực sự của họ vẫn là Bạc Hy Lai.
Kế hoạch để ông Bạc có được quyền hành và uy tín thông qua sự cầm quyền của ông ở Trùng Khánh. Để đến Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Bạc có thể được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và cũng có thể kế nhiệm Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp (PLAC).
Ở Trùng Khánh, ông Bạc bắt đầu cho hát nhạc đỏ và đập tan [các băng nhóm tội phạm] trong các chiến dịch đen, tìm cách đi lên qua nhiệt tình phổ biến về sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao, trong khi tự nhận là, ông chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể dập tắt nạn tham nhũng và mafia. Điều này được biết đến ở Trung Quốc qua “Mô hình Trùng Khánh” và được những người bảo thủ trong Đảng xem như là một cách đi tới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, sau khi ông Bạc được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và trở thành người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp, ông Bạc sẽ thúc đẩy mô hình Trùng Khánh của mình trên toàn quốc. Họ nghĩ rằng điều này sẽ kích thích sự ủng hộ rộng rãi cho ông Bạc. Trong khi đó, ông Bạc có thể gia tăng vũ khí có sẵn cho lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân đã được trang bị khá nhiều.
Sau đó, khi thời cơ đến, với lệnh của ông Bạc, hơn 1,5 triệu cảnh sát thuộc lực lượng Cảnh sát Vũ trang và 1,7 triệu cảnh sát thuộc cơ quan An ninh hùng mạnh, và với ông Giang được cho là còn nắm ảnh hưởng trong quân đội, ông Bạc sẽ loại bỏ ông Tập Cận Bình dễ dàng hoặc bắt giữ ông ta. Phe của ông Giang sẽ được an toàn.
Sau khi ông Bạc bị đánh bại trong việc chạy đua vào chức ủy viên Bộ Chính trị năm 2007, kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, nếu thực hiện êm xui, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang hoàn thành một nửa chặng đường. Ông Bạc đã trở thành nhân vật quốc gia nhờ mô hình Trùng Khánh và được nhắc đến như là một người có khả năng được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Ông Bạc được biết đến là người đã được chọn để kế nhiệm ông Chu, làm người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Ông Chu đã cố gắng làm cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật mạnh lên, nói chung, và đặc biệt là Cảnh sát Vũ trang.
Sau đó, vào ngày 6 tháng 2, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng của Bạc và là cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, đã chạy trốn để bảo vệ mạng sống, tìm nơi trú ẩn trong Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Khi ông Vương được đưa đến Bắc Kinh, ông đã tiết lộ các chi tiết về âm mưu [của Bạc], điều này đã cho ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đủ số đạn cần thiết để làm đổ kế hoạch và bắt đầu gom những người chịu trách nhiệm lại. Để phe của ông Giang tan rã hoàn toàn chỉ là vấn đề thời gian.
Tương lai Trung Quốc
Khi phe này bị thất bại, nên khả năng kiểm soát các sự kiện cũng không còn nữa. Hiện có một cuộc tranh luận nội bộ ở cấp cao nhất trong Đảng về việc liệu có nên tiết lộ tội ác mà họ đã phạm đối với các học viên Pháp Luân Công hay không.
Trong cuộc tranh luận này, các quan chức xem xét nên đối xử thế nào với Pháp Luân Công. Một người đã nhìn nhận rằng, những kẻ phạm tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm.
Họ thấy rằng, bằng cách đưa những kẻ phạm tội như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, và Bạc Hy Lai ra trước công lý, dân tộc Trung Quốc sẽ bắt đầu trả lại một món nợ khủng khiếp. Cùng lúc, một bài học đạo đức lớn sẽ được phổ biến cho người dân Trung Quốc.
Trong các vụ xét xử công cộng, người dân Trung Quốc sẽ thấy chính quyền nhận ra cách cư xử trong sáng và vị tha của các học viên Pháp Luân Công. Gương sống của họ sẽ được xem như là một di sản quý giá. Tấm gương đó bắt nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, sẽ hướng dẫn và dẫn dắt đất nước Trung Quốc khi được hồi phục lại sau hơn sáu thập niên dưới chế độ độc tài cộng sản.
Một số lãnh đạo Đảng sợ rằng, nếu những điều đã làm đối với các học viên Pháp Luân Công được mọi người biết, sự thật sẽ quá sốc, và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều này họ đúng.
Tuy nhiên, các quan chức này đang sống những ngày cuối tuyệt vọng, tìm cách để giữ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc sống lâu hơn một chút. Họ sẵn sàng quay lưng lại với Pháp Luân Công, vì lợi ích của quyền hành mà họ đã quen nắm giữ.
Nhưng quyền hành đó sẽ sớm vuột khỏi tầm tay của họ. Họ đã sai khi nghĩ rằng có thể che giấu những bí mật này lâu hơn, các thông tin bắt đầu được tiết lộ. Khi phe của Giang bị sụp đổ, sắp tới sẽ càng có nhiều người đưa ra thông tin. Sự thật sẽ được phơi bày, và khi nó được phơi bày thì một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu ở Trung Quốc.
Ảnh 1: Tập Cận Bình, người được cho là sẽ lên nắm chức vụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham dự lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân ngày 03 tháng 3, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Tập Cận Bình được xem như một ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua vào chức vụ hàng đầu của Đảng, kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. (Lý Phong / Getty Images)
Ảnh 2: Các học viên Pháp Luân Công đang tập tại một công viên ở Thành Đô, Trung Quốc, năm 1998. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản lúc đó, phát động một chiến dịch “tiêu diệt” việc thực hành tâm linh này. Cố gắng che đậy những tội ác đã phạm trong cuộc đàn áp đang diễn ra, đã đẩy chuyện đấu tranh nội bộ giữa các phe phái ở Trung Quốc trong mười năm, quan điểm của Ji Da. (Faluninfo.net)
Nguồn: The Epoch Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
(nguồn basamnew)
Trung Quốc thành công trong cuộc chiến che giấu tội ác
Kỷ nguyên mới ở TQ sẽ bắt đầu khi mọi bí mật được phơi bày.Tác giả: Ji Da
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-04-2012
Cuộc chiến kéo dài 10 năm giữa các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành để che giấu các bí mật khủng khiếp, với kết quả tùy thuộc vào sự chọn lựa người vào chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Đảng, kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào.
Cựu lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản, ông Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta đã sống trong nỗi sợ hãi do không kiểm soát được Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ biết rằng họ không thể cho phép người dân Trung Quốc hay thế giới biết về các tội ác mà họ đã phạm, chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Cuộc chiến để giữ bí mật những điều mà họ đã làm, tập trung trong 5 năm qua, vào nhân vật Tập Cận Bình. Phe của ông Giang Trạch Dân không thể ngăn ông Tập Cận Bình trở thành người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng không phe nào có thể mạo hiểm để ông Tập lên nắm quyền.
Ông Tập không được phe ông Giang Trạch Dân chấp nhận là vì ông không liên quan đến chuyện đàn áp. Phe của ông Giang cần giữ cho cuộc đàn áp tiếp diễn, để giữ kín những tội lỗi mà họ đã phạm, và bảo đảm rằng họ sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm những gì họ đã làm.
Nắm quyền điều hành
Khi ông Giang đối mặt với việc nghỉ hưu hồi năm 2002 tại Đại hội Đảng lần thứ 16, ông muốn chắc chắn rằng, ông sẽ tiếp tục nắm giữ quyền hành thực sự, ngay cả khi chính thức nhượng quyền cho ông Hồ Cẩm Đào.
Chìa khóa để điều hành Đảng là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, một bộ phận nhỏ, những người cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên sự đồng thuận. Ông Giang đã tìm cách đưa những người ủng hộ ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đặc biệt là đưa thêm Tăng Khánh Hồng vào, lúc đó đang giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi Hồ Cẩm Đào đang xây dựng một mạng lưới các quan chức trung thành với ông trong Đảng, năm 2002, Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị những người của phe ông Giang chi phối.
Tuy nhiên, để bảo đảm rằng ông Tăng Khánh Hồng có thể lãnh đạo Ban Thường vụ Bộ Chính trị thay cho mình, ông Giang đã tìm cách vô hiệu hóa ông Lý Thụy Hoàn. Lý Thụy Hoàn đã là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kể từ năm 1992.
Ông Lý nổi tiếng trong số các quan chức Đảng và được công nhận là người có khả năng hơn so với ông Giang. Nếu ông Lý ở lại Bộ Chính trị, thì ông Tăng Khánh Hồng có khả năng không thể thao túng mọi việc.
Ông Lý chuẩn bị bước sang tuổi 68, nên ông Giang và ông Tăng đã chế ra một quy tắc mới: “bảy lên, tám xuống”. Ý nghĩa của cụm từ này là, các ủy viên Bộ Chính trị đã bước sang tuổi 67 vào thời điểm Đại hội Đảng diễn ra, thì có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng những người đã qua tuổi 68 thì phải đi xuống, nên ông Lý bị buộc phải rời khỏi Bộ Chính trị.
Mưu kế này giúp Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng thêm 5 năm, nhưng năm 2007, tại Đại hội Đảng lần thứ 17, họ đã bị rơi vào cái bẫy của họ. Khi Đại hội sắp diễn ra, ông Tăng Khánh Hồng chuẩn bị bước sang tuổi 68 và do đó không đủ tiêu chuẩn để tiếp tục phục vụ ở Bộ Chính trị. Chức vụ của ông đã trao lại cho ông Tập Cận Bình, lúc đó đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang.
Ông Tăng đã cố gắng cho mọi người thấy tình hình tốt đẹp bằng cách tuyên truyền khẩu hiệu: “Tăng Khánh Hồng hy sinh thân mình cho Tập Cận Bình”. Sự thật là ông ta không còn có sự lựa chọn nào khác trong vấn đề này.
Chọn lãnh đạo mới
Ông Lý Khắc Cường, lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, cũng là ủy viên mới trong Bộ Chính trị như ông Tập Cận Bình.
Thật ra, Ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng không muốn ông Tập hay ông Lý vào Bộ Chính trị. Lúc đầu họ muốn ông Tăng Khánh Hồng ở lại và đưa thêm ông Bạc Hy Lai.
Ông Giang đã khen thưởng ông Bạc vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn, bằng cách thăng chức nhanh cho Bạc. Ông Bạc Hy Lai được thăng chức từ thị trưởng thành phố Đại Liên lên tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh hồi năm 2000, và Bộ trưởng Bộ Thương mại năm 2004. Chức ủy viên Bộ Chính trị dường như nằm trong tầm tay của ông.
Việc chạy đua [vào Bộ Chính trị] của ông Bạc bị thất bại do cái chết của cha ông, ông Bạc Nhất Ba, vào tháng 1 năm 2007, một chính trị gia lão thành có ảnh hưởng lớn đến Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng có thể bị thất bại phần lớn có vẻ do sự phản đối của Ôn Gia Bảo.
Ông Bạc được cân nhắc để chọn làm phó thủ tướng, nhưng ông Ôn Gia Bảo đã chỉ ra rằng, vì ông Bạc đã bị một số nước kiện về tội ác đàn áp các học viên Pháp Luân Công, nên ông ta không thể là một đại diện thích hợp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trường quốc tế. Việc không đủ tiêu chuẩn này đã chấm dứt ý định của ông Bạc vào Bộ Chính trị năm 2007, và ông Bạc bị đưa xuống, trở thành Bí thư Trùng Khánh
Trong khi đó, ông Hồ Cẩm Đào đã phải sắp xếp cho một người kế nhiệm chức vụ của mình, là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012. Trong đầu ông đã có sẵn một trong hai người là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Lý Khắc Cường được biết rõ qua lòng trung thành với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Còn ai đứng đằng sau Tập Cận Bình thì vẫn chưa rõ, mặc dù gốc gác của ông cho thấy, ông nghiêng về phía Hồ Cẩm Đào.
Bố của Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, thuộc nhóm các nhà cải cách trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khá nhân đạo, ông Tập Trọng Huân chia sẻ cùng quan điểm với hai ông cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, và cũng rất gần gũi với họ.
Ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Cái chết của ông Hồ Diệu Bang là nguồn cảm hứng cho phong trào sinh viên xuống đường ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Triệu Tử Dương đã không ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại các sinh viên ở Thiên An Môn, dẫn đến việc ông bị thất sủng và bị quản thúc tại gia.
Lúc đầu, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã được ông Hồ Diệu Bang lựa chọn và được hưởng lợi nhờ sự dìu dắt của ông Hồ Diệu Bang. Đương nhiên, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo gần với ông Tập Trọng Huân và rất tôn trọng ông ấy. Và ông Tập Trọng Huân là một trong những cố vấn của họ.
Ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng không có một ứng viên nào phù hợp để đưa lên và họ đã phải quyết định, liệu có nên ủng hộ ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hay không. Họ ngăn Lý Khắc Cường, người mà họ coi như được ông Hồ Cẩm Đào chọn để làm người kế nhiệm, và ủng hộ nhân vật còn là ẩn số, đó là Tập Cận Bình.
Âm mưu nắm quyền
Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã trì hoãn thời gian. Ứng viên thực sự của họ vẫn là Bạc Hy Lai.
Kế hoạch để ông Bạc có được quyền hành và uy tín thông qua sự cầm quyền của ông ở Trùng Khánh. Để đến Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Bạc có thể được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và cũng có thể kế nhiệm Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp (PLAC).
Ở Trùng Khánh, ông Bạc bắt đầu cho hát nhạc đỏ và đập tan [các băng nhóm tội phạm] trong các chiến dịch đen, tìm cách đi lên qua nhiệt tình phổ biến về sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao, trong khi tự nhận là, ông chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể dập tắt nạn tham nhũng và mafia. Điều này được biết đến ở Trung Quốc qua “Mô hình Trùng Khánh” và được những người bảo thủ trong Đảng xem như là một cách đi tới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, sau khi ông Bạc được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và trở thành người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp, ông Bạc sẽ thúc đẩy mô hình Trùng Khánh của mình trên toàn quốc. Họ nghĩ rằng điều này sẽ kích thích sự ủng hộ rộng rãi cho ông Bạc. Trong khi đó, ông Bạc có thể gia tăng vũ khí có sẵn cho lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân đã được trang bị khá nhiều.
Sau đó, khi thời cơ đến, với lệnh của ông Bạc, hơn 1,5 triệu cảnh sát thuộc lực lượng Cảnh sát Vũ trang và 1,7 triệu cảnh sát thuộc cơ quan An ninh hùng mạnh, và với ông Giang được cho là còn nắm ảnh hưởng trong quân đội, ông Bạc sẽ loại bỏ ông Tập Cận Bình dễ dàng hoặc bắt giữ ông ta. Phe của ông Giang sẽ được an toàn.
Sau khi ông Bạc bị đánh bại trong việc chạy đua vào chức ủy viên Bộ Chính trị năm 2007, kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, nếu thực hiện êm xui, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang hoàn thành một nửa chặng đường. Ông Bạc đã trở thành nhân vật quốc gia nhờ mô hình Trùng Khánh và được nhắc đến như là một người có khả năng được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Ông Bạc được biết đến là người đã được chọn để kế nhiệm ông Chu, làm người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Ông Chu đã cố gắng làm cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật mạnh lên, nói chung, và đặc biệt là Cảnh sát Vũ trang.
Sau đó, vào ngày 6 tháng 2, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng của Bạc và là cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, đã chạy trốn để bảo vệ mạng sống, tìm nơi trú ẩn trong Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Khi ông Vương được đưa đến Bắc Kinh, ông đã tiết lộ các chi tiết về âm mưu [của Bạc], điều này đã cho ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đủ số đạn cần thiết để làm đổ kế hoạch và bắt đầu gom những người chịu trách nhiệm lại. Để phe của ông Giang tan rã hoàn toàn chỉ là vấn đề thời gian.
Tương lai Trung Quốc
Khi phe này bị thất bại, nên khả năng kiểm soát các sự kiện cũng không còn nữa. Hiện có một cuộc tranh luận nội bộ ở cấp cao nhất trong Đảng về việc liệu có nên tiết lộ tội ác mà họ đã phạm đối với các học viên Pháp Luân Công hay không.
Trong cuộc tranh luận này, các quan chức xem xét nên đối xử thế nào với Pháp Luân Công. Một người đã nhìn nhận rằng, những kẻ phạm tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm.
Họ thấy rằng, bằng cách đưa những kẻ phạm tội như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, và Bạc Hy Lai ra trước công lý, dân tộc Trung Quốc sẽ bắt đầu trả lại một món nợ khủng khiếp. Cùng lúc, một bài học đạo đức lớn sẽ được phổ biến cho người dân Trung Quốc.
Trong các vụ xét xử công cộng, người dân Trung Quốc sẽ thấy chính quyền nhận ra cách cư xử trong sáng và vị tha của các học viên Pháp Luân Công. Gương sống của họ sẽ được xem như là một di sản quý giá. Tấm gương đó bắt nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, sẽ hướng dẫn và dẫn dắt đất nước Trung Quốc khi được hồi phục lại sau hơn sáu thập niên dưới chế độ độc tài cộng sản.
Một số lãnh đạo Đảng sợ rằng, nếu những điều đã làm đối với các học viên Pháp Luân Công được mọi người biết, sự thật sẽ quá sốc, và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều này họ đúng.
Tuy nhiên, các quan chức này đang sống những ngày cuối tuyệt vọng, tìm cách để giữ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc sống lâu hơn một chút. Họ sẵn sàng quay lưng lại với Pháp Luân Công, vì lợi ích của quyền hành mà họ đã quen nắm giữ.
Nhưng quyền hành đó sẽ sớm vuột khỏi tầm tay của họ. Họ đã sai khi nghĩ rằng có thể che giấu những bí mật này lâu hơn, các thông tin bắt đầu được tiết lộ. Khi phe của Giang bị sụp đổ, sắp tới sẽ càng có nhiều người đưa ra thông tin. Sự thật sẽ được phơi bày, và khi nó được phơi bày thì một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu ở Trung Quốc.
Ảnh 1: Tập Cận Bình, người được cho là sẽ lên nắm chức vụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham dự lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân ngày 03 tháng 3, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Tập Cận Bình được xem như một ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua vào chức vụ hàng đầu của Đảng, kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. (Lý Phong / Getty Images)
Ảnh 2: Các học viên Pháp Luân Công đang tập tại một công viên ở Thành Đô, Trung Quốc, năm 1998. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản lúc đó, phát động một chiến dịch “tiêu diệt” việc thực hành tâm linh này. Cố gắng che đậy những tội ác đã phạm trong cuộc đàn áp đang diễn ra, đã đẩy chuyện đấu tranh nội bộ giữa các phe phái ở Trung Quốc trong mười năm, quan điểm của Ji Da. (Faluninfo.net)
Nguồn: The Epoch Times
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
(nguồn basamnew)
Mục tiêu vẫn chỉ là tranh giành quyền lực
Trả lờiXóaChính trị là thế đó, ngày hôm sau phủ định ngày hôm qua như trở bàn tay.