Posted by basamnews on 11/10/2012
Asia Sentinel
Người dịch: Đan Thanh (*)
28-09-2012
Khi một chính thể độc tài ra quyết định, thì tác động tới quyết định ấy thậm chí xoay chuyển chúng, dường như là chuyện không dễ thực hiện đối với các công dân bình thường. Các tổ chức dân sự kiểu phương Tây ở Việt Nam, thường được gọi là tổ chức phi chính phủ (NGO), đã luôn bị nghi ngờ là phục vụ cho ý đồ của ngoại quốc, hầu như chẳng buồn cố gắng nữa.
Trong một cuốn sách quan trọng mới ra, Tiến sĩ Andrew Wells-Dang cho rằng, đây không phải là bức tranh tổng thể. Ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu tiên phong ở cả Việt Nam và Trung Quốc để chứng minh rằng, người dân thường ở hai quốc gia này có thể tập hợp lại để ủng hộ một mục tiêu nào đó, có thể tham gia vận động một cách thành công trong những việc mà chính quyền hoặc là đã từ bỏ hoặc là không thể đối phó. Khác với những tổ chức kiểu phương Tây, những nhóm vận động do ông Wells-Dang nghiên cứu, không áp dụng mô hình “xã hội dân sự” của phương Tây, mà họ dựa vào các hình thức tổ chức và kỹ thuật phù hợp với xã hội của mình.
Các sự kiện như “cách mạng màu” ở châu Âu khoảng hai thập kỷ trước, Mùa xuân Ả-rập và phong trào áo đỏ năm ngoái ở Bangkok không mang lại niềm hân hoan cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) đăng ký ở Việt Nam. Khác với khối doanh nghiệp tư nhân, những phiên bản của xã hội dân sự này bị trói buộc rất chặt. Phụ thuộc vào tiền viện trợ cùng những hợp đồng với các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài, bị nghi ngờ là có các mục đích ngầm, họ phải hoạt động trước cái nhìn đầy nghi ngờ của cơ quan an ninh quốc gia.
Cách đây vài tuần, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền không chấp nhận đảng đối lập – đã đăng tải một bài bài bình luận gây rúng động trong cộng đồng NGO sở tại. Tác giả của bài đó, Đại tá công an Dương Văn Cừ, đưa ra lập trường khẳng định việc kêu gọi mở rộng không gian dân sự ở Việt Nam là cách dùng bình phong che đậy mưu đồ chính biến do nước ngoài tài trợ.
Mặc dù ít được sự chú ý từ công chúng nói chung hay từ chính các đảng viên Đảng Cộng sản –đọc Nhân Dân để biết được làn gió chính trị đang thổi theo hướng nào, bài báo của ông Cừ gây căng thẳng cho vài ngàn người Việt Nam làm việc cho các NGO ở trong nước.
Rất điển hình (nhưng không phải luôn luôn) nhận được tiền tài trợ của nước ngoài, các NGO của Việt Nam chủ yếu có mục đích cải thiện cuộc sống của những nhóm xã hội nghèo đói và sống bên lề cộng đồng, hoặc hạn chế đà suy thoái môi trường. Họ hoạt động theo giấy phép do chính quyền trung ương cấp, và vô cùng cẩn thận, tránh xa khỏi các khuynh hướng chính trị đối lập. Trái ngược rõ rệt với các tổ chức xã hội dân sự ở Philippines, Thái Lan hoặc thậm chí Campuchia, các NGO của Việt Nam không bao giờ tuần hành vì bất kỳ vấn đề nào quan trọng hơn, ngoài những vấn đề chẳng hạn nhưphong trào an toàn giao thông hay các quyền của người đồng tính.
Các tổ chức tình nguyện của Việt Nam hoạt động trong tình trạng hợp pháp lấp lửng – hậu quả của quyết định năm 2008 của chính phủ, để hoàn lại những nỗ lực nhằm đạt đồng thuận về Luật Lập hội. Sự việc cho thấy, không thể nào hàn gắn khoảng cách giữa các chuyên gia phương Tây cùng những đệ tử Viêt Nam – những người luôn khăng khăng đòi bảo đảm các quyền tự do tổ chức và tập hợp – và các thành phần bảo thủ trong chế độ. Phe bảo thủ cho rằng, không cần phải chỉnh đốn một hệ thống đã hình thành vững chắc, một hệ thống gồm các tổ chức quần chúng mà trên lý thuyết thì đại diện cho quyền lợi của nông dân, phụ nữ, thanh niên, công nhân v.v…, còn trên thực tế thì chỉ đóng vai trò như các cơ quan thực thi vai trò giám sát của chính quyền.
Liệu điều đó có phải là sự phát triển của khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam về bản chất là bị kìm hãm, phụ thuộc vào các mô hình và bảo hộ của nước ngoài, và gần như bị ngăn trở khỏi mọi nỗ lực nhằm tập hợp những công dân có cùng chí hướng, cùng theo đuổi một sự nghiệp nào đó trong phạm vi quốc gia hoặc địa phương? Thật đáng buồn cho các NGO được xây dựng theo mô hình phương Tây, có lẽ như thế.
Một bài phân tích mới đây về mức độ kiểm duyệt, kiểm soát Internet ở Trung Quốc – với Việt Nam, là quốc gia Lê-nin-nít duy nhất còn lại đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thị trường” – cho thấy rằng, cơ quan an ninh nội địa của Bắc Kinh không phản ứng mạnh mẽ khi blogger phê phán nhà nước hay lãnh đạo. Tuy nhiên, họ phản ứng tích cực và nhanh chóng với “bất kỳ ý kiến nào thể hiện, củng cố, hoặc kích động hoạt động tập hợp xã hội ngoài sự kiểm soát của nhà nước, bất kể nội dung ý kiến đó là gì. Kiểm duyệt nhằm vào việc ngăn chặn trước mọi hoạt động tập thể đang diễn ra hoặc có thể diễn ra trong tương lai”.
Điều gì đúng với Trung Quốc thì cũng đúng với Việt Nam. Bất chấp những cuộc tranh chấp dai dẳng về quyền sở hữu vùng biển lân cận, đảng cầm quyền và cơ quan an ninh ở Việt Nam vẫn duy trì hợp tác rất chặt chẽ với các đối tác ở đất nước khổng lồ phương Bắc. Họ tìm thấy rất nhiều điểm chung khi họ dự liệu về nguy cơ các phong trào chính trị có thể nổi lên bên ngoài sự kiểm soát của chế độ.
Tuy nhiên, Andrew Wells-Dang mô tả một cách tiếp cận với chuyện quyền tập hợp vừa hiệu quả vừa ít giống các hình thức hoạt động chính trị công khai vốn rất thịnh hành ở phương Tây. Ông là một nhà hoạt động và cũng là một học giả, và là một nhà phân tích hiếm hoi, từng làm nghiên cứu ở cả hai quốc gia.
Tác phẩm của ông, Mạng lưới xã hội dân sự ở Việt Nam và Trung Quốc, tít phụ là Những người mở đường không chính thức trong lĩnh vực y tế và môi trường, được xuất bản hồi tháng 7. Cuốn sách cho thấy các công dân có thể tập hợp lại với nhau xung quanh một mục tiêu chung như thế nào và sau đó làm tất cả mọi thứ có thể được, để hỗ trợ cho mục tiêu của họ. Các trường hợp mà Wells-Dang nghiên cứu có liên quan nhiều đến vấn đề chất lượng sống: huy động để ngăn chặn việc một công viên yêu mến của người Hà Nội bị trưng thu để lấy chỗ xây một khách sạn năm sao, hỗ trợ và đại diện cho người khuyết tật, các nhóm phụ nữ bị AIDS hỗ trợ lẫn nhau, và một chiến dịch chống việc Trung Quốc xây đập trên “con sông hoang dã cuối cùng”.
Ý tưởng chính trong những câu chuyện này là những điều đã không xảy ra: Trong mỗi trường hợp đều có một số nhà hoạt động tự nguyện tìm cách đạt được các mục tiêu về chính sách công mà không gây ra phản ứng tiêu cực, từ những thành phần bảo thủ trong cơ cấu của đảng và nhà nước. Hoạt động của các nhà hoạt động này tổ chức rất lỏng lẻo; không bao giờ họ tìm cách để được công nhận chính thức. Những tình huống trong đó không mang tính cách tranh chấp với chính quyền; giới hoạt động trông cậy vào quan hệ bạn bè thời thơ ấu và thời đi học với nhau, với những cá nhân trong cơ cấu đảng và nhà nước với các phóng viên, biên tập. Rất nhiều trong số những người mà Wells-Dang phỏng vấn cũng là thành viên của các cơ chế đó (quan chức, nhà khoa học quốc doanh, các nhà báo có thẻ) và giới hoạt động.
Khác với nhiều nhà phân tích, Wells-Dang cho rằng “xã hội dân sự” là một khái niệm không thu hẹp như thường nói, mà bao gồm cả các nhà phân tích, các blogger, các nhóm tôn giáo v.v. Theo Wells-Dang, những nhóm phi chính thức này không được “thuần hóa” họ có thể và đang tham gia vào vận động chính sách trong (hoặc bất chấp) cái khuôn khổ mà đảng và nhà nước đặt ra. Ông cũng nhấn mạnh rằng xã hội dân sự không nhất thiết phải đối lập.
Wells-Dang nhận thấy ở một môi trường bị kiểm soát chặt như Trung Hoa hay Việt Nam ngày nay, các mạng lưới phi chính thức, phi tập trung hóa, độc lập, mang tính vụ việc (ad hoc) sẽ hiệu quả hơn so với những tổ chức “cứng rắn” và lệ thuộc vào tài trợ của nước ngoài như các NGO. Kết luận có thể khác đi nếu các NGO có đủ năng lực tạo ra những khoản quỹ hoạt động đầy đủ từ các nguồn trong nước; tuy nhiên, đó là điều chưa từng được nghe cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam. Wells-Dang kết luận: “Tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc vào sự hiện diện của các đồng minh có ảnh hưởng, vào sự cân bằng giữa các mối quan hệ trong và ngoài, vào sự ủng hộ của công luận, và sự lãnh đạo từ một nhóm cốt lõi có quyết tâm”. Sau đó, ông bổ sung thêm là tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc cả vào các mục tiêu có giới hạn và việc không bị nhìn nhận như là nhóm gây rắc rối.
Đạt được các mục tiêu chung một cách thực tế, theo nghiên cứu của Wells-Dang, không phải là một quá trình mà ở Hà Nội hay Bắc Kinh thì khác biệt hoàn toàn với ở các thành phố phương Tây. Tập hợp lại với nhau. Phác thảo một kế hoạch. Xúc tiến kế hoạch đó với những quan chức, đồng thời cũng là bạn. Trao đổi với các phóng viên và biên tập. Tranh thủ sự ủng hộ của những người biết các nhà hoạch định chính sách. Đừng bỏ cuộc, hãy theo sát kịch bản, tạo sự đồng thuận và tránh để bị vướng vào các sự vụ to lớn hơn và hoàn toàn không liên quan – những sự vụ đã gây nên hồi chuông báo động ở Bộ Công an.
Nghiên cứu của Wells-Dang còn quan trọng vì nó hiệu chỉnh lại kỳ vọng của chúng ta về việc thay đổi chính sách có thể đến như thế nào ở những nhà nước độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc. Bằng việc nhấn mạnh vào hệ thống phi chính thức, tập trung thẳng vào một vấn đề mà chính quyền không thể hoặc không muốn giải quyết, ông cung cấp một góc nhìn rất hiệu quả để phân tích các hoạt động của công dân.
Lấy ví dụ như một vụ tranh cãi, tuy không được bàn đến trong sách của Wells-Dang nhưng đã xác nhận giá trị của cách tiếp cận của ông, đó là vụ Vedan. Nó xảy ra vào tháng 9 năm 2008 khi cảnh sát môi trường Việt Nam phát hiện ra một công ty Đài Loan làm bột ngọt đang xả một lượng khổng lồ chất thải công nghiệp ra một con sông gần TP.HCM. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy rằng việc bí mật xả nước ra sông đã kéo dài cả chục năm mà chính quyền địa phương không hay biết. Sau khi khẳng định đây là vụ việc vi phạm luật chống ô nhiễm môi trường, các cơ quan chính phủ chỉ đề xuất để cho Vedan nộp tiền phạt mà thôi. Suy cho cùng, Vedan là một doanh nghiệp lớn, có quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương.
Một diễn biến không điển hình là mọi sự không chấm dứt ở đây. Một số tờ báo ở TP.HCM đưa tin về việc vài nghìn gia đình nông dân nuôi trồng thủy sản bị rơi vào tình trạng sinh kế bị phá hủy một cách nhẫn tâm. Các luật sư vào cuộc, tổ chức một chiến dịch khiếu nại quy mô lớn. Được cổ vũ thêm bởi sự hưởng ứng của công luận, quan chức Bộ [Tài nguyên] Môi trường đã bố trí để một viện nghiên cứu tiến hành đo mức tổng thiệt hại. Những người vận động cho quyền lợi người tiêu dùng đã tổ chức một chiến dịch tẩy chay sản phẩm của Vedan, chiến dịch này đã lan ra các chuỗi siêu thị trên toàn miền Nam. Thủ tướng cho biết rằng ông trông đợi một kết quả thỏa đáng. Cuối cùng vào tháng 8 năm 2010, đối mặt với sự thất bại trước tòa án và bị mang tiếng xấu khắp nơi, Vedan đầu hàng và chấp nhận đền bù cho nông dân với mức bồi thường không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó.
Phân tích của Wells-Dang cũng có thể được sử dụng để hiểu về một vụ tranh cãi nổ ra từ năm 2009, xoay quanh kế hoạch cho công ty Trung Quốc khai thác bauxite ở miền Trung Việt Nam. Lại một lần nữa, một liên minh dân sự được thành lập trên cơ sở tình bạn lâu năm, mối quan hệ trong công việc, và trên cơ sở sử dụng hiệu quả một phương tiện tuyên truyền mới – các blog chính trị. Liên minh này thu hút các nhà môi trường học, quân nhân, cuối cùng là những người đối lập đang tìm cách khai thác những tranh cãi và mâu thuẫn làm xói mòn niềm tin vào chế độ. Phong trào đã không thể ngăn được dự án bauxite do sự tham gia đáng chú ý của những người bất đồng chính kiến đã tạo cho cơ quan an ninh cái cớ tốt để đàn áp.
Trong cả vụ Vedan lẫn vụ bauxite, cũng như trong cả bốn trường hợp nghiên cứu của Wells-Dang (hai ở Việt Nam, hai ở Trung Quốc), các NGO mô hình phương Tây đều không đóng vai trò gì đáng kể. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, vẫn luôn có không gian cho một liên minh xã hội dân sự, nhằm hình thành và tìm thấy điểm chung với một số thành phần của chế độ. Trong mọi trường hợp, đều có một số cá nhân xuất hiện đương đầu với khó khăn và giữ vai trò lãnh đạo thống nhất và có trách nhiệm.
Đó là một mô hình vận hành hiệu quả của xã hội dân sự mà rất có thể sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
——-
(*) Bài dịch có sự tham gia hiệu đính của tác giả, ông David Brown. Nội dung dựa vào bản tiếng Anh đầu tiên của tác giả.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/11/tap-the-dan-su-van-dong-qua-che-do-o-viet-nam-va-trung-quoc/#more-77907
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Điểm sách: Tập thể dân sự vận động qua “chế độ” ở Việt Nam và Trung Quốc
Tác giả: David BrownNgười dịch: Đan Thanh (*)
28-09-2012
Khi một chính thể độc tài ra quyết định, thì tác động tới quyết định ấy thậm chí xoay chuyển chúng, dường như là chuyện không dễ thực hiện đối với các công dân bình thường. Các tổ chức dân sự kiểu phương Tây ở Việt Nam, thường được gọi là tổ chức phi chính phủ (NGO), đã luôn bị nghi ngờ là phục vụ cho ý đồ của ngoại quốc, hầu như chẳng buồn cố gắng nữa.
Trong một cuốn sách quan trọng mới ra, Tiến sĩ Andrew Wells-Dang cho rằng, đây không phải là bức tranh tổng thể. Ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu tiên phong ở cả Việt Nam và Trung Quốc để chứng minh rằng, người dân thường ở hai quốc gia này có thể tập hợp lại để ủng hộ một mục tiêu nào đó, có thể tham gia vận động một cách thành công trong những việc mà chính quyền hoặc là đã từ bỏ hoặc là không thể đối phó. Khác với những tổ chức kiểu phương Tây, những nhóm vận động do ông Wells-Dang nghiên cứu, không áp dụng mô hình “xã hội dân sự” của phương Tây, mà họ dựa vào các hình thức tổ chức và kỹ thuật phù hợp với xã hội của mình.
Các sự kiện như “cách mạng màu” ở châu Âu khoảng hai thập kỷ trước, Mùa xuân Ả-rập và phong trào áo đỏ năm ngoái ở Bangkok không mang lại niềm hân hoan cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) đăng ký ở Việt Nam. Khác với khối doanh nghiệp tư nhân, những phiên bản của xã hội dân sự này bị trói buộc rất chặt. Phụ thuộc vào tiền viện trợ cùng những hợp đồng với các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài, bị nghi ngờ là có các mục đích ngầm, họ phải hoạt động trước cái nhìn đầy nghi ngờ của cơ quan an ninh quốc gia.
Cách đây vài tuần, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền không chấp nhận đảng đối lập – đã đăng tải một bài bài bình luận gây rúng động trong cộng đồng NGO sở tại. Tác giả của bài đó, Đại tá công an Dương Văn Cừ, đưa ra lập trường khẳng định việc kêu gọi mở rộng không gian dân sự ở Việt Nam là cách dùng bình phong che đậy mưu đồ chính biến do nước ngoài tài trợ.
Mặc dù ít được sự chú ý từ công chúng nói chung hay từ chính các đảng viên Đảng Cộng sản –đọc Nhân Dân để biết được làn gió chính trị đang thổi theo hướng nào, bài báo của ông Cừ gây căng thẳng cho vài ngàn người Việt Nam làm việc cho các NGO ở trong nước.
Rất điển hình (nhưng không phải luôn luôn) nhận được tiền tài trợ của nước ngoài, các NGO của Việt Nam chủ yếu có mục đích cải thiện cuộc sống của những nhóm xã hội nghèo đói và sống bên lề cộng đồng, hoặc hạn chế đà suy thoái môi trường. Họ hoạt động theo giấy phép do chính quyền trung ương cấp, và vô cùng cẩn thận, tránh xa khỏi các khuynh hướng chính trị đối lập. Trái ngược rõ rệt với các tổ chức xã hội dân sự ở Philippines, Thái Lan hoặc thậm chí Campuchia, các NGO của Việt Nam không bao giờ tuần hành vì bất kỳ vấn đề nào quan trọng hơn, ngoài những vấn đề chẳng hạn nhưphong trào an toàn giao thông hay các quyền của người đồng tính.
Các tổ chức tình nguyện của Việt Nam hoạt động trong tình trạng hợp pháp lấp lửng – hậu quả của quyết định năm 2008 của chính phủ, để hoàn lại những nỗ lực nhằm đạt đồng thuận về Luật Lập hội. Sự việc cho thấy, không thể nào hàn gắn khoảng cách giữa các chuyên gia phương Tây cùng những đệ tử Viêt Nam – những người luôn khăng khăng đòi bảo đảm các quyền tự do tổ chức và tập hợp – và các thành phần bảo thủ trong chế độ. Phe bảo thủ cho rằng, không cần phải chỉnh đốn một hệ thống đã hình thành vững chắc, một hệ thống gồm các tổ chức quần chúng mà trên lý thuyết thì đại diện cho quyền lợi của nông dân, phụ nữ, thanh niên, công nhân v.v…, còn trên thực tế thì chỉ đóng vai trò như các cơ quan thực thi vai trò giám sát của chính quyền.
Liệu điều đó có phải là sự phát triển của khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam về bản chất là bị kìm hãm, phụ thuộc vào các mô hình và bảo hộ của nước ngoài, và gần như bị ngăn trở khỏi mọi nỗ lực nhằm tập hợp những công dân có cùng chí hướng, cùng theo đuổi một sự nghiệp nào đó trong phạm vi quốc gia hoặc địa phương? Thật đáng buồn cho các NGO được xây dựng theo mô hình phương Tây, có lẽ như thế.
Một bài phân tích mới đây về mức độ kiểm duyệt, kiểm soát Internet ở Trung Quốc – với Việt Nam, là quốc gia Lê-nin-nít duy nhất còn lại đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thị trường” – cho thấy rằng, cơ quan an ninh nội địa của Bắc Kinh không phản ứng mạnh mẽ khi blogger phê phán nhà nước hay lãnh đạo. Tuy nhiên, họ phản ứng tích cực và nhanh chóng với “bất kỳ ý kiến nào thể hiện, củng cố, hoặc kích động hoạt động tập hợp xã hội ngoài sự kiểm soát của nhà nước, bất kể nội dung ý kiến đó là gì. Kiểm duyệt nhằm vào việc ngăn chặn trước mọi hoạt động tập thể đang diễn ra hoặc có thể diễn ra trong tương lai”.
Điều gì đúng với Trung Quốc thì cũng đúng với Việt Nam. Bất chấp những cuộc tranh chấp dai dẳng về quyền sở hữu vùng biển lân cận, đảng cầm quyền và cơ quan an ninh ở Việt Nam vẫn duy trì hợp tác rất chặt chẽ với các đối tác ở đất nước khổng lồ phương Bắc. Họ tìm thấy rất nhiều điểm chung khi họ dự liệu về nguy cơ các phong trào chính trị có thể nổi lên bên ngoài sự kiểm soát của chế độ.
Tuy nhiên, Andrew Wells-Dang mô tả một cách tiếp cận với chuyện quyền tập hợp vừa hiệu quả vừa ít giống các hình thức hoạt động chính trị công khai vốn rất thịnh hành ở phương Tây. Ông là một nhà hoạt động và cũng là một học giả, và là một nhà phân tích hiếm hoi, từng làm nghiên cứu ở cả hai quốc gia.
Tác phẩm của ông, Mạng lưới xã hội dân sự ở Việt Nam và Trung Quốc, tít phụ là Những người mở đường không chính thức trong lĩnh vực y tế và môi trường, được xuất bản hồi tháng 7. Cuốn sách cho thấy các công dân có thể tập hợp lại với nhau xung quanh một mục tiêu chung như thế nào và sau đó làm tất cả mọi thứ có thể được, để hỗ trợ cho mục tiêu của họ. Các trường hợp mà Wells-Dang nghiên cứu có liên quan nhiều đến vấn đề chất lượng sống: huy động để ngăn chặn việc một công viên yêu mến của người Hà Nội bị trưng thu để lấy chỗ xây một khách sạn năm sao, hỗ trợ và đại diện cho người khuyết tật, các nhóm phụ nữ bị AIDS hỗ trợ lẫn nhau, và một chiến dịch chống việc Trung Quốc xây đập trên “con sông hoang dã cuối cùng”.
Ý tưởng chính trong những câu chuyện này là những điều đã không xảy ra: Trong mỗi trường hợp đều có một số nhà hoạt động tự nguyện tìm cách đạt được các mục tiêu về chính sách công mà không gây ra phản ứng tiêu cực, từ những thành phần bảo thủ trong cơ cấu của đảng và nhà nước. Hoạt động của các nhà hoạt động này tổ chức rất lỏng lẻo; không bao giờ họ tìm cách để được công nhận chính thức. Những tình huống trong đó không mang tính cách tranh chấp với chính quyền; giới hoạt động trông cậy vào quan hệ bạn bè thời thơ ấu và thời đi học với nhau, với những cá nhân trong cơ cấu đảng và nhà nước với các phóng viên, biên tập. Rất nhiều trong số những người mà Wells-Dang phỏng vấn cũng là thành viên của các cơ chế đó (quan chức, nhà khoa học quốc doanh, các nhà báo có thẻ) và giới hoạt động.
Khác với nhiều nhà phân tích, Wells-Dang cho rằng “xã hội dân sự” là một khái niệm không thu hẹp như thường nói, mà bao gồm cả các nhà phân tích, các blogger, các nhóm tôn giáo v.v. Theo Wells-Dang, những nhóm phi chính thức này không được “thuần hóa” họ có thể và đang tham gia vào vận động chính sách trong (hoặc bất chấp) cái khuôn khổ mà đảng và nhà nước đặt ra. Ông cũng nhấn mạnh rằng xã hội dân sự không nhất thiết phải đối lập.
Wells-Dang nhận thấy ở một môi trường bị kiểm soát chặt như Trung Hoa hay Việt Nam ngày nay, các mạng lưới phi chính thức, phi tập trung hóa, độc lập, mang tính vụ việc (ad hoc) sẽ hiệu quả hơn so với những tổ chức “cứng rắn” và lệ thuộc vào tài trợ của nước ngoài như các NGO. Kết luận có thể khác đi nếu các NGO có đủ năng lực tạo ra những khoản quỹ hoạt động đầy đủ từ các nguồn trong nước; tuy nhiên, đó là điều chưa từng được nghe cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam. Wells-Dang kết luận: “Tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc vào sự hiện diện của các đồng minh có ảnh hưởng, vào sự cân bằng giữa các mối quan hệ trong và ngoài, vào sự ủng hộ của công luận, và sự lãnh đạo từ một nhóm cốt lõi có quyết tâm”. Sau đó, ông bổ sung thêm là tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc cả vào các mục tiêu có giới hạn và việc không bị nhìn nhận như là nhóm gây rắc rối.
Đạt được các mục tiêu chung một cách thực tế, theo nghiên cứu của Wells-Dang, không phải là một quá trình mà ở Hà Nội hay Bắc Kinh thì khác biệt hoàn toàn với ở các thành phố phương Tây. Tập hợp lại với nhau. Phác thảo một kế hoạch. Xúc tiến kế hoạch đó với những quan chức, đồng thời cũng là bạn. Trao đổi với các phóng viên và biên tập. Tranh thủ sự ủng hộ của những người biết các nhà hoạch định chính sách. Đừng bỏ cuộc, hãy theo sát kịch bản, tạo sự đồng thuận và tránh để bị vướng vào các sự vụ to lớn hơn và hoàn toàn không liên quan – những sự vụ đã gây nên hồi chuông báo động ở Bộ Công an.
Nghiên cứu của Wells-Dang còn quan trọng vì nó hiệu chỉnh lại kỳ vọng của chúng ta về việc thay đổi chính sách có thể đến như thế nào ở những nhà nước độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc. Bằng việc nhấn mạnh vào hệ thống phi chính thức, tập trung thẳng vào một vấn đề mà chính quyền không thể hoặc không muốn giải quyết, ông cung cấp một góc nhìn rất hiệu quả để phân tích các hoạt động của công dân.
Lấy ví dụ như một vụ tranh cãi, tuy không được bàn đến trong sách của Wells-Dang nhưng đã xác nhận giá trị của cách tiếp cận của ông, đó là vụ Vedan. Nó xảy ra vào tháng 9 năm 2008 khi cảnh sát môi trường Việt Nam phát hiện ra một công ty Đài Loan làm bột ngọt đang xả một lượng khổng lồ chất thải công nghiệp ra một con sông gần TP.HCM. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy rằng việc bí mật xả nước ra sông đã kéo dài cả chục năm mà chính quyền địa phương không hay biết. Sau khi khẳng định đây là vụ việc vi phạm luật chống ô nhiễm môi trường, các cơ quan chính phủ chỉ đề xuất để cho Vedan nộp tiền phạt mà thôi. Suy cho cùng, Vedan là một doanh nghiệp lớn, có quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương.
Một diễn biến không điển hình là mọi sự không chấm dứt ở đây. Một số tờ báo ở TP.HCM đưa tin về việc vài nghìn gia đình nông dân nuôi trồng thủy sản bị rơi vào tình trạng sinh kế bị phá hủy một cách nhẫn tâm. Các luật sư vào cuộc, tổ chức một chiến dịch khiếu nại quy mô lớn. Được cổ vũ thêm bởi sự hưởng ứng của công luận, quan chức Bộ [Tài nguyên] Môi trường đã bố trí để một viện nghiên cứu tiến hành đo mức tổng thiệt hại. Những người vận động cho quyền lợi người tiêu dùng đã tổ chức một chiến dịch tẩy chay sản phẩm của Vedan, chiến dịch này đã lan ra các chuỗi siêu thị trên toàn miền Nam. Thủ tướng cho biết rằng ông trông đợi một kết quả thỏa đáng. Cuối cùng vào tháng 8 năm 2010, đối mặt với sự thất bại trước tòa án và bị mang tiếng xấu khắp nơi, Vedan đầu hàng và chấp nhận đền bù cho nông dân với mức bồi thường không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó.
Phân tích của Wells-Dang cũng có thể được sử dụng để hiểu về một vụ tranh cãi nổ ra từ năm 2009, xoay quanh kế hoạch cho công ty Trung Quốc khai thác bauxite ở miền Trung Việt Nam. Lại một lần nữa, một liên minh dân sự được thành lập trên cơ sở tình bạn lâu năm, mối quan hệ trong công việc, và trên cơ sở sử dụng hiệu quả một phương tiện tuyên truyền mới – các blog chính trị. Liên minh này thu hút các nhà môi trường học, quân nhân, cuối cùng là những người đối lập đang tìm cách khai thác những tranh cãi và mâu thuẫn làm xói mòn niềm tin vào chế độ. Phong trào đã không thể ngăn được dự án bauxite do sự tham gia đáng chú ý của những người bất đồng chính kiến đã tạo cho cơ quan an ninh cái cớ tốt để đàn áp.
Trong cả vụ Vedan lẫn vụ bauxite, cũng như trong cả bốn trường hợp nghiên cứu của Wells-Dang (hai ở Việt Nam, hai ở Trung Quốc), các NGO mô hình phương Tây đều không đóng vai trò gì đáng kể. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, vẫn luôn có không gian cho một liên minh xã hội dân sự, nhằm hình thành và tìm thấy điểm chung với một số thành phần của chế độ. Trong mọi trường hợp, đều có một số cá nhân xuất hiện đương đầu với khó khăn và giữ vai trò lãnh đạo thống nhất và có trách nhiệm.
Đó là một mô hình vận hành hiệu quả của xã hội dân sự mà rất có thể sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
——-
(*) Bài dịch có sự tham gia hiệu đính của tác giả, ông David Brown. Nội dung dựa vào bản tiếng Anh đầu tiên của tác giả.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/11/tap-the-dan-su-van-dong-qua-che-do-o-viet-nam-va-trung-quoc/#more-77907
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001