Bruce Gale, The Nation/The Straits Times
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Tình hình ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay nghiêm trọng đến mức nào? Vấn đề là không ai thực sự biết chính xác. Uy tín của ngành ngân hàng bắt đầu lung lay kể từ ngày 20 tháng Tám khi nhân vật nổi bật Nguyễn Đức Kiên bị bắt về tội tham nhũng.
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam được cho là có quá nhiều các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề này thì không phải là điều dễ dàng.
Bản chất của vụ bắt giam Kiên với các cáo buộc phạm tội cũng rất mơ hồ. Lúc đầu vụ bắt giữ được báo cáo là “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”. Kiên là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại châu Á (ACB), một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất nước trong đó có 15% thuộc sở hữu của ngân hàng Anh Standard Chartered.
Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, tính đến ngày 31 tháng Năm thì tổng cộng khoản nợ xấu chiếm 4,47%, tăng lên từ mức 3,07% vào thời điểm cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, vào tháng Tám vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận rằng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể cao lên đến 10%, tệ hơn nhiều so với những báo cáo của các ngân hàng địa phương.
Bi quan hơn, các nhà phân tích của Fitch Ratings tin rằng khoảng 15% các khoản cho vay này không được đầu tư hiệu quả. Một báo cáo gần đây của Barclays đề nghị số này ở mức 20%.
Hồi thứ Sáu tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam vì các khoản nợ xấu. Việc này có thể làm nhiều người khó hiểu vì gần đây Standard & Poor đã nâng cấp tín dụng các ngân hàng Việt Nam, cho rằng tình hình kinh tế đã phần nào được cải thiện.
Hiện tại thì Việt Nam không thiếu các dự án xây dựng hay bị đình trệ hoặc thậm chí bị bỏ rơi trong tại các đô thị lớn – đặc biệt hai thành phố chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều nhà phát triển địa phương đã bắt đầu các dự án trong thời điểm bất động sản bùng nổ cao độ trong năm 2009 và hiện đang gặp một số khó khăn, buộc phải giảm giá để đẩy mạnh doanh số bán các văn phòng và căn hộ. Tỷ lệ phá sản cũng tăng cao trong thời gian qua, đặc biệt các công ty thép và các cửa hàng bán lẻ vì phải vật lộn để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.
Sau nhiều năm lạm phát tăng cao và cho vay thiếu thận trọng, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay vốn, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư. Kết quả là tăng trưởng trở nên chậm lại, do đó khó cho các doanh nghiệp trả nợ. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng mạnh trong những tuần gần đây vì khách hàng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay thì chưa có ngân hàng nào bị sụp đổ.
Điều rõ ràng có thể thấy là Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Một đề xuất được xem như ý tưởng tốt là cho phép các ngân hàng nước ngoài nâng cao và sở hữu cổ phần lớn hơn trong các ngân hàng địa phương. Nhưng với nhiều ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề như hiện nay thì chương trình này không thể thu hút thêm vốn.
Một lựa chọn khác là chính phủ đưa ra các gói cứu trợ dành cho ngành ngân hàng. Động thái này hiện nay có vẻ thực tế hơn một vài năm trước đây. Thâm hụt ngân sách của chính phủ hiện nay chỉ ở mức 4% GDP so với 9% hồi năm 2009. Các số liệu khác tương đối cũng khá tốt. Tiền tệ cho đến thời điểm này đã phần nào ổn định, lạm phát được kiểm soát và thâm hụt thương mại cũng đã được thu hẹp đáng kể so với năm ngoái.
Và trong khi tỷ lệ nợ GDP của chính phủ ở mức 44%, con số này dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với các nước châu Âu.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nước ngoài dường như chỉ tập trung vào các nhược điểm của Việt Nam. Một bài báo trên The Wall Street Journal hồi tháng trước lưu ý rằng nếu Barclays ước tính đúng rằng 20% vốn cho vay của ngân hàng không hoạt động hiệu quả thì lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam phải gánh khoản nợ xấu lên đến 16 tỷ USD. Con số này tương đương với gần 12% GDP.
Ở khoản đó thì gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần như không thể tránh khỏi.
Trong khi đó, các vụ bê bối tại ACB có vẻ như chưa có hồi kết. Ngày 27 tháng Chín vừa qua công an đã thông báo ý định truy tố bốn lãnh đạo cao cấp khác trong ngành ngân hàng. Công an cáo buộc cựu Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá, Phó Chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang là đồng phạm với Kiên và Giám đốc điều hành ngân hàng Lý Xuân Hải.
Nhưng thực sự thì mọi việc có xấu như những gì đang diễn ra hay không? Một cách giải thích khác cho rằng vụ Kiên bị bắt phần nhiều có liên quan đến cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền hơn là so với bất kỳ vấn đề nào tại ACB.
Một số các ông trùm nổi tiếng khác tại các địa phương được cho là có liên kết đến các thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản và công an đã tiếp tục bắt giữ họ trong những tuần gần đây. Kiên có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được biết có những bất đồng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về các chính sách kinh tế. Ngoài việc tranh giành quyền lực giữa hai chính trị gia này thì câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu chính phủ phải đối phó như thế nào đối với các vấn đề như tham nhũng và sự hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch ACB, cũng có thể bị liên quan đến cuộc xung đột chính trị đang diễn ra tại Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1996 để 2002.
Các điều đó nói lên rằng, ngành ngân hàng của Việt Nam rõ ràng đang gặp nhiều rắc rối. Tình hình này đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Một chi nhánh Ngân hàng Thương mại Á châu (Asia Commercial Bank) tại Hà Nội. Ảnh: AFP/Getty Images
Bản chất của vụ bắt giam Kiên với các cáo buộc phạm tội cũng rất mơ hồ. Lúc đầu vụ bắt giữ được báo cáo là “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”. Kiên là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại châu Á (ACB), một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất nước trong đó có 15% thuộc sở hữu của ngân hàng Anh Standard Chartered.
Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, tính đến ngày 31 tháng Năm thì tổng cộng khoản nợ xấu chiếm 4,47%, tăng lên từ mức 3,07% vào thời điểm cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, vào tháng Tám vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận rằng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể cao lên đến 10%, tệ hơn nhiều so với những báo cáo của các ngân hàng địa phương.
Bi quan hơn, các nhà phân tích của Fitch Ratings tin rằng khoảng 15% các khoản cho vay này không được đầu tư hiệu quả. Một báo cáo gần đây của Barclays đề nghị số này ở mức 20%.
Hồi thứ Sáu tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam vì các khoản nợ xấu. Việc này có thể làm nhiều người khó hiểu vì gần đây Standard & Poor đã nâng cấp tín dụng các ngân hàng Việt Nam, cho rằng tình hình kinh tế đã phần nào được cải thiện.
Hiện tại thì Việt Nam không thiếu các dự án xây dựng hay bị đình trệ hoặc thậm chí bị bỏ rơi trong tại các đô thị lớn – đặc biệt hai thành phố chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều nhà phát triển địa phương đã bắt đầu các dự án trong thời điểm bất động sản bùng nổ cao độ trong năm 2009 và hiện đang gặp một số khó khăn, buộc phải giảm giá để đẩy mạnh doanh số bán các văn phòng và căn hộ. Tỷ lệ phá sản cũng tăng cao trong thời gian qua, đặc biệt các công ty thép và các cửa hàng bán lẻ vì phải vật lộn để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.
Sau nhiều năm lạm phát tăng cao và cho vay thiếu thận trọng, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mà các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay vốn, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư. Kết quả là tăng trưởng trở nên chậm lại, do đó khó cho các doanh nghiệp trả nợ. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng mạnh trong những tuần gần đây vì khách hàng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay thì chưa có ngân hàng nào bị sụp đổ.
Điều rõ ràng có thể thấy là Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Một đề xuất được xem như ý tưởng tốt là cho phép các ngân hàng nước ngoài nâng cao và sở hữu cổ phần lớn hơn trong các ngân hàng địa phương. Nhưng với nhiều ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề như hiện nay thì chương trình này không thể thu hút thêm vốn.
Một lựa chọn khác là chính phủ đưa ra các gói cứu trợ dành cho ngành ngân hàng. Động thái này hiện nay có vẻ thực tế hơn một vài năm trước đây. Thâm hụt ngân sách của chính phủ hiện nay chỉ ở mức 4% GDP so với 9% hồi năm 2009. Các số liệu khác tương đối cũng khá tốt. Tiền tệ cho đến thời điểm này đã phần nào ổn định, lạm phát được kiểm soát và thâm hụt thương mại cũng đã được thu hẹp đáng kể so với năm ngoái.
Và trong khi tỷ lệ nợ GDP của chính phủ ở mức 44%, con số này dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với các nước châu Âu.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nước ngoài dường như chỉ tập trung vào các nhược điểm của Việt Nam. Một bài báo trên The Wall Street Journal hồi tháng trước lưu ý rằng nếu Barclays ước tính đúng rằng 20% vốn cho vay của ngân hàng không hoạt động hiệu quả thì lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam phải gánh khoản nợ xấu lên đến 16 tỷ USD. Con số này tương đương với gần 12% GDP.
Ở khoản đó thì gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần như không thể tránh khỏi.
Trong khi đó, các vụ bê bối tại ACB có vẻ như chưa có hồi kết. Ngày 27 tháng Chín vừa qua công an đã thông báo ý định truy tố bốn lãnh đạo cao cấp khác trong ngành ngân hàng. Công an cáo buộc cựu Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá, Phó Chủ tịch Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang là đồng phạm với Kiên và Giám đốc điều hành ngân hàng Lý Xuân Hải.
Nhưng thực sự thì mọi việc có xấu như những gì đang diễn ra hay không? Một cách giải thích khác cho rằng vụ Kiên bị bắt phần nhiều có liên quan đến cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền hơn là so với bất kỳ vấn đề nào tại ACB.
Một số các ông trùm nổi tiếng khác tại các địa phương được cho là có liên kết đến các thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản và công an đã tiếp tục bắt giữ họ trong những tuần gần đây. Kiên có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được biết có những bất đồng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về các chính sách kinh tế. Ngoài việc tranh giành quyền lực giữa hai chính trị gia này thì câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu chính phủ phải đối phó như thế nào đối với các vấn đề như tham nhũng và sự hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch ACB, cũng có thể bị liên quan đến cuộc xung đột chính trị đang diễn ra tại Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1996 để 2002.
Các điều đó nói lên rằng, ngành ngân hàng của Việt Nam rõ ràng đang gặp nhiều rắc rối. Tình hình này đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 05/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121005/bruce-gale-cac-ngan-hang-viet-nam-dang-gap-nhieu-kho-khan
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001