Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công an, khẳng định: Nếu Đảng không vượt qua được chính mình thì việc đánh mất vai trò cầm quyền là tất yếu!
Ông đánh giá thế nào về cách triển khai của đợt sinh hoạt chính trị lần này? Theo đánh giá của ông, thành quả gặt hái được sau đợt sinh hoạt lớn này là gì?
- Theo tôi, lần nay Đảng ta triển khai kiểm điểm có dấu ấn khác với các lần trước, có nhiều nét mới. Trước hết là Tổng Bí thư đã nói thật, chỉ thẳng những tồn tại, hạn chế bấy lâu trong Đảng. Những cụm từ “nóng” lần đầu được nhắc đến như “nhóm lợi ích”… Chính “nhóm lợi ích” đã chi phối việc hoạch định, thực thi chính sách quốc gia, làm biến dạng những chủ trương, ý tưởng của Đảng. Chính những nhóm lợi ích cả chục năm qua đã lũng đoạn nền kinh tế.
Nguy cơ nhóm lợi ích lũng đoạn nền kinh tế đang hiển hiện. Ảnh: “Bầu” Kiên trước khi bị bắt giam do liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng ACB.
Thứ hai, làm từ trên xuống, từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, là điều trước nay chưa có. Cách làm cũng công khai, bài bản, mạch lạc. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm là sau đợt sinh hoạt này, mọi thứ tiếp theo sẽ ra sao? Nếu khẳng định ngay là mọi thứ sẽ tốt đẹp thì còn quá sớm và quá lạc quan. Nhưng nếu nói không đi đến đâu thì cũng là bi quan.
Rõ ràng, so với cái phần đông nhân dân mong muốn thì chắc khó đáp ứng được, nhưng tôi tin ít nhất nó cũng sẽ tạo được những biến chuyển, bước tiến nhất định. Đây chính là cơ hội để Đảng vượt qua chính mình, thể hiện bản lĩnh của một đảng cầm quyền. Còn nếu không, việc đánh mất vai trò của Đảng cầm quyền sẽ là tất yếu. Đảng phải sửa mình để lấy lại niềm tin của dân vì đó là điều Đảng đang nợ dân.
Nhưng theo ông, làm thế nào để những đợt sinh hoạt chính trị như thế này không chỉ rộ lên thành phong trào một thời điểm nhất định rồi sau đó lại lắng xuống?
- Cùng với việc kiểm điểm, tự sửa mình, Đảng phải làm đồng bộ hàng loạt các giải pháp khác. Trước tiên phải sửa Hiến pháp. Điều 112 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cả Chính phủ. Cái này hết sức chung chung, phải bỏ đi. Hiến pháp các nước không quy định chung chung như vậy mà phân quyền và trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu nội các.
Thứ hai là phải tổ chức lại hệ thống, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chúng ta có cả bộ máy khổng lồ để thanh, kiểm tra, giám sát nhưng cuối cùng vẫn để sót lọt nhiều đảng viên với sai phạm tày đình. Phải củng cố, tổ chức lại Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Tiếp nữa là phải nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan dân cử như Quốc hội, HĐND. Khi nào các cơ quan này đủ quyền và làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trước dân, trước Đảng thì mới chống được sự tha hóa.
Cũng phải minh bạch, công khai hóa hoạt động của Chính phủ.
Cuối cùng là phải nâng cao chất lượng cán bộ bằng việc tuyển dụng công khai.
Nếu không làm đồng bộ với nhóm giải pháp này thì đợt sinh hoạt chính trị lần này sẽ khó tạo ra được những biến chuyển tích cực trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước. Và vì thế, nó cũng sẽ chỉ rộ lên như một phong trào mang tính thời điểm rồi lại chìm lấp vào lãng quên như nhiều đợt sinh hoạt trước đây!
Ông khẳng định việc giám sát quyền lực của Đảng rất quan trọng. Nhưng làm sao để việc giám sát này hiệu quả, thưa ông?
- Nghị quyết Đại hội X của Đảng nói rõ, phải xây dựng cơ chế để nhân dân, cán bộ đảng viên giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên. Cái nợ của Đảng là đã có Nghị quyết nhưng chưa thực hiện được. Thứ hai là phải nâng cao chất lượng phản biện xã hội. Trước khi Đảng, Chính phủ đưa ra những chủ trương, quyết sách lớn thì nên trưng cầu dân ý, tham khảo nguyện vọng ý chí của nhân dân.
- Xin cám ơn Thiếu tướng!
Hải Phong (thực hiện)
Ông đánh giá thế nào về cách triển khai của đợt sinh hoạt chính trị lần này? Theo đánh giá của ông, thành quả gặt hái được sau đợt sinh hoạt lớn này là gì?
- Theo tôi, lần nay Đảng ta triển khai kiểm điểm có dấu ấn khác với các lần trước, có nhiều nét mới. Trước hết là Tổng Bí thư đã nói thật, chỉ thẳng những tồn tại, hạn chế bấy lâu trong Đảng. Những cụm từ “nóng” lần đầu được nhắc đến như “nhóm lợi ích”… Chính “nhóm lợi ích” đã chi phối việc hoạch định, thực thi chính sách quốc gia, làm biến dạng những chủ trương, ý tưởng của Đảng. Chính những nhóm lợi ích cả chục năm qua đã lũng đoạn nền kinh tế.
Thứ hai, làm từ trên xuống, từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, là điều trước nay chưa có. Cách làm cũng công khai, bài bản, mạch lạc. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm là sau đợt sinh hoạt này, mọi thứ tiếp theo sẽ ra sao? Nếu khẳng định ngay là mọi thứ sẽ tốt đẹp thì còn quá sớm và quá lạc quan. Nhưng nếu nói không đi đến đâu thì cũng là bi quan.
Rõ ràng, so với cái phần đông nhân dân mong muốn thì chắc khó đáp ứng được, nhưng tôi tin ít nhất nó cũng sẽ tạo được những biến chuyển, bước tiến nhất định. Đây chính là cơ hội để Đảng vượt qua chính mình, thể hiện bản lĩnh của một đảng cầm quyền. Còn nếu không, việc đánh mất vai trò của Đảng cầm quyền sẽ là tất yếu. Đảng phải sửa mình để lấy lại niềm tin của dân vì đó là điều Đảng đang nợ dân.
Nhưng theo ông, làm thế nào để những đợt sinh hoạt chính trị như thế này không chỉ rộ lên thành phong trào một thời điểm nhất định rồi sau đó lại lắng xuống?
- Cùng với việc kiểm điểm, tự sửa mình, Đảng phải làm đồng bộ hàng loạt các giải pháp khác. Trước tiên phải sửa Hiến pháp. Điều 112 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cả Chính phủ. Cái này hết sức chung chung, phải bỏ đi. Hiến pháp các nước không quy định chung chung như vậy mà phân quyền và trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu nội các.
Thứ hai là phải tổ chức lại hệ thống, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chúng ta có cả bộ máy khổng lồ để thanh, kiểm tra, giám sát nhưng cuối cùng vẫn để sót lọt nhiều đảng viên với sai phạm tày đình. Phải củng cố, tổ chức lại Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Tiếp nữa là phải nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan dân cử như Quốc hội, HĐND. Khi nào các cơ quan này đủ quyền và làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trước dân, trước Đảng thì mới chống được sự tha hóa.
Cũng phải minh bạch, công khai hóa hoạt động của Chính phủ.
Cuối cùng là phải nâng cao chất lượng cán bộ bằng việc tuyển dụng công khai.
Nếu không làm đồng bộ với nhóm giải pháp này thì đợt sinh hoạt chính trị lần này sẽ khó tạo ra được những biến chuyển tích cực trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước. Và vì thế, nó cũng sẽ chỉ rộ lên như một phong trào mang tính thời điểm rồi lại chìm lấp vào lãng quên như nhiều đợt sinh hoạt trước đây!
Ông khẳng định việc giám sát quyền lực của Đảng rất quan trọng. Nhưng làm sao để việc giám sát này hiệu quả, thưa ông?
- Nghị quyết Đại hội X của Đảng nói rõ, phải xây dựng cơ chế để nhân dân, cán bộ đảng viên giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên. Cái nợ của Đảng là đã có Nghị quyết nhưng chưa thực hiện được. Thứ hai là phải nâng cao chất lượng phản biện xã hội. Trước khi Đảng, Chính phủ đưa ra những chủ trương, quyết sách lớn thì nên trưng cầu dân ý, tham khảo nguyện vọng ý chí của nhân dân.
- Xin cám ơn Thiếu tướng!
Hải Phong (thực hiện)
Admin gửi hôm Thứ Hai, 08/10/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121007/co-hoi-de-dang-vuot-qua-chinh-minh
===============================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001